Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 02/2024/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Bá Hoan
Ngày ban hành: 23/02/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tài liệu chứng minh việc đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp pháp luật của nước tiếp nhận

Ngày 23/02/2024, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.

Tài liệu chứng minh việc đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp pháp luật của nước tiếp nhận

Theo đó, tài liệu chứng minh việc đưa NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài phù hợp pháp luật của nước tiếp nhận lao động được xác định như sau:

(1) Đối với thị trường Ma-lai-xi-a và thị trường Đài Loan (Trung Quốc): Tài liệu chứng minh là 01 bản sao Phiếu thẩm định hồ sơ tuyển dụng lao động Việt Nam của cơ quan đại diện Việt Nam tại Ma-lai-xi-a và Đài Loan (Trung Quốc).

(2) Đối với thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thị trường Hàn Quốc (trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động) tài liệu chứng minh gồm:

- 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp cho người sử dụng lao động thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề, công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt.

- 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận cho phép người sử dụng lao động tuyển dụng lao động nước ngoài.

Hoặc 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu/điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc danh mục ngành, nghề, công việc được phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với nước tiếp nhận có quy định, kèm bản dịch tiếng Việt.

(3) Đối với các nước, vùng lãnh thổ khác (trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động): Tài liệu chứng minh là 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận cho phép người sử dụng lao động tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt.

Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định giấy tờ nêu trên thì tài liệu chứng minh gồm:

- 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương của người sử dụng lao động.

Hoặc giấy tờ khác của cơ quan chức năng hoặc tổ chức nghề nghiệp liên quan (đối với hộ kinh doanh cá thể) thể hiện người sử dụng lao động có lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành, nghề, công việc tuyển dụng lao động nước ngoài; đồng thời phù hợp với danh mục ngành, nghề, công việc được phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với nước tiếp nhận có quy định, kèm bản dịch tiếng Việt.

(4) Đối với các nước, vùng lãnh thổ nêu tại (2) (3), trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là tổ chức dịch vụ việc làm, tài liệu chứng minh gồm:

- 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp hoặc xác nhận cho tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm theo bản dịch tiếng Việt;

- 01 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản yêu cầu hoặc văn bản ủy quyền tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt.

- Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao động quy định tại (2) (3) nêu trên.

Xem chi tiết tại Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/5/2024.

 

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2024/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2024

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 21/2021/TT-BLĐTBXH NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2021 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT- BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Sửa đổi khoản 3 Điều 3 như sau:

“3. Tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước tiếp nhận lao động cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam là giấy tờ sau:

a) Trường hợp bên nước ngoài là người sử dụng lao động, tài liệu chứng minh bao gồm:

a1) 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp cho người sử dụng lao động thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt;

a2) Đối với nước có quy định về điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài thì cung cấp 01 bản sao tài liệu thể hiện người sử dụng lao động đáp ứng quy định này, kèm bản dịch tiếng Việt.

b) Trường hợp bên nước ngoài là tổ chức dịch vụ việc làm, tài liệu chứng minh bao gồm:

b1) 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp hoặc xác nhận cho tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;

b2) 01 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản đề nghị chuẩn bị nguồn hoặc tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;

b3) Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản này.”

2. Sửa đổi khoản 5 Điều 3 như sau:

“5. Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động là văn bản cam kết giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với người lao động, thể hiện nội dung doanh nghiệp sẽ ưu tiên tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi Hợp đồng cung ứng lao động đã được đăng ký và chấp thuận.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động

1. Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động theo thị trường, ngành, nghề, công việc được quy định như sau:

a) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Nhật Bản quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Hàn Quốc quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Tây Á, Trung Á và Châu Phi quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Châu Âu và Châu Đại Dương quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

e) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Châu Mỹ quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

g) Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Trung Quốc, Ma Cao (Trung Quốc) và Đông Nam Á quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

h) Đối với công việc lao động trên biển quốc tế quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hợp đồng cung ứng lao động do doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận nhưng phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động

1. Đối với thị trường Ma-lai-xi-a và thị trường Đài Loan (Trung Quốc), tài liệu chứng minh là 01 bản sao Phiếu thẩm định hồ sơ tuyển dụng lao động Việt Nam của cơ quan đại diện Việt Nam tại Ma-lai-xi-a và Đài Loan (Trung Quốc).

2. Đối với thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thị trường Hàn Quốc, trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động, tài liệu chứng minh bao gồm:

a) 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp cho người sử dụng lao động thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề, công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt;

b) 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận cho phép người sử dụng lao động tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu/điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc danh mục ngành, nghề, công việc được phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với nước tiếp nhận có quy định, kèm bản dịch tiếng Việt.

3. Đối với các nước, vùng lãnh thổ khác, trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động, tài liệu chứng minh là 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận cho phép người sử dụng lao động tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt.

Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định giấy tờ nêu trên: 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương của người sử dụng lao động, hoặc giấy tờ khác của cơ quan chức năng hoặc tổ chức nghề nghiệp liên quan (đối với hộ kinh doanh cá thể) thể hiện người sử dụng lao động có lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành, nghề, công việc tuyển dụng lao động nước ngoài; đồng thời phù hợp với danh mục ngành, nghề, công việc được phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với nước tiếp nhận có quy định, kèm bản dịch tiếng Việt.

4. Đối với các nước, vùng lãnh thổ nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là tổ chức dịch vụ việc làm, tài liệu chứng minh bao gồm:

a) 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp hoặc xác nhận cho tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm theo bản dịch tiếng Việt;

b) 01 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản yêu cầu hoặc văn bản ủy quyền tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;

c) Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.”

5. Sửa đổi Điều 7 như sau:

“Điều 7. Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới

1. Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động.

2. Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.”

Điều 2. Thay thế một số phụ lục, mẫu biểu của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH

1. Thay thế: Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục V, Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII, Phụ lục IX, Phụ lục XPhụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH tương ứng bằng các Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục V, Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII, Phụ lục IX, Phụ lục XPhụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Thay thế Mẫu số 01 Phụ lục XIII, Mẫu số 02Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH tương ứng bằng Mẫu số 01, Mẫu số 02Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và thỏa thuận khác có liên quan đã được ký kết và người lao động đã xuất cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng.

2. Hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký, được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và người lao động chưa xuất cảnh trước ngày 15 tháng 05 năm 2024 nếu có nội dung trái quy định của Thông tư này thì Hợp đồng cung ứng lao động phải được sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết mới.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp và người lao động phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để có hướng dẫn kịp thời./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể và các Hội;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục QLLĐNN (20 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Bá Hoan

PHỤ LỤC I

CÁC BIỂU MẪU VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mẫu số 01

Đề cương báo cáo định kỳ hàng năm của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Mẫu số 02

Văn bản đăng ký hợp đồng cung ứng lao động

Mẫu số 03

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Mẫu số 01

TÊN DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

Báo cáo định kỳ hằng năm của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước

I. Tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong kỳ báo cáo

1. Thông tin của doanh nghiệp và các điều kiện duy trì giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại thị trường, ngành, nghề, công việc:

a) Vốn1, ký quỹ, địa chỉ trụ sở chính, cơ sở giáo dục định hướng, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

b) Địa chỉ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;

c) Người đại diện theo pháp luật trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (bằng cấp chuyên môn, chức danh, kinh nghiệm làm việc);

d) Nhân viên nghiệp vụ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số CCCD/CMT, vị trí nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, mã số BHXH, ngày bắt đầu tham gia BHXH tại doanh nghiệp, ngày ký hợp đồng lao động, thời gian làm việc, thời hạn hợp đồng);

đ) Thông tin về các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại thị trường, ngành, nghề, công việc (trong trường hợp có thay đổi so với kỳ báo cáo trước):

- Đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản/Đài Loan (nếu có);

- Đưa người đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản (nếu có);

- Đưa người đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài (nếu có);

2. Tình hình hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngoài báo cáo tại Hệ thống cơ sở dữ liệu:

a) Tổ chức giáo dục định hướng, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có);

b) Ký quỹ của người lao động và sử dụng tiền ký quỹ của lao động;

c) Quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động ở nước ngoài (bao gồm các vụ việc phát sinh trong kỳ báo cáo đã, đang, chưa giải quyết; số lượng người lao động tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng);

d) Thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

đ) Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

e) Hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước;

g) Doanh thu và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp trong hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (bao gồm việc thực hiện hợp đồng môi giới và giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới).

II. Thuận lợi, khó khăn

1. Thuận lợi về thị trường, nguồn lao động hoặc các yếu tố tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo;

2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong kỳ báo cáo, nguyên nhân.

III. Kiến nghị, đề xuất

Mẫu số 02

Mã hồ sơ: ............

Tên doanh nghiệp
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/ĐKHĐ

……….. , ngày ….. tháng …. năm 20…..

ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG

Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước

1. Tên doanh nghiệp: .................................................................................................. Tên viết tắt: ..............................................................................................................

2. Doanh nghiệp đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc tại ….......... ký ngày .../..../..... với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (tổ chức dịch vụ việc làm/người sử dụng lao động ở nước ngoài):…………………………………………….

- Địa chỉ: ..........................................................................................................................

- Điện thoại: …………………; Fax: ..........................; E-mail: .…………………..…...

- Người đại diện: ..................................................; Chức vụ: ...........................................

3. Nội dung:

- Người sử dụng lao động: …………………………………………………………….

- Địa chỉ: ........................................................................................................................

- Điện thoại: …………………; Fax: ..........................; E-mail: .…………………..…

- Người đại diện: .................................................; Chức vụ: ............................................

- Thời hạn hợp đồng lao động: …….................................................................................

- Số lượng: ………………………... trong đó nữ: ……………………….…………….

- Ngành, nghề: ....................................................... trong đó số có nghề: ……................

- Địa điểm làm việc: ………………………..………………………………….………

- Thời giờ làm việc: ....................................; Thời giờ nghỉ ngơi: ……............................

- An toàn, vệ sinh lao động: …………………………………………………………….

- Tiền lương/tiền công: ....................................................................................................

- Các phụ cấp khác, tiền thưởng: ……...........................................................................

- Tiền làm thêm giờ: ……………………………………..…….......................................

- Các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động: ……………

- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt: ..............................................................................................

- Các chế độ bảo hiểm: ....................................................................................................

- Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả (nếu có)........................

- Các chi phí do bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả (nếu có)………………….

- Hỗ trợ khác: ………......................................................................................................

4. Chi phí người lao động phải trả:

- Tiền dịch vụ: ...

- Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc: …

- Chi phí đi lại từ nơi làm việc về Việt Nam khi hoàn thành hợp đồng: ...

- Đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước:...

- Bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có): …

- Khám sức khỏe: …

- Bảo hiểm xã hội (đóng cho cơ quan BHXH Việt Nam): …

- Hộ chiếu, Lý lịch tư pháp:.....

- Thị thực (visa): ...

- Chi phí khác:

- Tổng cộng: ....................................................................................................................

5. Các thoả thuận khác giữa doanh nghiệp và người lao động:

- Ký quỹ: …

- Bảo lãnh: …

6. Thời gian tuyển chọn: … tháng (không quá 12 tháng kể từ ngày chấp thuận đăng ký hợp đồng cung ứng lao động)

7. Hồ sơ gửi kèm theo: ………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

…………………………….……………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 03

HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Số………/(Tên viết tắt doanh nghiệp đưa đi)

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại … , chúng tôi gồm:

Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: …………………… (sau đây gọi là Bên đưa đi)

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………..… ; E-mail:.…..……; Địa chỉ trang thông tin điện tử:……..

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ……………………………………….

Chức vụ: ……………………………………………………….…………………….....

Ông/Bà ………………………………………… (sau đây gọi là Người lao động)

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………… Giới tính: …………nam/nữ

Địa chỉ thường trú: ….. …………………………………………………………..

Số Hộ chiếu/CMTND/CCCD: ………….. , ngày cấp…….....nơi cấp………..

Người được báo tin (Họ và tên, quan hệ với người lao động): ..............................

Địa chỉ báo tin tại Việt Nam: ………... , số điện thoại:………E-mail:………..…

Căn cứ Hợp đồng cung ứng lao động số ......... ngày.../.../… ký giữa … (Bên nước ngoài tiếp nhận lao động) với Bên đưa đi và thông báo việc người lao động đã trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài ngày … tháng … năm …

Hai Bên thỏa thuận và ký kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:

Điều 1: Điều khoản chung

- Thời hạn của hợp đồng lao động: ... năm…. tháng… ngày, tính từ ngày …

- Ngành, nghề, công việc: ………..……………………………………………………..

- Địa điểm làm việc: ………………………………..…………………………………...

- Người sử dụng lao động: ...……. (tên Người sử dụng lao động, người đại diện theo pháp luật, chức danh, địa chỉ).

Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của người lao động

2.1. Tham gia đầy đủ khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài do Bên đưa đi tổ chức; trong thời gian … (ngày), đảm bảo thời lượng 74 tiết, kiểm tra đạt kết quả và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.

2.2. Tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng nghề ................ do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian … (ngày). Phí bồi dưỡng kỹ năng nghề là……… do … (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả.

2.3. Tham gia khóa đào tạo ngoại ngữ …...... do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian…... (ngày). Phí đào tạo ngoại ngữ là ……….. do…... (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả.

2.4. Chi phí người lao động phải trả trước khi đi:

- Tiền dịch vụ (nếu có): ………………………………………………………….;

+ Mức tiền dịch vụ: ........ /hợp đồng………. năm…………tháng………..ngày;

+ Thời gian nộp (1 lần): ………… hoặc nhiều lần (tiến độ thanh toán:...............);

- Tiền đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: ……………………………….....

- Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc: …........................................................

- Lệ phí cấp hộ chiếu: …

- Lệ phí cấp thị thực (visa): …

-Lệ phí lý lịch tư pháp: …

- Tiền khám sức khỏe: …

- Bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có): …

- Bảo hiểm xã hội (đóng cho cơ quan BHXH Việt Nam): …

- Các chi phí khác (nếu có): …

+ ………………………………………………………………………………………..

Tổng cộng: (chữ số)........................................; (bằng chữ)………………………………..

2.5. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

2.6. Thời gian thử việc (nếu có):

- Thời gian thử việc: … tháng … ngày, kể từ ngày: …

- Mức lương thử việc: …

- Các chế độ khác của người lao động: ……………..…………………………………

Sau thời gian thử việc, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, Bên đưa đi sẽ thống nhất với người lao động về việc …... (cùng với người sử dụng lao động kéo dài thời gian thử việc, bố trí cho người lao động một công việc khác với mức lương phù hợp hoặc đưa người lao động về nước bằng chi phí của...).

2.7. Thời gian đào tạo tại nước tiếp nhận (nếu có):

- Thời gian đào tạo: … tháng hoặc … ngày

- Mức lương/trợ cấp đào tạo: …………………………………………………………

- Điều kiện/chi phí ăn, ở: ……………………………………………………………...

2.8. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi:

Thời giờ làm việc: .... giờ/ngày; .... ngày/tuần theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động. Ngoài thời gian này được tính là thời gian làm thêm giờ.

Người lao động được nghỉ ... ngày lễ theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động … , đó là các ngày: ......(1/1, Quốc Khánh....).

Ngoài ra, người lao động được nghỉ ... ngày phép có hưởng lương hàng năm theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động ....

2.9. Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản người lao động phải nộp (nếu có):

- Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng/phụ cấp:

+ Tiền lương: ....

+ Tiền làm thêm giờ: …

+ Các khoản tiền thưởng/phụ cấp (chuyên cần, hỗ trợ ăn, ở, ca kíp,....)

+ Ngày trả lương: …

+ Hình thức trả lương: …

- Các khoản người lao động phải nộp theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động: …………………………………………………………..

2.10. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt:

Được người sử dụng lao động/Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp (miễn phí hoặc có phí) chỗ ở và được cung cấp (miễn phí hoặc có phí)…. bữa ăn hoặc các thiết bị (điện, gas,...), dụng cụ nấu ăn cần thiết để tự nấu ăn.

2.11. Bảo hiểm:

Được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm:

- Bảo hiểm xã hội: …

- Bảo hiểm y tế: ……

- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: …

- Bảo hiểm khác (nếu có): …

2.12. An toàn, vệ sinh lao động:

Được cung cấp miễn phí trang thiết bị bảo hộ lao động theo từng vị trí việc làm và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật nước tiếp nhận lao động và quy chế của người sử dụng lao động.

2.13. Chi phí đi lại:

- Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc tại nước tiếp nhận do........... chi trả;

- Chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam sau khi người lao động hoàn thành hợp đồng do............... chi trả;

- Trường hợp lao động phải về nước trước hạn do lỗi của............. thì chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam do.................... chi trả.

2.14. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, ốm đau, thương tật, tử vong: được khám, chữa bệnh, được hưởng chế độ theo quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.15. Trường hợp thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi người sử dụng lao động phải thông báo cho Bên đưa đi trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.

2.16. Thực hiện thanh lý hợp đồng này trong thời gian 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

2.17. Bồi thường cho Bên đưa đi theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan.

2.18. Yêu cầu Bên đưa đi bồi thường thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan.

2.19. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của Bên đưa đi

3.1. Thu tiền dịch vụ nêu tại khoản 2.4 Điều 2 Hợp đồng này.

3.2. Tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động, đảm bảo thời lượng 74 tiết theo quy định.

3.3. Thỏa thuận với người lao động về việc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.

3.4. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động hoàn tất hồ sơ, giấy tờ để người lao động xuất, nhập cảnh hợp pháp và đến nơi làm việc.

3.5. Đảm bảo người lao động được ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động với các điều khoản phù hợp với hợp đồng này.

3.6. Phối hợp với Bên nước ngoài tiếp nhận hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp của người lao động về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.

3.7. Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài.

3.8. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động tổ chức, hướng dẫn cho người lao động xuất, nhập cảnh về nước theo hợp đồng đã ký.

3.9. Hỗ trợ người lao động hoặc thân nhân người lao động về các thủ tục để được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận lao động, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước (nếu có).

3.10. Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh (nếu có) về những thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.

3.11. Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.

3.12. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3.13. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Thời gian xuất cảnh

4.1. Bên đưa đi có trách nhiệm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không quá 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài theo văn bản cam kết của doanh nghiệp.

4.2. Trong thời gian nêu tại khoản 4.1 Điều này, nếu người lao động không còn nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài thì Bên đưa đi trả lại hồ sơ (hộ chiếu, sơ yếu lý lịch, bằng cấp…) và người lao động phải chịu các khoản chi phí đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài: phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc, tiền học ngoại ngữ, tiền bồi dưỡng kỹ năng nghề, tiền làm hộ chiếu, phí xin cấp thị thực (visa), tiền khám sức khỏe, …

4.3. Quá thời hạn nêu tại khoản 4.1 Điều này, nếu Bên đưa đi vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bên đưa đi phải thông báo rõ lý do cho người lao động. Trường hợp người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người lao động thông báo không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, Bên đưa đi phải trả lại cho người lao động hồ sơ đã thu, giữ và hoàn trả các khoản tiền người lao động đã nộp cho Bên đưa đi bao gồm tiền dịch vụ, đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc, phí cấp thị thực (visa), …; và Bên đưa đi làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ (nếu có) cho người lao động.

4.4. Trường hợp bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị hoặc tình trạng khẩn cấp) dẫn đến sau 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển mà người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài và/hoặc Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì Bên đưa đi phải trả lại cho người lao động hồ sơ, hoàn trả người lao động tiền dịch vụ và các khoản chưa chi. Đối với các khoản đã chi theo quy định, Bên đưa đi hoàn trả người lao động theo thỏa thuận giữa người lao động và Bên đưa đi.

Điều 5: Thoả thuận ký quỹ

Bên đưa đi và người lao động thỏa thuận về thực hiện ký quỹ để bảo đảm nghĩa vụ theo Hợp đồng như sau:

5.1. Tiền ký quỹ: …

5.2. Thời hạn ký quỹ: …

5.3. Phạm vi ký quỹ: một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động

5.4. Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng ký quỹ theo quy định pháp luật.

Điều 6: Điều khoản bồi thường thiệt hại

Bên đưa đi và người lao động thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:

- Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nêu tại khoản 4.3 Điều 4 của Hợp đồng này, Bên đưa đi phải bồi thường cho người lao động mức là: …………………………..

- Bên đưa đi không đảm bảo các nội dung nêu tại Điều 1; khoản 2.6, 2.7, 2.8, 2.9 hoặc 2.10 Điều 2 của Hợp đồng này, Bên đưa đi phải bồi thường cho người lao động mức là: ……………………………………………………………………………….......

- Người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng, người lao động phải bồi thường cho Bên đưa đi mức là: .......................................... (trừ trường hợp nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động hoặc hợp đồng cung ứng lao động không quy định người lao động phải bồi thường).

Điều 7: Thời hạn hợp đồng

- Hợp đồng này có thời hạn…… kể từ ngày ký và có thể gia hạn với thời gian ... tháng

- Trong trường hợp gia hạn, tiền dịch vụ mà người lao động phải trả cho Bên đưa đi là: ……………………………………………………………………………….......

- Quyền và nghĩa vụ của hai Bên trong thời gian gia hạn: …

- Trường hợp Bên đưa đi không đảm bảo các nội dung nêu tại Điều 1 nhưng người lao động có nguyện vọng tiếp tục làm việc ở nước ngoài thì hai Bên thỏa thuận bằng văn bản các nội dung thay đổi tại Điều 1 của Hợp đồng này.

Điều 8: Thanh lý hợp đồng

8.1. Hợp đồng này được thanh lý một trong các trường hợp sau:

- Người lao động không còn nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài;

- Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển;

- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;

- Người lao động vi phạm hợp đồng lao động, tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động.

8.2. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, hai Bên sẽ xem xét việc thỏa thuận thanh lý hợp đồng, cụ thể như sau:

- Trong trường hợp bất khả kháng không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng (như xảy ra chiến tranh, thiên tai và các sự kiện khác nằm ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của các Bên), hai bên sẽ cùng nhau giải quyết những vấn đề còn tồn tại và Bên đưa đi sẽ xem xét khả năng hỗ trợ cho lao động trên cơ sở những quy định hiện hành của pháp luật;

- Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và về nước trước thời hạn mà không do lỗi của người lao động, Bên đưa đi có trách nhiệm trả các khoản tiền theo quy định và bồi thường cho người lao động theo thỏa thuận;

- Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và phải về nước trước thời hạn do lỗi của người lao động, người lao động có trách nhiệm bồi thường Bên nước ngoài tiếp nhận lao động và Bên đưa đi về những thiệt hại do người lao động gây ra.

Điều 9: Các thỏa thuận khác (nếu có)

Điều 10: Giải quyết tranh chấp và luật áp dụng

10.1. Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh theo luật pháp Việt Nam.

10.2. Mọi tranh chấp phát sinh trên cơ sở Hợp đồng này sẽ được giải quyết trước hết bằng thương lượng giữa hai bên theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

10.3. Trường hợp tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng hai bên sẽ đưa ra ... để giải quyết theo quy định của pháp luật...

Hợp đồng này làm tại ... ngày ... tháng ... năm…, có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành ... bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ... bản để theo dõi và thực hiện./.

Người đại diện theo pháp luật
của Bên đưa đi




(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Người lao động





(Ký tên và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung chi tiết

I

Lao động đi thực tập và làm việc theo Chương trình thực tập sinh kỹ năng (TTS)

1

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của TTS; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

2

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

- Trong thời gian đào tạo tập trung tại Nhật Bản, TTS được bố trí chỗ ở miễn phí; được trợ cấp tối thiểu 50.000 Yên/tháng hoặc 30.000 Yên/tháng đối với trường hợp được cung cấp miễn phí các bữa ăn.

- Trong thời gian thực tập kỹ năng, TTS được bố trí chỗ ở phù hợp; trường hợp TTS phải trả tiền ở thì mức phải trả hàng tháng không quá 15% tiền lương cơ bản.

- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động bố trí miễn phí phương tiện đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này cho TTS.

3

Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả

- Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả là phí quản lý mà bên nước ngoài tiếp nhận TTS trả cho doanh nghiệp dịch vụ.

- Bên nước ngoài tiếp nhận TTS trả cho doanh nghiệp dịch vụ tối thiểu 10.000 Yên/người/tháng đối với TTS nghề hộ lý và tối thiểu 5.000 Yên/người/tháng đối với các ngành nghề khác để quản lý TTS.

- Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ.

4

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến nơi làm việc tại Nhật Bản và ngược lại khi hoàn thành hợp đồng cho TTS.

5

Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội

- Đối với TTS hộ lý: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí ủy thác đào tạo và bồi dưỡng tiếng Nhật đến trình độ N4 với mức tối thiểu 100.000 yên/người.

- Đối với TTS các ngành nghề khác: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả chi phí ủy thác đào tạo mức tối thiểu 15.000 yên/người (160 tiết).

- Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp dịch vụ.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, h, k, m, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).

II.

Lao động đi làm việc theo Chương trình kỹ năng đặc định

1

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

2

Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả

- Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả là phí phái cử mà Bên nước ngoài tiếp nhận lao động trả cho doanh nghiệp dịch vụ.

- Bên nước ngoài tiếp nhận người lao động trả phí phái cử cho doanh nghiệp dịch vụ tối thiểu 01 tháng tiền lương cơ bản/hợp đồng/người.

- Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ.

3

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc cho người lao động.

4

Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội

- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả chi phí đào tạo cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản, mức tối thiểu là 50.000 Yên/người để đào tạo ngoại ngữ và 50.000 yên/người để bồi dưỡng kỹ năng nghề.

- Phương thức: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp dịch vụ.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, h, i, k, m, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).

III.

Lao động đi làm việc theo Chương trình kỹ sư và chuyên gia

1

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

2

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc cho người lao động.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, h, i, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).

PHỤ LỤC III

NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN (TRUNG QUỐC)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung chi tiết

A

Các ngành, nghề phù hợp với Luật Lao động cơ bản của Đài Loan (Trung Quốc) (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, hộ lý và y tá tại bệnh viện và trung tâm dưỡng lão, thuyền viên tàu cá gần bờ)

I. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm 06 tháng trở lên

1

An toàn, vệ sinh lao động

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

2

- Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động.

- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

- Đối với lao động phổ thông: Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ theo quy định của pháp luật Đài Loan (Trung Quốc).

- Đối với lao động đi làm phiên dịch tiếng Trung hoặc lao động trình độ kỹ thuật Trung cấp các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, thủy sản và nông nghiệp: mức lương tối thiểu là 33.000 Đài tệ/tháng; lao động ngành dịch vụ xã hội (công việc tại cơ sở y tế) mức lương tối thiểu là 29.000 Đài tệ/tháng.

- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động được khấu trừ tiền ăn, ở từ lương hàng tháng của người lao động không quá 2.500 Đài tệ/tháng (trừ ngành nông nghiệp và thuyền viên tàu cá gần bờ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí). Trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động không cung cấp bữa ăn thì không được khấu trừ tiền ăn của người lao động.

Trường hợp mức khấu trừ tiền ăn, ở từ lương hàng tháng của người lao động cao hơn 2.500 Đài tệ/tháng (nhưng không quá 5.000 Đài tệ/tháng) thì bên nước ngoài tiếp nhận lao động phải hỗ trợ chi phí cho người lao động trước khi xuất cảnh hoặc/và hỗ trợ bằng tiền trong thời gian làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), tổng hỗ trợ bình quân (tính theo tháng) lớn hơn hoặc bằng mức khấu trừ tiền ăn, ở tăng thêm so với mức 2.500 Đài tệ/tháng.

- Đối với ngành nông nghiệp và thuyền viên tàu cá gần bờ: bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày cho người lao động.

- Người lao động được bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc được chi trả chi phí này.

3

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

II. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm đến dưới 01 năm 06 tháng

Ngoài các quy định tại điểm 1 và 2 mục I, phần A thì nội dung chi tiết hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng lao động và hỗ trợ tối thiểu người lao động một khoản tiền tương đương một tháng lương cơ bản khi bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động; hoặc bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí xuất cảnh cho người lao động.

- Mức phí phục vụ tối đa bên nước ngoài tiếp nhận lao động (công ty dịch vụ việc làm Đài Loan - Trung Quốc) được thu từ người lao động là 1.500 Đài tệ/tháng.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có).

B

Chăm sóc người bệnh tại gia đình (khán hộ công gia đình), giúp việc gia đình

I. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm 6 tháng trở lên

1

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Thời gian làm việc mỗi ngày của người lao động đủ để hoàn thành công việc được bên nước ngoài tiếp nhận lao động giao.

- Người lao động được nghỉ ngơi tối thiểu 08 giờ liên tục/ngày và tối thiểu 01 ngày trong 07 ngày làm việc liên tục.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí, đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động và đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

3

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động

- Đối với lao động phổ thông: Tiền lương cơ bản tối thiểu là 20.000 Đài tệ/tháng. Trường hợp thỏa thuận chung giữa các nước cung ứng lao động sang Đài Loan (Trung Quốc) điều chỉnh tăng tiền lương thì áp dụng theo mức tiền lương mới.

- Đối với lao động trình độ kỹ thuật Trung cấp làm công việc khán hộ công tại gia đình: tiền lương cơ bản tối thiểu là 24.000 Đài tệ/tháng.

- Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ và ngày lễ tối thiểu là 200% tiền lương ngày làm việc bình thường.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày.

5

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

II. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm đến dưới 01 năm 6 tháng

Ngoài các quy định tại điểm 1, 2, 3 và 4 mục I, phần B thì nội dung chi tiết hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng và hỗ trợ tối thiểu người lao động một khoản tiền tương đương một tháng lương cơ bản khi bắt đầu hợp đồng; hoặc bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí xuất cảnh cho người lao động.

- Mức phí phục vụ tối đa bên nước ngoài tiếp nhận lao động (công ty dịch vụ việc làm Đài Loan (Trung Quốc)) được thu từ người lao động là 1.500 Đài tệ/tháng.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có).

PHỤ LỤC IV

NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung chi tiết

I.

Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật

1

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

2

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

- Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ theo quy định của pháp luật Hàn Quốc.

- Người sử dụng lao động cung cấp chỗ ở và ăn cho người lao động, bao gồm cả chỗ ở tạm thời sau khi nhập cảnh.

Trường hợp người lao động phải chi trả toàn bộ tiền ở và ăn thì mức chi trả không quá 20% tiền lương tháng của người lao động; trường hợp người lao động được cung cấp miễn phí bữa ăn thì mức chi trả tiền ở không quá 15% tiền lương tháng.

- Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này.

3

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Hàn Quốc và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Hàn Quốc và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc (nếu có).

II.

Thuyền viên tàu cá gần bờ (thị thực E10)

1

Thời hạn hợp đồng lao động

3 năm, có thể gia hạn 01 năm 10 tháng.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

3

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng dụng cung cấp miễn phí chỗ ở, chi phí ăn và đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.

4

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

5

Thỏa thuận khác khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội

- Người lao động được đào tạo tại Hàn Quốc sau khi nhập cảnh và trả phí không quá 250 USD/thuyền viên.

- Người lao động trả phí quản lý thuyền viên không quá 1.000 USD/thuyền viên/hợp đồng thời hạn 03 năm và không quá 300 USD/thuyền viên cho thời gian gia hạn 01 năm 10 tháng.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm b, d, đ, e, h, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Hàn Quốc và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Hàn Quốc và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc (nếu có).

PHỤ LỤC V

NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG TÂY Á, TRUNG Á VÀ CHÂU PHI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung chi tiết

I

Ngành, nghề giúp việc gia đình (lao động giúp việc nhà, lao động chăm sóc trẻ, lao động làm vườn và lái xe gia đình)

1

Thời hạn hợp đồng lao động

02 năm, có thể gia hạn.

2

Số lượng lao động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ tuổi của người lao động

Thỏa thuận cụ thể loại công việc: giúp việc nhà, nấu ăn; chăm sóc trẻ; làm vườn; lái xe gia đình. Không quá 50 tuổi.

3

Địa điểm làm việc

Người lao động chỉ làm việc tại hộ gia đình trực tiếp của người sử dụng lao động theo địa chỉ đã đăng ký với cơ quan chức năng nước sở tại.

4

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Người lao động được nghỉ 01 ngày/tuần và được nghỉ ít nhất 09 giờ liên tục trong 01 ngày.

5

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương

- Lương cơ bản từ 350 USD/tháng trở lên;

- Nếu đồng ý làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ theo yêu cầu của người sử dụng, người lao động lao động được nhận tiền làm thêm tối thiểu 15 USD/ngày.

6

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở đảm bảo vệ sinh, riêng tư và 03 bữa ăn đủ dưỡng chất mỗi ngày.

7

Chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản

Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định bảo hiểm y tế cho người lao động giúp việc gia đình, người sử dụng lao động chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người lao động.

8

Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người lao động trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại

- Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn không phải do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động chịu chi phí vé máy bay về nước cho người lao động và đền bù thiệt hại cho người lao động theo thỏa thuận (nếu có).

- Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn do lỗi của người lao động thì người lao động chịu chi phí vé máy bay về nước và đền bù thiệt hại cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận (nếu có).

9

Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ tiền dịch vụ cho người lao động.

10

Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động chi trả vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

11

Thỏa thuận khác khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội

- Người sử dụng lao động chi trả chi phí bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và chi phí xin thị thực làm việc cho người lao động.

- Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định về chế độ bảo hiểm cho người lao động giúp việc gia đình thì người lao động phải được mua bảo hiểm rủi ro trước khi xuất cảnh và người sử dụng lao động chi trả chi phí mua bảo hiểm.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm c, đ, g, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có).

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có).

II.

Các ngành, nghề khác

1

Thời hạn hợp đồng lao động

Tối thiểu 06 tháng.

2

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ;

- Lương cơ bản tối thiểu là 400 USD/tháng (thời gian làm việc 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần).

3

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

- Người lao động được cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.

- Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và miễn phí ăn;

+ Trường hợp người lao động chịu chi phí chỗ ở hoặc chịu chi phí ăn thì tiền lương của người lao động không thấp hơn 500 USD/tháng.

+ Trường hợp người lao động chịu cả chi phí chỗ ở và chi phí ăn thì tiền lương của người lao động không thấp hơn 600 USD/tháng.

4

Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật nước tiếp nhận và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có)

PHỤ LỤC VI

NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung chi tiết

A

Châu Âu

1

Thời hạn hợp đồng lao động

Tối thiểu 06 tháng.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động

3

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương

- Đối với hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên: Lương cơ bản từ 600 USD/tháng trở lên; trường hợp nước tiếp nhận lao động quy định mức lương tối thiểu cao hơn 600 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận

- Đối với hợp đồng lao động từ 06 tháng đến dưới 01 năm: Lương cơ bản từ 800 USD/tháng trở lên; trường hợp nước tiếp nhận lao động quy định mức lương tối thiểu cao hơn 800 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận.

- Tiền làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và các thiết bị nhà bếp trừ trường hợp mức lương cơ bản của người lao động từ 1.200 USD/tháng trở lên đối với hợp đồng lao động từ 06 tháng đến dưới 01 năm hoặc từ 900 USD/tháng trở lên đối với hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên.

5

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

B

Châu Đại Dương

1

Thời hạn hợp đồng lao động

Tối thiểu 06 tháng.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

3

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương

- Lương cơ bản của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của nước tiếp nhận.

- Tiền làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

- Người sử dụng lao động bố trí chỗ ở;

- Người sử dụng lao động bố trí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.

5

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Đối với lao động ngành nông nghiệp: Người sử dụng lao động chi trả tối thiểu 300 đô la Úc tiền vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm b, c, d, đ, e, k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có)

PHỤ LỤC VII

NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung chi tiết

1

Thời hạn hợp đồng lao động

Tối thiểu 06 tháng.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

3

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương

- Đối với hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên: Lương cơ bản từ 500 USD/tháng trở lên; trường hợp nước tiếp nhận quy định mức lương tối thiểu cao hơn 500 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận.

- Đối với hợp đồng lao động từ 06 tháng đến dưới 01 năm: Lương cơ bản từ 800 USD/tháng trở lên; trường hợp nước tiếp nhận quy định mức lương tối thiểu cao hơn 800 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận.

- Tiền làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và các thiết bị nhà bếp trừ trường hợp mức lương cơ bản của người lao động từ 1.200 USD/tháng trở lên đối với hợp đồng lao động từ 06 tháng đến dưới 01 năm hoặc từ 750 USD/tháng trở lên đối với hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên.

5

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm b, c, d, đ, e k, m, n, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với pháp luật nước tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có);

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có)

PHỤ LỤC VIII

NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC, MA CAO (TRUNG QUỐC) VÀ ĐÔNG NAM Á
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung chi tiết

1

Thời hạn hợp đồng lao động

Tối thiểu 01 năm.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.

3

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương

- Lương cơ bản không thấp hơn mức lương tối thiểu của nước tiếp nhận lao động tại thời điểm ký kết hợp đồng cung ứng lao động; Đối với lao động giúp việc gia đình tại Ma Cao: mức lương cơ bản không thấp hơn 4.500 MOP/tháng.

- Tiền làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận lao động.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

- Đối với lao động giúp việc gia đình: người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày;

- Đối với các ngành, nghề khác tại Trung Quốc, Ma Cao (Trung Quốc): người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và cung cấp miễn phí tối thiểu 01 bữa ăn cho ngày làm việc; tại khu vực Đông Nam Á, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt theo quy định của nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận.

- Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này cho người lao động tất cả các ngành, nghề.

5

Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Đối với thị trường Trung Quốc và Ma Cao (Trung Quốc): người sử dụng lao động chi trả chi phí mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động.

- Đối với các nước khu vực Đông Nam Á: người lao động được tham gia các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận. Đối với thị trường Ma-lai-xi-a, người sử dụng lao động chi trả chi phí mua các loại bảo hiểm cho người lao động theo quy định của Ma-lai-xi-a.

6

Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.

- Đối với thị trường Ma-lai-xi-a, người sử dụng lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng lao động hoặc khi chấm dứt hợp đồng lao động không do lỗi của người lao động.

7

Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận chi trả (nếu có)

- Đối với ngành nghề giúp việc gia đình tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ tiền dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ.

- Đối với thị trường Ma-lai-xi-a, người sử dụng lao động trả tiền dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ mức 50% tiền một tháng lương tối thiểu của người lao động/hợp đồng (ngoại trừ ngành nghề giúp việc gia đình).

8

Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội

Đối với thị trường Ma-lai-xi-a, người sử dụng lao động chi trả các khoản chi phí sau:

- Chi phí xử lý hồ sơ và làm Giấy phép làm việc theo quy định của Ma-lai-xi-a;

- Tiền khám sức khỏe cho người lao động, tiền thuế tại Ma-lai-xi-a;

- Tiền khám sức khỏe của người lao động tại Việt Nam và phí sàng lọc an ninh (Người sử dụng lao động hoàn trả các chi phí này cho người lao động cùng với tiền lương tháng đầu tiên của người lao động);

- Tiền thị thực nhập cảnh một lần.

- Đối với những nội dung quy định tại điểm b, c, d, đ, e, k, m, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động (nếu có).

- Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động (nếu có).

PHỤ LỤC IX

NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TRÊN BIỂN QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung chi tiết

I

Thuyền viên tàu cá xa bờ

1

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

48 giờ/tuần và được nghỉ 01 ngày/tuần.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên tàu; cung cấp miễn phí cho người lao động đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo Công ước Lao động Hàng hải 2006 (MLC 2006).

3

Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ;

Lương cơ bản không thấp hơn quy định của ITF và nước tiếp nhận.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí các bữa ăn trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng lao động.

5

Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.

6

Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động chi trả vé máy bay lượt đi từ Việt Nam tới nơi nhập tàu và lượt về từ nơi xuống tàu về Việt Nam sau khi hoàn thành hợp đồng.

Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, k, m, n, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định của Công ước MLC 2006 hoặc pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch nếu quốc gia đó không phải là thành viên của Công ước MLC 2006.

II

Thuyền viên tàu vận tải và nhân viên làm việc trên tàu du lịch

1

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Theo quy định của Công ước MLC 2006.

2

An toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên tàu; cung cấp miễn phí cho người lao động đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo Công ước MLC 2006.

3

Tiền lương, tiền công, trợ cấp thực tập, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ;

Mức lương cơ bản, trợ cấp thực tập hoặc tổng thu nhập của các chức danh không thấp hơn mức lương tối thiểu hoặc tổng thu nhập tối thiểu theo quy định của Liên đoàn Công nhân vận tải quốc tế - ITF hoặc các bản Thỏa thuận chung được ITF chấp thuận thương lượng hoặc Thoả ước liên đoàn vận tải hàng hải quốc gia tiếp nhận.

4

Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

Thuyền viên được cung cấp các bữa ăn miễn phí và được ở, sinh hoạt trên tàu đảm bảo an toàn, vệ sinh.

5

Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.

6

Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí phương tiện cho thuyền viên đi từ Việt Nam tới nơi nhập tàu và hồi hương; thanh toán chi phí hồi hương theo quy định của Công ước MLC 2006.

Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, k, m, n, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định của Công ước MLC 2006 hoặc pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch nếu quốc gia đó không phải là thành viên của Công ước MLC 2006.

PHỤ LỤC X

MỨC TRẦN GIÁ DỊCH VỤ THEO HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI ĐỐI VỚI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG, NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Thị trường/ngành, nghề, công việc

Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới

1

Nhật Bản

Mọi ngành, nghề

0 đồng

2

Đài Loan (Trung Quốc)

Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải

0 đồng

3

Hàn Quốc

Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải

0 đồng

4

Ma-lai-xi-a

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

5

Bru-nây

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

6

Thái Lan

Mọi ngành, nghề

0 đồng

7

Các nước Tây Á

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

8

Ô-xtrây-li-a

Lao động nông nghiệp

0 đồng

PHỤ LỤC XI

MỨC TRẦN TIỀN DỊCH VỤ THU TỪ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG, NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Thị trường/ngành, nghề, công việc

Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động

1

Nhật Bản

a)

Thực tập sinh kỹ năng số 3 (trường hợp không thay đổi doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức quản lý)

0 đồng

b)

Lao động kỹ năng đặc định (trường hợp hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng số 2 hoặc thực tập kỹ năng số 3)

0 đồng

c)

Lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định

0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

2

Đài Loan (Trung Quốc)

a)

Hộ lý và y tá tại bệnh viện, trung tâm dưỡng lão

0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

b)

Chăm sóc người bệnh tại gia đình (khán hộ công gia đình), giúp việc gia đình, nông nghiệp, thuyền viên tàu cá gần bờ

0,4 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 01 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

3

Hàn Quốc

Thuyền viên tàu cá gần bờ

0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

4

Các nước Đông Nam Á

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

5

Các nước Tây Á

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

6

Ô-xtrây-li-a

Lao động nông nghiệp

0 đồng



1 Vốn điều lệ; danh sách chủ sở hữu/thành viên/cổ đông. Trường hợp chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức, cung cấp danh sách chủ sở hữu/thành viên/cổ đông của tổ chức đó cập nhật tại kỳ báo cáo.

MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 02/2024/TT-BLDTBXH

Hanoi, February 23, 2024

 

CIRCULAR

AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF CIRCULAR NO. 21/2021/TT-BLDTBXH DATED DECEMBER 15, 2021 OF THE MINISTER OF LABOR - WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS ON ELABORATION OF LAW ON VIETNAMESE GUEST WORKERS

Pursuant to the Law on Vietnamese Guest Workers No. 69/2020/QH14 dated November 13, 2020;

Pursuant to the Government’s Decree No. 62/2022/ND-CP dated September 12, 2022 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs;

At the request of the Head of the Overseas Labor Agency;

The Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs promulgates Circular on amendments to some Articles of Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH dated December 15, 2021 of the Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs on elaboration of Law on Vietnamese Guest Workers.

Article 1. Amendments to some Articles of Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH dated December 15, 2021 of the Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs on elaboration of Law on Vietnamese Guest Workers

1. Clause 3 Article 3 shall be amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If the foreign employment receiver is the employer, proving documents include:

a1) 01 copy of business license or equivalent document issued by a competent authority to the employer, showing the field of business suitable for the sector, profession, and job for foreign worker recruitment with its Vietnamese translation;

a2) With regard to a country in which there are regulations on conditions for receipt of foreign workers, 01 copy of document which shows that the employer meets such conditions with its Vietnamese translation.

b) If the foreign employment receiver is an employment service organization, proving documents include:

b1) 01 copy of business license or equivalent document issued or certified by a competent authority to the employment service organization, showing the sector and profession of business, including employment services, with its Vietnamese translation;

b2) 01 copy of cooperation agreement on or written request for preparation of labor sources or recruitment of Vietnamese workers of the employer for the employment service organization with its Vietnamese translation;

b3) Proving documents regarding the employer prescribed in Point a of this Clause.”

2. Clause 5 Article 3 shall be amended as follows:

“5. Commitment to prioritize selection of workers who have participated in the labor source preparation phase is a written commitment between the Vietnamese service enterprise and the worker, showing the prioritized content for a selection of Vietnamese guest workers of the enterprise after the labor supply contract has been registered and approved.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Article 4. Detailed content of the labor supply contract

1. The detailed content of a labor supply contract according to the market, sector, profession, and job is stipulated as follows:

a) Regarding sectors, professions, and jobs in the Japanese market, comply with regulations prescribed in Appendix II promulgated with this Circular.

b) Regarding sectors, professions, and jobs in the Taiwanese market (China), comply with regulations prescribed in Appendix III promulgated with this Circular.

c) Regarding sectors, professions, and jobs in the Korean market, comply with regulations prescribed in Appendix IV promulgated with this Circular.

d) Regarding sectors, professions, and jobs in West Asia, Central Asia, and Africa markets, comply with regulations prescribed in Appendix V promulgated with this Circular.

dd) Regarding sectors, professions, and jobs in markets of Europe and Oceania, comply with regulations prescribed in Appendix VI promulgated with this Circular.

e) Regarding sectors, professions, and jobs in the market of Americas, comply with regulations prescribed in Appendix VII promulgated with this Circular.

g) Regarding sectors, professions, and jobs in the Chinese market or Macau market (China) and Southeast Asia market, comply with regulations prescribed in Appendix VIII promulgated with this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The labor supply contract is agreed by the service enterprise with the foreign employment receiver and this contract shall satisfy minimum requirements specified in Clause 1 of this Article.”

4. Article 5 shall be amended as follows:

“Article 5. Documents proving compliance with regulations and laws of host countries of the provision of Vietnamese guest workers

1. Regarding the Malaysian market and the Taiwanese market (China), proving document is 01 copy of the appraisal sheet for recruitment of Vietnamese workers of a Vietnamese representative mission in the Malaysia or the Taiwan (China).

2. Regarding markets of Europe, Americas and Oceania and skilled workers in Korean market, if the foreign employment receiver is the employer, proving documents include:

a) 01 copy of business license or equivalent document issued by a competent authority to the employer, showing the field of business suitable for the sector, profession, and job for foreign worker recruitment with its Vietnamese translation;

b) 01 copy of the document issued by a competent authority of the host country permitting the employer to recruit foreign workers or certifying that the employer meets requirements/conditions for recruitment of foreign workers or approving the sector, profession, and job eligible for foreign worker recruitment with its Vietnamese translation.

3. Regarding other countries or territories, if the foreign employment receiver is the employer, the proving document is 01 copy of the document issued by a competent authority of the host country permitting the employer to recruit foreign workers with its Vietnamese translation.

If there is not any regulation on the above-mentioned document in the host country, 01 copy of business license or equivalent document of the employer or another document of the competent authority or a professional organization (with regard to household business), showing that the employer’s production and business are suitable for the sector, profession, and job for foreign worker recruitment and those eligible for foreign worker recruitment, and its Vietnamese translation are required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) 01 copy of business license or equivalent document issued or certified by a competent authority to the employment service organization, showing the sector and profession of business including employment services with its Vietnamese translation;

b) 01 copy of cooperation agreement on or written request or letter of authorization for recruitment of Vietnamese workers of the employer for the employment service organization with its Vietnamese translation;

c) Proving documents regarding the employer prescribed in Clause 2 or Clause 3 of this Article.”

5. Article 7 shall be amended as follows:

“Article 7. Ceiling service price under brokerage agreements

1. The ceiling service price under brokerage agreements according to the agreement between the service enterprises with intermediary entities shall not exceed 0,5 months of the salary in the worker's contract for every 12 working months.  In case the labor contract has a working term of 36 months or more, the ceiling service price according to the brokerage agreement shall not exceed 1,5 months of the salary in the contract of the worker.

2. The ceiling service price under brokerage agreements for a number of specific markets, sectors, professions, and jobs is prescribed in Appendix X promulgated with this Circular.”

Article 2. Replacement of some Appendices and Forms of Circular No. 21/2021/TT-BLDTBXH

1. Appendix II, Appendix III, Appendix IV, Appendix V, Appendix VI, Appendix VII, Appendix VIII, Appendix IX, Appendix X and Appendix XI issued together with Circular No. 21/2021/ TT-BLDTBXH shall be respectively replaced by Appendix II, Appendix III, Appendix IV, Appendix V, Appendix VI, Appendix VII, Appendix VIII, Appendix IX, Appendix X and Appendix XI issued together with this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Grandfather clause

1. If contracts for bringing Vietnamese workers to work abroad and other relevant agreements have been signed and workers have migrated before the effective date of this Circular, such contracts and agreements shall continue to be executed until these contracts expire.

2. If labor supply contracts signed and approved by the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs contain contents contrary to regulations in this Circular and workers have not yet migrated before May 15, 2024, such contracts shall be amended or new labor supply contracts shall be signed.

Article 4. Entry into force

1. This Circular comes into force as of May 15, 2024.

2. Any difficulties that arise during the period of implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs for prompt guidelines./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Ba Hoan

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

1 Charter capital; list of owners/members/shareholders.  If an owner/member/shareholder is an organization, a list of owners/members/shareholders of such organization shall be provided and updated at the reporting period.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23/02/2024 sửa đổi Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.107

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!