ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3759/2008/QĐ-UBND
|
Việt Trì, ngày
12 tháng 12 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH
QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG VIỆC THAM GIA GIẢI QUYẾT NGỪNG VIỆC TẠM THỜI CỦA TẬP THỂ
NGƯỜI LAO ĐỘNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 23/6/1994 đã được
sửa đổi, bổ sung;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động thương
binh và xã hội tại tờ trình số 1438/TTr-SLĐTB&XH- LĐVL ngày 26/11/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản
bản Quy chế phối hợp trong trong việc tham gia giải quyết ngừng việc tạm thời
của tập thể người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau
mười ngày kể từ ngày ký ban hành; thay thế Quyết định số 3459/2005/QĐ-UBND ngày
19/12/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp trong việc tham gia giải
quyết đình công, lãn công.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc sở Lao động thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư; Thưởng ban Quản lý
các khu công nghiệp tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,
thành, thị; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết
định thi hành.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Doãnh Khánh
|
QUY CHẾ
PHỐ HỢP TRONG
VIỆC THAM GIA GIẢI QUYẾT NGỪNG VIỆC TẠM THỜI CỦA TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3759/2008/QĐ-UBND ngày 12/12/2008 của
UBND tỉnh Phú Thọ)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định trách nhiệm,
cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết tranh chấp lao
động tập thể và quyền dẫn đến việc tạm thời của tập thể người lao động tại các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là những việc tạm thời). Các
cuộc đình công theo đúng trình tư, thủ tục do pháp luật quy định không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Trường hợp ngừng việc tạm thời có
nhiều tình tiết phức tạp, phải giải quyết kéo dài (trên 24 giờ làm việc) và có nguy
cơ lan toản sang bộ phận khác, doanh nghiệp khác hoặc trường hợp các bên tranh
chấp không chấp nhận phương án giải quyết thì Chủ tịch UBND huyện, thành, thị
hoặc Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh chỉ
đạo và giao Sở Lao động thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành
chức năng của tỉnh giải quyết.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3.
1. Khi xảy ra ngừng việc tạm thời tại các doanh nghiệp
thuộc địa bàn huyện, thành, thị thì Chủ tịch UBND huyện, thành, thị phải có
trách nhiệm chỉ đạo tổ công tác liên ngành cấp huyện giải quyết kịp thời.
2. Trường hợp ngừng việc tạm thời các doanh
nghiệp thuộc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh thì Ban quản lý các Khu công
nghiệp tỉnh phối hợp với Chủ tịch UBND huyện, thành, thị và cơ quan liên quan
giải quyết hoặc có trách nhiệm giải quyết kịp thời.
Điều 4. Thành lập Tổ công tác phối hợp
giải quyết ngừng việc tạm thời các doanh nghiệp của tỉnh (Gọi tắt là Tổ công
tác) gồm: Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm tổ trưởng, các thành
viên gồm lãnh đạo hoặc chuyên viên của Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở kế
hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Hội đồng trọng
tài lao động và mời Liên đoàn Lao động tỉnh cử người tham gia. Thành viên của
tổ công tác hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 5. Sở Lao động thương binh và Xã hội
có trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ trì, chỉ đạo Tổ công tác phối hợp cùng các
ngành chức năng xem xét việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp liên
quan đến nội dung tranh chấp; kết luận đúng, sai và đề xuất hướng sử lý các vi
phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 6. Liên đoàn Lao động tỉnh chủ động
tổ chức nắm bắt tình hình tại các doanh nghiệp có thể xảy ra ngừng việc tạm
thời để phối hợp với các cơ quan có liên quan, báo cáo UBND tỉnh có biện pháp
giải quyết. Phối hợp với Sở Lao động thương binh và Xã hội làm việc với BCH
Công đoàn cơ sở hoặc BCH Công đoàn lâm thời hoặc đại diện tập thể người lao
động (ở những nơi chưa thành lập tổ công đoàn) gặp gỡ, tiếp xúc với người lao
động để nắm bắt cụ thể từng kiến nghị, yêu sách, tìm hiểu nguyên nhân, mâu
thuẫn dẫn đến ngừng việc tạm thời, giải thích động viên người lao động ổn định
trật tự, trở lại làm việc để doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất.
Điều 7. Công an tỉnh có trách nhiệm tăng cường
công tác nắm bắt tình hình, ngăn chặn kịp thời các đối tượng thù địch lợi dụng
nhằm chống phá, gây mất ổn định an ninh chính trị; phát hiện ngăn chặn kịp thời
và có biện pháp xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật đối với các phần
tử quá khích xúi giục, kích động, ép buộc, lôi kéo người khác tham gia ngừng
việc tạm thời; ngăn cản hoặc đe doạ công nhân vào làm việc, chống người thi
hành công vụ, gây mất trật tự công cộng.
Điều 8. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản
lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện các biện pháp quản lý về hoạt động đầu tư
của các doanh nghiệp; tổ chức trao đổi; đối thoại; đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài
và các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động để kịp thời tháo gỡ những vướng
mắc trong quá trình thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với người lao
động. Phối hợp với Sở Lao động thương binh và xã hội, các cơ quan có liên quan
trong quản lý Nhà nước về lao động trên địa bàn.
Điều 9. Hội đồng trọng tài lao động theo đúng
chức năng, nhiệm vụ thực hiện hòa giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động, nếu hòa giải không
thành thì hướng dẫn cho bên có yêu cầu tranh chấp thực hiện đúng quy trình theo
quy định của pháp luật lao động.
Điều 10. Người sử dụng lao động tại doanh
nghiệp khi xảy ra ngừng việc tạm thời có trách nhiệm; thông tin nhanh tới các
cơ quan có chức năng; cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan đến ngừng việc
tạm thời; báo cáo nhanh bằng văn bản, đồng thời phối hợp với tổ Công tác và các
cơ quan chức năng giải quyết những vấn đề có liên quan đến ngừng việc tạm thời;
bố trí địa điểm làm việc để gặp gỡ, tiếp xúc, tổ chức trao đổi, đối thoại, đàm
phán, thương lượng... trong thời gian ngừng việc tạm thời. Thông báo và niêm
yết thông báo những điều khoản mà mỗi bên đã cam kết ở những nơi cần thiết
trong doanh nghiệp.
Điều 11. Trình tự giải quyết ngừng việc
tạm thời.
1. Khi nhận được thông tin ngừng việc tạm thời
tại các doanh nghiệp Sở Lao động thương binh và Xã hội chỉ đạo ngay Tổ công tác
tiến hành tổ chức hội ý nhanh gọn và phân công tiếp cận với bênh tranh chấp để nắm
thông tin, chứng cứ có liên quan, ổn định trật tư, phát hiện, ngăn chặn các phần
tử quá khích, có biện pháp hạn chế sự lan toả vụ tranh chấp lao động sang khu
vực lân cận; ghi nhận các kiến nghị, yêu sách tại cơ sở, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật lao động tại doanh nghiệp.
2. Tổ công tác thống nhất đánh giá việc thực
hiện pháp luật lao động và người sử dụng lao động, nguyên nhân dẫn đến ngừng
việc tạm thời, phương hướng giải quyết tranh chấp trên cơ sở quy định của pháp
luật lao động; cùng với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công
đoàn lâm thời hoặc người đại diện tập thể người lao động thương lượng với người
sử dụng lao động để giải quyết những kiến nghị chính đáng, hợp pháp của người
lao động. Hướng dẫn bên vi phạm cam kết bằng văn bản về thời gian, biện pháp
khắc phục từng nội dung đã thỏa thuận.
3. Tổ chức để tập thể người lao động và người sử
dụng lao động trực tiếp đối thoại về các nội dung tranh chấp và giải quyết
tranh chấp. Thường hợp cần thiết có thể tham gia, giải thích rõ những kiến
nghị, yêu sách cũng như giải quyết tranh chấp của mỗi bên theo quy định của
pháp luật. Nếu một trong các biện pháp tranh chấp không đồng ý theo phương án
giải quyết của Tổ công tác thì hướng dẫn bên không đồng ý khởi kiện đến Tòa án
nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn để thúc đẩy việc
tổ chức, triển khai thực hiện theo đúng các điều khoản mà mỗi bên đã cam kết.
Điều 12. Nơi chưa có tổ chức Công đoàn cơ
sở thì do tập thể người lao động cử đại diện có đơn thư yêu cầu. Trong trường
hợp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người
lao động thì công đoàn cấp trên cơ sở trực tiếp quản lý hỗ trợ đại diện tập thể
người lao động đàm phán, thương lượng các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động
hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Sở Lao động thương binh và Xã hội
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn tỉnh
theo định kỳ 6 tháng và cả năm. Đối với những vụ nổi cộm, phức tạp có tầm ảnh
hưởng lớn đến việc ổn định trật tự, an ninh xã hội phải chủ động báo cáo và xin
ý kiến Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh để có biện pháp chỉ đạo cụ thể.
Điều 14.
1. Kinh phí đảm bảo hoạt động phối hợp trong
việc tham gia giải quyết ngừng việc tạm thời tại các doanh nghiệp bố trí trong
dự toán ngân sách hàng năm của Sở Lao động thương binh và Xã hội và các cơ quan
liên quan theo quy định phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc
lập tự toán, cấp phát, quản lý và quyết toán kinh phí hoạt động theo quy định
của pháp luật.
Điều 15. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc đề nghị các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị;
các doanh nghiệp phản ánh về Sở Lao động thương binh và Xã hội tổng hợp thống
nhất nội dung cần điều chỉnh, trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp.