Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 5190/QĐ-UBND 2018 Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hồ Chí Minh

Số hiệu: 5190/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Thanh Liêm
Ngày ban hành: 20/11/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5190/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Chương trình Hành động số 19-CTrHĐ/TU ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020;

Thực hiện Kết luận số 363-KL/TU ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về đổi mới cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong thực hiện, các Chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X; Kết luận số 395-KL/TU ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3698/TTr-SNV ngày 01 tháng 10 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020.

Điều 2. Thủ trưởng các Sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể, thiết thực nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2018 - 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQVN thành phố và các đoàn thể thành phố;
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Thành ủy;
- Các sở - ngành thành phố;
- Quận - Huyện ủy;
- UBND quận - huyện;
- Thành viên Ban Điều hành và Tổ Giúp việc Ban Điều hành Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố;
- Đ/c Nguyễn Thị Lệ, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy;
- Sở Nội vụ;
- VPUB: các PVP;
- Phòng VX, KT, TH;
- Lưu: VT, (VX/Đn).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Lê Thanh Liêm

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5190/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Căn cứ Chương trình hành động số 19-CTrHĐ/TU ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020 về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

Thực hiện Kết luận số 363-KL/TU ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về đổi mới cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong thực hiện các Chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X; Kết luận số 395-KL/TU ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020;

Trên cơ sở kết quả thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố giai đoạn 2016 - 2018;

Nhằm phát huy những ưu điểm, thành tựu; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong nửa đầu nhiệm kỳ và tiếp tục đột phá mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, phục vụ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển thành phố nhanh và bền vững trong nửa cuối nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố giai đoạn 2018 - 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH

Tập trung, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu, trọng điểm, phấn đấu đến 2020 đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra của Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố. Bổ sung thực hiện các giải pháp mới phù hợp nhằm tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nhanh chóng chuẩn hóa, nâng cao mặt bằng chung về chất lượng nguồn nhân lực trên tất cả các lĩnh vực. Đầu tư xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, các ngành có hàm lượng công nghệ, giá trị tăng cao, các sản phẩm chủ lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời, triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và trọng dụng nhân tài, gắn với phát triển khoa học - công nghệ, phát huy mạnh mẽ tiềm lực con người, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố nhanh và bền vững.

II. YÊU CẦU

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Thành ủy; đổi mới cơ chế lãnh đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố trong thực hiện chương trình đột phá và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Bảo đảm chuẩn bị tốt về nhân lực, kinh phí và các điều kiện khác cho việc tổ chức nghiên cứu, triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chung và thu hút, phát huy nhân lực chất lượng cao tại cơ quan, đơn vị.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, dân chủ và tính thiết thực, khả thi, đồng bộ, hiệu quả trong triển khai thực hiện các giải pháp thu hút, bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực; bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời về số lượng và chất lượng nguồn lao động có chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội thành phố.

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm đối với từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan của Kế hoạch; kịp thời khắc phục, giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Các giải pháp, nhiệm vụ chung

1.1. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố

a) Công tác chỉ đạo, điều hành:

- Thường xuyên rà soát, kịp thời triển khai các chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy (theo nội dung Kết luận số 363-KL/TƯ); kịp thời chỉ đạo và phân công các sở - ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện.

- Định hướng kịp thời, gắn kết các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố trong tổng thể chung các chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh và các vấn đề phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội thành phố có liên quan.

- Thành lập Ban Điều hành và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Điều hành thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quy hoạch, đào tạo theo nhu cầu xã hội thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Thường xuyên kiện toàn thành viên và chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Ban Điều hành tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chủ trương của thành phố.

b) Công tác đôn đốc, theo dõi và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc:

- Chỉ đạo Ban Điều hành thường xuyên theo dõi tiến độ, chất lượng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu của Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố; tập trung các giải pháp mới, đột phá, tăng cường hiệu quả triển khai, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra cho nửa cuối nhiệm kỳ.

- Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc do Ban Điều hành kiến nghị hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

1.2. Ban Điều hành thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quy hoạch, đào tạo theo nhu cầu xã hội thành phố giai đoạn 2016 - 2020

1.2.1. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ban Điều hành

- Thường xuyên rà soát, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thay đổi, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Điều hành theo tình hình thực tế của thành phố.

- Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Điều hành theo hướng phân công cụ thể, rõ ràng đối với Giám đốc Sở tà người đứng đầu cơ quan thường trực của Ban Điều hành và của từng thành viên, quy định nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là vai trò người đứng đầu các sở phụ trách từng chương trình nhánh.

1.2.2. Công tác chuyên môn

- Tổ chức các kỳ họp theo định kỳ và đột xuất để theo dõi, đánh giá tiến độ tổ chức thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình. Chỉ đạo các sở - ngành, quận - huyện triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu của Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng các chính sách, chương trình, đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có liên quan theo ngành, lĩnh vực.

- Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố những biện pháp và cơ chế, chính sách và điều kiện thực hiện tốt quy hoạch nguồn nhân lực gắn với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

- Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và Quy hoạch phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội của thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

2. Các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể của từng chương trình

2.1. Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị

2.1.1. Mục tiêu, chỉ tiêu

a) Chuẩn hóa trình độ cán bộ, công chức, viên chức:

Đối tượng

 

Chỉ tiêu

Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý & nguồn quy hoạch

Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Cán bộ chủ chốt phường, xã, thị trấn

Công chức chuyên môn phường, xã, thị trấn

Công chc

Viên chức

KẾT QUẢ THỰC HIỆN 2016 - 2018

Đạt chuẩn lý luận chính trị

82,86%

67,47%

37,71%

90,43%

78,18%

Đạt chuẩn chuyên môn

93,15%

91,96%

81,35%

91,57%

85,42%

Đạt chuẩn bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước

69,00%

85,08%

40,71%

 

71,00%

Đạt chuẩn bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, quản lý

46,19%

 

 

 

 

Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ

89,71%

91,98%

73,43%

78,77%

88,80%

Đạt chuẩn trình độ tin học

90,99%

92,67%

76,32%

83,31%

94,19%

KHOẠCH THỰC HIN 2018 - 2020

Đạt chuẩn lý luận chính trị

100%

100%

100%

100%

100%

Đạt chun chuyên môn

100%

100%

100%

100%

100%

Đạt chuẩn bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước

100%

100%

100%

 

100%

Đạt chuẩn bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, quản lý

100%

 

 

 

 

Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ

100%

100%

100%

100%

100%

Đạt chuẩn trình độ tin học

100%

100%

100%

100%

100%

b) Phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi và xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao:

STT

TÊN CH TIÊU

KT QUẢ 2016 - 2018

CHỈ TIÊU THC HIỆN 2018 - 2020

Số lượng

Tlệ % so với kế hoạch

Slượng

Tỉ lệ % so với kế hoạch

1

Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

 

 

 

 

1.1

Tiến sĩ (20 ch tiêu)

6

30%

14

100%

1.2

Thạc sĩ (270 ch tiêu)

86

31,85%

184

100%

2

Chương trình tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân

0

0%

50

100%

3

Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kỹ sư và chuyên gia quản lý, vận hành hệ thống công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị giai đoạn 2018-2020

 

 

350

100%

3.1

Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

 

 

60

100%

3.2

Bồi dưỡng ngắn hn

 

 

290

100%

4

Chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành công nghệ sinh học

 

 

10

100%

2.1.2. Giải pháp thực hiện

a) Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa trình độ cán bộ, công chức, viên chức:

- Về chuẩn hóa trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức/kiến thức chuyên ngành theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đến 2020, 100% cán bộ, công chức, viên chức đạt chuẩn trung cấp lý luận chính trị và kiến thức theo ngạch/chức danh nghề nghiệp. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo rà soát, thống kê, lập kế hoạch đào tạo với các hình thức linh hoạt về thời gian, phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của từng nhóm đối tượng công chức, viên chức, tăng cường chỉ đạo các sở - ngành, địa phương, đơn vị thường xuyên rà soát, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc theo yêu cầu đề ra và xác định đây là một trong những tiêu chí để xem xét nâng ngạch, bậc lương của công chức, viên chức.

- Về chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học: hướng dẫn, chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị kiểm tra, rà soát những trường hợp chưa đảm bảo về bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ, tiêu chuẩn ngạch/chức danh nghề nghiệp để yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức nhanh chóng bổ sung kịp thời. Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức kỹ năng hoạch định và xây dựng chính sách, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực, đặc biệt là các ngành công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn, các lĩnh vực dịch vụ trọng điểm, xây dựng và vận hành hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước. Tranh thủ nguồn lực xã hội hóa, tận dụng nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đối với các lớp bồi dưỡng chuyên sâu nhằm giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.

- Thực hiện đánh giá việc đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố về chất lượng, tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng là một trong những cơ sở để chấm điểm thi đua của từng cơ quan, tổ chức và là cơ sở để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

b) Đổi mới thực hiện các chương trình cán bộ trẻ (Chương trình tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi; Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và Chương trình tạo nguồn cán bộ, lãnh đạo quản lý xuất thân từ công nhân):

- Tổ chức rà soát, đánh giá tổng thể về nhu cầu tạo nguồn cán bộ trẻ và đào tạo cán bộ trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để xây dựng lộ trình phù hợp với nhu cầu của thành phố, đặc biệt trong giai đoạn 2018 - 2020.

- Thực hiện điều chỉnh Quy chế 03 chương trình đào tạo cán bộ trẻ của thành phố phù hợp với điều kiện thực tiễn và nhu cầu nhân lực của các cơ quan, đơn vị; kéo giảm tỷ lệ cán bộ, học viên xin ra khỏi chương trình.

- Tăng cường phát hiện, tuyển chọn cán bộ, học viên thực sự có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, có tinh thần phấn đấu, cống hiến lâu dài cho thành phố để tập trung đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn cán bộ trẻ có chất lượng cao cho hệ thống chính trị các cấp trong các nhiệm kỳ tiếp theo. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cán bộ trẻ của thành phố gắn với đổi mới thực hiện công tác cán bộ theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

c) Thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:

Triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính sách thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học1, chính sách thu hút, bồi dưỡng và phát huy người có tài năng đặc biệt của thành phố thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 và chính sách thu hút sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ2. Công tác thu hút nhân lực chất lượng cao phải gắn kết đồng bộ với chính sách sử dụng, phát huy năng lực, khơi gợi tinh thần lao động sáng tạo, tâm huyết của lực lượng nhân sĩ, trí thức, tài năng trẻ trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ và văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao.

d) Đẩy mạnh thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức3:

- Tiếp tục thực hiện tốt việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức gắn với Đề án vị trí việc làm và công tác cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và có trình độ quản lý hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

- Tập trung hoàn chỉnh và triển khai thực hiện Đề án thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị khối Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố, tạo bước đột phá trong công tác quy hoạch, sử dụng, đề bạt và phát huy năng lực cán bộ.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo các tiêu chí định lượng, có tính chính xác cao, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng làm cơ sở chi thu nhập tăng thêm4 trong nửa cuối năm 2018 và những năm tiếp theo, góp phần động viên, khuyến khích, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương, trong sạch hóa bộ máy.

2.2. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế

2.2.1. Mục tiêu, chỉ tiêu

STT

TÊN CHỈ TIÊU

KẾT QU 2016 - 2018

CHỈ TIÊU THỰC HIỆN 2018 - 2020

Số lượng

Tỉ lệ % so với kế hoạch

Số lượng

Tlệ % so với kế hoạch

1

Tỉ lệ 20 bác sĩ/10.000 dân

17

85%

≥ 20

100%

2

Tỉ lệ 35 điều dưỡng/10.000 dân

33,5

95,71%

≥ 35

100%

3

100% bệnh viện hạng II trở lên có dược sĩ lâm sàng

29/40 bệnh viện

72,50%

11/40

100%

4

100% trạm y tế có 2 bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi

50/319 trạm y tế

15,67%

269/319 trạm y tế

100%

5

Đào tạo lại và đào tạo bổ sung: 100% cán bộ y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao thái độ phục vụ

100%

100%

100%

100%

2.2.2. Giải pháp thực hiện

a) Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế thành phố:

- Tổ chức thực hiện rà soát, sắp xếp các cơ sở y tế theo hướng tinh gọn. Sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy của các trung tâm y tế và bệnh viện quận, huyện thành trung tâm y tế quận, huyện đa chức năng.

- Nghiên cứu, xây dựng Trung tâm cấp cứu thành phố và mạng lưới cấp cứu thành phố theo mô hình của các nước tiên tiến trên thế giới.

b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chuyên gia y tế:

- Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ y tế bảo đảm số lượng và chất lượng đào tạo theo mục tiêu đề ra; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; thực hiện điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực để khắc phục sự mất cân đối giữa các lĩnh vực.

- Tiếp tục thực hiện đào tạo đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế đáp ứng nhu cầu bức thiết của thành phố. Các cơ sở y tế, nhất là các bệnh viện hạng I có kế hoạch ưu tiên phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho sinh viên thực hành. Tiếp tục thực hiện mô hình kết hợp viện - trường giữa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch với Bệnh viện Nhân dân 115 để nâng cao chất lượng đào tạo. Đầu tư nâng cấp Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đủ sức đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế thành phố có trình độ chuyên môn cao.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo nhiều loại hình, phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và yêu cầu công việc của từng đối tượng đang công tác trong ngành. Trong đó đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, kinh phí đài thọ, học bổng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng với tăng cường hợp tác quốc tế (hội nghị, hội thảo; tham quan học tập; liên kết tập huấn, bồi dưỡng; trao đổi sinh viên,...).

- Tăng cường đào tạo phát triển kỹ năng và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia y tế, đào tạo ngoại ngữ, tin học theo chuẩn guốc tế để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh khi hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng trường đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao.

c) Từng bước đổi mới kỹ thuật điều hành, quản lý hệ thống y tế:

Tiếp tục đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác điều hành, quản lý hệ thống y tế và bệnh viện tại thành phố; áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý thông tin y tế và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử.

d) Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ngành y tế:

- Xây dựng chính sách tuyển dụng đặc thù, đãi ngộ xứng đáng nhằm thu hút đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm và năng lực khám, chữa bệnh trong và ngoài nước về công tác tại các cơ sở y tế thuộc thành phố với nhiều hình thức linh hoạt (toàn thời gian; bán thời gian hoặc theo dự án, đề án cụ thể). Xây dựng quy chế liên kết, trao đổi chuyên gia quốc tế, đào tạo bác sĩ, nghiên cứu viên cao cấp theo khoa, ngành, lĩnh vực. Hợp tác tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị chuyên ngành để chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn.

- Thực hiện phân công bác sĩ tốt nghiệp của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch về công tác tại tuyến y tế cơ sở và luân phiên bác sĩ từ bệnh viện quận, huyện với trạm y tế để nâng cao tỷ lệ trạm y tế có 02 bác sĩ. Xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ đối với cán bộ y tế có trình độ cao đến công tác tại các địa bàn xa trung tâm thành phố (Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh), các cơ sở khám chữa bệnh đặc biệt: Bệnh viện Nhân Ái, Khu điều trị Phong Bến Sắn,...

2.3. Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng

2.3.1. Mục tiêu, chỉ tiêu

STT

TÊN CHỈ TIÊU

KT QU 2016 - 2018

CHỈ TIÊU THC HIỆN 2018 - 2020

Slượng

Tlệ % so với kế hoạch

Số lượng cần bổ sung

Tlệ % so với kế hoạch

1

100% trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố có báo cáo tự đánh giá với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

70/80 trường

87,50%

10/80 trường

100%

2

20% trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đảm bảo kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(28/80 trường) 35%

175%

≥ 52/80 trường

≥ 175%

3

Thu hút ít nhất 2.000 sinh viên các nước ASEAN đến học tập.

1.348 sinh viên

67,4%

≥ 652 sinh viên

100%

4

Xây dựng trường tiên tiến: 02 trường cao đẳng, 01 trường đại học đạt chuẩn ngang tầm trường tiên tiến trong khu vực ASEAN và 100% trường công lập đăng ký công nhận trường tiên tiến.

 

0%

4 đề án

100%

5

60 chuyên ngành đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng được công nhận đạt chuẩn kiểm định quốc tế và ASEAN.

62 chuyên ngành

103%

≥ 62 chuyên ngành

≥ 103%

6

20% sinh viên trường đại học, cao đẳng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học.

4,15%

20,75%

≥ 15,85%

100%

7

90% trường công lập tổ chức hội thảo khoa học cấp trường 1 lần/năm.

 

0%

≥ 90%

100%

8

80% sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có việc làm.

78%

97,5%

≥ 2%

100%

9

20% sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có kiến thức chuyên môn vững, kỹ năng mềm tốt, đáp ứng yêu cầu công việc các ngành trọng điểm, các công ty, tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước,...

8,26%

41,3%

≥ 11,74%

100%

2.3.2. Giải pháp thực hiện

a) Củng cố, phát triển mạng lưới các trường:

- Trên cơ sở quy hoạch hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại thành phố đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 20505, tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ưu tiên cho các ngành nghề kỹ thuật cao, đào tạo chất lượng theo chuẩn kiểm định khu vực ASEAN đối với các ngành có nhu cầu nhân lực trình độ cao của thành phố.

- Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các trường thu hút các nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn vay Nhà nước (theo chương trình kích cầu đầu tư hoặc trái phiếu Chính phủ); vay và viện trợ, hợp tác nước ngoài; vốn từ các doanh nghiệp và từ các tổ chức chính trị xã hội để đầu tư xây dựng trường, đổi mới trang thiết bị dạy học, thí nghiệm thực hành, xưởng trường; xây dựng ký túc xá để đảm bảo cơ bản chỗ ở và học tập cho sinh viên theo kế hoạch đã đề ra.

b) Xây dựng các trường đại học, cao đẳng thuộc thành phố theo chuẩn trường tiên tiến và chuẩn kiểm định ASEAN:

- Phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có đủ chuyên môn, năng lực giảng dạy, nghiên cứu và quản lý hệ thống các trường đại học, cao đẳng đa ngành, đa lĩnh vực. Xây dựng chính sách thu hút đội ngũ giảng viên, chuyên gia khoa học có kinh nghiệm, năng lực nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước về công tác tại các trường đại học, cao đẳng thuộc thành phố.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ, giảng viên; đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn lý thuyết với thực tiễn, tăng cường tham quan, học tập, nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp tiên tiến của quốc tế vào các chương trình đào tạo. Tạo điều kiện để giáo viên tích cực thâm nhập thực tế, tìm hiểu thực tiễn sản xuất và nhu cầu các doanh nghiệp, nâng cao năng lực tổ chức hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học thông qua nghiên cứu, khảo sát thực tế trong quá trình học tập ở nhà trường.

- Từng bước áp dụng các mô hình quản trị nhà trường tiên tiến vào các trường đại học, cao đẳng. Tăng dần mức độ hiện đại hóa phương tiện kỹ thuật dạy học trong các cơ sở đào tạo; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập tại các trường.

- Tập trung đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển. Xây dựng và hoàn thiện danh mục, nội dung chương trình các ngành đào tạo; chuẩn đào tạo, đánh giá sinh viên phù hợp với yêu cầu xã hội và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế.

- Quyết liệt chỉ đạo các trường hoàn chỉnh Đề án xây dựng trường tiên tiến tiếp cận chuẩn tiên tiến của các trường trong khu vực Đông Nam Á: Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường đại học Sài Gòn, Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thành phố và Trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.

c) Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo:

- Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng. Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố phát huy vai trò tư vấn xây dựng danh mục các ngành đào tạo, xây dựng khung chương trình, chuẩn đào tạo, chuẩn đánh giá sinh viên; tổ chức biên soạn giáo trình dùng chung cho các môn học và khối ngành. Trong đó, chú trọng gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh với hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến ở nước ngoài.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra, thi và đánh giá sinh viên một cách thực chất trong quá trình học nhằm tăng cường tính sàng lọc, tiến đến đào thải những người không đạt yêu cầu học tập theo mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo.

- Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp với Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm tạo sự liên thông, hỗ trợ, phối hợp có hiệu quả trong xây dựng chiến lược, chính sách thu hút sinh viên và đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực và các trường trọng điểm trên cơ sở dự báo chính xác nhu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt tập trung làm tốt công tác phân luồng học sinh phổ thông, tăng cường định hướng đào tạo nghề nghiệp.

d) Tăng cường hợp tác, liên kết trong đào tạo:

- Tiếp tục đẩy mạnh tăng cường hợp tác, liên kết trong đào tạo, nghiên cứu khoa học. Triển khai rộng rãi việc sử dụng chung phòng thí nghiệm kết hợp thực tập và chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học, cao đẳng cùng khối ngành đào tạo với các tổ chức, doanh nghiệp, nhất là khu Công nghệ cao, các khu công viên phần mềm tập trung, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao,...

- Xây dựng các khối liên kết giữa các trường có cùng khối ngành đào tạo nhằm mở rộng, tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết. Qua đó, chia sẻ các nguồn lực giữa các trường thực hiện thống nhất, liên thông chương trình đào tạo, công nhận tín chỉ của nhau, tổ chức nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng giáo viên để không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế của các trường đại học, cao đẳng theo các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm bằng các mô hình, phương thức hợp tác như: chuyển giao công nghệ, công nhận chương trình, liên kết đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu khoa học, thực tập sinh viên, phát triển cơ sở vật chất và đổi mới phương pháp giảng dạy.

đ) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đại học, cao đẳng:

- Triển khai thực hiện chính sách phối hợp đào tạo giữa thành phố với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và các trường đại học, cao đẳng; giữa các trường với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo nhu cầu của thành phố. Phát huy vai trò của Đảng ủy khối đại học, cao đẳng thành phố trong phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Xây dựng cơ chế kêu gọi xã hội hóa, hỗ trợ doanh nghiệp (về thuế, về vốn vay...); khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường và tham gia vào quá trình đào tạo. Tổ chức các hội thảo khoa học, tọa đàm, để tạo môi trường cho doanh nghiệp sớm tiếp nhận các thông tin để đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng, thiết thực từ nhà trường.

- Nâng cao chất lượng, tính thiết thực và hiệu quả công tác dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực có sự phối hợp giũa các trường, các ngành và doanh nghiệp. Gắn kết giữa nhà trường với thị trường lao động phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động: Doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo như xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của người học,... Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng và các chế độ cho người lao động và phản hồi về trình độ của người lao động. Các trường tổ chức theo dõi, thu thập thông tin về sinh viên sau khi tốt nghiệp và có những bổ sung, điều chỉnh để thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện cho các trường được tự chủ trong liên kết đào tạo, trong xây dựng và chuyển giao các chương trình tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới để chủ động về quy mô đào tạo, hình thức tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, thu chi tài chính.

e) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và khu vực ASEAN:

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau tốt nghiệp và đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với kiến thức chuyên môn, kỹ năng của sinh viên sau tốt nghiệp. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia phản biện chương trình đào tạo; cung cấp các giải pháp khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất; sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sau đào tạo.

- Kiểm tra chặt chẽ, sâu sát chất lượng của sinh viên sau tốt nghiệp, thực hiện phương pháp đánh giá từ bên ngoài (người sử dụng lao động) kết hợp đánh giá bên trong (nhà trường). Tập trung đánh giá về chuyên môn (hoàn thành tốt nhiệm vụ của một vị trí công tác; sử dụng thành thạo thiết bị công nghệ hiện đại có liên quan đến công việc), kỹ năng làm việc (trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, kỹ năng xã hội, tác phong công nghiệp) đối với sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm tại các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài. Qua đó, xem xét mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng nguồn nhân lực, làm cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp, chương trình đào tạo của các trường.

2.4. Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao

2.4.1. Mục tiêu, ch tiêu

STT

TÊN CHỈ TIÊU

KẾT QUẢ 2016 - 2018

CH TIÊU THC HIỆN 2018 - 2020

Số lượng

Tỉ lệ % so với kế hoạch

Số lượng cần bổ sung

Tỉ lệ % so với kế hoạch

I

Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật

 

 

 

 

1

Đào tạo trong nước

 

 

 

 

1.1

03 tiến sĩ các ngành lịch sử, bảo tồn, bảo tàng, văn hóa học, sử học và sân khấu

1

33,33%

2

100%

1.2

09 thạc sĩ các ngành lịch sử, bảo tồn, bảo tàng, văn hóa học, sử học và sân khấu

 

 

9

100%

1.3

Duy trì 20 lớp truyền nghề cho diễn viên thuộc Nhà hát nghệ thuật hát bội, cải lương, múa rối nước

2

10%

18

100%

2

Đào tạo ở nước ngoài

 

 

 

 

2.1

09 thạc sĩ ngành nhạc giao hưởng, nhạc kịch, thanh nhạc;

 

 

9

100%

2.2

38 đại học chuyên ngành nhạc, biên đạo múa soloist, đạo diễn sân khấu, công nghệ âm nhạc, họa sĩ thiết kế sân khấu hiện đại, đạo diễn ánh sáng, đạo diễn âm thanh, quản lý nhà hát, đạo diễn điện ảnh, quay phim, biên kịch phim, tổ chức sự kiện

 

 

38

100%

2.3

34 trung cấp chuyên ngành múa dân gian quốc tế, diễn viên xiếc và múa ballet soloist

 

 

34

100%

3

Lĩnh vực di sản văn hóa

 

 

 

 

 

25 thạc sĩ, tiến sĩ lĩnh vực quản lý di sản văn hóa, chuyên gia bảo tồn, bảo tàng

 

 

25

100%

II

Lĩnh vực thể dục, thể thao

 

 

 

 

1

Cử 200 vận động viên tập huấn, đào tạo ở nước ngoài

103

52%

97

100%

2

Cử 115 huấn luyện viên tập huấn, đào tạo ở nước ngoài

21

18%

94

100%

3

Cử 40 trọng tài quốc tế tập huấn, đào tạo ở nước ngoài

2

5%

38

100%

4

Đào tạo 08 cán bộ quản lý, nghiên cứu y học, bác sĩ thể thao

2

25%

6

100%

III

Kỹ năng quản lý văn hóa, thể thao

 

 

 

 

1

Đào tạo kỹ năng quản lý về văn hóa và thể thao cho 100% trưởng phòng

 

 

100%

100%

2

Đào tạo kỹ năng quản lý về văn hóa và thể thao cho 80% phó trưởng phòng.

 

 

80%

100%

2.4.2. Giải pháp thực hiện

a) Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, tuyển chọn tài năng:

- Triển khai thực hiện chính sách thu hút người có tài năng đặc biệt của thành phố đối với nguồn nhân lực văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao, lực lượng vận động viên, huấn luyện viên, văn nghệ sĩ... và quy chế tuyển chọn, mời, thuê và quản lý chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục thể thao.

- Mở rộng phong trào để tăng cường tìm kiếm, phát hiện được năng khiếu, tài năng trên lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục thể thao cho thành phố.

- Thước đo đánh giá tài năng, “năng khiếu” là sự tiến bộ phát triển thành tích cao về thể thao trên các đấu trường trong nước, khu vực ASEAN, châu Á và thế giới; trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật là các tác phẩm, các chương trình biểu diễn phục vụ nhân dân có giá trị tư tưởng, nghệ thuật, định hướng được thị hiếu, thẩm mỹ lành mạnh của công chúng mến mộ.

- Cải thiện chế độ, chính sách tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ khác cho lực lượng cán bộ, chuyên gia, vận động viên, huấn luyện viên, diễn viên, nghệ sĩ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thành phố.

b) Đầu tư cơ sở vật chất và cải tiến phương thức, nội dung đào tạo:

- Tập trung triển khai kế hoạch tuyển sinh, đào tạo đảm bảo chất lượng, đúng đối tượng, đạt chỉ tiêu, mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài. Kết hợp cử học viên đào tạo nâng cao ở nước ngoài với việc mời các huấn luyện viên, nghệ sĩ nước ngoài đến tập huấn để nâng cao kỹ năng thi đấu, biểu diễn cho vận động viên, diễn viên để việc đào tạo, bồi dưỡng vừa đạt hiệu quả cao vừa tiết kiệm chi phí.

- Mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học; trao đổi giảng viên giữa các cơ sở đào tạo trong nước với nước ngoài.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tiếp tục tập trung quy hoạch, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các trung tâm nghệ thuật, thể dục thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho tập luyện và cống hiến của các tài năng được tuyển chọn:

+ Triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thể thao hiện đại, sớm hình thành và đưa vào hoạt động 02 trung tâm thể thao lớn của thành phố ở khu tây (Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục, thể thao thành phố) và khu đông (Trung tâm Thể dục thể thao Rạch Chiếc).

+ Từng bước xây dựng và đầu tư trang thiết bị khoa học hình thành Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học thể thao và huấn luyện thể lực chuyên biệt tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục, thể thao thành phố. Bước đầu ứng dụng khoa học công nghệ trong giám định huấn luyện và đào tạo, tổ chức thi đấu.

+ Cải tiến phương thức đào tạo vận động viên thể thao hiện đại theo chu kỳ huấn luyện; kết hợp tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại nước ngoài và thi đấu cọ xát tại các giải thể thao quốc gia, quốc tế; đảm bảo tốt các điều kiện y tế, dinh dưỡng, hồi phục trong huấn luyện, đào tạo; từng bước ứng dụng các công nghệ về sinh cơ học, sinh lý vận động; kiểm tra và nâng cao phẩm chất, tâm lý nhằm phát huy tối đa trình độ tập luyện và thi đấu của vận động viên.

c) Tăng cường xã hội hóa và hợp tác quốc tế:

- Xã hội hóa và tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế, tìm kiếm, hợp tác thêm với các cơ sở đào tạo mới. Tập hợp và phát huy tối đa các mối quan hệ hợp tác quốc tế của các liên đoàn, các tổ chức xã hội nghề nghiệp để nhanh chóng tăng cường mối quan hệ giao hữu với các quốc gia có nền văn hóa, nghệ thuật và thể thao tiên tiến.

- Xác định và xây dựng kế hoạch hợp tác toàn diện với các quốc gia là cường quốc ở các môn thể thao trọng điểm, có địa điểm phù hợp, có cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu hiện đại. Đồng thời định hướng việc ký kết hợp tác hỗ trợ, chuyển giao công nghệ huấn luyện, khoa học - kỹ thuật về đào tạo và phục vụ chuyên môn. Nâng cao trình độ, quy mô tổ chức các giải thể thao quốc tế mang tính truyền thống tại thành phố, giành quyền đăng cai tổ chức các giải trong hệ thống thi đấu chính thức và các đại hội thể thao theo điều kiện thực tiễn của thành phố.

Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị tư vấn, xúc tiến đẩy mạnh quá trình thực hiện các chỉ tiêu được giao và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan (như: đào tạo ngoại ngữ; chuyển đổi chương trình, hệ giáo dục; liên hệ, phối hợp với các cơ sở đào tạo nước ngoài...).

2.5. Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề

2.5.1. Mục tiêu, chỉ tiêu

STT

NỘI DUNG CHỈ TIÊU

KẾT QUẢ 2016 - 2018

CHTIÊU THỰC HIỆN 2018 - 2020

1

Đến năm 2020, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề đạt 85% trong tổng số lao động đang làm việc, với chất lượng đào tạo đạt chuẩn Cộng đồng kinh tế ASEAN

79,57%

85%

2

Tỷ lệ lao động qua đào tạo làm việc trong các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ trình độ cao và trong các ngành công nghiệp, dịch vụ trọng điểm của thành phố đạt 85% - 90%.

78,12%

≥ 85%

2.5.2. Giải pháp thực hiện

a) Thực hiện công tác quy hoạch giáo dục nghề nghiệp:

Sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố. Thực hiện rà soát, xác định thế mạnh theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phân công nhiệm vụ đào tạo theo yêu cầu từng lĩnh vực, trong đó ưu tiên các nghề trọng điểm cấp quốc gia, cấp khu vực, các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực ưu tiên của thành phố.

b) Rà soát, đánh giá nhu cầu đào tạo nghề theo yêu cầu thị trường lao động:

- Thực hiện tốt quản lý nhà nước, tổ chức điều tra, khảo sát, xây dựng hệ thống thông tin nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp trọng yếu, các ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

- Kiện toàn, tăng cường đầu tư, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng hệ thống tiêu chí và tổ chức đánh giá chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường đảm bảo chuẩn xác, khách quan, khoa học và công khai, minh bạch.

- Đầu tư thiết bị, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ công tác thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo gắn với việc làm; thường xuyên cập nhật kịp thời kết nối dữ liệu trong công tác quản lý với các cơ quan chức năng, cơ sở dạy nghề. Tổ chức hướng dẫn, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

b) Thực hiện phân luồng học sinh và công tác hướng nghiệp:

- Hình thành Hội đồng hiệu trưởng các trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố để tư vấn cho Ủy ban nhân dân thành phố cơ chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, xây dựng danh mục ngành nghề đào tạo, xây dựng khung chương trình, chuẩn đào tạo, chuẩn đánh giá sinh viên, phối hợp hoàn thiện giáo trình, gắn nhà trường với doanh nghiệp, tham khảo chương trình giáo dục nghề nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới; phối hợp trong hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp.

- Phối hợp với ngành Giáo dục và đào tạo thành phố thực hiện có hiệu quả chủ trương đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông; thu hút học sinh tham gia học nghề. Tăng cường thông tin, giúp học sinh xác định được lĩnh vực ngành nghề, nội dung, chương trình, hình thức đào tạo để chọn lựa ngành học phù hợp.

c) Đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp:

- Tập trung đầu tư một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới; lựa chọn nghề và trường ưu tiên tập trung đầu tư toàn diện về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề hiện đại theo chuẩn khu vực và quốc tế.

- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích đối tác nước ngoài hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước nâng quy mô, trình độ đào tạo. Có chính sách ưu đãi để doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất gắn với đào tạo, sử dụng lao động (ưu đãi về tín dụng, thuế;...).

- Tổ chức cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tự kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước; tiến tới công nhận văn bằng, chuyển đổi tín chỉ và kỹ năng nghề giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố với các nước ASEAN và thế giới.

d) Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy:

- Tăng cường thu hút, tuyển dụng để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề chất lượng cao theo điều kiện thực tiễn thành phố. Đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Thường xuyên tổ chức cho giáo viên thâm nhập thực tế, tìm hiểu thực tiễn sản xuất, dịch vụ để cập nhật thông tin về kỹ thuật, công nghệ mới, cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo.

- Tổ chức các hội giảng hội thi, các hoạt động nghiên cứu, học tập, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên (trong và ngoài nước) để cập nhật thông tin, cải tiến phương pháp, nâng cao quản lý, giảng dạy.

đ) Tăng cường liên kết doanh nghiệp và hợp tác quốc tế:

- Phối hợp với các Hiệp hội ngành nghề về đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác nước ngoài để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo. Gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong xác định mục tiêu đào tạo, nhu cầu, yêu cầu đối với nhân lực, tổ chức cho lao động thực tập, cử chuyên gia kỹ thuật tham gia đào tạo, chuyển giao công nghệ, đánh giá kết quả đào tạo.

- Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp với Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng nhằm tạo sự liên thông, hỗ trợ, phối hợp có hiệu quả trong xây dựng chiến lược, chính sách thu hút sinh viên, học sinh và đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực và các trường trọng điểm.

- Tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài có uy tín. Đẩy mạnh hợp tác giữa các đơn vị đào tạo trong nước và nước ngoài về chương trình, giáo viên, công nghệ, thiết bị đào tạo. Thí điểm tổ chức tiếp nhận chuyển giao chương trình đào tạo, giáo trình và học liệu, phương pháp giảng dạy của các nước tiên tiến khu vực ASEAN, triển khai phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

- Xây dựng Đề án “Phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế thông qua việc nâng cao năng lực tham gia hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề”.

- Tổ chức một số đoàn tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm hội nhập quốc tế về dạy nghề ở một số nước, đàm phán và ký kết một số văn bản thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế về dạy nghề của thành phố với các nước. Thí điểm gửi sinh viên, học sinh đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.

2.6. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân

2.6.1. Mục tiêu, chỉ tiêu

TÊN LỚP

KẾT QUẢ THỰC HIỆN 2016 - 2018

CHTIÊU THỰC HIỆN 2018 - 2020

Kế hoạch 2016 - 2020

Kết qu 2016 - 2018

Tlệ % so với Kế hoạch

Số lượng cần bổ sung

Tlệ % so với kế hoạch

Khởi sự doanh nghiệp

12.500

824

6,59%

11.676

100%

Quản trị doanh nghiệp

12.500

673

5,38%

11.827

100%

Chuyên ngành

5.000

256

5,12%

4.744

100%

TNG CỘNG

30.000

1.753

5,84%

28.247

100%

2.6.2. Giải pháp thực hiện

a) Rà soát, đánh giá nhu cầu và đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng:

- Phân tích, dự báo hoạt động của các doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn đối với các ngành, lĩnh vực cụ thể; xác định các hạn chế lẫn cơ hội cho sự tăng trưởng của các nhóm ngành.

- Tổ chức thống kê, rà soát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng làm nền tảng cho việc thiết kế chương trình hỗ trợ phù hợp, có tác dụng và hiệu quả, phù hợp với quy mô, điều kiện phát triển của doanh nghiệp.

b) Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo:

- Đa dạng hóa phương pháp đào tạo, nâng cao tính thực tiễn; kết hợp các hình thức đào tạo, bồi dưỡng tiên tiến, hiện đại, hỗ trợ người học có cơ hội vận dụng ngay những kiến thức đã được trang bị vào thực tế tại doanh nghiệp. Các chương trình đào tạo gắn với thực tế việc đánh giá, phát hiện những ý tưởng, mô hình kinh doanh hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp, kết nối, trợ giúp cho các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh đột phá, sáng tạo, khả thi.

- Tổ chức các buổi giao lưu, mời các chuyên gia nước ngoài giỏi, nổi tiếng để trao đổi, truyền đạt kiến thức. Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, tọa đàm để chia sẻ kinh nghiệm cho học viên và xây dựng mạng lưới, kết nối các lãnh đạo doanh nghiệp nhằm phối hợp, chia sẻ thông tin, hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

c) Đổi mới công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:

- Rà soát và thẩm tra chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của từng cơ sở đào tạo để sàng lọc, tập trung vào các đơn vị có năng lực, uy tín, tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị đào tạo.

- Xác định rõ đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy, quy mô lớp học, thời gian và địa điểm đào tạo để tổ chức đánh giá, sàng lọc đơn vị đào tạo có đủ năng lực tham gia Chương trình. Đổi mới phương pháp học tập và kiểm tra, đánh giá hiệu quả của khóa học nhằm đảm bảo tính chính xác và khách quan của thông tin phản hồi của học viên và doanh nghiệp làm cơ sở đánh giá hiệu quả, bổ sung, hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

d) Liên kết, phối hợp:

- Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân với các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của thành phố nhằm hướng đến mục tiêu góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân trẻ tài năng, làm giàu và phát triển bền vững doanh nghiệp.

- Phát huy ưu thế của mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp trong từng ngành. Phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, các trường đại học trong và ngoài nước để tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, cung cấp và cập nhật kiến thức, thông tin cho người tham gia.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Việc xây dựng dự toán, giao kinh phí để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố trong nửa cuối nhiệm kỳ (giai đoạn 2018 - 2020) được thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chính sách ưu đãi, xã hội hóa, tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để bổ sung, tăng hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Kế hoạch.

3. Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị Trung ương kịp thời điều chỉnh quy định phù hợp với điều kiện cụ thể của thành phố.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chủ trì, triển khai và tổng hợp Kế hoạch

1.1. Giao Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm triển khai Kế hoạch, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên kiện toàn Ban Điều hành để thực hiện có hiệu quả Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố trong giai đoạn 2018 - 2020.

1.2. Giao Sở Nội vụ tiếp tục là cơ quan thường trực của Chương trình đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chương trình đối với các sở - ngành thành phố, các quận - huyện và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm và sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình cho Ủy ban nhân dân thành phố để trình Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa X theo định kỳ và đột xuất.

2. Phân công nhiệm vụ cụ thể

2.1. Các sở phụ trách các chương trình nhánh

2.1.1. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị thành phố giai đoạn 2016 - 2020 theo các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện công tác đánh giá hiệu quả công việc theo định kỳ làm cơ sở chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị thành phố và tham mưu công tác cải cách chế độ công vụ, công chức theo chủ trương của Trung ương, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút, bồi dưỡng và phát huy nhân lực chất lượng cao của thành phố; theo dõi và tổng hợp kết quả thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, đề xuất cơ chế, chính sách phát huy nguồn lực con người trong hệ thống chính trị thành phố.

- Tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình nhánh; đồng thời tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố. Tham mưu đánh giá việc thực hiện chương trình gắn với bình xét thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị hàng năm.

2.1.2. Sở Y tế

- Chủ trì, tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai thực hiện các chỉ tiêu đề ra của Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung xây dựng, đề xuất các chính sách, giải pháp căn cơ để đẩy mạnh thực hiện, nhất là đối với các chỉ tiêu mà kết quả đạt được còn thấp.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có trình độ cao về công tác tại các địa bàn xã trung tâm, các khu vực khó khăn của thành phố.

- Tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình nhánh, gửi Sở Nội vụ để tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố.

2.1.3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối đại học, cao đẳng thành phố, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, các trường đại học, cao đẳng và Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố để xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng của thành phố.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng các chính sách phù hợp về công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp giảng dạy... để nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển giáo dục đại học trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục hướng dẫn các trường đại học, cao đẳng có liên quan hoàn thiện các đề án xây dựng trường tiên tiến trình Ủy ban nhân dân thành phố. Phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo đẩy mạnh kiểm định chất lượng, nâng cao chất lượng đầu ra, đáp ứng yêu cầu nhân lực của thị trường lao động.

- Tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình nhánh, gửi Sở Nội vụ để tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố.

2.1.4. Sở Văn hóa và Thể thao

- Chủ trì, phối hợp các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngành văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện đào tạo năng khiếu trong và ngoài nước triển khai quyết liệt các giải pháp mới, hiệu quả nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra của Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao.

- Rà soát, tham mưu đề xuất hoàn thiện chính sách thu hút, đãi ngộ đội ngũ văn nghệ sĩ, huấn luyện viên, vận động viên tài năng về công tác, cống hiến cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao trọng điểm của thành phố; tạo chuyển biến rõ rệt về hoạt động văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao thành phố.

- Tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình nhánh, gửi Sở Nội vụ để tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố.

2.1.5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý khu Công nghệ cao, Ban Quản lý khu Nông nghiệp Công nghệ cao và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp thành phố đến 2020.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Hội đồng hiệu trưởng các trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh cấp phổ thông, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp đảm bảo hiệu quả, tác động tích cực đến dư luận xã hội.

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các chính sách đột phá về công tác dạy nghề của thành phố, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động, nâng cao tay nghề, kỹ năng cho học viên, sinh viên sau khi tốt nghiệp phù hợp với xu hướng chuyển dịch lao động khu vực ASEAN và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch trình Ủy ban nhân dân thành phố về nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính thiết thực của công tác dự báo nhu cầu nhân lực và lao động, kiện toàn, tăng cường đầu tư, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố.

- Tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình nhánh, gửi Sở Nội vụ để tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố.

2.1.6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với các trường, viện và các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung triển khai các giải pháp căn cơ, hiệu quả để đẩy mạnh thực hiện được các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng đề ra.

- Nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan kết nối Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân với các chương trình phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thành phố.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách xã hội hóa, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm xây dựng thương hiệu, thu hút học viên tham gia học tập.

- Tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình nhánh, gửi Sở Nội vụ để tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố theo chỉ đạo.

2.2. Các cơ quan, đơn vị phối hợp

2.2.1. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy, các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố để tổ chức hệ thống truyền thông, xây dựng chương trình thường xuyên hoặc định kỳ hàng tháng, quý để thông tin đến mọi tầng lớp nhân dân.

2.2.2. Sở Tài chính

- Thẩm định, kịp thời cấp kinh phí cho các cơ quan, đơn vị thực hiện các chương trình nhánh, các đề án, kế hoạch thuộc chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra của Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định.

- Phối hợp với các sở phụ trách các chương trình nhánh, các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách về tài chính công thuộc thẩm quyền của thành phố; huy động các nguồn lực để thực hiện Kế hoạch, tăng tỷ lệ thu hút, đầu tư từ nguồn xã hội hóa nhằm giảm áp lực cho ngân sách thành phố.

2.2.3. Các sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện

- Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu của chương trình tại cơ quan, đơn vị mình phụ trách.

- Giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý tăng cường giám sát, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu đề ra.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị lãnh đạo các cơ quan liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân thành phổ thông qua cơ quan thường trực Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố (Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết./.


 


1 Nghị quyết s 04/2018/NQ-HĐND ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Hội đng nhân dân Thành phố và mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học đối với lĩnh vực Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu giai đoạn 2018 - 2022.

2 Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Chính phvề chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sc, cán bộ khoa học tr(thực hiện Kết luận s 86-KL/TW ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị).

3 Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch đy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chc của Thành phHồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

4 Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố vban hành quy định chi thu nhập tăng tm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực qun lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lp do Thành ph qun lý

5 đã được Chính phphê duyệt tại Quyết định số 699/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 5190/QĐ-UBND ngày 20/11/2018 về Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.032

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.46.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!