BỘ
TÀI CHÍNH
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
004-TT/HCVX
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 01 năm 1968
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC KHI
ĐI CÔNG TÁC Ở TRONG NƯỚC (CÔNG TÁC PHÍ)
Kính gửi:
|
- Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thực thuộc
Hội đồng Chính phủ,
- Các đoàn thể ở trung ương,
- Các Ủy ban hành chính, khu, tỉnh, thành phố.
|
Chế độ công tác phí do Bộ Tài chính
ban hành từ năm 1957 đã được sửa đổi hoặc bổ sung nhiều lần. Nhưng đến nay,
trong tình hình mới, một số quy định trước đây không còn phù hợp nữa. Mặt khác,
những văn bản về chế độ công tác phí có nhiều và rất tản mạn, nên các cơ quan,
đơn vị và cán bộ, công nhân, viên chức khó nắm được hết trong khi thi hành.
Tại Chỉ thị số 75-TTg/CN ngày
30-06-1965, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phương hướng sửa đổi chế độ công
tác phí cho phù hợp với tình hình mới. Căn cứ chỉ thị nói trên, sau khi nhất
trí với Bộ Lao động và Tổng công đoàn Việt Nam, và được Phủ Thủ tướng
thông qua (công văn số 2872-TN ngày 08-12-1967), Bộ Tài chính quy định lại
toàn bộ chế độ phụ cấp áp dụng cho cán bộ, công nhân, viên chức (dưới đây viết
tắt là CNVC) đi công tác ở trong nước (gọi tắt là công tác phí) như sau:
I. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH
Công tác phí là một khoản tiền
Nhà nước phụ cấp cho CNVC khi đi công tác (trong nước) để:
-Trả tiền thuê phương tiện
chuyên chở bản thân và hành lý cần thiết phải mang theo phục vụ cho công tác;
-Bù một phần những khoản phải
chi tiêu thêm ở dọc đường, tốn kém hơn lúc ở cơ quan hay ở nhà, như ăn cơm
hàng, giải khát, trả tiền trọ..v.v;
-Bù một phần hao mòn xe tư nếu
dùng xe tư để đi công tác;
Công tác phí gồm có:
-Phụ cấp tiền tàu xe,
-Phụ cấp đi đường,
-Phụ cấp lưu trú, tạm trú,
-Phụ cấp hao mòn xe tư dùng đi
công tác,
-Dưới đây lần lượt quy định
nguyên tắc thanh toán từng khoản phụ cấp nói trên.
II. PHỤ CẤP TIỀN TÀU XE
Được thanh toán, theo thực chi, tiền
tàu xe và cước phí hành lý được phép mang theo (xe đạp, vật dụng cần thiết cho
công tác ) bằng các phương tiện công cộng của Nhà nước, hoặc đã được Nhà nước
quản lý và quy định giá cước vận chuyển như: xe lửa, xe điện, xe ô tô, xe tắc
xi, canô, tàu thủy, phà, đò ngang.
III. PHỤ CẤP ĐI ĐƯỜNG
Do tình hình đường xá ở miền
xuôi và miền núi khác nhau và để khuyến khích người đi công tác đi khẩn trương,
rút ngắn thời gian đi đường, cách tính phụ cấp đi đường ở miền xuôi so với miền
núi có khác nhau.
A. Cách tính và nguyên tắc thanh toán phụ cấp
đi đường ở miền xuôi
1. Ở miền xuôi, phụ cấp đi đường
tính theo độ dài của chặng đường đã đi và tùy theo loại phương tiện sử dụng,
căn cứ vào bảng giá biểu dưới đây, áp dụng chung cho các loại đường, không phân
biệt đi ban ngày hay ban đêm, không kể cả có ăn cơm trong hay ngoài cơ quan và
cũng không phân biệt chức vụ của người đi công tác (xem ví dụ 1, mục I, phần phụ
lục)
Phương tiện
|
Mức phụ cấp một
kilômét
|
-
Đi bộ
-
Xe đạp (không phân biệt xe công hay xe tư)
-
Mô tô, xe đạp máy (không phân biệt xe công hay xe tư)
-
Canô, tàu thủy: đi biển,
đi sông
-
Xe lửa, xe điện, ô tô công cộng
-
Ô tô cơ quan hoặc do cơ quan thuê (kể cả du lịch và vận tải)
-
Đi xe ngựa, đi thuyền (đò dọc) và các phương tiện khác.
|
0đ45 (bốn xu rưỡi)
0đ02 (hai xu)
0đ01 (một xu)
0đ02 (hai xu)
0đ15(một xu rưỡi)
0đ008 (tám phần mười xu)
0đ007 (bảy phần mười xu)
Hưởng phụ cấp đi đường như quy
định đối với đi bộ; người đi công tác không được thanh toán riêng tiền chuyên
chở (coi như đã nộp trong sổ phụ cấp đi bộ)
|
2. Đi công tác trong một ngày ở
miền xuôi, phải đạt các mức tối thiểu dưới đây mới hưởng phụ cấp đi đường. Phụ
cấp tính kể từ kilomét đầu (xem ví dụ 2,3,4 mục I, phần phụ lục ).
Phương tiện
|
Mức tối thiểu
phải đạt được trong một ngày. Phụ cấp tính từ kilomét đầu
|
Trường hợp đi một
lượt
|
Trường hợp cả
đi và về trong ngày (hoặc các quảng đường đã đi trong ngày cộng lại)
|
-
Đi bộ
-
Xe đạp (công hay tư)
-
Môtô , xe đạp máy (công hay tư)
-
Canô, tàu thủy:
Đi biển
Đi sông
-
Xe lửa, xe điện, ôtô công cộng
-
Ô tô cơ quan hoặc do cơ quan thuê (kể cả du lịch và vận tải)
|
8km
20-
40-
30-
30-
50-
60-
|
12km
30-
60-
45-
45-
75-
90-
|
3. Trường hợp trong một ngày, đi
bằng nhiều loại phương tiện (mức phụ cấp/kilomet khác nhau), nếu mỗi quãng
đường đi bằng các phương tiện khác nhau đều dưới mức tối thiểu, thì chỉ
tính phụ cấp đi đường theo phương tiện đạt được bằng độ dài từ một nữa mức
tối thiểu nói trên trở lên (xem thí dụ 5, 6, 7, mục I, phần phụ lục ).
4. Đi công tác trong phạm vi khu
vực nội thành một thành phố hay trong phạm vi một thị trấn, thị xã ( kể cả từ nội
thị ra ngoại thị ), không được hưởng phụ cấp đi đường, dù các quãng đường đi được
trong ngày cộng lại cao hơn mức tối thiểu quy định.
Riêng ở các thành phố, đi từ nội
thành ra ngoại thành và ngược lại thì cũng được hưởng phụ cấp đi đường như quy
định chung.
B. Cách tính và nguyên tắc thanh toán phụ cấp
đi đường ở miền núi
1. Ở miền núi, phụ cấp đi đường
tính theo chặng đường (do Ủy ban hành chính tỉnh quy định), không kể có ăn cơm
trong hay ngoài cơ quan và cũng không phân biệt đi ban ngày hay ban đêm.
Các định suất phụ cấp đi đường ở
miền núi nói chung, được ấn định như sau:
Vùng thấp.
-Chặng đường đi hết 1 ngày được
phụ cấp 1đ20;
-Chặng đường đi hết ½ ngày
được hưởng phụ cấp 0đ60.
Vùng cao.
-Chặng đường đi hết 1 ngày được
phụ cấp 1đ60;
-Chặng đường đi hết ½ ngày được
phụ cấp 0đ80.
Tuy nhiên, ở vùng cao, nơi nào
có đường sá thuận tiện như ở vùng thấp, thì chỉ tính phụ cấp đi đường theo quy
định suất 1đ20/ngày. Ủy ban hành chính tỉnh quy định những đường nào ở vùng cao
được coi là thuận tiện như ở vùng thấp.
2. Ở miền núi, đi công tác bằng
ngựa tư được tính phụ cấp đi đường theo chặng đường như đi bộ, và người có ngựa
tư không được lĩnh khoản phụ cấp nào khác để chi phí cho ngựa.
3. Ở vùng thấp, đối với những
nơi có điều kiện đi lại thuận tiện như miền xuôi, Ủy ban hành chính các tỉnh miền
núi có thể quyết định cho áp dụng cách tính phụ cấp đi đường của miền xuôi,
nhưng phải báo cho Bộ tài chính biết.
C. Một số quy định áp dụng chung cho cả miền
xuôi và miền núi.
1. Đi công tác từ miền xuôi lên
miền núi (hay ngược lại) thì tính phụ cấp đi đường cho chặng đường từ nơi đi đến
nơi đến cũng như chặng đường về theo cách tính của nơi đi.
Trong thời gian ở địa phương nơi
đến, nếu đi công tác xuống huyện, xã trong địa phương thì tính phụ cấp đi đường
theo cách tính của địa phương (xem thí dụ 8, mục I, phần phụ lục).
2. Đi công tác từng đoàn, nếu có
đem theo người phục vụ nấu ăn, thì không tính phụ cấp đi đường như quy định trên
đây, mà cứ mỗi ngày đi trên đường thì mỗi người trong đoàn được phụ cấp 0đ40 (nửa
ngày 0đ20).
Đi đoàn nhưng không có người phục
vụ đi theo để tổ chức việc ăn uống tập thể ở dọc đường thì đựơc hưởng phụ cấp
đi đường như quy định chung ở trên.
3. Phụ cấp đi đường khi đi lưu động
thường xuyên:
a) CNVC phải lưu động thường
xuyên, tức là mỗi tháng trung bình từ 16 ngày trở lên, để làm công tác
ngoài trụ sở chính trong một khu vực nhất định, xa cơ quan trên 6km nếu
là đi bộ, hoặc đi trên 15km nếu là đi xe đạp, thì mỗi ngày đi lưu động được hưởng
phụ cấp đi đường như sau, không kể có ăn cơm trong hay ngoài cơ quan:
- Ở miền xuôi và vùng miền núi
thấp:
0đ40 một ngày, 0đ20 nửa ngày
- Ở vùng miền núi cao:
0đ80 một ngày, 0đ40 nửa ngày.
Nếu đi công tác bất thường ra
ngoài khu vực nhất định nói trên thì được tính phụ cấp đi đường theo quy định
chung.
Thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp
quy định những người nào trong cơ quan thuộc đối tượng nói trên.
b) CNVC làm công tác lưu động
thường xuyên đã hưởng phụ cấp lưu động, tính theo tỉ lệ phần trăm lương chính
(thí dụ:các đoàn, đội thăm dò địa chất), thì khi đi công tác lưu động thường
xuyên thôi không hưởng phụ cấp đi đường như quy định ở điểm a) trên đây.
4. Phụ cấp đi đêm:
Đi công tác ban đêm, kể cả ở miền
xuôi và ở miền núi, nếu đi từ 3 tiếng trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến
5 giờ sáng, ngoài phần hưởng phụ cấp đi đường, còn được phụ cấp mỗi đêm:
-0đ60 đối với trường hợp đi bộ;
-0đ50 đối với trường hợp đi xe đạp,
mô tô, hay xe đạp máy và đi ngựa (ngựa cưỡi);
-0đ30 đối với trường hợp đi bằng
các phương tiện khác (ô tô, xe lửa)
Riêng công nhân lái xe ô tô của
cơ quan, phải lái xe đi công tác đường dài vào ban đêm như trên thì được hưởng
mức 0đ50 (xem thí dụ 9, mục I, phần phục lục).
5. Phụ cấp đi đường của giao
thông viên cơ quan:
Giao thông viên cơ quan đi liên
lạc thường xuyên trên những chặng đường trong một khu vực nhất định, được hưởng
phụ cấp đi đường như sau:
- Đi bộ
0đ30 cho mỗi 20km
- Đi xe đạp (công hay
tư) 0đ30 cho mỗi 40km
Khoản phụ cấp này được thanh
toán vào cuối tháng, căn cứ vào số kilômét thực tế đã đi từng ngày trong
tháng cộng lại, ngày nào đi ( kể cả đi và về) từ 6km trở xuống (nếu đi bộ) hoặc
15km trở xuống (nếu đi xe đạp) thì không tính (xem thí dụ 10, mục I, phần phụ lục)
Nếu đi công tác bất thường ra
ngoài khu vực nhất định nói trên, thì giao thông viên cơ quan hưởng phụ cấp
đi đường theo quy định chung.
IV. PHỤ CẤP LƯU TRÚ, TẠM TRÚ
Khác với khi đi đường đã hưởng
phụ cấp đi đường nói tại mục III trên đây, trường hợp lưu lại ở nơi đến
công tác hoặc trường hợp bắt buộc phải tạm dừng lại ở một nơi trên dọc đường
đi, mà phải ăn ngủ ở hàng quán, CNVC được hưởng khoản phụ cấp để bù đắp
một phần chi phí về ăn uống và nghỉ trọ, nếu có. Tùy trường hợp, khoản phụ cấp
đó gọi là phụ cấp lưu trú tạm trú quy định như sau:
1. Phụ cấp lưu trú
Nguyên tắc là CNVC đi công tác
nhất thiết phải dựa vào cơ quan nơi đến để có chỗ ăn ở, và cơ quan đó có trách
nhiệm sắp xếp chỗ ăn, ở chu đáo, để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho CNVC và giữ
bí mật công tác. Vì vậy, vấn đề phụ cấp lưu trú không đặt ra mà chỉ riêng có
hai trường hợp sau đây mới được hưởng phụ cấp lưu trú: CNVC từ các tỉnh
khác đến để mua hàng hay tiếp liệu tại các thành phố và thị xã lớn, hoặc đến để
khám bệnh hay điều trị ở Hà nội, ở các bệnh viện khu vực mà phải ở ngoại trú, nếu
không dựa được vào cơ quan (cùng hay khác ngành) tại nơi đến để có chổ ăn, ở
thì được phụ cấp lưu trú mỗi ngày 0đ60 (nửa ngày 0đ30), nếu phải ngủ trọ ở hàng
quán thì được thanh toán tiền trọ theo thực chi, nhưng nhiều nhất cũng không được
quá giá chỉ đạo của mậu dịch: hiện nay là 0đ40 một đêm (đối với quán trọ của hợp
tác xã) hoặc 0đ50 một đêm (đối với nhà trọ của mậu dịch quốc doanh).
Chú ý: Những trường hợp
sau đây không được phụ cấp lưu trú và tiền trọ:
-Đi mua hàng tiếp liệu hoặc đi
khám bệnh, điều trị ở bệnh viện trong phạm vi một tỉnh,
-Cơ quan bố trí được chỗ ăn, ở
nhưng tự ý ra ăn, ở bên ngoài;
-Cửa hàng tiếp liệu hoặc bệnh viện
đã sơ tán về nông thôn.
Mức phụ cấp lưu trú và tiền trọ trên
đây áp dụng thống nhất cho tất cả các địa phương.
Thời gian hưởng phụ cấp lưu trú
mỗi lần nhiều nhất là 4 ngày. Từ ngày thứ năm trở đi, không có phụ cấp lưu trú
nữa, nhưng được hưởng phụ cấp khu vực hoặc chênh lệch về phụ cấp khu vực, theo
như quy định tại Thông tư số 16-TT/LB ngày 11-07-1960 của Liên Bộ Nội vụ-Lao động,
và nếu còn phải nghỉ trọ, thì vẫn được thanh toán tiền trọ như đã nói ở trên.
2. Phụ cấp tạm trú.
a) Đi công tác từ địa phương này
sang địa phương khác, nếu phải dừng lại ở dọc đường vì đợi tàu xe, đò phà, bị
bão lụt, ốm đau, tai nạn hay vì chiến sự.., thì trong thời gian phải dừng lại,
người đi công tác được hưởng phụ cấp tạm trú mỗi ngày 0đ60 (nửa ngày 0đ30).
Nếu có nghỉ trọ ở hàng quán thì
cũng được thanh toán tiền trọ như quy định đối với trường hợp lưu trú
(xem ví dụ 1, mục II, phần phụ lục)
b) Trong một ngày mà phải dừng lại
nhiều lần, được cộng các thời gian bị dừng để tính phụ cấp tạm trú.
- Cứ 4 tiếng trở lên được
tính nửa ngày phụ cấp (0đ30);
- Cứ 8 tiếng trở lên được
tính một ngày phụ cấp (0đ60);
c) Đi công tác từng đoàn có đem
theo người phục vụ nấu ăn, không hưởng phụ cấp tạm trú, nhưng được thanh toán
tiền trọ (nếu có) theo quy định chung.
d) Về công tác ở nông thôn, đi từ
xã này sang xã khác, không được tính phụ cấp tạm trú.:
Ở những nơi vì tình hình phòng
không nên có chặng đường chỉ đi được ban đêm, ban ngày phải nghỉ, thì thời gian
nghỉ lại ban ngày không kể là tạm trú (xem ví dụ 2, mục II, phần phụ lục).
V. PHỤ CẤP HAO MÒN XE TƯ DÙNG
ĐI CÔNG TÁC
CNVC các cơ quan; xí nghiệp
không kể trong hay ngoài biên chế, khi dùng xe đạp tư, xe mô tô hay xe đạp máy
tư (kể cả trường hợp mượn xe của người khác) để đi công tác, đều mượn phụ cấp
hao mòn xe theo quy định dưới đây:
1. Phụ cấp hao mòn xe đạp tư.
a) Trường hợp dùng xe không
thường xuyên :
- CNVC công tác tĩnh, thỉnh thoảng
mới dùng xe đạp tư để đi công tác, nếu một ngày đi trên 10 km ( kể cả đi và về),
thì được hưởng phụ cấp hao mòn xe theo các mức như sau, tính từ kilômét đầu:
đường nhựa
(loại 1):
0đ015 một km
đường đá , đất
(loại
2):
0đ025 -------
đường khu vực muối và miền
núi(loại 3) 0đ03 -------
-Việc phân loại đường trong từng
địa phương do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố quy định.
-Đi công tác từng đợt nhiều ngày
liền, được cộng tất cả số kilômét đã đi trong thời gian đó để tính phụ cấp
hao mòn xe , mặc dù có ngày đi không quá 10 km.
-Đi trên loại đường nào, thì
tính phụ cấp hao mòn xe theo mức phụ cấp kilômét của từng loại đường đó ( xem
thí dụ 1, mục III phần phụ lục).
b) Trường hợp dùng xe thường
xuyên:
- CNVC thuộc loại lưu động, nội
dung công tác ổn định, tháng nào cũng dùng xe đạp đi công tác và đạt một
mức kilômét trung bình nhất định, được hưởng phụ cấp hao mòn xe khoán
tháng, căn cứ vào giá biểu chung dưới đây để tính :
Loại đường
|
Mức phụ cấp
tháng (từ 70 km đến 100 km đầu)
|
Được tính thêm
cho mỗi 50 km đi tiếp theo
|
Loại 1
-
2
-
3
|
1đ00
1đ70
2đ00
|
0đ50
0đ80
1đ00
|
Chú thích:
Không đặt mức phụ cấp tháng cho những
trường hợp đi dưới mức trung bình 70km, trong một tháng : đối với các trường hợp
này, phụ cấp hao mòn xe vẫn tính theo số kilômét thực tế đã đi như quy định ở
điểm a).
Về phần tính thêm cho mỗi 50 km
đi tiếp theo sau, các ngành và các đại phương có thể quy định các mức phụ cấp
cho những trường hợp đi lẻ chưa đến 50 km, nhưng phải thấp hơn mức phụ cấp
chung ấn định trong biểu giá (thí dụ : theo giá biểu, đi 150 km trên đường loại
2 được phụ cấp 1đ70 + 0đ80 =2đ50 mỗi tháng, nên đối với các trường hợp đi trung
bình 120 km, 130 km….thì chỉ được quy định khoảng 2đ, 2đ20…).
Hàng tháng, thường phải đi trên
loại đường nào nhiều nhất, thì quy định tiền phụ cấp tháng theo mức phụ cấp/km
của loại đường đó cho giản tiện (không tính riêng từng loại đường rồi gộp lại để
định mức phụ cấp tháng) (xem thí dụ 2, mục III, phần phụ lục);
Đã hưởng phụ cấp tháng có tính
chất cố định thì dù mỗi tháng mức kilômét thực tế đã đi có hơn kém đôi chút
(trên dưới 50km) cũng không phải định mức lại; trừ các trường hợp sau đây:
-Lúc đầu nhận định chưa sát,
-Trong tháng có ghi chép đầy đủ
hoặc nghỉ ốm lâu ngày,
-Trong tháng có đi công tác thêm
các chặng đường ngoài khu vực hoạt động thường xuyên, do đó làm tăng hoặc giảm
nhiều mức kilômét trung bình đã dùng làm cơ sở để định mức phụ cấp tháng (xem
thí dụ 3, mục III, phần phụ lục).
Trong bất kỳ trường hợp nào, người
có xe đạp tư dùng đi công tác cũng không được vừa hưởng phụ cấp tháng, vừa lĩnh
phụ cấp tính theo số kilômét thực tế của mỗi lần đi.
Riêng đối với trường hợp đang hưởng
phụ cấp tháng mà có tháng bất thường phải đi các chặng đường xa, thì tháng đó
thôi không lĩnh phụ cấp tháng, mà được tính phụ cấp theo số kilômét thực tế đã
đi như quy định ở điểm a) (xem thí dụ 4, mục III, phần phụ lục)
-Đối với CNVC mà nội dung công
tác không ổn định, có tháng đi nhiều, có tháng đi ít, không thể tìm ra căn cứ để
tính khoản phụ cấp tháng như trên, thì căn cứ vào số kilômét thực tế đã đi mỗi
tháng để tính phụ cấp hao mòn xe như quy định ở điểm a).
c) Dùng xe đạp tư đi công tác
trên chặng đường có xe lửa hoặc ô tô công cộng.
Trường hợp tiền phụ cấp đi đường
và phụ cấp hao mòn xe cộng lại mà không bằng số tiền được thanh toán nếu đi xe
lửa hoặc ô tô công cộng (bao gồm phụ cấp đi đường, vé người và cước phí xe đạp
tư, nếu cơ quan cho mang theo xe đạp), thì người đi công tác được hưởng phụ cấp
tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đi xe lửa hoặc ôtô công cộng (xem thí dụ 5,
mục III, phần phụ lục).
Quy định này không áp dụng đối với
trường hợp đã hưởng phụ cấp hao mòn xe khoán tháng (vì tính toán phức tạp mà số
tiền được lĩnh thêm không đáng bao nhiêu).
d) Thường xuyên dùng xe đạp
tư để chuyên chở hàng hóa hoặc các vật dụng của cơ quan, xí nghiệp trong khi đi
công tác.
CNVC làm nhiệm vụ thường xuyên
chuyên chở hàng hóa hoặc các vật dụng của cơ quan, xí nghiệp bằng xe đạp tư,
ngoài phần hưởng phụ cấp hao mòn xe quy định tại điểm bổ túc văn hóa) trên đây,
còn được phụ cấp thêm:
-Nếu chở nặng từ 15kg đến
30kg:30% mức phụ cấp tháng,
-Nếu chở nặng trên 30kg: 40% mức
phụ cấp tháng (xem thí dụ 6, mục III, phần phụ lục).
Trường hợp chuyên chở bất thường
từng chuyến một thì không tính phần phụ cấp thêm về hao mòn xe.
2. Phụ cấp hao mòn xe môtô
(hoặc xe đạp máy) tư.
a) Cán bộ từ chuyên viên 2, chủ nhiệm
các công ty thương nghiệp cấp I, trưởng, phó ty, Giám đốc xí nghiệp loại 1, loại
2, giám đốc bệnh viện tỉnh trở lên, có xe môtô, xe đạp máy tư dùng đi công tác,
được hưởng phụ cấp hao mòn xe (phụ cấp này đã có bao gồm cả tiền xăng, dầu)
tính theo kilômét, không phân biệt loại đường sau:
Đi trong thành phố, thị xã và
các vùng lân cận:
- mô
tô
: 0đ055 một kilômét
- xe đạp máy :
0đ04 ---
Tiền phụ cấp nói trên được thanh
toán sau mỗi tháng, căn cứ vào số kilômét thực tế đã đi trong tháng, không có
chế độ phụ cấp khoán hàng tháng như đối với người đi xe đạp.
Đi ra ngoài thành phố, thị
xã:
Mỗi lần đi công tác xa (ngoài
thành phố, thị xã): từ 40km trở lên một lượt, hoặc từ 60km trở lên cả đi lẫn về,
được tính phụ cấp hao mòn xe theo mức sau đây:
-
môtô
0đ065 một km
- xe đạp máy 0đ05
----
Đi ra ngoài thành phố, thị xã, nếu
xe có đèo theo người cùng đi công tác, thì phụ cấp được tăng thêm 0đ015/km cho
mỗi loại xe (xem thí dụ 7, mục III, phần phụ lục).
Nếu đi ra ngoài thành phố, thị
xã nhưng chưa đạt các mức kilômét nói trên, thì hưởng phụ cấp hao mòn xe theo mức
quy định như đi trong thành phố, thị xã.
b) Đối với những cán bộ, nhân
viên khác, dưới các chức vụ nói ở điểm a), trong trường hợp khẩn cấp mà dùng xe
môtô hay xe đạp máy tư đi công tác ra ngoài thành phố, thị xã (để khỏi phải
dùng xe ôtô của cơ quan), do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp quyết định, thì cũng
được hưởng phụ cấp hao mòn xe môtô theo mức quy định ở trên.
Nếu không được thủ trưởng duyệt
thì hưởng phụ cấp hao mòn xe như trường hợp dùng xe đạp.
VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thể thức ứng trước và
thanh toán tiền công tác phí.
-Tùy theo độ dài chặng đường và
thời gian đi trên đường, CNVC đi công tác được ứng trước tiền mua vé tàu xe và
một phần phụ cấp đi đường.
Nói chung, không ứng trước tiền
phụ cấp hao mòn xe tư mà chờ khi người đi công tác về sẽ thanh toán theo thực tế.
Tuy nhiên, đối với trường hợp đi xa và lâu ngày, có thể xét và ứng trước một phần
phụ cấp hao mòn xe (để người đi công tác có điều kiện thuê sửa chữa ở dọc đường
khi cần thiết).
-Sau mỗi lần đi công tác, khi trở
về cơ quan, người đi công tác nộp giấy đi đường và các chứng từ cần thiết (vé
tàu xe, biên lai tiền trọ, bản tự kê khai…) để cơ quan thanh toán tiền công tác
phí theo như chế độ đã quy định.
2. Chứng nhận và tự khai.
- Giấy đi đường (theo mẫu
kèm) là cơ sở để thanh toán các khoản phụ cấp cho công nhân, viên chức khi đi
công tác.
(Chú ý: Để tiết kiệm giấy,
cần sử dụng hết các giấy đi đường sẵn có in theo mẫu cũ. Sau này, nếu phải in thêm
giấy mới, sẽ theo mẫu quy định trong thông tư này.)
Các cơ quan nơi đi, nơi đến có
trách nhiệm ghi đầy đủ những điểm cần thiết vào giấy đi đường (ngày, giờ đi, đến,
phương tiện sử dụng, độ dài chặng đường, định suất phụ cấp đi đường được hưởng
nếu là ở miền núi, đi trên loại đường nào nếu có dùng xe đạp tư..), ký tên và
đóng dấu chứng nhận, để làm căn cứ thanh toán. Đối với cơ quan nơi đi, việc chứng
nhận trên giấy đi đường nên giao cho cấp phụ trách trực tiếp quản lý cán bộ đi
công tác (như trưởng, phó phòng…) chịu trách nhiệm ghi để sát với tình hình thực
tế.
- Trường hợp phải tạm trú trên dọc
đường, nếu không tiện xin chứng nhận thì người đi công tác cần ghi
rõ và cơ quan sẽ căn cứ vào sự kê khai tự giác của công nhân, viên chức mà xét
thanh toán.
- Đối với công nhân, viên chức
có xe đạp tự dùng đi công tác (kể cả những đối tượng có môtô, xe đạp máy tư,
nhưng không thuộc diện hưởng chế độ phụ cấp hao mòn xe môtô ), các Bộ, Tổng cục..
và Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố, căn cứ vào chế độ chung mà hướng
dẫn cụ thể việc nhận xét để tính toán định mức phụ cấp tháng cho người dùng xe
thường xuyên mà nội dung công tác ổn định, đồng thời quy định thể thức theo
dõi, chứng nhận kilômét đã đi mỗi tháng của những người không thuộc loại nói
trên. Hướng dẫn chung là nên tiến tới định mức phụ cấp tháng cho tất cả những
người có xe đạp tư dùng thường xuyên trong công tác, để đỡ phức tạp việc
theo dõi, kê khai, chứng nhận và thanh toán.
- Đối với cán bộ được hưởng chế
độ phụ cấp hao mòn xe môtô, khi dùng xe môtô, xe đạp máy tư đi công tác
cũng cần kê khai đầy đủ số kilômét đã đi sau mỗi lần đi công tác, hoặc sau mỗi
tháng (nếu đi các chặng đường ngắn trong thành phố, thị xã…) để tiện việc thanh
toán phụ cấp hao mòn.
3. Quyết toán.
Các khoản phụ cấp cho công nhân,
viên chức đi công tác được thanh toán vào mục IX - công tác phí của ngân sách,
trừ trường hợp đi mua hàng tiếp liệu, đi tiếp phẩm, chuyên chở hàng hóa cho cơ
quan, xí nghiệp, thì chi phí về tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, phụ cấp hao mòn
xe tư, đều tính vào giá thành hoặc phí lưu thông, chứ không do ngân sách gánh
chịu, do đó không thanh toán vào mục công tác phí của ngân sách.
Để tiện việc thống kê tài chính
và giúp cho việc nghiên cứu xây dựng định mức tiêu chuẩn chỉ tiêu, trong sổ
“chi tiết chi dự toán” của các đơn vị hành chính sự nghiệp, về mục công tác
phí, nên ghi cụ thể những chi tiết nhỏ: phụ cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường
(gồm cả phụ cấp lưu trú, tạm trú, tiền trọ, phụ cấp đi đêm) và phụ cấp hao mòn
xe tư.
4. Phạm vi thi hành.
Chế độ công tác phí này áp dụng
cho tất cả các cơ quan hành chính sự nghiệp, các xí nghiệp kinh doanh, sản xuất
(kể cả các xí nghiệp công tư hợp doanh đã thi hành thống nhất chế độ
tiền lương như xí nghiệp quốc doanh) từ cấp huyện trở lên.
Đối với các ngành công tác có
tính chất đặc biệt như nhân viên lưu động của ngành bưu điện, công nhân lái xe
ô tô của ngành giao thông vận tải, công nhân viên làm việc trên đầu máy và các
đoàn tàu của ngành đường sắt, nhân viên làm nhiệm vụ tuần tra trên sông, biển của
ngành công an, các đoàn nghiên cứu, thăm dò, khảo sát của các ngành thủy sản, địa
chất v.v... thì các ngành chủ quản có thể dựa vào chế độ chung này mà có quy định
riêng thích hợp với tính chất công tác của ngành mình, nhưng phải được Bộ Tài chính
thỏa thuận trước khi ban hành.
Thông tư này thi hành từ ngày
01-02-1968, các trường hợp đi công tác trước ngày 01-02-1968 đều thanh toán phụ
cấp đi đường theo chế độ cũ.
Thông tư này hủy bỏ và thay thế
những văn bản trước đây của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí ở trong
nước.
Thông tư này không áp dụng đối với
các trường hợp CNVC đi khám bệnh hay điều trị (trừ phần nói về phụ cấp lưu
trú), đi nghỉ phép hoặc thôi việc đi về quê quán (kể cả nghỉ việc vì mất sức
lao động và về hưu), mà sẽ có quy định riêng.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Văn Bính
|