Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 43/2004/QĐ-UBBT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Huỳnh Tấn Thành
Ngày ban hành: 27/05/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2004/QĐ-UBBT

Phan thiết, ngày 27 tháng 5 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP TÌNH NGUYỆN CÔNG TÁC Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;

- Căn cứ nghị quyết số: 11 - NQ/TU ngày 01/11/2002 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa X) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế tạm thời về quản lý, sử dụng, chế độ chính sách đối với những sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tình nguyện công tác ở xã, phường, thị trấn”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2004.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng HĐND & UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan; UBND huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nội vụ (b/cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- TT.HĐND Tỉnh (b/cáo);
- Ban TCTU (để biết);
- TT.HĐND, UBND huyện, thành phố.
- Lưu VP.HĐND&UBND Tỉnh

TM. UBND TỈNH BÌNH THUẬN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

QUY CHẾ TẠM THỜI

VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH THU HÚT SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP TÌNH NGUYỆN CÔNG TÁC Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 43/2004/QĐ – UBBT ngày 27 tháng 5 năm 2004 của UBND tỉnh Bình Thuận)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:

- Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tình nguyện về công tác ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) là những người có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Thuận, có đơn tình nguyện và được cơ quan quản lý chung trực tiếp ký hợp đồng lao động tăng cường về công tác ở UBND xã, phường, thị trấn thuộc Tỉnh (gọi chung là người tình nguyện).

- Thời gian ký hợp đồng lao động giữa cơ quan quản lý với người tình nguyện ít nhất là 03 năm (36 tháng tròn).

Điều 2:

1. Sở Nội vụ là cơ quan được UBND Tỉnh ủy nhiệm quản lý chung đối với người tình nguyện có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 3 Quy chế này; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt chức năng quản lý trong toàn tỉnh.

2. UBND huyện, thành phố là cơ quan quản lý trực tiếp người tình nguyện được quy định tại Điều 4 Quy chế này; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt chức năng quản lý phối hợp trên địa bàn huyện, thành phố. Phòng Tổ chức xã hội giúp UBND huyện, thành phố thực hiện tốt công tác quản lý đối với người tình nguyện.

3. UBND các xã, phường, thị trấn là cơ quan sử dụng người tình nguyện được quy định tại Điều 5 Quy chế này.

CHƯƠNG II

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGƯỜI TÌNH NGUYỆN

Điều 3: Sở Nội vụ có trách nhiệm sau:

1. Phân bổ chỉ tiêu theo định suất từng xã và theo tiêu chuẩn chức danh công tác ở cấp xã cho UBND các huyện, thành phố.

2. Tiếp nhận hồ sơ, ký Quyết định hợp đồng lao động với người tình nguyện và phân bổ về UBND các huyện, thành phố.

3. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành chế độ, chính sách và những quy định có liên quan đối với người tình nguyện; đồng thời hướng dẫn các sở, ban, ngành thực hiện chế độ, chính sách theo đúng quy định.

4. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng người tình nguyện về lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước để tạo nguồn cán bộ lâu dài cho cơ sở.

5. Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho UBND Tỉnh về kết quả tổ chức thực hiện.

Điều 4: UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:

1. Trên cơ sở danh sách người tình nguyện được Sở Nội vụ phân bổ về địa phương, Chủ tịch UBND huyện, thành phố có trách nhiệm bố trí và phân công người tình nguyện về xã, phường, thị trấn công tác. Định kỳ hàng quý UBND huyện, thành phố tổ chức sinh hoạt với người tình nguyện để nắm bắt tình hình và chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh.

2. Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người tình nguyện.

3. Đào tạo, bồi dưỡng hoặc đề nghị đào tạo, bồi dưỡng người tình nguyện để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc được giao.

4. Hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện việc đánh giá, nhận xét quá trình công tác của người tình nguyện.

5. Theo dõi, kiểm tra các địa phương sử dụng người tình nguyện trong việc thực hiện chủ trương của cấp có thẩm quyền có liên quan đến người tình nguyện.

6. Thanh tra, kiểm tra giải quyết những khiếu nại, tố cáo có liên quan đến người tình nguyện.

7. Quản lý hồ sơ người tình nguyện, thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo yêu cầu của cấp trên.

Điều 5: UBND cấp xã có trách nhiệm:

1. Tiếp nhận và phân công công tác cho người tình nguyện tại UBND xã theo vị trí công việc đã xác định trong Quyết định hợp đồng lao động được ký kết giữa Sở Nội vụ với người tình nguyện.

2. Thực hiện tốt những chế độ, chính sách đã được quy định của các cấp có thẩm quyền liên quan đến người tình nguyện. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người tình nguyện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3. Thực hiện việc đánh giá, nhận xét quá trình công tác của người tình nguyện.

4. Khen thưởng, kỷ luật người tình nguyện theo đúng quy định hiện hành.

CHƯƠNG III

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI TÌNH NGUYỆN

Điều 6:

1. Người tình nguyện khi ký kết hợp đồng lao động về công tác tại UBND các xã, phường, thị trấn được xếp ngạch, bậc lương phù hợp với trình độ chuyên môn đã được đào tạo; được nâng ngạch, nâng bậc lương theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.

2. Mức trợ cấp:

a. Người tình nguyện nhận công tác tại địa bàn các xã Phan Dũng (huyện Tuy Phong); Phan Tiến, Phan Sơn, Phan Lâm, Phan Điền (huyện Bắc Bình); Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ, Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc); Mỹ Thạnh, Hàm Cần (huyện Hàm Thuận Nam); La Ngâu (huyện Tánh Linh) và huyện Phú Quý được trợ cấp ban đầu một lần bằng 3.000.000 đồng.

Về thời gian tập sự và chế độ tiền lương: trong thời gian tập sự ngoài hưởng chế độ tiền lương 85% ngạch bậc theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức còn được hưởng thêm 100% lương và phụ cấp (nếu có) hàng tháng theo ngạch bậc lương đang hưởng tại thời điểm đó.

b. Người tình nguyện nhận công tác tại địa bàn các xã Thuận Minh (huyện Hàm Thuận Bắc); Đức Bình, Đức Thuận, Măng Tố, Đồng Kho, Bắc Ruộng (huyện Tánh Linh) được trợ cấp ban đầu một lần bằng 3.000.000 đồng.

Về thời gian tập sự và chế độ tiền lương: trong thời gian tập sự ngoài hưởng chế độ tiền lương 85% ngạch bậc theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức còn được hưởng thêm 70% lương và phụ cấp (nếu có) hàng tháng theo ngạch bậc lương đang hưởng tại thời điểm đó.

c. Người tình nguyện nhận công tác tại địa bàn các xã, phường, thị trấn còn lại (ngoài các xã đã quy định tại khoản a, khoản b, điểm 2 thuộc Điều 6, Chương III) trong tỉnh:

Về thời gian tập sự và chế độ tiền lương: trong thời gian tập sự ngoài hưởng chế độ tiền lương 85% ngạch bậc theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức còn được hưởng thêm 40% lương và phụ cấp (nếu có) hàng tháng theo ngạch bậc lương đang hưởng tại thời điểm đó.

3. Người tình nguyện khi nhận được trợ cấp ban đầu phải có đơn cam kết công tác tại đơn vị được phân công công tác ít nhất là 03 năm và trong thời gian 03 năm đầu (36 tháng) nếu vi phạm kỷ luật phải chuyển công tác ra ngoài khu vực trên thì phải bồi hoàn lại khoản trợ cấp ban đầu cho ngân sách Nhà nước.

4. Các khoản trợ cấp tiền lương trên được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng cho người tình nguyện tham gia công tác. Nếu do yêu cầu của cấp có thẩm quyền người tình nguyện được cử đi học tập từ 03 tháng trở lên thì trong thời gian học tập không được hưởng khoản phụ cấp thêm này. Khoản phụ cấp này không được cộng vào ngạch bậc lương và phụ cấp (nếu có) đang hưởng để tính các khoản phụ cấp khác, không được tính để chi trả trợ cấp thôi việc, hưu trí, mất sức, trợ cấp lần đầu khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, không được tính vào để đóng các loại bảo hiểm (BHXH, BH Y tế…).

Điều 7:

Chính sách này chỉ thực hiện trong thời gian 05 năm đầu dành cho người tình nguyện về công tác tại các địa bàn quy định tại khoản a và khoản b, điểm 2 thuộc Điều 6, chương III, kể từ năm thứ 6 trở đi thôi không hưởng khoản trợ cấp này nữa.

Đối với người tình nguyện về công tác tại các địa bàn quy định tại khoản c, điểm 2 thuộc điều 6, chương III thì chỉ áp dụng thực hiện chính sách này trong thời gian 03 năm đầu, kể từ năm thứ 04 trở đi thôi không hưởng khoản trợ cấp này nữa.

Điều 8: Chế độ thanh toán:

Kinh phí chi trả cho chính sách này do ngân sách cấp xã trực tiếp chi trả. Hàng năm ngân sách tỉnh bố trí, cân đối trợ cấp có mục tiêu cho huyện, thành phố để cấp cho xã trên cơ sở danh sách đề nghị của UBND huyện, thành phố có xác nhận của Sở Nội vụ.

CHƯƠNG IV

NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TÌNH NGUYỆN

Điều 9: Người tình nguyện có nghĩa vụ sau:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật và hợp đồng lao động.

2. Thấm nhuần đạo đức cán bộ, công chức là công bộc của dân, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

3. Có nếp sống lành mạnh, trung thực; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.

4. Có ý thức trách nhiệm trong công tác, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế cơ quan; không được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ hoặc tự ý bỏ việc.

5. Thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

6. Chấp hành sự điều động, phân công của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điều 10: Người tình nguyện có trách nhiệm sau:

1. Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Cấp ủy, HĐND và UBND xã; thường xuyên giữ mối quan hệ tốt với cơ quan chuyên môn cấp trên. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ được phân công.

2. Chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

3. Hàng tháng phải báo cáo kết quả công tác cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi công tác, đồng thời báo cáo lên cơ quan cấp trên (Phòng Tổ chức xã hội huyện, thành phố).

4. Hàng năm thực hiện việc kiểm điểm quá trình công tác để làm cơ sở nhận xét, đánh giá và thực hiện chế độ chính sách của cấp có thẩm quyền.

Điều 11: Người tình nguyện có quyền lợi sau:

1. Được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách theo Pháp lệnh cán bộ, công chức và của UBND Tỉnh quy định (khi hưởng chính sách này thì không được hưởng chính sách theo Quyết định số: 77/2002/QĐ-UBBT ngày 31/12/2002 của UBND tỉnh).

2. Được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực như cán bộ xã, phường, thị trấn.

3. Trong quá trình công tác nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được ưu tiên xem xét tuyển dụng vào làm cán bộ, công chức cơ sở.

4. Được giới thiệu ứng cử vào các chức danh chuyên trách của hệ thống chính trị cơ sở.

5. Sau 03 năm được xem xét tiếp tục ký lại hợp đồng nếu người tình nguyện có nguyện vọng tiếp tục công tác ở cơ sở. Nếu xin thôi việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp 01 tháng lương theo ngạch, bậc lương đang hưởng tại thời điểm nghỉ việc.

CHƯƠNG V

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 12: Khen thưởng:

Người tình nguyện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 13: Kỷ luật:

1. Trong quá trình công tác và sinh hoạt nếu người tình nguyện có sai phạm thì tuỳ theo mức độ sai phạm mà xem xét, xử lý kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp tự ý bỏ việc khi chưa hết hợp đồng lao động thì phải hoàn trả toàn bộ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; không được hưởng các chế độ liên quan đến quyền lợi người lao động. Riêng đối với người tình nguyện về công tác tại các địa bàn quy định tại khoản a và khoản b, điểm 2 thuộc điều 6 – chương III thì ngoài các khoản hoàn trả như nói ở trên còn phải bồi hoàn đầy đủ khoản trợ cấp ban đầu cho ngân sách Nhà nước.

CHƯƠNG VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14:

1. Giao trách nhiệm cho Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND huyện, thành phố chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện tốt Quy chế tạm thời này. Định kỳ 06 tháng tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động, công tác của người tình nguyện về UBND Tỉnh; sau một năm thực hiện tiến hành sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm và sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan cho phù hợp với tình hình thực tế.

2. Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn việc cấp phát kịp thời, đầy đủ các chế độ cho người tình nguyện theo đúng quy định tài chính hiện hành. Hàng năm phải cân đối, bố trí ngân sách để thực hiện chế độ, chính sách cho người tình nguyện.

3. Sở Nội vụ phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, UBND huyện, thành phố tổ chức quán triệt Quy chế này cho UBND xã, phường, thị trấn và toàn thể cán bộ, công chức để thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.

Trong quá trình thực hiện nội dung Quy chế này, nếu có gì vướng mắc, các cấp, các ngành kịp thời báo cáo UBND Tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp) để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 43/2004/QĐ-UBBT ngày 27/05/2004 về quy chế tạm thời về quản lý, sử dụng, chế độ chính sách đối với những sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tình nguyện công tác ở xã, phường, thị trấn do tỉnh Bình Thuận ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.282

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.20.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!