VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
109/TB-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2007
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
CÔNG CHỨC 04 VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2010
Thực hiện Đề án "Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức 4 Văn phòng Trung ương giai đoạn 2006-2010" được
Lãnh đạo 04 Văn phòng phê duyệt tháng 12/2006, ngày 24/4/2007, Phó Chủ nhiệm
Thường trực Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị công tác
đào tạo của 04 Văn phòng (Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn
phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ) để quán triệt và thống nhất các nội
dung, biện pháp, phân công nhiệm vụ cho từng cơ quan trong việc phối hợp thực
hiện Đề án trong năm 2007 và giai đoạn 2006-2010.
Tham dự Hội nghị có các đồng
chí:
- Đ/c Hồ Mẫu Ngoạt, Phó Chánh
Văn phòng Trung ương Đảng;
- Đ/c Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ
nhiệm Văn phòng Quốc hội;
- Đ/c Giang Sơn, Phó Chủ nhiệm
Văn phòng Chủ tịch nước;
- Đ/c Chu Văn Yêm, Vụ trưởng Vụ
TCHC Văn phòng Chủ tịch nước;
- Đ/c Nguyễn Văn Tâm, Vụ trưởng
Vụ TCCB Văn phòng Chính phủ;
- Đ/c Nguyễn Thế Nhị, Phó Vụ trưởng
Vụ TCCB VPTW Đảng;
- Đ/c Hoàng Thị Kim Yến, Phó Vụ
trưởng Vụ TCCB VP Quốc hội;
- Đại diện Lãnh đạo các Vụ, Cục
Văn phòng Chính phủ: Vụ Hành chính, Vụ Tổng hợp, Cục Quản trị-Tài vụ và các
chuyên viên theo dõi về công tác đào tạo của 04 Văn phòng.
Sau khi đồng chí Nguyễn Xuân
Phúc, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tóm tắt nội dung Đề án, đại diện lãnh đạo
04 Văn phòng và các đại biểu tham dự Hội nghị đã thảo luận thống nhất các nội
dung cần tập trung đào tạo, bổi dưỡng cho cán bộ, công chức 04 Văn phòng và
phân công đơn vị chủ trì các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn
2006-2010 như sau:
1. Đào tạo kiến
thức về quản lý hành chính nhà nước
Tổ chức đào tạo theo chương
trình chuẩn về ngạch, bậc do Bộ Nội vụ và Học viện Hành chính quốc gia quy định,
bảo đảm 100% công chức đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, bậc theo quy định, phấn đấu đến
năm 2010 nâng tỷ lệ các ngạch chuyên viên cao cấp từ 30-50%, chuyên viên chính
là 20-30% và chuyên viên là 20%.
Hội nghị thống nhất phân công
Văn phòng Chính phủ phối hợp với Văn phòng Quốc hội chủ trì thực hiện chương
trình này.
2. Đào tạo lý
luận chính trị
Phấn đấu mục tiêu 100% công chức
lãnh đạo cấp Vụ, Trưởng phòng, Phó phòng có trình độ cao cấp lý luận chính trị
trở lên vào năm 2010, bồi dưỡng lý luận chính trị (trình độ cao cấp, trung cấp)
và các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về lý luận chính trị cho công chức các ngạch
chuyên viên chính, chuyên viên và cán sự. Phối hợp tổ chức các lớp nghiên cứu,
học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Đảng ủy Khối
I các cơ quan Trung ương, tổ chức các buổi cập nhật tình hình chính trị, thời sự
trong và ngoài nước cho cán bộ, công chức và đảng viên.
Qua khảo sát trình độ lý luận
chính trị của cán bộ, công chức 04 Văn phòng, nhu cầu đặt ra cần mở từ 2-3 lớp
đào tạo trình độ lý luận chính trị cao cấp trong năm 2007, 2008, nội dung đào tạo
cần đổi mới và bổ sung một số nội dung đặc thù phù hợp cho các cán bộ, công chức
của 04 Văn phòng.
Hội nghị thống nhất phân công
Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì thực hiện chương trình trên.
3. Đào tạo ngoại
ngữ, tin học và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế
Phấn đấu đến năm 2010, đào tạo
và đào tạo lại cho 100% cán bộ có trình độ B về tin học, ngoại ngữ trở lên,
trong đó có 10-15% có trình độ cử nhân ngoại ngữ và tương đương, chủ động phối
hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng các chương trình tiếng Anh dành cho CB, CC bốn
Văn phòng theo một số nội dung như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, soạn thảo
văn bản, đàm phán và hội họp. Đào tạo ứng dụng quản trị, vận hành và khai thác
mạng thông tin cho 100% công chức có nhiệm vụ liên quan tới thực hiện các đề án
tin học hóa quản lý văn phòng (triển khai các chương trình tin học ứng dụng phục
vụ quản lý, điều hành của 04 Văn phòng), trong đó, phấn đấu đạt tỷ lệ trung
bình 5% công chức có trình độ kỹ sư tin học.
Đào tạo, bồi dưỡng cho trên 50%
cán bộ, công chức các kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có
10% được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này, đây là nội dung mới nhằm đáp ứng
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nghị thống nhất phân công
Văn phòng Quốc hội chủ trì phối hợp với các Văn phòng để thực hiện chương trình
đào tạo, bồi dưỡng trên.
4. Đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ
Tập trung nội dung đào tạo, bồi
dưỡng theo các chuyên đề như: Năng lực phân tích, hoạch định chính sách; vấn đề
xử lý mối quan hệ tương tác giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; mô
hình các thiết chế; kiến thức về nền quản trị quốc gia hiện đại; quy trình chuẩn
về lập pháp (chủ yếu là sự tham gia của Chính phủ, Quốc hội trong quy trình
này)... Mời chuyên gia trong nước và nước ngoài, lãnh đạo các Cơ quan và các
chuyên gia có kinh nghiệm của 04 Văn phòng tham gia làm báo cáo viên.
Từng cơ quan chủ động nghiên cứu
áp dụng cơ chế hỗ trợ kinh phí đào tạo nhằm khuyến khích, động viên cán bộ,
công chức học sau đại học (trong và ngoài nước), phấn đấu công chức có trình độ
trên đại học đạt tỷ lệ từ 20-30% trở lên vào năm 2010. Tạo điều kiện cho công
chức ngạch cán sự và nhân viên đăng ký tham gia các chương trình đào tạo đại học,
có chính sách sử dụng khi có nhu cầu và đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn các ngạch
công chức.
Hội nghị thống nhất phân công
Văn phòng Chính phủ phối hợp với Văn phòng Quốc hội chủ trì thực hiện chương
trình này.
5. Đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ công tác Văn phòng
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
công tác Văn phòng đạt tỷ lệ từ 30%-50% trong tổng số cán bộ, công chức, trong
đó xác định đối tượng phù hợp để cử đi đào tạo trình độ cử nhân Văn phòng; tổ
chức tập huấn kỹ năng soạn thảo văn bản cho trên 30% số cán bộ, công chức.
Hội nghị thống nhất phân công
Văn phòng Chính phủ chủ trì phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng thực hiện
chương trình trên.
6. Đào tạo, bồi
dưỡng ở nước ngoài
Chú trọng công tác nghiên cứu, học
tập kinh nghiệm của nước ngoài, nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức đáp ứng mục
tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước chính quy, hiện đại; hàng năm, cử cán bộ,
công chức đi đào tạo bồi dưỡng theo các chương trình khung do Bộ Nội vụ tổ chức,
mỗi năm chủ động tổ chức ít nhất một đoàn cán bộ, công chức của 04 Văn phòng ra
nước ngoài học tập nghiên cứu; năm 2007, dự kiến vào quý III hoặc quý IV, sẽ tổ
chức một đoàn đi nước ngoài khảo sát, học tập kinh nghiệm.
Hội nghị thống nhất phân công
Văn phòng Quốc hội chủ trì với sự phối hợp của các Văn phòng thực hiện chương
trình này
7. Thực hiện
các quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc hàng năm đối với cán bộ,
công chức, theo đó, thời gian đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc hàng năm quy định cho
công chức hành chính là 80 giờ (tương đương 10 ngày làm việc); nội dung tập
trung đào tạo, bồi dưỡng là: phổ biến, quán triệt chế độ, chính sách mới liên
quan đến hoạt động của ngành, lĩnh vực; kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ
năng và kinh nghiệm hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Ngoài những nội dung cơ bản đã
được Hội nghị thống nhất trên đây, các đại biểu đều nhất trí: hàng năm cần tổ
chức sơ kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để đúc rút kinh nghiệm,
bổ sung các số liệu, thông tin về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của 04
Văn phòng, trên cơ sở đó, điều chỉnh chương trình, kế hoạch, nội dung, đối tượng,
hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp và đề ra kế hoạch thực hiện cho năm
sau.
Giao nhiệm vụ cho Tổ công tác được
thành lập theo Quyết định số 480/QĐ-VPCP ngày 20/4/2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ, căn cứ vào nội dung của Đề án và nhu cầu thực tế về đào tạo,
bồi dưỡng CBCC của 04 Văn phòng để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm chậm
nhất vào tháng 7 năm trước để làm kế hoạch ngân sách đào tạo, bồi dưỡng năm
sau. Tổ công tác có trách nhiệm thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức
cán bộ của các Văn phòng để tham mưu cho lãnh đạo 04 Văn phòng triển khai và tổ
chức thực hiện các nội dung Đề án.
Đề nghị lãnh đạo Văn phòng Trung
ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ
quan tâm, chỉ đạo.
Nơi nhận:
- Chủ nhiệm VP TWĐảng (để b/c);
- Chủ nhiệm VP Quốc hội (để b/c);
- Chủ nhiệm VP Chủ tịch nước (để b/c);
- BT, CN Văn phòng Chính phủ(để b/c);
- Vụ TCCB các VP: QH, TW Đảng,Chủ tịch nước, VPCP;
- Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc VPCP;
- Lưu: VT, TCCB(5), ĐD70
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Xuân Phúc
|