Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 762/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Vương Văn Việt
Ngày ban hành: 21/03/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 762/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 21 tháng 03 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 367/TTr-SLĐTBXH ngày 08/3/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015, với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động để nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Thực hiện tốt việc cải thiện điều kiện, môi trường lao động tạo điều kiện ngày càng có nhiều người lao động được làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng ngừa và ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Nâng cao năng lực quản lý, giám sát của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Nâng cao năng lực chuẩn đoán, khám phát hiện điều trị bệnh nghề nghiệp cho cán bộ y tế huyện, thành phố, thị xã và cán bộ y tế của các doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong việc chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bảo đảm an toàn thân thể và tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Trung bình hàng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (xây dựng, chế biến vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, điện, sản xuất đá).

- Trung bình hàng năm giảm 10% số người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp phổ biến, đảm bảo trên 100% người lao động làm việc ở nơi có nguy cơ cao mắc bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Hàng năm tăng 5% số cơ sở sản xuất tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; tăng 3% số cơ sở sản xuất được giám sát về môi trường lao động.

- 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được điều trị, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; 100% người lao động được xác nhận làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

- Hàng năm trên 2.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động; 250 người là cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã (cán bộ phụ trách công tác an toàn - vệ sinh lao động và cán bộ ngành y tế); 200 người sử dụng lao động; 2.000 cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp được tập huấn, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động.

- 100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động chết người được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật lao động.

II. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 đến năm 2015 (từng Dự án cụ thể sẽ có thời gian thực hiện căn cứ theo các mục tiêu, trong quá trình triển khai các hoạt động của Dự án có thể có sự điều chỉnh phù hợp thực tế).

- Phạm vi thực hiện: trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động của tỉnh (tập huấn, hội nghị, hội thảo, thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh bạn…).

- Mua sắm máy, trang thiết bị để phục vụ công tác và phục vụ công tác quản lý, lưu trữ dữ liệu về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý và theo dõi các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; môi trường lao động…

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn - vệ sinh lao động của tỉnh; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động.

- Triển khai các mô hình quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động trong doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp, giảm thiểu tai nạn lao động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng; quản lý, vận hành, sửa chữa và sử dụng điện

- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Cải tiến quy trình công nghệ để cải thiện môi trường làm việc, tiến hành điều tra, khảo sát điều kiện lao động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực: Khai thác khoáng sản, chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và các hoạt động tư vấn, hướng dẫn thúc đẩy việc cải thiện điều kiện lao động tại các doanh nghiệp.

3. Tăng cường công tác phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngành nghề nông thôn

- Tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn cho cán bộ quản lý từ cấp huyện đến cấp xã;

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Mua sắm các trang, thiết bị để nâng cao năng lực giám sát tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong sản xuất nông, lâm nghiệp và ngành nghề nông thôn;

- Huấn luyện về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp, quy trình an toàn trong sử dụng thuốc, hóa chất bảo vệ thực vật cho cán bộ cấp xã, phường và nông dân trong tỉnh;

- Xây dựng, tập huấn đội ngũ cộng tác viên; tuyên truyền viên nông dân nhằm nhân rộng các mô hình tiên tiến thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong nông nghiệp, nông thôn;

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và các hoạt động hướng dẫn, tư vấn đối với các doanh nghiệp để thúc đẩy cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả về công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các làng nghề

- Tổ chức tập huấn về công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động cho cán bộ quản lý, người lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các làng nghề.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá môi trường, điều kiện làm việc của người lao động tại doanh nghiệp, các hợp tác xã, làng nghề.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và các hoạt động tư vấn đối với các Hợp tác xã, làng nghề để thúc đẩy cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Tăng cường phòng, chống bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe người lao động

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về nguy cơ và tác hại bệnh nghề nghiệp;

- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động nhận biết và cách phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;

- Kiện toàn và đầu tư mua sắm trang, thiết bị cho các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp và nâng cao năng lực điều trị và phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp;

- Triển khai các hoạt động giám sát môi trường lao động và nâng cao năng lực và công tác khám phát hiện, chuẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp;

- Kiện toàn tổ chức y tế cơ sở phục vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho người bị bệnh nghề nghiệp;

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và các hoạt động tư vấn đối với các doanh nghiệp để thúc đẩy cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm khống chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

6. Thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (trong đó có tổ chức Tuần lễ Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ hàng năm)

- Truyền thông các hoạt động về an toàn, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết các hoạt động đã thực hiện về công tác an toàn, vệ sinh lao động; biểu dương, động viên kịp thời các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và kiểm điểm, nhắc nhở các đơn vị doanh nghiệp chưa thành lập bộ máy làm công tác Bảo hộ lao động hoặc bộ máy làm công tác Bảo hộ lao động hoạt động chưa hiệu quả do vậy còn để xảy ra tai nạn lao động và cháy nổ.

- Xây dựng các tin bài, phóng sự về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ để phục vụ công tác tuyên truyền nhằm đẩy mạnh các hoạt động phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Mở trang, mục chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ để cung cấp thông tin, phổ biến giải đáp pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

- Tăng cường công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cho người sử dụng lao động và người lao động; in ấn tranh ảnh, panô, áp phích, tờ rơi… Để phục vụ công tác tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung dưới đây:

- Tuyên truyền cho cán bộ công đoàn các cấp, nâng cao năng lực về công tác Bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các cơ sở lao động.

- Chỉ đạo công đoàn các cấp phối hợp với người sử dụng lao động thành lập, hướng dẫn và quản lý hoạt động màng lưới “an toàn vệ sinh viên” trong các cơ sở lao động.

- Tăng cường công tác giáo dục, vận động người lao động chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động gắn với phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; vận động công nhân lao động phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện và môi trường lao động.

7. Các hoạt động khác

Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả của chương trình theo từng dự án, từng giai đoạn và việc trao đổi tham quan, học tập với các tỉnh địa phương làm tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Về cơ chế, chính sách

- Khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp nguồn lực và triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở tham gia thí điểm và áp dụng hệ thống quản lý về công tác an toàn vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn lao động.

- Cơ chế phân bổ nguồn kinh phí được phân bổ hằng năm theo từng Dự án cho các cơ quan chủ trì Dự án xây dựng và sử dụng theo quy định Nhà nước.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình (Từ việc lập kế hoạch triển khai, quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá kết quả đến việc thụ hưởng thành quả từ các Dự án của Chương trình).

- Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động Chương trình quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động với các chương trình nội dung các Dự án được triển khai lồng ghép với các hoạt động khác có liên quan.

- Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình, khuyến khích người dân và các tổ chức, đoàn thể tham gia hoạt động của chương trình.

2. Kế hoạch kinh phí thực hiện

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn kinh phí

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng

Ngân sách Trung ương

270

1.155

1.600

2.000

2.475

7.500

Ngân sách tỉnh

60

60

150

220

260

750

Doanh nghiệp

1.000

2.000

2.000

2.000

2.500

10.000

Tổng cộng

1.330

3.215

3.750

4.720

5.235

18.250

3. Quản lý, điều hành

a) Ban Quản lý Chương trình: Ban Quản lý Chương trình có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và địa phương thực hiện các hoạt động của Chương trình.

Thành lập tổ chuyên viên giúp việc Ban Quản lý Chương trình: Là trưởng hoặc phó phòng, chuyên viên của các ngành và các phòng, ban có liên quan tới công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ.

b) Lập kế hoạch thực hiện chương trình, dự án

- Các hoạt động về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải xây dựng trong nội dung kế hoạch Bảo hộ lao động hàng năm của UBND tỉnh. Sở, ngành chủ trì Dự án căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng nội dung hoạt động phù hợp và hiệu quả.

- Định kỳ 6 tháng, một năm phải thực hiện sơ kết để đánh giá hoạt động của Chương trình và báo cáo về Ban Chỉ đạo của tỉnh để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Chương trình

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Chương trình, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện tốt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh. Hàng năm phải hoàn thành kế hoạch, đạt hiệu quả, yêu cầu đề ra theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; điều phối các hoạt động của Chương trình; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát; định kỳ (06 tháng, 01 năm) tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hàng tháng; lồng ghép các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ” hàng năm với các hoạt động khác liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Công an tỉnh phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động của Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động - PCCN, tuyên truyền hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về PCCN trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Công thương, Sở Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu tai nạn lao động trong các lĩnh vực khai thác, chế biến đá, khai thác khoáng sản, sử dụng điện và xây dựng.

4. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TBXH, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan tổ chức triển khai các hoạt động về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động gắn với phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động” ở các cơ sở lao động; tuyên truyền, hướng dẫn đưa ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn lao động, vệ sinh lao động vào trong sản xuất; vận động công nhân lao động phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện và môi trường lao động. Chỉ đạo công đoàn cơ sở hướng dẫn hoạt động mạng lưới “an toàn vệ sinh viên” trong các cơ sở lao động.

5. Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn công tác vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đo đạc môi trường vệ sinh lao động; tổ chức giám sát môi trường lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, các ngành liên quan và các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn phương pháp phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong sản xuất, khai thác, chế biến nông-lâm-ngư nghiệp và các ngành nghề khác ở nông thôn.

7. Liên minh các Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn phương pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các Hợp tác xã, các làng nghề.

8. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các tổ chức, ban ngành liên quan thông tin, hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương hoạt động trên địa bàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN hàng năm và việc thực hiện công tác ATLĐ, VSLĐ trên địa bàn toàn tỉnh bằng các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, phát huy vai trò của quần chúng tham gia công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

9. Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động - TBXH chịu trách nhiệm phân bổ nguồn kinh phí Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và cân đối và bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương; Chủ trì hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, thanh quyết toán đối với các Dự án của Chương trình.

10. Đề nghị Văn phòng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa có trách nhiệm trong các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện và tư vấn nhằm nâng cao chất lượng công tác An toàn - Vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thành viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

11. UBND huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các ngành liên quan triển khai thực hiện chương trình đạt kết quả.

12. Các Thành viên Ban Quản lý: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tham gia phối hợp với chủ Dự án để triển khai, thực hiện hiệu quả các nội dung của Dự án trong chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động của tỉnh từng năm và từng giai đoạn 2011-2015.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TBXH (để báo cáo);
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các ngành thành viên BQL;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các Doanh nghiệp;
- Lưu: VT, VX.M50.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Văn Việt

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 762/QĐ-UBND ngày 21/03/2012 phê duyệt Chương trình An toàn lao động, vệ sinh lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.794

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.93.34
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!