Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 630/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 29/05/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề

Ngày 29/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 630/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020. Mục tiêu của chiến lược nhằm phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tương đương 23,5 triệu người vào năm 2015 và 55% vào năm 2020, tương đương 34,4 triệu người.


Theo đó, giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,1 triệu người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 7,5 triệu người, trong đó có 4,7 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án 1956).

Giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 10 triệu người, trong đó có 5,5 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo Đề án 1956...

Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia; đến năm 2015 ban hành 250 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 130 bộ tiêu chuẩn cho các nghề quốc gia trọng điểm. Giai đoạn 2011-2015, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 2 triệu người và giai đoạn 2016-2020 khoảng 6 triệu người.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 630/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ THỜI KỲ 2011 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020;

Căn cứ Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;

Căn cứ Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 22/TTr-BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này "Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020" với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ THỜI KỲ 2011 - 2020

1. Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và người lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.

2. Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về dạy nghề, nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

3. Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô dạy nghề là một quá trình, vừa phổ cập nghề cho người lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động.

4. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển dạy nghề, tập trung xây dựng các trường nghề chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường đạt đẳng cấp quốc tế; các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ THỜI KỲ 2011 - 2020

1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Thực hiện đào tạo nghề để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tương đương 23,5 triệu người vào năm 2015 (trong đó trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 20%) và 55% vào năm 2020, tương đương 34,4 triệu người (trong đó trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 23%).

- Giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,1 triệu người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 7,5% triệu người, trong đó có 4,7 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (Đề án 1956).

- Giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 10 triệu người, trong đó có 5,5 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo Đề án 1956.

- Đến năm 2015 có khoảng: 190 trường cao đẳng nghề (60 trường ngoài công lập, chiếm 31,5%), trong đó có 26 trường chất lượng cao; 300 trường trung cấp nghề (100 trường ngoài công lập, chiếm 33%) và 920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập, chiếm 34,8%). Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 trường cao đẳng nghề và 1 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu; mỗi quận/huyện/thị xã có 1 trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề. Đến năm 2020 có khoảng: 230 trường cao đẳng nghề (80 trường ngoài công lập, chiếm 34,8%), trong đó có 40 trường chất lượng cao; 310 trường trung cấp nghề (120 trường ngoài công lập, chiếm 38,8%) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm ngoài công lập, chiếm 33,3%), trong đó có 150 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu.

- Đến năm 2015 có 51.000 giáo viên dạy nghề (trong đó có khoảng 17.000 người dạy trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập), trong đó dạy cao đẳng nghề 13.000 người, trung cấp nghề 24.000 người, dạy sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (không bao gồm người dạy nghề) là 14.000 người. Đến năm 2020 có 77.000 giáo viên dạy nghề (trong đó có khoảng 25.000 người dạy trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập), trong đó dạy cao đẳng nghề 28.000 người, trung cấp nghề 31.000 người, dạy sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (không bao gồm người dạy nghề) là 18.000 người.

- Đến năm 2015 ban hành 130 chương trình, giáo trình cho các nghề trọng điểm quốc gia; sử dụng 49 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 26 chương trình, giáo trình quốc tế; xây dựng 300 chương trình, giáo trình sơ cấp nghề và dưới 3 tháng để dạy nghề cho lao động nông thôn. Đến năm 2020 bổ sung, chỉnh sửa và ban hành 150 chương trình, giáo trình trọng điểm quốc gia; sử dụng 70 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 35 chương trình, giáo trình quốc tế; xây dựng 200 chương trình, giáo trình sơ cấp nghề và dưới 3 tháng để dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Tất cả các nghề trọng điểm quốc gia, nghề cấp khu vực, quốc tế; các trường chất lượng cao, trung tâm dạy nghề kiểu mẫu được kiểm định chất lượng. Hình thành 3 trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề vùng ở 3 vùng và một số trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề do tổ chức và cá nhân thành lập.

- Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia; đến năm 2015 ban hành 250 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 130 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia. Đến năm 2020 ban hành 400 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 150 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia. Giai đoạn 2011 - 2015 đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 2 triệu người và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6 triệu người.

- Hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, gắn kết giữa dạy nghề và việc làm.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ

Để đạt được các mục tiêu chiến lược, cần thực hiện đồng bộ 9 giải pháp, trong đó giải pháp (1) "Đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề" và giải pháp (2) "Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề" là hai giải pháp đột phá; giải pháp (3) "Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia" là giải pháp trọng tâm.

1. Đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề. Sửa Luật dạy nghề và các quy định liên quan đến dạy nghề trong các Bộ luật, Luật.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề:

+ Có chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên dạy nghề.

+ Đổi mới chính sách tài chính về dạy nghề: Có chính sách thu học phí phân biệt theo nghề và trình độ đào tạo; thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo cho các cơ sở dạy nghề, không phân biệt hình thức sở hữu. Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho những cơ sở dạy nghề trọng điểm, nghề trọng điểm (đầu tư đồng bộ), các vùng khó khăn, vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý; phát triển chương trình; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách, nhóm yếu thế trong xã hội và phổ cập nghề cho người lao động. Có cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển dạy nghề.

+ Chính sách đào tạo ngoại ngữ phù hợp trình độ nghề đào tạo.

+ Chính sách đối với người lao động qua đào tạo nghề; chính sách đào tạo liên thông, hỗ trợ người học nghề (ưu tiên đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và những người thuộc nhóm "yếu thế" khác); chính sách đối với một số nghề đặc thù, nghề xã hội có nhu cầu nhưng khó thu hút học sinh vào học nghề.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về dạy nghề theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề các cấp. Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương có trách nhiệm xây dựng cơ chế, chính sách phát triển dạy nghề; xây dựng các chuẩn và hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thực hiện đào tạo theo chuẩn. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong dạy và học nghề.

- Có cơ chế để cơ sở dạy nghề là một chủ thể độc lập, tự chủ; người đứng đầu cơ sở dạy nghề phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải được đào tạo về quản lý dạy nghề.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy nghề và quản lý dạy nghề; xây dựng cơ sở dữ liệu về dạy nghề.

- Thực hiện liên thông trong đào tạo và phân luồng mạnh mẽ vào dạy nghề. Nhà nước quy định tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề.

- Hình thành Quỹ hỗ trợ học nghề theo quy định của Luật dạy nghề theo hướng xã hội hóa với vốn ban đầu từ ngân sách nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn khác để phát triển dạy nghề.

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tới nghề đào tạo, theo vùng, địa phương; chú trọng phân bố các trường chất lượng cao ở các vùng kinh tế động lực, hình thành các trung tâm đào tạo nghề ở các vùng; ưu tiên thành lập mới cơ sở dạy nghề ngoài công lập; khuyến khích hợp tác và thành lập các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Có các cơ sở dạy nghề chuyên biệt đối với người khuyết tật, dạy nghề đối với người dân tộc thiểu số.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển dạy nghề bao gồm, nhà nước, doanh nghiệp, người học, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó nguồn ngân sách nhà nước là quan trọng; nâng tỷ lệ chi cho dạy nghề trong tổng chi từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo lên 12% - 13%. Nhà nước có chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, thuế đối với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

2. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

- Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề. 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn vào năm 2014.

- Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới. 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn của các nước tương ứng vào năm 2014.

- Nhà nước bảo đảm việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề (trong và ngoài nước) theo hướng chuẩn hóa, đủ về số lượng; có cơ cấu hợp lý theo nghề và trình độ đào tạo. Huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề: Đổi mới hoạt động của các trường sư phạm kỹ thuật; thành lập các khoa sư phạm dạy nghề tại các trường cao đẳng nghề để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề.

- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề; hình thành đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề có tính chuyên nghiệp.

- Hình thành Học viện dạy nghề với chức năng đào tạo, bồi dưỡng công nghệ mới; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; nghiên cứu khoa học dạy nghề, trên cơ sở sáp nhập, nâng cấp Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề và một số cơ sở đào tạo nghề.

3. Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia

- Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia tương thích với khung trình độ giáo dục quốc gia.

- Hoàn thiện khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.

- Ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề phổ biến.

- Tiếp nhận, chuyển giao các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề của các nghề được đầu tư trọng điểm ở các cấp độ khu vực và quốc tế.

- Xây dựng khung chương trình đào tạo.

4. Phát triển chương trình, giáo trình

- Đối với các nghề trọng điểm quốc gia, xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề trên cơ sở tiêu chuẩn nghề quốc gia.

- Đối với các nghề cấp độ khu vực và quốc tế, tiếp nhận và sử dụng chương trình, giáo trình dạy nghề của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế phù hợp với thị trường lao động Việt Nam.

- Chương trình, giáo trình của các nghề khác do cơ sở dạy nghề xây dựng, trên cơ sở khung chương trình hoặc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

- Chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn: Hướng dẫn các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề; xây dựng chương trình, giáo trình kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn học nghề.

5. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

- Đối với các nghề trọng điểm quốc gia, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề.

- Đối với các nghề cấp độ khu vực và quốc tế, tiếp nhận và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế.

- Đối với các nghề không thuộc danh mục các nghề trọng điểm, quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu.

- Các cơ sở dạy nghề phải đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề tối thiểu cho các nghề đào tạo.

- Xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp và bộ học liệu để đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

6. Kiểm soát, đảm bảo chất lượng dạy nghề

a) Kiểm định chất lượng dạy nghề

- Nhà nước quản lý chất lượng dạy nghề chung toàn quốc; các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị chủ quản, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề trong phạm vi quản lý.

- Thực hiện kiểm định cơ sở dạy nghề và kiểm định chương trình. Các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề; đảm bảo chuẩn hóa "đầu vào", "đầu ra"; tự kiểm định chất lượng dạy nghề và chịu sự đánh giá định kỳ của các cơ quan kiểm định chất lượng dạy nghề.

- Thành lập Cục kiểm định chất lượng dạy nghề thực hiện chức năng quản lý đảm bảo chất lượng dạy nghề; xây dựng 03 trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề vùng ở 3 vùng; phát triển một số trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề do tổ chức và cá nhân thành lập.

b) Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

- Phát triển các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động gắn với đầu tư xây dựng các nghề trọng điểm ở các cơ sở dạy nghề, ở một số doanh nghiệp và một số cơ sở khác.

- Thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động, xây dựng một số trung tâm đánh giá kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề.

- Xây dựng ngân hàng đề thi và tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.

7. Gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp

- Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trường lao động ở các cấp (cả nước, vùng, tỉnh, huyện, xã) để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống dạy nghề hướng vào việc đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết việc làm.

- Doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo kỹ năng nghề của người lao động trong doanh nghiệp của mình (tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của doanh nghiệp; phối hợp với cơ sở dạy nghề để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo); có trách nhiệm đóng góp vào quỹ hỗ trợ học nghề; đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề (xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của học sinh học nghề …).

- Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm (số lượng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ đào tạo, yêu cầu về thể lực, năng lực khác …) và các chế độ cho người lao động (tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc, phúc lợi …) cho các cơ sở dạy nghề; đồng thời thường xuyên có thông tin phản hồi cho cơ sở dạy nghề mức độ hài lòng đối với "sản phẩm" đào tạo của cơ sở dạy nghề.

- Cơ sở dạy nghề tổ chức theo dõi, thu thập thông tin về học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp.

- Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin từ phía doanh nghiệp và thay đổi để thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp.

- Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết đào tạo và sử dụng lao động.

8. Nâng cao nhận thức về phát triển dạy nghề

- Chính quyền các cấp phải quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng XI về vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực và trong chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước thời kỳ 2011 - 2020 để chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ, ngành, địa phương và tổ chức thực hiện.

- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội nghề nghiệp quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 và tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện, đồng thời góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề.

- Tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường; hình thành các bộ phận chuyên trách làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho người học nghề.

9. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề

- Tăng cường hợp tác quốc tế về dạy nghề, lựa chọn các đối tác chiến lược trong lĩnh vực dạy nghề là những nước thành công trong phát triển dạy nghề trong khu vực ASEAN và châu Á (như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản …), EU (như Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh, …) và Bắc Mỹ.

- Hợp tác với các nước ASEAN để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nước, hướng tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ dạy nghề tiên tiến để nâng cao chất lượng dạy nghề. Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế về dạy nghề.

- Khuyến khích các cơ sở dạy nghề trong nước mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

- Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài phát triển cơ sở dạy nghề chất lượng cao, hợp tác đào tạo nghề tại Việt Nam.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Chiến lược

1. Chiến lược này là định hướng, làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình và đề án phát triển dạy nghề của các Bộ, ngành và các địa phương.

2. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Chiến lược này tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án phát triển dạy nghề thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương; lồng ghép các mục tiêu, quan điểm và giải pháp phát triển của Chiến lược vào quy hoạch, chương trình và đề án phát triển dạy nghề, cụ thể hóa Chiến lược vào các kế hoạch 5 năm và hàng năm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương với các mục tiêu và giải pháp bám sát nội dung của Chiến lược này.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cụ thể hóa thành các kế hoạch 5 năm, hàng năm; xây dựng các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án, chương trình mục tiêu về dạy nghề trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện; xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, các chuẩn, tiêu chuẩn.

- Phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đến năm 2020 (chú trọng các cơ sở dạy nghề cho người dân tộc thiểu số và người khuyết tật; các nghề trọng điểm); tổ chức thực hiện đề án xây dựng 40 trường nghề chất lượng cao.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chiến lược.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức dự báo nhu cầu nhân lực; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đào tạo liên thông và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học nghề.

- Trong quá trình thực hiện Chiến lược, nếu phát sinh những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Giám sát việc triển khai Chiến lược trong phạm vi cả nước, hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương định kỳ đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Các Bộ ngành liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện có hiệu quả các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược có liên quan đến Bộ, ngành, địa phương mình.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan huy động và cân đối các nguồn lực, bố trí vốn đầu tư cho phát triển dạy nghề, xác định các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển dạy nghề. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức dự báo nhân lực quốc gia.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành hàng năm bố trí kinh phí cho phát triển dạy nghề theo quy định của Luật ngân sách và các nguồn vốn tài trợ khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược.

- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, hoàn thiện chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ và chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các chính sách hướng nghiệp trong các trường phổ thông, thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; xây dựng cơ chế liên thông giữa dạy nghề với các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quyền hạn và trách nhiệm được giao chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện các nội dung của Chiến lược; lồng ghép các nội dung trên vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

 


CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ THỜI KỲ 2011 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên nhiệm vụ, công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian xây dựng và trình

Thời gian thực hiện

Cơ quan trình/ban hành

I

XÂY DỰNG LUẬT, CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1

Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Bộ, ngành liên quan

 

 

Chính phủ/ Quốc hội

- Rà soát, tổng kết việc thực hiện Luật dạy nghề 2006.

- Sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật dạy nghề

2012

2012-2013

2012

2013-2020

2

- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành Luật dạy nghề (sửa đổi) sau khi Luật được phê chuẩn.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Bộ, ngành liên quan

2013-2016

2013-2020

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội/ Thủ tướng Chính phủ

- Cơ chế chính sách về dạy nghề (Chính sách đối với người học nghề, chính sách học phí học nghề, chính sách đối với người dạy nghề, chính sách xã hội hóa dạy nghề để thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước, nước ngoài …).

2012-2015

II

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH

1

Đề án Quy hoạch và quản lý thực hiện Quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề đến năm 2020

- Rà soát, đánh giá thực trạng mạng lưới cơ sở dạy nghề.

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề theo Bộ, ngành, địa phương, vùng, miền và theo nghề (phân tầng chất lượng).

- Quản lý, tổ chức thực hiện Quy hoạch …

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Bộ, ngành liên quan

2012

2012-2020

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

2

Đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020

- Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề

- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề.

- Xây dựng đề án thành lập Học viện dạy nghề.

- Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề

- Chuẩn hóa cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề.

- Phát triển hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề

- Phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dạy nghề

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động dạy và học nghề.

- Tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên trong trường nghề.

- Đào tạo tiếng Anh và tin học trong trường nghề.

- Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế về dạy nghề.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Bộ, ngành liên quan

2012

2012-2020

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội/ Thủ tướng Chính phủ

3

Đề án xây dựng 40 trường nghề chất lượng cao.

- Các tiêu chí của trường chất lượng cao và cơ chế hoạt động.

- Chính sách đầu tư và lộ trình đầu tư.

- Kiểm định, đánh giá, công nhận

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Bộ, ngành liên quan

2012-2013

2013-2015

2016-2018

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội/ Thủ tướng Chính phủ

4

Đề án Quỹ hỗ trợ học nghề

- Xác định nội dung Quỹ hỗ trợ học nghề.

- Cơ chế hình thành và sử dụng của Quỹ hỗ trợ học nghề.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

Các Bộ, ngành liên quan

2012-2013

2013-2020

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội/ Thủ tướng Chính phủ

5

Đề án Đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học dạy nghề trong hệ thống dạy nghề

- Đánh giá, rà soát các hoạt động nghiên cứu, triển khai ở các cấp.

- Xây dựng các đề án và tổ chức thực hiện.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

Các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở dạy nghề

2013

2013-2020

Các Bộ, ngành; UBND tỉnh/Thủ tướng Chính phủ

6

Tiếp tục thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (Đề án 1956) với 8 hoạt động cụ thể đến năm 2020

- Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

- Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Thí điểm và mở rộng các mô hình học nghề cho lao động nông thôn.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập.

- Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề.

- Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề.

- Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề; đánh giá kỹ năng nghề cho lao động nông thôn.

- Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Bộ ngành liên quan

2009

Đã được phê duyệt, tiếp tục thực hiện đến năm 2020

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội/ Thủ tướng Chính phủ

 

(Nội dung Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 gồm hai phần, tổng số 8 nhiệm vụ)

 

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 630/QD-TTg

Hanoi, May 29, 2012

 

DECISION

APPROVING THE VOCATIONAL TRAINING DEVELOPMENT STRATEGY FOR THE 2011-2020 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 14, 2005 Education Law and the November 25, 2009 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Education Law;

Pursuant to the November 29, 2006 Law on Vocational Training; Pursuant to the 2011-2020 socio-economic development strategy;

Pursuant to the strategy on development of Vietnamese human resources for the 2011-2020 period;

Pursuant to the master plan on development of Vietnamese human resources for the 2011-2020 period;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DECIDES:

Article 1. To approve the vocational training development strategy for the 2011-2020 period, enclosed to this Decision, with the following contents:

I. GUIDING VIEWPOINTS ON THE ACHIEVEMENT OF THE VOCATIONAL TRAINING DEVELOPMENT OBJECTIVES FOR THE 2011-2020 PERIOD

1. Vocational training development is the cause as well as responsibility of the entire society; is an important content of the national human resource development strategy and master plan, and requires the participation of the Government, ministries, sectors and localities, vocational training institutions, employers and employees to meet the labor market demands.

2. The state management of vocational training will be substantially and strongly renovated in order to create a driving force for developing vocational training toward standardization, modernization, socialization, democratization and international integration.

3. Improving the quality and developing the scope of vocational training are a process; teaching popular occupations for laborers should be combined with meeting the demands of domestic industries and occupations for highly skilled laborers and of labor export.

4. International cooperation will be promoted and expanded for developing vocational training and building high-quality vocational schools, giving priority to international-standard schools and key national, regional and international occupations.

II. VOCATIONAL TRAINING DEVELOPMENT OBJECTIVES FOR THE 2011-2020 PERIOD

1. General objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Targets

- To provide vocational training in order to increase the rate of vocationally trained laborers to 40% by 2015, equivalent to 23.5 million people (of whom those attaining intermediate and collegial vocational qualifications will account for 20%) and 55% by 2020, equivalent to 34.4 million people (of whom those attaining intermediate and collegial vocational qualifications will account for 23%).

- During 2011-2015, to provide collegial and intermediate vocational training for some 2.1 million people, and elementary and under-3 month training for some 7.5 million people, including 4.7 million receiving vocational training support under the scheme on vocational training for rural laborers through 2020 (Scheme 1956).

- During 2016-2020, to provide collegial and intermediate vocational training for some 2.9 million people (10% of whom will reach national, ASEAN or international standards), and elementary and under-3 month training for some 10 million, including 4.7 million receiving vocational training support under Scheme 1956.

- By 2015, there will be around 190 vocational colleges (60 non-public ones, accounting for 31.5%), including 26 high-quality ones; 300 vocational secondary schools (100 non-public ones, 33%) and 920 vocational training centers (320 non-public ones, 34.8%). Each province or centrally run city will have at least one vocational college and one model vocational training center; each district or town will have one vocational training center or vocational secondary school. By 2020, there will be about 230 vocational colleges (80 non-public ones, accounting for 34.8%) including 40 high-quality ones; 310 vocational secondary schools (120 non-public ones, 38.8%) and 1,050 vocational training centers (350 non-public ones, 33.3%), including 150 model ones.

- By 2015, there will be 51,000 vocational teachers (including some 17,000 in non-public vocational training institutions), including 13,000 collegial teachers, 24,000 vocational secondary school teachers and 14,000 elementary and under-3-month training teachers (excluding occupation instructors). By 2020, there will be 77,000 vocational teachers (including some 25,000 in non-public vocational training institutions), including 28,000 collegial teachers, 31,000 vocational secondary school teachers, and 18,000 elementary and under-3-month training teachers (excluding occupation instructors).

- By 2015, to promulgate 130 curricula and course books for key national occupations; to use 49 regional curricula and course books and 26 international curricula and course books; to develop 300 elementary and under-3-month vocational training curricula and course books for rural laborers. By 2020, to supplement, revise and promulgate 150 curricula and course books for key national occupations; to use 70 regional curricula and course books and 35 international curricula and course books; to develop 200 elementary and under-3-month vocational training curricula and course books for rural laborers.

- All key national occupations and regional and international occupations; high-quality schools and model vocational training centers will be accredited. To form 3 vocational training quality accreditation centers in 3 regions and a number of non-public vocational training quality accreditation centers.

- To formulate a national vocational qualification framework; by 2015, to promulgate 250 sets of national occupational skill standards, including 130 for key national occupations. By 2020, to promulgate 400 sets of national occupational skill standards, including 150 for key national occupations. During 2011-2015 and 2016-2020, to assess and grant national occupational skill certificates to some 2 million and 6 million people, respectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

III. SOLUTIONS FOR VOCATIONAL TRAINING DEVELOPMENT

In order to achieve the strategic objectives, it is necessary to synchronously implement 9 solutions, with solution (1) “To renovate state management of vocational training” and solution (2) “To develop a contingent of vocational training lecturers, teachers and administrators” as breakthrough ones and solution (3) “To develop a national vocational qualification framework” as the key.

1. To renovate state management of vocational training

- To complete the legal system on vocational training. To amend the Law on Vocational Training and relevant laws concerning vocational training.

- To complete mechanisms and policies on vocational teaching and learning:

+ To introduce policies to provide incentives for and attract vocational teachers.

+ To renew vocational training financial policies: To adopt a policy on collection of vocational training fees based on occupations and training levels; to implement the mechanism of placing training orders to vocational training institutions, regardless of their forms of ownership.

State budget investments will be concentrated on key vocational training institutions and key occupations (synchronous investment), and difficulty- hit areas, mountainous, island, deep-lying and remote areas; training and retraining of teachers and administrators; development of vocational training curricula for rural laborers; vocational training for policy beneficiaries and disadvantaged groups in the society and universal vocational training for laborers. To adopt mechanisms and policies to attract domestic and foreign resources for vocational training development.

+ Policy on foreign language training suitable to vocational training levels.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To complete the mechanism of state management of vocational training toward clearly defining functions, tasks and competence combined with responsibility and increasing inspection and examination activities and assuring supervision by state agencies, socio-political organizations and people. To raise management capacity of state vocational training administration agencies at all levels. The central state vocational training administration agency shall adopt mechanisms and policies for vocational training development and formulate vocational training standards and guide vocational training institutions to provide training according to such standards. To organize research and application of science and technology in vocational teaching and learning.

- To introduce mechanisms for vocational training institutions to operate independently and autonomously and their heads to take responsibility before law and to be trained in vocational training administration.

- To promote the application of information technology to vocational training and vocational training administration; to build a vocational training database.

- To implement transferable training and strong channeling into vocational training. The State shall prescribe a percentage of students to attend vocational training after completing lower secondary education.

- To form a vocational learning support fund under the Law on Vocational Training along the line of socialization, with initial capital allocated from the state budget, contributions of enterprises and other sources for vocational training development.

- To plan a vocational training institution network based on training occupations, regions and localities; to attach importance to arrangement of high-quality schools in dynamic economic regions and establishment of vocational training centers in different regions; to prioritize establishment of new non-public vocational training institutions; to encourage cooperation and establishment of foreign-invested vocational training institutions. To build vocational training institutions specialized in occupations for people with disabilities and ethnic minority people.

- To promote socialization and diversification of resources for vocational training development from the state, enterprises, learners and domestic and foreign investors, with state budget funds constituting an important source; to increase the percentage of expenditure on vocational training in the total state budget expenditure for education and training to 12-13%.

The State shall provide capital, land and tax incentives for non-public vocational training institutions.

2. To develop a contingent of vocational teachers and vocational training administrators

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To standardize the contingent of teachers of key regional and international occupations according to occupational skills and pedagogical competence of advanced countries in the ASEAN region and developed countries in the world. All of these teachers will reach corresponding standards of these countries by 2014.

- The State shall assure training and retraining (domestic and overseas) of vocational teachers toward standardization, adequate quantity and reasonable structure of training occupations and levels. To involve scientists, technicians, artisans, highly skilled laborers and outstanding farmers in teaching occupations for rural laborers.

- To rearrange and reorganize vocational teachers’ training and retraining institutions: To renovate activities of technical teachers’ schools; to establish vocational training pedagogy faculties in vocational colleges to train and retrain in pedagogical skills and increase occupational skills for vocational teachers.

- To standardize the contingent of vocational training administrators. To develop the contents and curricula of training and retraining for vocational training administrators; to form a contingent of professional vocational training administrators.

- To form a vocational training institute with the functions of training and retraining in new technologies; training and retraining vocational teachers and vocational training administrators; and carrying out vocational training scientific research, on the basis of merging and upgrading the Vocational Training Scientific Research Institute and a vocational training institution.

3. To build a national occupational qualification framework

- To build a national occupational qualification framework compatible with the national education qualification framework.

- To complete the national occupational skill qualification framework.

- To promulgate national occupational skill standards for popular occupations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To develop a framework training curriculum.

4. To develop curricula and course books

- For key national occupations, to develop and promulgate vocational training curricula and course books based on national occupational skill standards.

- For regional and international occupations, to receive and use training curricula and course books of advanced countries in the ASEAN region and the world which are suitable to Vietnam’s labor market.

- Curricula and course books of other occupations shall be developed by vocational training institutions on the basis of the framework training curriculum or national occupational skill standards.

- Curricula and course books for rural laborers: To guide institutions engaged in vocational training for rural laborers to develop vocational training curricula and course books; to develop curricula and course books on business knowledge and start-up for trained rural laborers.

5. To increase vocational training physical foundations and equipment

- For key national occupations, to formulate and promulgate standards of vocational training physical foundations and equipment.

- For regional and international occupations, to receive and apply standards of vocational training physical foundations and equipment of advanced countries in the ASEAN region and the world.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Vocational training institutions shall ensure minimum standard physical foundations and equipment for trained occupations.

- To make a list of equipment necessary for elementary vocational training and a set of training materials for vocational training of rural laborers.

6. To control and assure vocational training quality a/ Accreditation of vocational training quality

- The State manages overall quality of vocational training nationwide; while ministries, sectors, People’s Committees of all levels, managing units and vocational training institutions shall assure the quality of vocational training under their management.

- To accredit vocational training institutions and curricula. Vocational training institutions shall assure vocational training quality and standardized ‘inputs’ and ‘outputs’; they shall self-accredit vocational training quality and be periodically accredited by vocational training quality accreditation agencies.

- To establish a vocational training quality accreditation department to manage and assure vocational training quality; to build 3 vocational training quality accreditation centers in 3 regions; to develop a number of non-public vocational training quality accreditation centers.

b/ To assess and grant national occupational skill certificates

- To develop centers to assess occupational skills of laborers in association with developing key occupations in vocational training institutions, a number of enterprises and other institutions.

- To establish a specialized agency to perform state management of the assessment of occupational skills of laborers, and build a number of occupational skill assessment centers for vocational teachers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. To link vocational training with the labor market and the participation by enterprises

- To build close links between vocational training and the labor market at different levels (national, regional, provincial, district and commune levels) to assure that the vocational training system’s activities conform with the socio-economic development master plan, meet employers’ demands and create jobs.

- Enterprises are mainly responsible for assuring occupational skills for their laborers (organizing training and retraining for their own laborers; coordinating with vocational training institutions in jointly providing training and placing training orders); making contributions to the vocational training support fund; at the same time directly participating in vocational training activities (formulating occupational skill standards, identifying lists of occupations, formulating training curricula, assessing vocational learners’ performance, etc.).

- Enterprises are responsible for providing vocational training institutions with information on employment needs (numbers of laborers to be recruited by occupation and training level, other requirements on physical strength and capabilities, etc.) and regimes for laborers (wage, working environment and conditions, welfare benefits, etc.); as well as feedback information on the level of satisfaction with these institutions’ training “products”.

- Vocational training institutions shall monitor and collect information on vocational learners after graduation.

- Vocational training institutions shall receive information from enterprises and make adjustments to meet the latter’s needs.

- To develop a labor market information system to link training with employment.

8. To raise awareness about vocational training development

- Administrations at all levels shall thoroughly grasp the spirit of the XIth Party Congress’ Resolution on the role and position of vocational training in human resource development in the national strategy and master plan on human resource development for the 2011-2020 period so as to direct the formulation of human resource development master plans of ministries, sectors and localities and their implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To increase career counseling and orientation activities in schools; to form specialized sections to provide career counseling and orientation for vocational learners.

9. To promote international cooperation on vocational training

- To increase international cooperation on vocational training, and select strategic partners in vocational training which are countries with

successful vocational training development activities in the ASEAN region and Asia (such as Malaysia, Republic of Korea, Japan, etc.), the EU (Germany, the UK, etc.) and North America.

- To cooperate with the ASEAN countries in moving toward mutual occupational skill recognition and the ASEAN Community by 2015.

- To step up scientific research in vocational training, study and application of advanced scientific and technological achievements in order to raise vocational training quality. To actively participate in international vocational training activities.

- To encourage domestic vocational training institutions to expand training cooperation and association with overseas ones.

- To form a favorable legal corridor to attract foreign investors and enterprises to develop high-quality vocational training institutions and cooperate in vocational training in Vietnam.

Article 2. Organization of implementation of the strategy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ministries, sectors and provincial-level People’s Committees shall, in pursuance to this strategy, organize the formulation of vocational training master plans and projects under their respective management; integrate the development objectives, viewpoints and solutions of the strategy into vocational training development master plans and programs and projects; and concretize the strategy into their five-year and annual plans with objectives and solutions closely following the contents of this strategy.

3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors and provincial-level People’s Committees in, concretizing this strategy into five-year and annual plans; formulate target vocational training mechanisms, policies, programs and projects, and submit them to the Government for approval before implementation; develop the national occupational qualification framework and standards and regulations.

- Approve and implement the master plan on the network of vocational training institutions through 2020 (attaching importance to vocational training institutions for ethnic minority people and people with disabilities; and key occupations); and implement the scheme on constructing 40 high-quality vocational training schools.

- Guide, examine and urge ministries, sectors and localities in implementing the strategy.

- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment in forecasting human resource demands; coordinate with the Ministry of Education and Training in implementing transferable training and channeling students into vocational training after completing lower secondary education.

- During the implementation of the strategy, coordinate with other ministries, sectors and provincial-level People’s Committees in proposing necessary amendments and supplements to the strategy to the Prime Minister for decision.

- Supervise the implementation of the strategy nationwide and annually report it to the Prime Minister.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors and localities in periodically evaluating and reviewing the implementation of the strategy and report it to the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and related ministries and sectors in, mobilizing and balancing resources and arranging investment capital for vocational training development, identifying projects to call for foreign direct investment (FDI) or official development assistance (ODA) for vocational training development; and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in forecasting national human resources.

- The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and related ministries and sectors in, arranging funds for vocational training development in accordance with the Law on State Budget, and other funding sources for the effective implementation of the strategy.

- The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with, related ministries and sectors in, formulating and completing professional titles and standards as well as salary policies and incentives for vocational lecturers and teachers.

- The Ministry of Education and Training shall coordinate with related ministries and sectors in developing career orientation policies in general schools and channeling students into vocational training after completing lower secondary education; and develop a mechanism of transferability between vocational training and other educational levels within the national education system.

5. Provincial-level People’s Committees shall, according to their assigned powers and responsibilities, direct local administrations and sectors in implementing the strategy; integrate the contents of the strategy in local socio-economic development master plans and plans; and periodically report implementation results to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing for promulgation.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and heads of related agencies shall implement this Decision.-

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ACTION PROGRAM

TO IMPLEMENT THE VOCATIONAL TRAINING DEVELOPMENT STRATEGY FOR THE 2011-2020 PERIOD
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 630/QD-TTg of May 29, 2012)

No.

Name of task, work

Responsible agency

Coordinating agencies

Time of formulation and submission

Time of implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I

FORMULATION OF LAWS AND LEGAL DOCUMENTS

1

Formulation of a Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Vocational Training

- Reviewing the implementation of the 2006 Law on Vocational Training.

- Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Vocational Training.

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

Related ministries and sectors

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

2012

 

2012-2013

 

 

 

2012

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Government/ National Assembly

2

- Drafting legal documents guiding the implementation of the Law on Vocational Training (amended) after its passage.

- Mechanisms and policies on vocational training (policies for vocational learners, vocational training fees, vocational teachers, socialization of vocational training in order to attract domestic and foreign investors and enterprises, etc.).

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

Related ministries and sectors

 

2013-2016

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

2013-2020

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs/Prime Minister

II

FORMULATION AND IMPLEMENTATION OF SCHEMES, PROJECTS AND PROGRAMS

1

Scheme on the master plan and management of the master plan on development of the network of vocational colleges, secondary schools and centers through 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Master plan on the network of vocational training institutions by ministry, sector, locality, region, geographical area and occupation (quality grading).

- Managing and organizing the implementation of the master plan.

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

Related ministries and sectors ministries and sectors

2012

2012-2020

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

2

Scheme on renewal and development of vocational training through 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing the contingent of vocational training administrators.

- Formulating the scheme on establishment of a vocational training institute.

- Developing vocational training curricula, course books and equipment.

- Standardizing vocational training physical foundations and equipment.

- Developing the vocational training quality accreditation system.

- Developing the national occupational skill assessment system.

- Building the vocational training quality management system.

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2012-2020

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs/Prime Minister

 

- Applying information technology to vocational training administration and vocational teaching and learning.

- Career counseling and orientation and employment introduction for vocational school students.

- Teaching English and computer skills in vocational schools.

- Increasing capacity of international integration in vocational training.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

3

Scheme on construction of 40 high- quality vocational schools

- Criteria of a high-quality school and operation mechanism.

- Investment policy and roadmap.

- Accreditation, evaluation and recognition.

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

Related ministries and sectors

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2013-2015 and 2016-2018

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs/Prime Minister

4

Scheme on the vocational training support fund

- Identifying activities of the vocational training support fund.

- Mechanisms for forming and using the fund.

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance

Related ministries and sectors

2012-2013

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs/Prime Minister

5

Scheme on renewal of vocational training scientific research activities in the vocational training system

- Assessing and reviewing research activities carried out at different levels.

- Formulating and implementing schemes.

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance

Ministries, sectors, localities, vocational training institutions

2013

2013-2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6

Continued implementation of the scheme on vocational training for rural laborers through 2020 (Scheme 1956) with 8 specific activities through 2020

- Public information and counseling on vocational training and employment for rural laborers

- Investigation, survey and forecast of demands for vocational training of rural laborers.

- Pilot implementation and expansion of vocational training models for rural

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

Ministry of Agriculture and Rural Development, related ministries and sectors

2009

Approved, further implemented through 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

laborers.

- Increasing vocational training physical foundations, facilities and equipment for public vocational training institutions.

- Developing vocational training curricula, course books and materials and making a list of vocational training equipment.

- Developing vocational teachers and vocational training administrators.

- Supporting rural laborers learning occupations; assessing occupational skills of rural laborers.

- Monitoring and evaluating the implementation of the scheme.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

(The action program to implement the vocational training development strategy for the 2011-2020 period consists of two parts with a total of 8 tasks)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 29/05/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.327

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.162.21
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!