Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 899/QĐ-TTg 2017 Giáo dục nghề nghiệp Việc làm An toàn lao động

Số hiệu: 899/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 20/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Năm 2020: 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS sẽ đi học nghề

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, đặt ra nhiều mục tiêu về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020, như là:

-  Hướng nghiệp cho ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học giáo dục nghề nghiệp.

-  Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp cho khoảng 1,35 triệu người (trong đó 5% đạt ở các cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN).

-  Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường dạy nghề.

-  Đầu tư đồng bộ cho khoảng 100 nghề trọng điểm.

 - Hỗ trợ đào tạo trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù cho 8.800 lao động để đưa 6.200 người đi làm việc nước ngoài.

Xem chi tiết 03 Dự án thành phần (Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Phát triển thị trường lao động và việc làm; Tăng cường an toàn, vệ sinh lao động) nằm trong Chương trình mục tiêu tại Quyết định 899/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ ngày 20/6/2017).

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 899/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - VIỆC LÀM VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Thực hiện Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Thực hiện Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020 gồm các nội dung chính sau đây:

I. Tên Chương trình và cơ quan quản lý Chương trình:

1. Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Chương trình).

2. Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

II. Mục tiêu của Chương trình:

1. Mục tiêu tổng quát: Hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp; thúc đẩy phát triển thị trường lao động; nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động; tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động, an toàn, vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy việc làm bền vững gắn với tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và phòng ngừa tai nạn lao động.

2. Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

a) Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường nghề theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 và khoảng 30 trường chuyên biệt đủ điều kiện đào tạo cho một số nghề trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế biển và các đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội trú, người khuyết tật.

b) Đầu tư đồng bộ khoảng 100 nghề trọng điểm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bảo đảm đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp ở các cấp độ.

c) Hỗ trợ đào tạo trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù cho khoảng 8.800 lao động để đưa khoảng 6.200 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

d) Tư vấn chính sách việc làm và học nghề trong đó 45% đến 50% số người lao động đến các Trung tâm dịch vụ việc làm được giới thiệu việc làm và 70% trong số đó có kết nối việc làm thành công.

đ) Giảm trung bình hằng năm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong một số ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (khai khoáng, xây dựng, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất và một số ngành, nghề khác).

e) Hỗ trợ thí điểm cho 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động (OHSAS 18001, SA 8000,...) và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.

III. Phạm vi, đối tượng của Chương trình

1. Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi toàn quốc để triển khai các hoạt động nâng cao năng lực bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phát triển thị trường lao động, việc làm; ngành nghề, doanh nghiệp, làng nghề trọng điểm, có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường lao động.

2. Đối tượng thực hiện Chương trình: Các bộ, ngành, địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ để thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình.

IV. Thời gian thực hiện Chương trình: từ năm 2016 đến năm 2020.

V. Kinh phí thực hiện Chương trình:

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 14.024 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 15,520 tỷ đồng), trong đó:

1. Ngân sách trung ương:

a) Vốn đầu tư phát triển 484 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.980 tỷ đồng);

b) Vốn sự nghiệp: 8.075 tỷ đồng.

2. Ngân sách địa phương:

a) Vốn đầu tư phát triển: 1.930 tỷ đồng;

b) Vốn sự nghiệp: 1.370 tỷ đồng.

3. Vốn ODA: 625 tỷ đồng.

4. Vốn huy động khác 1.540 tỷ đồng.

VI. Các dự án thành phần thuộc Chương trình:

1. Dự án 1: “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”

a) Mục tiêu của Dự án

* Mục tiêu chung: Hỗ trợ đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục nghề nghiệp về cơ chế chính sách; hoạt động đào tạo dựa trên chuẩn năng lực, chuẩn đầu ra; các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động và hội nhập với các quốc gia tiên tiến trong khu vực ASEAN và thế giới.

* Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Góp phần thực hiện mục tiêu hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp cho khoảng 1,35 triệu người (trong đó khoảng 5% đạt ở các cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia) đáp ng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập;

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường nghề theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 và khoảng 30 trường chuyên biệt đủ điều kiện để đào tạo cho một số nghề trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế biển và các đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội trú, người khuyết tật.

- Đầu tư đồng bộ cho khoảng 100 nghề trọng điểm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bảo đảm đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp ở các cấp độ.

- Tổ chức thông tin, truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp về giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm đáp ứng thị trường lao động để phân luồng, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở đi học giáo dục nghề nghiệp.

- Hỗ trợ đào tạo trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù cho khoảng 8.800 lao động để đưa khoảng 6.200 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

b) Phạm vi, đối tượng thực hiện:

* Phạm vi: Dự án được thực hiện trong phạm vi toàn quốc.

* Đối tượng thực hiện: Các bộ, ngành, địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ để thực hiện các hoạt động của Dự án.

c) Nhiệm vụ và nội dung chủ yếu:

* ng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020

- Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin để phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 50% cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ cho công tác quản lý, hoạt động dạy và học nghề; có ít nhất 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy và học nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN, quốc tế và ứng dụng đào tạo trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp; có ít nhất 60% chương trình, giáo trình của các nghề đào tạo được số hóa và lưu trữ bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với thực tiễn của nghề. Cụ thể:

+ Xây dựng, nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu; Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Đầu tư phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa, hệ thống thiết bị mô phỏng, thiết bị thực tế ảo và các phần mềm mô phỏng thiết bị dạy học thực tế ảo.

+ Xây dựng, đầu tư các hệ thống hỗ trợ hoạt động dạy và học trong giáo dục nghề nghiệp: Hệ thống đào tạo trực tuyến; hệ thống thư viện điện tử; cơ sở dữ liệu các sự cố kỹ thuật tại một số nghề trọng điểm phục vụ trong đào tạo; hệ thống hỗ trợ các hoạt động dạy học trong giáo dục nghề nghiệp và thực hiện số hóa các chương trình, giáo trình, học liệu, bài giảng điện tử, bài giảng mô phỏng, tài liệu khoa học về giáo dục nghề nghiệp.

+ Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong hoạt động đánh giá kỹ năng nghề; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong hoạt động kiểm định và bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu, chỉ số thống kê và khai thác thông tin, dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp; Nâng cấp, xây dựng các phần mềm phục vụ quản lý, khai thác, phân tích dự báo cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp và hệ thống thông tin giáo dục nghề nghiệp; Xây dựng cổng thông tin tích hợp cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tuyển dụng lao động và theo suốt quá trình làm việc, học tiếp; Xây dựng hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

* Htrợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

Htrợ đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về cơ sở vật chất và trang thiết bị để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong điều kiện hiện nay, cụ thể:

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường nghề theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 để đạt tiêu chí trường chất lượng cao.

- Htrợ đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho 05 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật; các khoa Sư phạm giáo dục nghề nghiệp trong các trường cao đẳng và Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp để đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp trình độ đại học, cao đẳng; Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp.

- Hỗ trợ đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt để đào tạo cho một số nghề trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế biển và các đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội trú, người khuyết tật.

- Htrợ đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường được lựa chọn đầu tư nghề trọng điểm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Hỗ trợ đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho phòng thí nghiệm công nghệ cao, trung tâm công nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm trong một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

* Chuẩn hóa, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

- Về đội ngũ giáo viên giáo dục nghề nghiệp

+ Xây dựng 03 chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp theo năng lực thực hiện cho 03 cấp trình độ (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng).

+ Bồi dưỡng chuẩn hóa nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp cho khoảng 20.000 giáo viên.

+ Tổ chức bồi dưỡng về đào tạo theo tín chỉ; biên soạn giáo án và tổ chức giảng dạy tích hợp; tổ chức đào tạo và đánh giá theo năng lực thực hiện; kỹ năng mềm cho khoảng 15.000 giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp.

+ Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn các cấp độ quốc tế, khu vực, cụ thể:

. Nhận chuyển giao 40 bộ chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của nước ngoài.

. Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cho khoảng 1.000 giáo viên dạy các nghề nhận chuyển giao,

. Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho khoảng 6.000 giáo viên dạy các nghề trọng điểm quốc tế và khu vực.

. Đào tạo 600 giáo viên hạt nhân của các trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, giáo viên các khoa Sư phạm ở nước ngoài để đào tạo nhân rộng của 40 chương trình bồi dưỡng giáo viên được nước ngoài chuyển giao trong giai đoạn 2016 - 2020.

+ Đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn quốc gia:

. Xây dựng 100 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên, giảng viên.

. Bồi dưỡng kỹ năng nghề và tổ chức kiểm tra, đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho khoảng 15.000 giáo viên, giảng viên.

. Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho khoảng 6.000 giáo viên dạy các nghề được đầu tư trọng điểm cấp độ quốc gia.

. Xây dựng 100 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng công nghệ mới cho giáo viên, giảng viên.

. Tổ chức bồi dưỡng công nghệ mới cho khoảng 10.000 lượt giáo viên, giảng viên.

+ Nghiên cứu xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho khoảng 4.000 giảng viên trong các cơ sở nghiên cứu và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đó ưu tiên giảng viên ở các trường được đầu tư thành trường chất lượng cao.

- Về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp:

Đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, nhằm hình thành đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp có tính chuyên nghiệp, hiệu quả:

+ Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp cho 12.000 lượt cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

+ Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao trình độ ngoại ngữ ở trong nước và nước ngoài cho khoảng 300 cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, quản lý khoa học cho khoảng 3.000 lượt cán bộ quản lý, nghiên cứu viên, giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó ưu tiên thực hiện tại các trường được lựa chọn đầu tư thành trường nghề chất lượng cao theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đào tạo và bồi dưỡng cho 2.500 lượt cán bộ quản lý thiết bị tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,

* Phát triển chương trình, đào tạo thí điểm, xây dựng danh mục thiết bị, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo giáo dục nghề nghiệp

- Về phát triển chương trình:

+ Chuyển giao 20 bộ chương trình, giáo trình từ nước ngoài cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Xây dựng quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ trung cấp, cao đẳng ở 300 nghề phổ biến.

+ Xây dựng chương trình 06 môn học chung.

+ Xây dựng 30 bộ chương trình tiếng Anh chuyển ngành cho nhóm nghề cấp độ quốc gia, quốc tế.

+ Nghiên cứu quy trình, phương pháp phát triển chương trình giáo dục nghề nghiệp theo mô đun, tín chỉ; nghiên cứu, xây dựng thí điểm 05 chương trình trọng điểm cấp độ quốc gia ở 05 lĩnh vực phổ biến.

- Về tổ chức thí điểm đào tạo cho sinh viên của các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế theo chương trình chuyển giao và cấp bằng của nước ngoài (bao gồm thuê giảng viên, chuyên gia nước ngoài hướng dẫn triển khai đào tạo thí điểm và tổ chức thi tốt nghiệp): Đào tạo thí điểm 2.750 sinh viên trình độ cao đẳng cho 34 nghề trọng điểm cấp đệ quốc tế theo 34 bộ chương trình đã được chuyn giao từ nước ngoài giai đoạn 2011 - 2015 và 1.500 sinh viên trình độ cao đẳng cho 20 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020.

- Về xây dựng danh mục thiết bị đào tạo; định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo và tiêu chuẩn cơ sở vật chất:

+ Xây dựng và ban hành 300 bộ danh mục thiết bị đào tạo;

+ Xây dựng và ban hành 300 bộ định mức kinh tế-kỹ thuật trong đào tạo;

+ Xây dựng và ban hành 50 bộ tiêu chuẩn cơ sở vật chất;

* Phát triển hoạt động kiểm định và bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp

- Xây dựng ngân hàng đề thi (300 đề thi) phục vụ đánh giá cấp thẻ; Tổ chức đánh giá cấp thẻ cho 2.000 kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Đào tạo, bồi dưỡng cho 1.000 kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bảo đảm chất lượng cho 2.600 lượt cán bộ, giáo viên, giảng viên tại các trường cao đẳng, trung cấp.

- Hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp (200 trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở) và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, các chương trình đào tạo của trường được tập trung đầu tư thành trường chất lượng cao, các chương trình đào tạo khác phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước (500 lượt chương trình). Trong đó ưu tiên các trường thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ, trường chất lượng cao, trường dạy nghề cho người dân tộc, trường dạy nghề cho người khuyết tật và các trường thuộc vùng khó khăn.

- Nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống tiêu chí trường chất lượng cao và quy trình đánh giá công nhận; triển khai thí điểm đánh giá và công nhận 10 trường tại Quyết định 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức đánh giá, công nhận trường chất lượng cao.

- Xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng tại 80 trường Cao đẳng, Trung cấp trong đó ưu tiên các trường được lựa chọn đầu tư tập trung thành trường chất lượng cao tại Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng và áp dụng hệ thống thông tin quản lý và công cụ giám sát đánh giá chất lượng tại 60 trường Cao đẳng, Trung cấp.

- Thí điểm thiết lập và vận hành cơ chế bảo đảm chất lượng trong quá trình đào tạo cho 20 nghề trọng điểm quốc gia.

- Nghiên cứu xây dựng khung bảo đảm chất lượng trình độ quốc gia Việt Nam (cấu phần giáo dục nghề nghiệp) tham chiếu khung bảo đảm chất lượng của khu vực và thế giới.

* Phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

- Xây dựng, hoàn thiện, ban hành các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho 60 nghề; cập nhật, bổ sung tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của 90 nghề cho phù hợp với thực tiễn của kỹ thuật công nghệ, sản xuất kinh doanh và hội nhập ASEAN.

- Xây dựng mới ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, đề thi thực hành cho 50 nghề; cập nhật, bổ sung ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, đề thi thực hành của 32 nghề.

- Đào tạo, bồi dưỡng đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 8.000 người theo nhu cầu.

- Thí điểm đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động đối với 50 ngành, nghề; tập trung cho các nghề sử dụng nhiều lao động và các nghề có các công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (thí điểm mỗi nghề không quá 1.000 người).

- Nghiên cứu khung công nhận lẫn nhau về trình độ và kỹ năng nghề giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN và thế giới.

* Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Hỗ trợ đào tạo trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cho khoảng 8.800 lao động để đưa khoảng 6.200 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Đối tượng nhận hỗ trợ: Người lao động tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ nghề, ngoại ngữ theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng giữa đơn vị xuất khẩu lao động Việt Nam với đối tác nước ngoài và người lao động tham gia chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), trong đó ưu tiên cho người lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân của người có công với cách mạng và lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.

- Người lao động được hỗ trợ một phần chi phí học nghề, ngoại ngữ theo quy định.

+ Đối với người lao động tham gia các chương trình đào tạo theo thỏa thuận giữa Việt Nam với nước tiếp nhận lao động: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định phương thức hỗ trợ kinh phí cho người lao động phù hợp với nội dung thỏa thuận giữa Việt Nam với nước tiếp nhận lao động hoặc yêu cầu của nước tiếp nhận.

+ Đối với người lao động tham gia chương trình đào tạo, nâng cao trình độ nghề, ngoại ngữ theo các hợp đồng cung ứng: thực hiện hỗ trợ thông qua hợp đồng đặt hàng giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước) với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước hiện hành.

* Nâng cao năng lực tư vấn, hướng nghiệp, thông tin, tuyên truyền, dự báo nhu cầu đào tạo về giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm đáp ứng thị trường lao động và công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Dự án.

- Nghiên cứu xây dựng các chương trình hướng nghiệp giáo dục nghề nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

- Nâng cao năng lực tư vấn, hướng nghiệp, tuyên truyền, dự báo nhu cầu đào tạo về giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm đáp ứng thị trường lao động:

+ Xây dựng và phát hành các bộ tài liệu, ấn phẩm, sách, tờ rơi, phóng sự, phim tài liệu... liên quan đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp.

+ Tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm... theo các chuyên đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

+ Tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê, theo dõi, đánh giá, phân tích, dự báo nhu cầu đào tạo.

- Đào tạo, bồi dưỡng cho 2.000 lượt cán bộ phụ trách công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên;

- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho 4.800 lượt giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác học sinh, sinh viên.

- Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá Dự án:

+ Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện;

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung hoạt động của Dự án định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất (khi cần thiết);

+ Tổ chức các Hội nghị triển khai công việc, sơ kết, tổng kết đánh giá Dự án.

d) Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí huy động thực hiện dự án là 12.197,2 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 12.845 tỷ đồng), trong đó: vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương là 157,2 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 805 tỷ đồng); vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương 7.495 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 2.800 tỷ đồng (vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 1.200 tỷ đồng); vốn ODA 625 tỷ đồng (vốn sự nghiệp); Các nguồn huy động khác 1.120 tỷ đồng (vốn sự nghiệp).

e) Nhiệm vụ chi của các nguồn vốn và nguyên tắc phân bổ nguồn vốn trung ương thực hiện Dự án theo hướng như sau:

* Nhiệm vụ chi của các nguồn vốn:

- Ngân sách trung ương

+ Bố trí kinh phí cho các bộ, ngành, cơ quan trung ương thực hiện các hoạt động của Dự án.

+ Hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương để thực hiện các hoạt động của Dự án theo nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương giao.

- Ngân sách địa phương: Bảo đảm kinh phí để nâng cao năng lực tư vấn, hướng nghiệp, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp và kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Dự án tại địa phương; bố trí vốn đối ứng cho các cơ quan, đơn vị để cùng với ngân sách trung ương triển khai các hoạt động của Dự án; lồng ghép với các chương trình, dự án, hoạt động khác có liên quan trên địa bàn để bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nội dung, hoạt động của Dự án.

- Nhiệm vụ chi vốn ODA: Thông qua một số Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài để thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo tại một số nghề trọng điểm của các trường.

- Nhiệm vụ chi của các nguồn vốn hợp pháp khác: Cùng với kinh phí của Dự án để thực hiện các mục tiêu của Dự án.

* Nguyên tắc phân bổ ngân sách trung ương:

Tập trung kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm của Dự án, không phân bổ kinh phí phân tán, dàn trải, đặc biệt về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Hỗ trợ đầu tư cho các Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở ý kiến của cơ quan chủ trì Dự án bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, vùng, khu vực và địa phương; phù hợp với cơ chế, chính sách về tự chủ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó:

- Đối với vốn đầu tư:

+ Thực hiện theo quy định tại mục VI của Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

- Đối với vốn sự nghiệp:

+ Ưu tiên phân bcho những nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách; những nhiệm vụ có tác động tới sự phát triển của cả lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; trưởng chất lượng cao; trường Đại học sư phạm kỹ thuật; trường chuyên biệt đào tạo cho một số nghề trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế biển và các đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội trú, người khuyết tật; trường có nghề trọng điểm, trong đó ưu tiên trường các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa phương chưa tự cân đối ngân sách.

+ Hỗ trợ kinh phí cải tạo, sửa chữa một số hạng mục công trình nhà xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tối đa bằng 30% vốn sự nghiệp thực hiện Dự án theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và không quá 7 tỷ đồng/trường, cơ sở.

2. Dự án 2: “Phát triển thị trường lao động và việc làm”

a) Mục tiêu của Dự án:

* Mục tiêu chung: Thúc đẩy phát triển thị trường lao động; nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động; hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp, góp phần đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

* Mục tiêu cụ thể:

- Tư vấn việc làm và học nghề để 45% đến 50% số người lao động đến các Trung tâm dịch vụ việc làm được giới thiệu tìm việc làm và 70% trong số đó có kết nối việc làm thành công.

- Hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp cho 10.000 thanh niên.

- Hỗ trợ tìm việc làm cho 25.000 lượt thanh niên; 7.500 lượt người khuyết tật, 7.500 lượt người dân tộc thiểu số.

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho 10.000 lượt người lao động di cư.

b) Phạm vi, đối tượng thực hiện:

* Phạm vi: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc

* Đối tượng: Các bộ, ngành, địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ để thực hiện các hoạt động của dự án.

c) Các nội dung chủ yếu

* Nâng cao năng lực hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tối đa 25 Trung tâm dịch vụ việc làm (trong đó, 21 Trung tâm thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, 04 Trung tâm của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh).

- Htrợ đầu tư xây dựng 21 Trung tâm dịch vụ việc làm ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Hỗ trợ đầu tư xây mới; nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, mrộng và mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động giao dịch, lưu trữ, phân tích, phổ biến thông tin thị trường lao động của các Trung tâm dịch vụ việc làm theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ: Tư vấn việc làm, học nghề và chính sách có liên quan, giới thiệu việc làm, tuyển dụng và cung ứng lao động; thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động; thực hiện các hoạt động sự nghiệp về bảo hiểm thất nghiệp; dự báo biến động của thị trường lao động; đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ đầu tư 04 Trung tâm thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015 (Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm Cần Thơ, Quảng Bình, Quảng Ninh, Thành phố Hà Nội): Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị để thực hiện tốt hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên; phục vụ điều hành tác nghiệp, chuyên môn của Trung tâm.

* Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động:

- Hỗ trợ hoạt động giao dịch việc làm: Hỗ trợ cho các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, trong đó tập trung cho các địa phương có Sàn giao dịch việc làm và các địa phương tổ chức Hội chợ việc làm.

- Thu thập, cập nhật, quản lý và phân tích, dự báo thị trường lao động:

+ Thu thập, cập nhật, quản lý cung - cầu lao động: Điều tra, khảo sát, xây dựng cập nhật cơ sở dữ liệu thị trường lao động; Cung cấp nguồn thông tin phục vụ đánh giá thực trạng tuyển dụng, sử dụng lao động, việc làm trong các doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chính sách lao động - việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động và chính sách về bảo hiểm thất nghiệp.

+ Phân tích, dự báo thị trường lao động, đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường lao động, dự báo thị trường nhằm hoạch định chính sách phát triển thị trường lao động; Cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự báo nhu cầu lao động của cả nước phục vụ công tác hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, hướng nghiệp,

- Phát trin mạng thông tin việc làm, cơ sở dữ liệu người tim việc, việc tìm người của các Trung tâm dịch vụ việc làm và của cả hệ thống dịch vụ việc làm.

+ Nâng cao năng lực trung tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động, bao gồm:

. Nâng cấp máy chủ, hệ thống mạng, hệ thống điện, hệ thống điều hòa, hệ thống giám sát phòng máy chủ, hệ thống an ninh bảo mật, phần mềm hệ thống, phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu;

. Phát triển Trung, tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động, xây dựng hệ thống dự phòng có đủ năng lực lưu trữ, xử lý, phân tích, phổ biến thông tin thị trường lao động; Trang bị, nâng cấp các phần mềm, cơ sở dữ liệu có bản quyền cho phòng máy chủ trung tâm.

+ Nâng cấp, phát triển mạng thông tin internet việc làm: Nâng cấp, phát triển mạng thông tin internet việc làm nội bộ ESS tại từng trung tâm dịch vụ việc làm để thống nhất quản lý, điều hành các hoạt động của Trung tâm (tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề, bảo hiểm thất nghiệp, sàn giao dịch việc làm....). Nâng cấp, phát triển cơ sở dữ liệu việc làm trống, người tìm việc.

+ Nâng cấp cng thông tin việc làm Việt Nam kết nối với hệ thống phần mềm ESS để cung cấp các thông tin về việc làm, thông tin về nhu cầu tuyn dụng, nhu cầu tìm việc trên toàn quốc thông qua mạng Internet, giúp các đối tượng có nhu cầu dễ dàng tiếp cận hơn về thông tin việc làm.

+ Xây dựng hệ thống mạng kết nối các Trung tâm dịch vụ việc làm địa phương và trung ương phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung cấp thông tin thị trường lao động cho người sử dụng lao động và người lao động.

* Hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên

- Khảo sát tình hình lao động di cư tại các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế trọng điểm có đông lao động di cư đến và các địa phương có đông lao động di cư đi; Khảo sát tình hình lao động di cư tại các tỉnh giáp biên giới.

- Hỗ trợ lao động di cư tại Trung tâm dịch vụ việc làm:

+ Tư vấn, cung cấp thông tin lao động, việc làm;

+ Tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm;

+ Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng tìm việc, làm việc.

* Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiu số, phụ nữ nghèo nông thôn

- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông; thanh niên đang học tại các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

+ Thông tin, tư vấn về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên;

+ Tchức các hoạt động hướng nghiệp trong các trường; kết hợp hoạt động hướng nghiệp với giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở đào tạo;

+ Xây dựng các tài liệu hỗ trợ hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

- Htrợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp:

+ Tổ chức các khóa đào tạo tư vấn, khởi sự doanh nghiệp (cung cấp kiến thức, các quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp,...);

+ Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp cho thanh niên (đào tạo knăng quản trị doanh nghiệp, kiến thức kế toán tổng hợp...);

+ Xây dựng giáo trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thc khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp.

- Hỗ trợ tìm việc làm cho thanh niên đã tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật:

+ Định hướng, tư vấn việc làm, nghề nghiệp cho người lao động;

+ Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm việc, kỹ năng tìm việc;

+ Tchức các khóa đào tạo, tham quan, làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức;

+ Giới thiệu việc làm.

* Nâng cao năng lực, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện dự án

- Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước về việc làm và cán bộ làm công tác dịch vụ việc làm

+ Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm và kỹ năng thu thập, phân tích thông tin và dự báo thị trường lao động trong và ngoài nước về việc làm.

+ Xây dựng các tài liệu nghiệp vụ phục vụ cán bộ dịch vụ việc làm (Sổ tay nghiệp vụ dịch vụ việc làm và các tài liệu khác).

- Truyền thông, nâng cao nhận thức

+ Tuyên truyền, đăng tải, phổ biến, cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao động - việc làm, trong đó tập trung tuyên truyền về chính sách việc làm cho các đối tượng lao động di cư, lao động vùng biên cũng như đối với các đối tượng lao động đặc thù (thanh niên, người khuyết tật, dân tộc thiểu số...).

+ Tổ chức hội nghị, hội thảo tuyên truyền theo các chuyên đề liên quan đến lĩnh vực việc làm, thị trường lao động.

+ Xây dựng và phát hành các bộ tài liệu, ấn phẩm, sách, phụ san, tờ rơi, phim tài liệu, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan đến lĩnh vực việc làm tuyên truyền các thông tin liên quan đến lĩnh vực việc làm và thị trường lao động.

- Nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá Dự án

+ Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát và đánh giá Dự án; xây dựng hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin, nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện;

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung hoạt động định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất;

+ Tổ chức các Hội nghị triển khai công việc, sơ kết, tổng kết đánh giá Dự án.

d) Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện dự án là 1.146,8 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.995 tỷ đồng), trong đó: vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương là 326,8 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.175 tỷ đồng); vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương 280 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 450 tỷ đồng (vốn đầu tư 330 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 120 tỷ đồng); Viện trợ nước ngoài và các nguồn huy động khác 90 tỷ đồng (vốn sự nghiệp).

e) Nhiệm vụ chi các nguồn vốn và nguyên tắc phân bổ vốn trung ương

* Nhiệm vụ chi của các nguồn vốn:

- Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương:

+ Đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm dịch vụ việc làm.

+ Bảo đảm kinh phí cho các bộ, cơ quan thực hiện các hoạt động của dự án theo nhiệm vụ được giao,

+ Hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương để thực hiện các hoạt động của dự án.

- Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương: Bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện, xã; kiểm tra giám sát đánh giá thực hiện dự án tại địa phương; bố trí vốn đối ứng cho các cơ quan đơn vị để cùng với ngân sách trung ương thực hiện các hoạt động của Dự án; lồng ghép các Chương trình, dự án khác có liên quan trên địa bàn để bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nội dung, hoạt động của Dự án.

- Nhiệm vụ chi của nguồn vốn huy động: Hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, tính trên các khoản kinh phí được các tổ chức quốc tế (ILO, WAPES, ...) và các quốc gia (như Hàn Quốc) tài trợ không hoàn lại cho các hoạt động cụ thể và các khoản kinh phí tài trợ cho các hoạt động tập huấn, hội thảo, trao đổi chuyên gia quốc tế ...

* Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương

Tập trung kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm của Dự án, không phân bổ kinh phí phân tán, dàn trải, đặc biệt về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các Trung tâm dịch vụ việc làm phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Htrợ đầu tư cho các Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở ý kiến của cơ quan chủ trì Dự án bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, vùng, khu vực và địa phương; phù hợp với cơ chế, chính sách về tự chủ trong các Trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển: Thực hiện theo quy định tại mục VI của Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, trong đó hỗ trợ các Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy hoạch đã được phê duyệt, ưu tiên các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm phát triển của vùng, tiu vùng và các địa phương khó khăn chưa tự cân đối được ngân sách; chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên. Ưu tiên phân bổ mức cao hơn đối với các địa phương tổ chức sàn giao dịch việc làm, các địa phương phát triển, mrộng sàn giao dịch vệ tinh.

- Vốn sự nghiệp: Tập trung phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm của dự án, trong đó ưu tiên các địa phương có Sàn giao dịch việc làm và các địa phương tổ chức Hội chợ việc làm, ưu tiên các địa phương mới tổ chức lần đầu, các địa phương phát triển mở rộng Sàn giao dịch vệ tinh; địa phương có đông dân tộc thiểu số, địa phương có đường biên, hải đảo, địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.

3. Dự án 3: Tăng cường an toàn, vệ sinh lao động

a) Mục tiêu của Dự án:

* Mục tiêu chung: Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

* Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Trung bình hàng năm, giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong một số ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (khai khoáng; xây dựng; sản xuất kim loại và sản xuất hóa chất);

- Hỗ trợ thí điểm 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.

- Trung bình hàng năm hỗ trợ huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động: 15.000 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 10.000 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, 2.000 người làm công tác y tế và 1.000 an toàn, vệ sinh viên tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Trung bình hàng năm, hỗ trợ phổ biến thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động đến 50 làng nghề, 200 hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b) Phạm vi và đối tượng thực hiện:

* Phạm vi: Tùy theo tính chất và quy mô, từng hoạt động trong dự án được tiến hành ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

* Đối tượng thực hiện: Các bộ, ngành, địa phương, đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ của dự án; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trọng điểm, ngành/nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường lao động.

c) Các nội dung chủ yếu:

* Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý về an toàn, vệ sinh lao động

- Thí điểm hệ thống báo cáo, thống kê tai nạn lao động, tư vấn hỗ trợ pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc không theo hp đồng lao động;

- Đánh giá mẫu, hoàn thiện phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;

- Kiện toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (điều tra thống kê việc thực hiện các mục tiêu của Dự án; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động);

- Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

* Tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

- Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp Trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kiện toàn chương trình, tài liệu huấn luyện, truyền thông; bồi dưỡng nghiệp vụ, hỗ trợ mở rộng mạng lưới huấn luyện viên, truyền thông viên về an toàn, vệ sinh lao động;

- Triển khai huấn luyện mẫu, tư vấn và hỗ trợ huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế và an toàn, vệ sinh tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Đưa và hoàn thiện nội dung, giáo trình về an toàn, vệ sinh lao động đã được xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 vào các Chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;

- Triển khai truyền thông, tư vấn và hỗ trợ thông tin về an toàn, vệ sinh lao động đến các doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

* Tư vấn, hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Triển khai ứng dụng thí điểm mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về tai nạn lao động (khai thác và chế biến khoáng sản; luyện kim; hóa chất; xây dựng và một số ngành, nghề khác);

- Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình văn hóa an toàn kết hợp với các giải pháp kỹ thuật để cải thiện điều kiện làm việc trong khu vực sản xuất nhỏ;

- Tư vấn, hỗ trợ thí điểm phòng, chống tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong khu vực phi kết cấu (hỗ trợ kiểm định; tư vấn chọn máy, thiết bị; hướng dẫn và giám sát việc sử dụng);

- Hỗ trợ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp trong các cuộc điều tra thống kê về bệnh nghề nghiệp.

d) Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện dự án là 680 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương là 300 tỷ đồng (vốn sự nghiệp); Ngân sách địa phương 50 tỷ đồng (vốn sự nghiệp); Huy động khác 330 tỷ đồng (vốn sự nghiệp).

e) Nhiệm vụ chi của các nguồn vốn và nguyên tắc phân bổ ngân sách trung ương

* Nhiệm vụ chi của các nguồn vốn

- Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương:

+ Bảo đảm kinh phí cho các bộ, ngành thực hiện các hoạt động của Dự án.

+ Hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương thực hiện các hoạt động sau đây:

. Thí điểm hệ thống báo cáo, thống kê tai nạn lao động, tư vấn hỗ trợ pháp luật đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn, vệ sinh lao động; triển khai áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự tuân thủ pháp luật của người sử dụng lao động, người lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

. Tư vấn, hỗ trợ thí điểm phòng, chống tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong khu vực phi kết cấu; hỗ trợ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp trong các cuộc điều tra thống kê về bệnh nghề nghiệp.

- Nhiệm vụ chi ngân sách địa phương: Bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá thực hiện dự án tại địa phương; bố trí vốn đối ứng cho các cơ quan, đơn vị trong triển khai các hoạt động của Dự án tại địa phương; lồng ghép với chương trình, dự án, hoạt động khác có liên quan trên địa bàn để bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Dự án.

- Nhiệm vụ chi của nguồn vốn huy động:

+ Kinh phí huy động từ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được tính trên các khoản đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc, triển khai tuyên truyền, huấn luyện và áp dụng các biện pháp phòng, chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo các hoạt động của Dự án. Đối với chi phí hỗ trợ mua máy, thiết bị và phụ kiện lắp đặt hệ thống cải thiện môi trường lao động đhỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ sản xuất, kinh doanh cá thể được tính vào các khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

+ Kinh phí viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế (như ILO, WHO và các quốc gia trên thế giới (như Đan Mạch, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc...) theo từng hoạt động cụ thể của Dự án và các hoạt động hợp tác quốc tế (tập huấn, hội thảo, trao đổi chuyên gia quốc tế..,) trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.

* Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương

- Việc phân bổ kinh phí cho các bộ và cơ quan trung ương tham gia dự án theo nhiệm vụ các hoạt động được giao, trên cơ sở bảo đảm hiệu quả sử dụng kinh phí và việc chấp hành các quy định trong triển khai dự án.

- Hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ của dự án, trong đó ưu tiên các địa phương: Có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chưa tự cân đối được ngân sách nhà nước; trọng điểm giải quyết các vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động.

VII. Phương án huy động vốn:

Cơ quan thực hiện Chương trình, Dự án ở trung ương, địa phương có trách nhiệm huy động các nguồn lực hợp pháp để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, Dự án, bao gồm:

1. Ngân sách hỗ trợ từ trung ương, gồm: vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, vốn ODA và viện trợ.

2. Vốn đối ứng từ ngân sách địa phương: Hội đồng nhân dân các cấp địa phương bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, Dự án. Địa phương có trách nhiệm cam kết và bố trí kinh phí đối ứng thực hiện Chương trình, Dự án.

3. Thực hiện lồng ghép giữa các Chương trình, Dự án có cùng mục tiêu, nội dung, hoạt động.

4. Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình, Dự án bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định.

5. Tăng cường huy động vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu khác; ngân sách của các bộ, ngành, địa phương.

6. Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà tài trợ trong và ngoài nước, tổ chức cá nhân tham gia thực hiện các mục tiêu, nội dung của Chương trình, Dự án.

7. Huy động tham gia đóng góp của người học, đối tượng thụ hưởng của Chương trình, Dự án theo nguyên tắc tự nguyện, đúng quy định của pháp luật.

8. Huy động từ cộng đồng (bao gồm cả tiền, hiện vật và ngày công lao động) và các nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức tài trợ, tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư và các cá nhân ở trong và ngoài nước.

VIII. Các giải pháp để thực hiện Chương trình

1. Giải pháp về nhân lực, quản lý

a) Nhân sự thực hiện Chương trình, Dự án là cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, an toàn vệ sinh lao động ở trung ương, địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm dịch vụ việc làm;

b) Cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, các bộ, ngành, địa phương có bộ phận chuyên trách quản lý Dự án với mục tiêu nhằm hoàn thành các hoạt động, công việc của Dự án theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong phạm vi ngân sách được duyệt.

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

a) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn, vệ sinh lao động. Ban hành đồng bộ các chính sách về khuyến khích phát triển giáo dục nghề nghiệp, thị trường lao động và an toàn, vệ sinh lao động.

b) Rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, Dự án, trong đó ưu tiên cho các địa phương khó khăn.

c) Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp;

d) Có chế tài đủ mạnh đối với các địa phương, đơn vị vi phạm trong an toàn lao động.

đ) Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước các cấp về giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn, vệ sinh lao động;

e) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong xã hội chăm lo phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn, vệ sinh lao động.

g) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện; phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị trực tiếp thụ hưởng lợi ích của dự án, hoạt động.

3. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao động.

4. Thiết lập hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá

Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá Chương trình, Dự án bảo đảm các tiêu chí sau:

a) Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình, Dự án về kết quả thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch (đầu vào, hoạt động, đầu ra) và đánh giá kết quả, tác động;

b) Xây dựng chỉ số theo dõi, kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động và chỉ số đánh giá kết quả, tác động của Chương trình, Dự án, bảo đảm thông tin được tổng hợp từ cấp quản lý và cơ quan thực hiện dự án;

c) Phổ biến hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch (đầu vào, hoạt động, đầu ra) và hướng dẫn cách đánh giá kết quả, tác động cho các cơ quan quản lý và các cơ quan thực hiện Chương trình, Dự án;

d) Tổng hợp báo cáo, phổ biến thông tin kết quả thực hiện dự án cho các cơ quan liên quan ở cấp Trung ương và địa phương.

đ) Phân định rõ trách nhiệm, chế độ cung cấp thông tin, báo cáo của các cơ quan thực hiện Dự án thuộc Chương trình đối với nhiệm vụ được phân công.

Trên cơ sở sử dụng thông tin của phần theo dõi, kiểm tra, giám sát để phân tích toàn diện, có hệ thống và tính khách quan phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, tác động và mức độ bền vững của Chương trình, Dự án để tổ chức tiến hành đánh giá giữa kỳ, kết thúc hoặc đột xuất (khi cần thiết). Trên cơ sở đó điều chỉnh khi cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo.

5. Giải pháp về hợp tác quốc tế:

Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, bao gồm các tổ chức đa phương, song phương và các tổ chức phi Chính phủ trên cả 3 lĩnh vực kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính để phát triển giáo dục nghề, nghiệp, thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động và phát triển khoa học, công nghệ về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

IX. Tổ chức thực hiện Chương trình

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện chương trình.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện Chương trình.

c) Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chương trình.

d) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các Dự án thuộc Chương trình.

đ) Tổng hợp, xây dựng kế hoạch trung hạn và hàng năm đối với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

e) Thẩm định chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn của các Dự án do các bộ, ngành, địa phương thực hiện bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vùng, khu vực và địa phương; phù hợp với cơ chế, chính sách về tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

g) Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực hiện các mục tiêu của năm trước, mục tiêu của từng Dự án giai đoạn 2016-2020 và số thông báo của Bộ Tài chính dự kiến kinh phí ngân sách trung ương bố trí thực hiện Chương trình (vốn sự nghiệp); dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ nguồn ngân sách trung ương chi tiết theo từng Dự án và chi tiết cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương, kèm theo thuyết minh nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bcủa từng Dự án gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp.

h) Chủ trì xây dựng hướng dẫn các bộ, ngành có liên quan và các địa phương về các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn trong kế hoạch hàng năm đ hoàn thành các mục tiêu của Chương trình, Dự án;

i) Chủ trì xây dựng hệ thống giám sát Chương trình, Dự án và hướng dẫn các cơ quan thực hiện Chương trình, Dự án quy trình đánh giá, giám sát Chương trình, Dự án, hoàn thiện và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách, nhiệm vụ, chỉ tiêu của Chương trình, Dự án;

k) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện Chương trình, Dự án; Định kỳ tổ chức sơ kết, tng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

l) Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí phần trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, Dự án theo quy định bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, không thất thoát, lãng phí.

m) Chịu trách nhiệm xem xét thành lập các tổ chức quản lý Dự án thành phần phù hợp, bảo đảm hiệu quả.

n) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện Chương trình.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn đầu tư và khả năng cân đối vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

c) Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

3. Bộ Tài chính:

a) Đề xuất mức bố trí ngân sách trung ương nguồn kinh phí sự nghiệp theo kế hoạch trung hạn và hàng năm thực hiện Chương trình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và thông báo số dự kiến hàng năm cho chủ Chương trình; thẩm định phương án phân bổ vốn sự nghiệp của chủ Chương trình và tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao dự toán theo quy định.

b) Chủ trì hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình.

c) Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

4. Các bộ, cơ quan liên quan ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình, Dự án ở bộ, ngành, địa phương.

b) Phê duyệt Dự án do bộ, ngành, địa phương thực hiện trong giai đoạn 5 năm và hàng năm trên cơ sở ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý Dự án thành phần về chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn; Gửi cơ quan quản lý Chương trình, Dự án làm căn cứ để giám sát thực hiện và phân bổ kinh phí hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương theo quy định của Luật đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

c) Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình, Dự án theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở.

d) Tổng hợp tình hình thực hiện; rà soát đề xuất mục tiêu, nội dung, nhu cầu vốn và cơ cấu nguồn vốn để thực hiện dự án gửi cơ quan điều hành dự án tổng hợp chung vào kế hoạch hàng năm và trung hạn theo quy định.

đ) Bố trí cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình; bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách địa phương quy định tại điểm e, khoản 1, mục VI; điểm e, khoản 2, mục VI và điểm e, khoản 3, mục VI, Điều 1 Quyết định này trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định, phê duyệt và bố trí vốn đối với các công trình, dự án, hoạt động của Chương trình thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

g) Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án, hoạt động thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiến độ thực hiện Chương trình, Dự án tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình, Dự án ở địa phương theo quy định.

h) Chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, Dự án đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát; quyết toán phần kinh phí này theo quy định hiện hành.

i) Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các Chương trình, dự án khác trên địa bàn.

k) Thường xuyên, định kỳ tổ chức các đoàn kiểm tra ở các đơn vị trong thực hiện Chương trình, Dự án.

l) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tư
ng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng
dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No.899/QD-TTg

Hanoi, June 20, 2017

 

DECISION

APPROVING TARGET PROGRAM FOR VOCATIONAL EDUCATION, EMPLOYMENT AND OCCUPATIONAL SAFETY DURING 2016 - 2020

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Public Investment dated June 18, 2014;

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

For the purpose of implementing Resolution No.1023/NQ-UBTVQH13 dated August 28, 2015 of the Standing Committee of National Assembly on rules, criteria and limit on allocation of capital for development investment from state budget during 2016 – 2020;

For the purpose of implementing Resolution No.73/NQ-CP dated August 26, 2016 of the Government on approval for investment guidelines of target programs during 2016 -2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the request of Minister of Planning and Investment,

HEREBY DECIDES:

Article 1. Granting approval for the target program for vocational education, employment and occupational safety during 2016 – 2020 with the main contents below:

I. Name of the program and supervisory authority thereof:

1. Name of the program: Target program for vocational education, employment and occupational safety during 2016 – 2020 (hereinafter referred to as “the program”).

2. Supervisory authority: Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

II. Objectives:

1. General objectives: Give assistance in vocational education development, foster labor market development, improve efficiency in labor supply and demand, create jobs, enhance labor export, occupational safety and health in order to meet the demand for country development and integration into the international economy, boost job stability in combination with labor productivity increase, improve working conditions and increase income as well as prevent occupational accidents.

2. Particular objective to be reached by 2020:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Make a synchronous investment in around 100 key occupations according to Decisions of Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and ensure eligibility for vocational education at various levels.

c) Give assistance in providing professional training in skills, foreign languages and special occupations for about 8,800 employees and select 6,200 persons of which for overseas working under provisions of labor contracts.

d) Provide advice on employment and apprenticeship policies to ensure that 45% to 50% labors coming to the employment service center could receive job advice and 70% of which will successfully get a job.

dd) Annually reduce 5% of frequency in occupational accidents causing death in certain trades and fields facing high risk in occupational accidents such  as mining, construction, metal production, chemical production and other trades and occupations.

e) Assist in pilot operation of 600 small and medium-scale enterprises which efficiently apply the occupational safety and health management system, gradually satisfy international standards for occupational safety and health (e.g. OHSAS 18001, SA 8000, etc) and create a culture of occupational safety and health.

III. Scope and regulated entities:

1. Scope: This program is run nationwide in order to carry out activities for improving the capacity to ensure vocational education quality and develop labor and job market and applies for trades, enterprises and key trade villages facing high risk of occupational accidents, occupational diseases and occupational environmental pollution. 

2. Regulated entities: Ministries, local authorities and entities assigned to carry out projects and activities included in the program.

IV. Time for running the program: from 2016 to 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Total funding for the program is VND 14,024 billion (increases when available but not exceeds VND 15,520 billion), including:

1. Central government budget:

a) Development investment capital: VND 484 billion (increases where available but not exceeds VND 1,980 billion);

b) Non-business capital: VND 8,075 billion

2. Local government budget:

a) Development investment capital: VND 1,930 billion;

b) Non-business capital: VND 1,370 billion

3. ODA loans: VND 625 billion

4. Other contributions: VND 1,540 billion

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Project No.1: "Renovation and improvement of vocational education quality"

a) Objectives:

* General objectives: Assist in extensive and comprehensive renovation of basic factors of vocational education in terms of policies, training according to competence standards and output standards and conditions for assurance of vocational education quality for the purpose of improving education quality to satisfy labor market demands and integrate into developing ASEAN countries and the whole world.

* Particular objectives to be reached by 2020:

- Contribute to the assistance in vocational education at college and intermediate-level provided for around 1,35 million people (in which 5% of total learners finish the training meeting international, ASEAN and national standards) to satisfy the demand for skilled-workers for the purpose of socio-economic development and integration;

-  Assist in investment in facilities and equipments for vocational schools according to Decision No.761/QD-TTg and for around 30 special schools that are eligible to provide education of several key occupations for marine economy development and ethnic minorities studying in boarding schools and the disabled.

- Make a synchronous investment in around 100 key occupations according to Decisions of Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and ensure eligibility for vocational education at various levels.

- Organize dissemination, job orientation and provide advice on vocational education in conjunction with employments meeting the labor market demand in order to separate jobs and give advice on jobs to students with the aim of ensuring that by 2020, there are at least 30% students graduated from lower-secondary schools receiving vocational education.

- Assist in providing professional training in skills, foreign languages and special occupations for about 8,800 labors to select 6,200 persons out of which for overseas working under provisions of labor contracts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

* Scope: The project is run nationwide.

* Regulated entities: Ministries, local authorities and entities assigned to carry activities included in the project.

c) Duties and main contents:

* Applying information technology in management, vocational education and apprenticeship by 2020

- Modernize information technology infrastructure to ensure that by 2020, there are at least 50% vocational schools having information technology infrastructure and teaching equipment serving the management, vocational training and learning; at least 50% vocational schools applying information technology in training and learning in key occupations meeting the national, ASEAN and international standards and applying online training in vocational education and at least 60% programs and curriculums used for occupation training digitalized and retained by advance technology in conformity with real conditions of such occupation.  To be specific:

+ Establish and upgrade the center for data integration, invest in information technology infrastructure for vocational schools, multimedia classrooms, and specialized classrooms, system of simulation device, virtual reality equipment and software for simulation of virtual reality equipment used for teaching.

+ Establish and invest in systems for teaching and learning activities in vocational education such as online training system, e-library system, database of technical incidents of a number of key occupations in education; system for supporting teaching activities in vocational education and digitalize training programs, textbooks, learning material, e-lessons, simulation lessons and scientific  material concerning vocational education.

+ Establish an information system and database of skill evaluation, and information system and database for education accreditation and vocational education quality assurance.

* Assisting in school facility and equipment investment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-  Give assistance in vocational schools’ facilities and equipment investment according to Decision No.761/QD-TTg dated May 23, 2014 of the Prime Minister on approving the scheme for development of high-quality vocational schools by 2020.

- Give assistance in facility investment and repair, and equipment purchase to 5 Universities of Technology and Education; vocational education faculties in colleges and National Institutes for Vocational Education and Training in order to provide education for vocational teachers at the associate's degree and bachelor's degree level, and increase the capacity for researching and applying science technology in vocational education.

-  Give assistance in facility investment and repair, and equipment purchase for 30 specialized vocational schools in order to provide training in several key occupations for marine economy development for ethnic minorities who study in boarding schools and the disabled.  

- Give assistance in facility investment and repair, and equipment purchase for schools selected to provide key occupation education according to the Decision of Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

- Give assistance in facility investment and repair as well as equipment purchase for high-tech laboratories, high-tech centers and test production establishments in certain vocational schools.

* Standardizing and developing teaching staff and education administrators for vocational education

- In terms of vocational teaching staff

+ Develop 3 training programs and material used for training of vocational teachers based upon their capacity at 3 levels (elementary, intermediate and college) 

+ Provide re-training in standardization of vocational education for around 20,000 teachers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Provide education and re-training for vocational teachers that meet regional and international standards. To be specific: 

. Transfer 40 training programs and material of overseas teachers.

. Provide overseas training for about 1,000 vocational teachers transferred,

. Provide training in professional English for about 6,000 teachers of key occupations in ASEAN countries and the whole world.

. Provide education for 600 main teachers in Universities for Technology and Education and teachers in overseas education faculties in order to widely run 40 teacher training programs which are transferred by overseas teachers during 2016 - 2020.

+ Provide national standard education and training:

. Develop 100 programs and material used for training skills of teachers and lecturers.

. Provide teaching skill training and carry out test and evaluation to grant certificate of teaching practice to around 15,000 teachers and lecturers.

. Provide training in professional English for about 6,000 teachers for education of key occupations in the country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

. Provide new technology training for about 10,000 teachers and lecturers.

+ Conduct the study on establishment of training programs and training material and offer training courses to increase the capacity of scientific research for 4,000 lecturers in research institutes and vocational education institutions, especially prioritize teachers in high-quality schools.

- In terms of vocational education administrators:

Train and standardize the vocational education management staff in order to create a professional vocational education management staff. To be specific:

+ Provide domestic training courses in management of vocational education for 12,000 vocational education administrators.

+ Provide domestic and overseas short-term training courses to increase foreign language proficiency for around 300 vocational education administrators. 

+ Provide training courses to increase the capacity for scientific research and scientific management for about 3,000 educational administrators, researchers and lecturers in science institutes and vocational education institutions, especially prioritize teachers of schools selected to develop into high-quality schools according to Decision No.761/QD-TTg dated May 23, 2014 of the Prime Minister.

+ Provide education and training for 2,500 education administrators of equipment in vocational schools.  

* Developing pilot training programs and making a list of school equipment, and establishing standards for facilities and technical-economic restrictions in vocational education

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Transfer 20 overseas textbooks for training in key occupations at international level according to Decision No.630/QD-TTg dated May 29, 2012 of the Prime Minister.

+ Formulate regulations on minimum knowledge volume and required technical competence of learners after graduating from college or intermediate-level vocational schools for 300 popular occupations. 

+ Set out training programs for six general subjects

+ Develop 300 programs for professional English training for national and international occupations.

+ Conduct a research on procedures and methods for development of module-based or credit-based vocational education programs and pilot development of 5 programs for training of national key occupations in 5 popular fields.

- With regard to pilot education given to students who enroll in international key occupation training following transferred programs and will be issued with an overseas degree after graduation, including lease of overseas lecturers and experts for guidelines on pilot education and final examination setting: Provide pilot education for 2,750 students with an associate's degree for 34 international key occupations under 34 programs transferred from overseas countries during 2011 - 2015 and 1,500 students with an associate’s degree learning 20 international key occupations transferred from overseas countries during 2016 - 2020.

- With regard to preparation of the list of school equipment, technical-economic restrictions in education and facility standards:

+ Create and publish 300 lists of school equipment;

+ Create and publish 300 technical-economic restrictions applied to education; 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

* Developing vocational education accreditation and assurance of vocational education quality

- Establish an exam bank (300 exams) for education accreditor evaluation with the aim of issuing accreditor card and grant such card to 2,000 education accreditor.

- Provide education and training for 1,000 vocational education accreditors.

- Provide training in professional knowledge to ensure quality of 2,600 educational employees and teaching staff in intermediate schools and colleges.

- Assist vocational schools in carrying out school accreditation (200 colleges, primary and intermediate-level schools) and accreditation of training programs for national key occupations, training programs of schools that are selected to become high-quality schools and other training programs for the purpose of state management (500 programs).   Prioritize schools that run pilot autonomy programs, high-quality schools and vocational schools for ethnic minorities and the disabled and schools in the areas with poor development conditions.

- Study, adjust and complete the criteria system applied to high-quality schools and evaluation procedures; carry out pilot evaluation and recognition of 10 schools specified in Decision No.761/QD-TTg dated May 23, 2014 of the Prime Minister and evaluation and recognition of high-quality schools.

- Set up and develop a system for assurance of quality of 80 colleges and intermediate-level schools, especially schools selected to become high-quality schools specified in Decision No.761/QD-TTg dated May 23, 2014 of the Prime Minister, establish and apply information system for management and monitoring devices used for quality evaluation in 60 colleges and intermediate-level schools. 

- Apply pilot establishment and operation of the regime for education quality assurance for 12 national key occupations.

- Conduct a research on establishment of Vietnamese qualifications framework (vocational education component) based upon consideration of regional and international quality assurance framework. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Set up, complete and publish national standards for skills applied to 60 occupations, update and provide additional national standards for national skills applied to 90 occupations in order to satisfy actual demand for technical technology, business and integration into ASEAN countries.

- Create new multiple choice question bank and practice exam bank for 50 occupations, update the multiple choice question bank and practice exam bank for 32 occupations.

- Provide education and training in evaluation of national skills for 8,000 people as demanded.

- Carry out pilot assignment and grant of national skill certificate to employees for 50 trades and occupations and pay attention to trades demanding numerous employees and trades with jobs requiring national skill certificate (pilot application to 1,000 people for each trade).

- Conduct a study on a framework for mutual recognition of qualifications and skills between Vietnam and ASEAN countries and the world.

* Assisting in education and improvement of knowledge of employees working overseas under definite term contracts

Give assistance in providing training in skills, foreign languages and special occupations that meet the labor market demand for about 8,800 labors to select 6,200 out of which for overseas employment under labor contracts.

- Beneficiary from the assistance: Employees enrolling in training program for qualification and foreign language proficiency improvement under the service supply contract between the Vietnamese labor export company and its overseas partners and employees participating in programs for exporting Vietnamese nursing care to Japan under the Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement, especially prioritize employees of poor households, near-poor households, employees that are ethnic minorities or those that are relatives of people with meritorious services to the revolution and those of households subject to agricultural land appropriation.

- Employees receiving partial assistance in tuition fee for vocation and foreign language training.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ With regard to employees participating in programs for training to improve vocational qualification and foreign language proficiency under provisions of the service supply contract: the assistance shall be given under the order contract between the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (Department of Overseas Labor) with the provider of labor export service under the contract as per regulations on bidding, order placement and assignment of public service provision funded by state budget. * Increasing the capacity for consultancy, job orientation, dissemination and forecast of demand for vocational education in conjunction with employment meeting the labor market demand and requirements for inspection, supervision and evaluation of project execution

- Conduct a study on establishment of job orientation programs for students in lower and upper-secondary schools which are carried out in vocational education centers.

- Increase the capacity for consultancy, job orientation, dissemination and forecast about demand for vocational education in conjunction with employment meeting labor market demand:

+ Produce and publish material, publications, books, leaflets, reportage and documentary concerning vocational education.   Use mass media to disseminate vocational education.

+ Organize thematic seminars, conferences and talks regarding vocational education.

+ Carry out investigation, survey, supervision, evaluation, analysis and forecast about education demand.

- Provide education and training for 2,000 consultants on job orientation for students;

- Provide education and training for 4,800 teachers, administrators and staff handling students' affairs.

- Increase the capacity for monitoring and evaluating the project:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Carry out periodic, annual or irregular (where necessary) inspection, supervision and evaluation of the result of the performance of activities included the project;

+ Hold conferences to fulfill tasks, preliminarily and officially review the project.

f) Funding:

Total funding for the project is VND 12,197.2 billion (increase where available but not exceed VND 12,845 billion), including: development investment capital from central government budget: VND 157,2 billion (increase where available but not exceed VND 805 billion), non-business capital from central government budget: VND 7,495 billion, local government budget: VND 2,800 billion (including VND 1,600 billion of investment capital and VND 1,200 billion of non-business capital), ODA loans: VND 625 billion (non-business capital) and other contributions: VND 1,120 billion (non-business capital).

e) Obligatory expenditures and principles for allocation of funding from central government budget:

* Obligatory expenditures of the funding:

- Central government budget:

+ Funding given to ministries and central authorities to carry out activities included in the project.

+ Target assistance given to local authorities for carrying out activities included in the project as assigned by central competent authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- ODA loans shall be used for investment in facilities and training equipment for several key occupation training in schools under projects funded by ODA loans and government’s foreign concessional loans.

- Other legal funding sources shall be used along with the funding for the projects to achieve the project’s objectives.

* Principles for central government budget allocation:

Save funding for key tasks of the project, especially for investment in facility and training equipment in vocational schools in a practical and efficient manner and avoid non-concentrated funding allocation.

Assist in investment in projects approved by competent authorities upon consideration of opinions from the presiding agency of such project to ensure the project is run in consistent with the local and regional socio-economic development planning and policies on autonomy applied to vocational education.   To be specific:

- With regard to investment capital:

+ Allocate funding in accordance with regulations in section VI of Decision No.40/2015/QD-TTg dated September 14, 2015;

- With regard to non-business capital:

+ Prioritize funding for key and urgent tasks and tasks having influence on vocational education development, high-quality schools, university of technology and education, special schools providing education of a number of key occupations that support the marine economy development and ethnic minorities studying in boarding schools, the disabled, schools providing education of key occupations, especially schools in areas with poor conditions for socio-economic development and areas that are incapable for balancing their own budget. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Project No.2: “Development of labor and job market”

a) Objectives:

* General objectives: Boost the labor market development, improve efficiency in labor supply -demand, create jobs for disabled persons and ethnic minorities, give assistance in start-up and reduce the rate of unemployment.

* Particular objectives:

- Provide advice on employment and apprenticeship to ensure that 45% to 50% labors coming to the employment service center could get job advice and 70% of which will successfully get a job.

- Give assistance in participation in start-up training to 10,000 youths.

- Give assistance in job seeking to 25,000 young people, 7,500 disabled persons and 7,500 ethnic minorities.

- Give advisory assistance in job search to 10,000 migrant labors.

b) Scope and regulated entities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

* Regulated entities: Ministries, local authorities and entities assigned to carry out activities included in the project.

c) Main contents

* Increasing the capacity of the employment service center system

- Give assistance in facility and equipment investment to 25 employment service centers (including 21 centers affiliated to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs and 4 centers of the Ho Chi Minh Communist Youth Union).

- With regard to assistance in construction of 21 employment service centers affiliated to the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs : Assist in construction, improvement, repair and expansion of the center and purchase of equipment supporting transaction, analysis and dissemination of labor market information in employment service centers in a professional manner, and ensure great task performance; give advice on employment and apprenticeship as well as relevant policies, recommend jobs, recruit and supply labors, collect, process and provide labor market information, provide unemployment insurance, forecast labor market fluctuation and provide education as per law provisions.  

- With regard to assistance given to 4 employment service centers of the Ho Chi Minh Communist Youth Union which are tasks uncompleted in the project during 2011 - 2015 (employment service centers in Can Tho, Quang Binh, Quang Ninh and Hanoi City): Make investment in facilities and equipment to well perform tasks related to job orientation, vocational training and job recommendation for young people and operate the center.

* Developing the labor market information system

- Give assistance in job transaction: Provide assistance for employment service centers affiliated to the Department of Labor – War Invalids and Social Affairs create a job market and job fair, focus on local authorities hosting job market and job fair.  

- Collect, update, manage, analyze and forecast the labor market:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Analyze and forecast the labor market, evaluate the impact of factors on labor market development and provide forecast about the job market to formulate the labor market development policy, provide information to support the forecast for labor demand of the whole country with the aim of formulating the policy and plan for socio-economic development and human resource development as well as job orientation.

- Develop the employment information network and job seeker empty job database of employment service centers and the whole employment service system.

+ Increase the capacity of the center for integration of labor market information. To be specific:

. Upgrade the server, network system, power system, air-conditioning system, monitoring system for the server room, security system, software system and software for database administration;

. Develop a center for labor market information integration, establish a back-up system with full capacity for storing, processing, analyzing and disseminating labor market information, install and upgrade the software and database with copyright for the server room in the center.

+ Upgrade and develop the network for employment service: Upgrade and develop the local area network for employment self-service (ESS) in each employment service center for the purpose of uniform management and operation of such center.  Upgrade and develop the database of empty jobs and job seekers.

+ Upgrade the Vietnamese employment portal in connection with the ESS software to provide information on jobs, recruitment demand and job searching demand nationwide through the Internet with the aim of helping job seekers get access to job information.

+ Establish a network to connect local employment service centers to the central ones for management and operation purpose and provide labor market information for employers and employees.

* Giving assistance to labors moving from rural to urban areas, industrial zones and bordering labors

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Assistance given to migrant labors by employment service centers:

+ Provide advice and information on jobs and labors;

+ Provide occupational advice and job recommendation;

+ Provide training in job searching skills and working skills.

* Giving assistance to young people, disabled persons, ethnic minorities and poor women in rural areas

- Provide job orientation for students of upper-secondary schools and young people studying in universities and vocational schools. To be specific:

+ Provide information and advice on job orientation for young people;

+ Conduct job orientation in schools and combine job orientation with vocational education in vocational schools;

+ Prepare material for job orientation given to the students.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Offer training courses in consultancy and start-up (providing knowledge and provisions of the law on enterprise foundation);

+ Give assistance in education and training in start-up and enterprise management to young people (skills for enterprise management and general knowledge on accounting) 

+ Write textbooks used for training in start-up and enterprise management.

- Provide job searching assistance for young people who already graduated from universities and vocational schools, ethnic minorities and disabled persons. To be specific:

+ Give job orientation and job advice to employees;

+ Provide training in working skills and job searching skills;

+ Offer training courses and field visit to enterprises;

+ Provide employment services

* Increasing the capacity for disseminating, checking, monitoring and evaluating the project

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Offer training courses in employment consultancy skills and skills for information collection and analysis as well as forecast on domestic and overseas labor market.

+ Prepare professional material supporting employment service providers such as employment service skill manual and other material

- Raise people’s awareness

+ Disseminate and provide information on labor and employment on mass media and focus on dissemination of employment policies intended for migrant labors, bordering labors as well as special labors such as young people, disabled persons and ethnic minorities.

+ Organize thematic seminars, conferences and dissemination regarding employment and labor market.  

+ Produce and publish material, publications, books, leaflets, reportage and documentary and hold contests to disseminate information on employment and labor market.

- Increase the capacity for managing, monitoring and evaluating the project:

+ Establish a system for checking, monitoring and evaluating the project, report form system, set up an information collection regime, reporting regime, mode for using information retrieved from the monitoring and evaluating system;

+ Carry out periodic, annual or irregular (where necessary) inspection, supervision and evaluation of performance of activities included in the project;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Funding:

Total funding for the project is VND 1,146.8 billion (increases where available but not exceeds VND 1,995 billion), including: development investment capital from central government budget: VND 326,8 billion (increases where available but not exceeds VND 1,175 billion), non-business capital from central government budget: VND 280 billion, local government budget: VND 450 billion (including VND 330 billion of investment capital and VND 120 billion of non-business capital), external aids, and other contributions: VND 90 billion (non-business capital).

e) Obligatory expenditures and principles for allocation of funding from central government budget for the project:

* Obligatory expenditures of the funding:

- Obligatory expenditures of central government budget include:

+ Expenditure on investment in improvement of employment service centers' capacity

+ Funding given to ministries and agencies carrying out activities included in the project as assigned,

+ Target assistance given to local authorities in order to carry out activities included in the project

- Obligatory expenditures of local government budget include expenditure on dissemination, education  and training to improve the capacity of employees in districts and provinces, expenditure on inspection, supervision and evaluation of local task performance, reciprocal capital for activities included in the project together with local government budget and funding for other relevant local programs and projects run in conjunction with this project for the purpose of fulfilling objectives and activities specified.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

* Principles for central government budget allocation:

Save funding for key tasks included in the project, especially for investment in facility and training equipment in vocational schools in a practical and efficient manner and avoid non-concentrated funding allocation.

Give assistance in investment in the project approved by competent authorities upon consideration of opinions from the presiding agency such project to ensure such project is run in consistent with the local or regional socio-economic development planning and autonomy policies applied to employment service centers.  To be specific:

- Allocate development investment capital in accordance with regulations in section VI of Decision No.40/2015/QD-TTg. To be specific: give assistance to employment service centers operating according to the approved planning, prioritize local authorities in key economic zone, development centers in areas and local authorities that fail to balance their own budget and the local government authorities shall provide funding for concurrent activities.  Provide higher funding amount to areas creating job market and areas developing the satellite job market

- Allocate funding from non-business capital for main tasks of the project in which areas hosting job market or job fair, first-time hosting areas, areas developing satellite job market, areas with large population of ethnic minorities, bordering areas, islands and areas that are incapable to balance their own budget shall be prioritized.

3. Project No.3: Occupational safety and health enhancement

a) Objectives:

* General objectives: Focus on working condition improvement, prevent occupational accidents and occupational diseases, raise people's awareness and compliance with the law on labor protection, ensure safety of employees and state's properties and enterprises' assets as well as contribute to sustainable development of the country.

* Particular objectives to be reached by 2020:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Provide assistance in pilot operation of 600 small and medium-scale enterprises which efficiently apply the occupational safety and health management system, gradually satisfy international standards for occupational safety and health and create a culture of occupational safety and health.  

- Provide annual assistance in occupational safety and health training for 15,000 employees working in fields with strict requirements for occupational safety and health, 20,000 people holding hard, toxic or dangerous jobs, 10,000 providers of occupational safety and health services, 2,000 medical employees and 1,000 cleaning employees in production facilities and enterprises.

- Give annual assistance in providing occupational safety and health information for 50 trade villages, 200 cooperatives facing high risks of occupational accidents and diseases.

b) Scope and regulated entities:

* Scope: Activities included in the project shall be run in several provinces and centrally-affiliated cities according to their characteristic and size.

* Regulated entities: Ministries, local authorities and entities assigned to carry out tasks included in the project, key enterprises and production facilities, trades/occupations facing high risk of occupational accidents and occupational diseases and working environment pollution.  

c) Main contents:

* Improving the capacity and efficiency in occupational safety and health management

- Carry out pilot operation of the occupational accident reporting system and provide advice on the Law on Occupational Safety and Health for employees not working under labor contracts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Perfect the national database on occupational safety and health (conduct investigation to make statistical reports on fulfillment of the project's objectives and apply information technology in management of the national database of occupational safety and health);

- Apply appropriate systems for occupational safety and health management in enterprises, production facilities and trade villages facing high risk of occupational accidents and occupational diseases.

* Disseminating and raising the awareness as well as improving skills and compliance with the Law on Occupational Safety and Health

- Improve centers for occupational safety and health affiliated to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

- Complete the preparation of programs and material for training and dissemination, provide professional training and give assistance in expanding the network of trainers and communicators of occupational safety and health;

- Provide sample training, advice and assistance in occupational safety and health training for people holding jobs with strict requirements for occupational safety and health, people doing hard, toxic and dangerous work, providers of occupational safety and health service, medical employees and cleaning employees working in enterprises and production facilities;

- Complete and apply textbooks of occupational safety and health prepared during 2011 – 2015 in training programs run in universities and vocational schools;

- Conduct dissemination and give advice on occupational safety and health to enterprises, trade villages, cooperatives facing high risk of occupational accidents and occupational diseases.

* Giving advice and assistance in adoption of technical methods for occupational accident and disease prevention

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Give advice and assistance to enterprises in terms of establishment of a safety culture model in combination with technical methods to improve working conditions in small-scale production areas;

- Give advice and assistance in pilot prevention and control of occupational accidents when using machines and devices requiring strict conformity to occupational safety and health conditions within the installation place (assistance in inspection, advice on machine and device selection, and guidelines and monitoring for use);

- Give assistance in occupational disease detection during occupational disease investigation.

d) Funding:

Total funding for the project is VND 680 billion including VND 300 billion of central government budget (non-business capital), VND 50 billion of local government budget (non-business capital) and VND 330 billion of other contributions (non-business capital).  

e) Obligatory expenditures and principles for allocation of central government budget:

* Obligatory expenditures of the funding:

- Obligatory expenditures of central government budget include:

+ Funding given to ministries to carry out activities within the project

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

. Conduct pilot operation of the occupational accident reporting system and provide advice on the Law on Occupational Safety and Health for employees not working under labor contracts; establish and complete the occupational safety and health database; apply appropriate occupational safety and health management system in enterprises and production facing high risk of occupational accidents and diseases;

. Provide dissemination and training to raise awareness and improve skills and compliance with the Law on Occupational Safety and Health for employers and employees;

. Give advice and assistance in pilot prevention and control of occupational accidents when using machines and devices requiring strict conformity to occupational safety and health conditions within the installation place and assistance in occupational disease detection during occupational disease investigation.

- Obligatory expenditures of local government budget include expenditure on local dissemination and training in occupational safety and health, expenditure on guideline, inspection, supervision and evaluation of local task performance, reciprocal capital for activities included in the project and funding for other relevant local programs and projects run in conjunction with this project for the purpose of fulfilling objectives and activities specified.

- * Obligatory expenditures of other contributions include:

+ Expenditure on investment in improvement of working conditions, dissemination, training and use of methods for prevention and control of occupational accidents and occupational diseases according to activities included in the project.  Reasonable expenditure of the enterprises on purchase of machinery, equipment and accessories used for installation of working environment improvement system in order to provide assistance for small and tiny-scale enterprises, productive households and individual business households.

+ Non-refundable funding from international organizations such as ILO and WHO and foreign countries such as Denmark, Germany, Japan and Korea for each particular activity included in the project and international cooperation activities such as training, seminar organization and international expert exchange regarding occupational safety and health.

* Principles for central government budget allocation

- Allocate funding to ministries and central government authorities engaged in the project as assigned in conformity with regulations on project launch to ensure such funding is used in an efficient manner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

VII. Capital mobilization plans:

Central and local agency in charge of the program or project shall call for legal resources to fulfill objectives and duties specified in the program and project. To be specific: 

1. Ask for funding from central government budget, including investment capital, non-business capital, ODA loans and aids.

2. Ask for reciprocal capital from local government budget: People’s Councils of various levels shall allocate local government budget to fulfill objectives and duties of the program and project.  Local government authorities shall make a commitment and allocated funding for the program and project.

3. Integrate programs and projects with the same objectives and duties to one another for the purpose of concurrent implementation.

4. Diversify contributions from other organizations to run the program and project to ensure timely and sufficient funding for such program and project as regulated.

5. Enhance mobilization of funding from national target programs, other target programs, local government budget and ministerial budget.

6. Formulate policies to attract or encourage enterprises, domestic and foreign sponsors, organizations and individuals to fulfill objectives and duties specified in the program and project.

7. Call for voluntary contributions from learners, beneficiary from the program and project as per law soft. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

VIII. Program running methods

1. In terms of human resources and management

a) Manpower for the program and project may be local and central state managers of vocational education, employment, occupational safety and health, vocational schools and employment service centers;

b) Central state management agencies, ministries and local authorities shall establish a department in charge of project management in order to perform activities included in the project on schedule by using the funding approved to ensure efficient and quality of such project.

2. In terms of policies

a) Establish and complete the system of legislative documents on vocational education, employment and occupational safety and health.   Concurrently publish policies on encouragement to develop vocational education, labor market and occupational safety and health.

b) Review, amend and concurrently issue policies on mobilization of resources to fulfill objectives and duties specified in the program and project, especially those run in areas with poor development conditions.

c) Complete the establishment of the regime for state management in vocational education;

d) Impose heavy sanctions for violations relating to occupational safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Increase private sector involvement and call for all social resources to develop vocational education, employment and occupational safety and health.

g) Strengthen cooperation among state management agencies in implementation and authorize local government authorities and entities running the project to enjoy the benefit thereof.

3. Promote leadership of party executive committees of various levels, guidelines from multi-level government authorities and participation of enterprises and social organizations in enforcement of policies and laws on vocational education, employment and occupational safety.

4. Set up a monitoring, checking and evaluating system

Set up a monitoring, checking and evaluating system for the program and project meeting the following criteria:

a) Establish a system for monitoring, checking and evaluating the performance results (input, process and output) and effects of the program and project;

b) Set up indicators for tracking, checking and supervising performance results and indicators for evaluating results and effects of the program and project to ensure information is collected from supervisory authorities and agency in charge of the project;

c) Conduct dissemination of the system for tracking, checking and supervising the performance results (input, process and output) and provide guidelines on evaluation of results and effects for supervisory authorities and agencies in charge of the program and project;

d) Make a consolidated report and notify the result of project's execution to relevant local and central agencies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Evaluation of the program and project may be carried out in the middle of the running process, at the end of such process or irregularly (where necessary) according to the use of information collected from monitoring and checking process for analysis of the efficiency, influences and stability of the program and project in an inclusive, systematical and objective manner.  And make necessary adjustment as well as learn from experiences for running such program or project in the next period.

5. In terms of international cooperation:

Strengthen cooperation with international organizations including multilateral and bilateral organizations and non-governmental organizations in technique, experience and finance for development of vocational education, labor market, labor supply and demand as well as science and technology for occupational safety and health assurance.

IX. Implementation

1. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs:

a)  Take charge of implementation of the program

b) Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance in instructing other ministries and local government authorities to implement the program

c) Take charge and cooperate with relevant ministries in adjusting, amending and formulating policies to ensure fulfillment of objectives specified in the program

d) Cooperate with the Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance in allocating resources and appraising funding sources and capacity to balance funding for the project and program

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Appraise objectives and specialized duties included in the project fulfilled by other ministries and local government authorities in consistent with the local and regional socio-economic development plan and autonomy policies applied to public service providers

g) Send annual estimate of central funding for the program (non-business capital) and forecast about objectives, duties and methods for allocation of central funding given to each project and ministries, central and local government authorities with explanation for principles, criteria and limit on funding allocation to the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment for consolidation purpose upon consideration of objective fulfillment in the previous year, objectives specified in each project during 2016 - 2020 and reports provided by the Ministry of Finance

h) Take charge of giving instructions to relevant ministries and local government authorities regarding targets and duties included in the annual plan for the purpose of achieving objectives of the program and project; 

i) Take charge of establishment of the program or project monitoring system and instruct agencies running the program and project to evaluate and supervise such program and project as well as complete and operate the information system for management of funding and objectives of the program and project;

k) Take charge and cooperate with other ministries in carrying out periodic and irregular inspection and supervision of relevant ministries and local government authorities in implementing the program and project and conduct periodic review of the implementation result.

l) Take responsibility for management, use and finalization of funding provided directly for tasks included in the program and project for the right purpose in an efficient and economical manner;

m) Take responsibility to consider establishment of organizations for project management in an appropriate and efficient manner;

n) Send periodic and irregular reports as regulated.

2. Ministry of Planning and Investment:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Take charge and cooperate with the Ministry of Finance and the agency in charge of the program in appraising investment capital sources and the capacity to balance investment capital provided for projects funded by central government budget, national bonds, Government bonds, ODA loan and foreign concessional loans from foreign sponsor of the program;

c) Cooperate with the agency in charge of the program in checking and monitoring the implementation result.

3. Ministry of Finance:

a) Propose the amount of funding allocated from central government budget (non-business capital) according to the annual and mid-term plan to the Ministry of Planning and Investment for consolidation purpose and report the annual estimated funding amount to the agency in charge of the program, appraise the non-business capital allocation plan prepared by such agency and include it in the state budget estimate submitted to competent  authorities for approval purpose, and give estimate as regulated;

b) Take charge of management and use of non-business capital provided for the program;

c) Cooperate with the agency in charge of the program in checking and monitoring the implementation result.

4. Relevant ministries and central agencies and People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities:

a) Take charge of implementation of ministerial and local programs and projects;

b) Grant approval for the project run by relevant ministries and local government authorities in 5-year period and every year upon consideration of opinions from supervisory authorities of component projects in terms of targets and professional tasks and send such approval to the supervisory authority of the program and project as a basis for supervising the implementation and allocation of funding from central government budget as per provisions of the Law on  Public Investment and legislative documents in force;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Send a consolidated report on program implementation and review of proposal of objectives, activities, funding demand and funding structure for the project to the agency in charge of the project which are then included in the annual and mid-term plan as regulated;

dd) Allocate funding from central government budget for the program in a reasonable manner and ensure sufficient funding to cover local expenditures specified in Point e Section VI, Point e Clause 2 Section VI and Point e Clause 3 Section VI Article 1 herein and send reports to the provincial People's Council;

e) Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and relevant agencies in appraising, approving and allocating funding for works, projects and activities included in the program which is included in local expenditure;

g) Manage, evaluate and accept the result of execution of the project included in the program under local management and send periodic reports on local implementation progress to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance as well as conduct review of the program and project run in local areas as regulated;

h) Take responsibility to use the funding provided for duties included in the program and project in an efficient and economical manner and make finalization of such funding under current regulations;

i) Provide guidelines for efficient integration with other programs and projects in the areas under management;

k) Carry our regular and periodic inspection visit to entities running the program and project;

l) Send periodic and irregular reports as regulated.

Article 2. This Decision comes into force from the day on which it is signed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 20/06/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.390

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.113.197
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!