UỶ
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số
85/1999/QĐ-UB
|
Đà
Nẵng, ngày 09 tháng 7 năm 1999
|
QUVẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Nghị định số 90/CP ngày 15 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về học nghề;
- Căn cứ Thông tư số 20/LĐTBXH-TT ngày 21 tháng 9 năm 1996 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc mở và quản lý cơ sở dạy nghề;
- Căn cứ Thông tư số 01/1999/TTLT-LĐTBXH-TCCP ngày 6 tháng 1 năm 1999 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn về tổ
chức làm công tác quản lý đào tạo nghề ở Trung ương và địa phương;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường ban Ban
Tổ chức chính quyền thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 315/TCCQ- LĐTBXH ngày 4
tháng 5 năm 1999.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng .
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.Các quy định trước đây của thành phố Đà Nẵng
trái với nội dung Quyết định này đều không còn hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND
thành phố Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền Giám đốc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội Giám đốc các Sở, ban, ngành, Trưởng các đoàn thể, Chủ tịch UBND các
quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố, các
tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận :
- Như điều 3
- TVTU, TTHĐND
- CT, các PCT
- CPVP
- Lưu VT - VX - PC
|
TM.
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH
Nguyễn Bá Thanh
|
QUY CHẾ
QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/1999/QĐ-UB ngày 09 tháng 7 năm 1999
của UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Các cơ sở đào tạo
nghề (bao gồm các trường đào tạo nghề, trung tâm đào tạo nghề, lớp đào tạo nghề)
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phải thực hiện theo quy định của Quy chế này và
các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Cơ sở đào tạo nghề có thể được tổ
chức đối lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục
khác.
Điều 2 : Sở Lao động - thương
binh và Xã hội có trách nhiệm giúp UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về đào tạo nghề ở địa phương theo quy định tại Thông tư liên
tịch số 01/1999/TTLT- LĐTBXH-TCCP ngày 6 tháng 01 năm 1999 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3 : Tổ chức, cá nhân
có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 90/CP ngày 15 tháng 12
năm 1995 của Chính phủ muốn mở cơ sở đào tạo nghề phải lập hồ sơ xin thành lập
cơ sở đào tạo nghề và được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập.
Điều 4 : UBND thành phố quyết
định thành lập trường đào tạo nghề, trung tâm đào tạo nghề trên cơ sở đề nghị
của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày
nhận được hồ sơ xin thành lập hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội thẩm định hồ sơ, trình UBND thành phố ra Quyết định thành lập. Trường
hợp xin thành lập trường đào tạo nghề phải có ý kiến của Ban Tổ chức chính
quyền thành phố.
Điều 5 : UBND các quận, huyện
ra quyết định thành lập các lớp dạy nghề trên cơ sở đề nghị của Phòng Lao động
– Thương binh và Xã hội.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ,
trình UBND các quận, huyện ra quyết định thành lập.
Điều 6 : Trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập của UBND thành phố hoặc UBND các quận,
huyện, các tổ chức, cá nhân phải đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội để được cấp giấy phép đào tạo nghề.
Điều 7 : Hồ sơ xin thành lập
cơ sở đào tạo nghề bao gồm :
1- Đơn xin thành lập cơ sở đào tạo
nghề;
2- Dự án tổ chức và hoạt động của
cơ sở đào tạo nghề
3- Địa điểm cơ sở đào tạo nghề có
xác nhận của UBND cấp xã, phường (nếu là cơ sở đào tạo nghề do UBND cấp quận,
huyện thành lập), hoặc xác nhận của UBND cấp quận, huyện (nếu cơ sở đào tạo
nghề do UBND thành phố thành lập);
4- Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục
vụ cho hoạt động đào tạo nghề đã được xác định về mặt pháp lý;
5- Báo cáo đội ngũ giáo viên giảng
dạy và quản lý tại cơ sở.
Điều 8 : Cơ sở đào tạo nghề
phải hoạt động theo đúng nội dung được đăng ký. Trường hợp thay đổi, bổ sung
nội dung hoạt động phải đăng ký với cơ quan đã cấp giấy phép:
Khi cơ sở đào tạo nghề chấm dứt hoạt
động, phải báo và trả lại giấy phép cho cơ quan cấp giấy phép.
Điều 9: Các tổ chức, đơn vị
trên địa bàn thành phố có tổ chức mở các lập đào tạo ngắn hạn, đột xuất và các
cơ sở đào tạo nghề có liên kết đào tạo nghề phải dăng ký với Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội về nội dung ngành nghề và địa điểm đào tạo sau khi cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
Điều 10 : Cơ sở đào tạo nghề
bị thu hồi giấy phép khi :
1- Bị cơ quan chức năng đình chỉ
hoạt động;
2- Giấy phép đào tạo nghề hết hạn;
3-.Hoạt động không đúng nội dung
đăng ký và được cấp phép;
4- Không hoạt động liên tục trong
6 tháng kể từ ngày được cấp phép;
5- Cơ sở đào tạo nghề bị giải thể.
Điều 11: Cơ sở đào tạo nghề
được thu học phí theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng với người học hoặc với đơn
vị cử người đến học. Việc miễn hoặc giảm học phí cho người học nghề được thực
hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 90/CP ngày 15 tháng 12 năm 1995
của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật.
Điều 12 : Cơ sở đào tạo nghề
phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Việc miễn, giảm thuế được thực hiện
theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 13 : Các cơ sở đào tạo
nghề được thành lập và hoạt động trước ngày ban hành Quy chế này thì sau thời
hạn 3 tháng kể từ ngày Quy chế có hiệu lực thi hành, phải lập hồ sơ xin thành
lập và đăng ký lại hoạt động đào tạo nghề theo quy định của Quy chế này.
Điều 14 : Các cơ sở đào tạo
nghề phải đăng ký kế hoạch hàng năm về đào tạo nghề tại Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội để thực hiện kế hoạch cấp phát và quản lý Bằng nghề, Chứng chỉ
nghề. Việc quản lý Bằng nghề và Chứng chỉ nghề thực hiện theo quy định của
Quyết định số 1536/1998/LĐTBXH ngày 01 tháng 02 năm 1998 của Bộ trường Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15 : Giao Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện Quy chế này.
Điếu 16 : Quy chế này có thể
được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.