Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3724/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Ngày ban hành: 17/08/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3724/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, thẩm định và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển sản phẩm chủ yếu; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 581/TTr-KHĐT ngày 17/8/2012,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 với nội dung cơ bản sau đây:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển nhân lực là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của thành phố Hà Nội. Xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và có vị trí cao trong khu vực về phát minh, sáng chế và ứng dụng khoa học - công nghệ, có cơ cấu kinh tế chủ yếu là các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao.

b) Phát triển nhân lực là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định, vừa là yêu cầu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Phát triển nhân lực là một trong những động lực quan trọng để Hà Nội hoàn thành sớm công nghiệp hóa - hiện đại hóa so với cả nước và là nhân tố quyết định phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, hài hòa và bền vững.

c) Hà Nội là trung tâm đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao lớn nhất của cả nước. Phát triển nhân lực của Hà Nội chú trọng đến nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc bộ và cả nước. Đặc biệt chú ý tới các cơ chế chính sách nhằm nuôi dưỡng, thu hút và phát huy vai trò của đội ngũ nhân tài phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và cả nước.

d) Phát triển nhân lực Hà Nội phải đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục theo yêu cầu phát triển toàn diện (bao gồm cả thể lực, trí lực, tâm lực, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, phẩm chất đạo đức, sự thích nghi cũng như sự hiểu biết về pháp luật) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tăng sức cạnh tranh của nhân lực thủ đô trong quá trình hội nhập quốc tế.

e) Phát triển nhân lực Hà Nội dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả từ đào tạo tới sử dụng nhân lực. Xác định rõ mục tiêu, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; đầu tư hoàn thiện các điều kiện phát triển nhân lực, quy hoạch hệ thống đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực trên các lĩnh vực, cấp độ và vùng miền theo kịp trình độ khu vực và quốc tế. Chú trọng tới hiệu quả sử dụng nhân lực đúng với trình độ đào tạo và năng lực của người lao động.

g) Kết hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nguồn lực trong nước và ngoài nước với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và xã hội trong việc phát triển nhân lực Hà Nội.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển nhân lực có cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp và yêu cầu phục vụ và quản lý xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng trong điều kiện công nghệ hóa, quốc tế hóa, và tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp.

- Phát triển nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt, có tác phong chuyên nghiệp, có năng lực nghề nghiệp cao, thành thạo kỹ năng, năng động, sáng tạo nhằm thực hiện tốt nhất vai trò của Hà Nội là trung tâm khoa học - kỹ thuật của cả nước, là trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Bắc, cho cả nước và đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Tăng tỷ lệ nhân lực qua đào tạo từ 35% tổng lực lượng lao động năm 2011 lên 55% năm 2015 và 75% năm 2020. Trong nhân lực qua đào tạo, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 10% năm 2011 lên 20% năm 2015 và 35% năm 2020; tỷ lệ lao động có trình độ đại học cao đẳng đạt mức 20% năm 2015 và 30% năm 2020; tỷ lệ lao động có trình độ sau đại học đạt 2,5% năm 2015 và 3,5% năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, 98% đội ngũ cán bộ, công chức cấp thành phố, quận, huyện, thị xã có trình độ đại học.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên đến năm 2020 có ít nhất 30% giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và 50% giáo viên ở các trường cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ trở lên; có 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sỹ, trong đó có 15% trình độ tiến sỹ; có 100% giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 50% là tiến sỹ.

Tăng số người qua đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2015 từ khoảng 120.000 - 130.000 người mỗi năm, lên 160.000 - 180.000 người giai đoạn 2016 - 2020.

3. Quy hoạch phát triển nhân lực các ngành, lĩnh vực

Quy hoạch nhân lực theo trình độ đào tạo; Quy hoạch nhân lực ngành, lĩnh vực theo trình độ đào tạo; Quy hoạch nhu cầu nhân lực qua đào tạo cần bổ sung; Quy hoạch số lượng và cơ cấu nhân lực qua đào tạo nhóm ngành cần bổ sung (chi tiết theo phụ biểu đính kèm).

4. Các giải pháp thực hiện

4.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phát triển nhân lực

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phát triển nhân lực theo hướng hoàn thiện bộ máy quản lý, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý. Thành lập Hội đồng đào tạo nhân lực Thành phố.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nhân lực và quản lý nhân lực thống nhất cho các đơn vị ở các Sở, Ban, ngành của Thành phố, các cấp chính quyền. Thực hiện điều tra thường niên, đánh giá định kỳ nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp để có được thông tin chính xác cho các cơ sở đào tạo.

Thống nhất về quản lý quy hoạch phát triển nhân lực trên địa bàn, xây dựng chính sách đồng bộ và thống nhất trong công tác quy hoạch nhân lực và giữa quy hoạch nhân lực với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch ngành khác.

4.2. Huy động và đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nhân lực của Thành phố giai đoạn 2011-2020 khoảng 250.450 tỷ đồng. Dự kiến vốn từ ngân sách khoảng 19%, còn lại huy động từ các nguồn trong dân cư, doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài

Triển khai đồng bộ hệ thống các giải pháp huy động vốn.

Đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục đào tạo, huy động nguồn lực đầu tư của các nhà đầu tư khác để tăng nhanh số lao động qua đào tạo nghề ở cả 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

Nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Tăng cường huy động vốn đầu tư từ doanh nghiệp.

4.3. Nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, chú trọng tới kiến thức và kỹ năng thực tiễn. Đổi mới và nâng cấp chương trình đào tạo.

- Đối với cơ sở dạy nghề:

+ Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục dạy nghề, tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung dạy nghề chất lượng cao, đột phá vào các ngành kinh tể mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng của Thành phố.

+ Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đào tạo và 100% đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật cao, công nhân lành nghề. Chú trọng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại khu vực đô thị hóa, không còn đất sản xuất nông nghiệp.

- Đối với trung học chuyên nghiệp:

+ Từng bước nâng cấp, phát triển trung cấp chuyên nghiệp theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo đến đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.

+ Đào tạo kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành, gắn lý thuyết với thực hành, có khả năng sử dụng ngoại ngữ.

- Đối với đại học, cao đẳng:

+ Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo phù hợp, hiện đại, thành lập, nâng cấp, mở rộng các trường, ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu nhân lực của Thành phố và khu vực.

+ Nâng cao chất lượng đào tạo. Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, cùng với các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn Thành phố đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao

- Đào tạo các nhóm nhân lực đặc biệt:

+ Đội ngũ cán bộ, công chức: Tiếp tục thực hiện các đề án về đào tạo cán bộ công chức cho Thành phố.

+ Nhân lực khu vực sự nghiệp: Phát huy chính sách thu hút nhân lực trình độ cao phục vụ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học công nghệ.

4.4. Hoàn thiện và triển khai quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo của Hà Nội và trên địa bàn Hà Nội

Di chuyển các cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch ra ngoài để tạo quỹ đất phục vụ phát triển hệ thống trường học;

Tận dụng quỹ đất trống còn chưa khai thác;

Mở rộng diện tích, nâng tầng các trường hiện có của khu vực nội thành.

4.5. Hỗ trợ các doanh nghiệp để thực hiện đào tạo lại và nâng cao chất lượng nhân lực

Tổ chức các lớp bồi dưỡng để đào tạo nghề cho người chưa qua đào tạo hoặc cập nhật và bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động. Đổi mới và phát triển các chương trình đào tạo.

4.6. Mở rộng, tăng cường sự hợp tác để phát triển nhân lực

Xây dựng cơ chế tăng cường sự phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương. Phát triển mối quan hệ liên kết hợp tác giữa các cấp, các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực trên địa bàn các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp sử dụng lao động.

Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, khai thác các nguồn vốn tín dụng để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phát triển nhân lực. Thu hút, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực phát triển nhân lực.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện đề án, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển nhân lực các ngành, lĩnh vực của Thành phố. Ủy ban nhân dân Thành phố giao trách nhiệm cho các đơn vị liên quan;

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Công bố quy hoạch. Phối hợp với các sở, ngành đề xuất chính sách đầu tư để tổ chức thực hiện quy hoạch.

2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Hoàn thành và trình duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề của Thành phố. Xây dựng kế hoạch thực hiện những nội dung Quy hoạch liên quan đến lĩnh vực dạy nghề để tham mưu UBND Thành phố xem xét, quyết định; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề triển khai quy hoạch có hiệu quả.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình cụ thể hóa quy hoạch nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo cho từng giai đoạn, trình UBND Thành phố phê duyệt.

4. Sở Nội vụ: Xây dựng chương trình phát triển nhân lực trong công tác quản lý hành chính nhà nước của thành phố; tham mưu UBND Thành phố về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố.

5. Sở Tài chính: Xây dựng chương trình nâng cao chất lượng nhân lực lĩnh vực tài chính; Chủ trì xây dựng chính sách huy động nguồn lực tài chính để thực hiện quy hoạch.

6. Các sở, ngành khác: Chủ trì xây dựng đề án phát triển nhân lực trong lĩnh vực ngành quản lý. Nghiên cứu triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu nhân lực của ngành.

7. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: Lồng ghép kế hoạch phát triển các chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực của các quận, huyện, thị xã vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và kế hoạch hàng năm của các quận, huyện, thị xã.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo)
- Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)
- Bộ KH&ĐT; (để báo cáo)
- Thường trực Thành ủy; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND TP; (để báo cáo)
- Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo)
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Như điều 3;
- VPUB: CVP, các PVP, Phòng VX, TH;
- Lưu: VT, VX(T), KH&ĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT .CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

CÁC PHỤ LỤC
Kèm theo Quyết định số 3724/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội

1. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

- Chương trình phát triển nhân lực trình độ cao phục vụ ngành công nghiệp chế biến mũi nhọn

- Chương trình phát triển nhân lực phục vụ nông nghiệp công nghệ cao

- Chương trình phát triển nhân lực mũi nhọn phục vụ ngành dịch vụ tri thức

- Chương trình chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng đô thị hóa nông thôn

- Chương trình nâng cao năng lực sử dụng công nghệ chính phủ điện tử và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công chức

- Nâng cấp và xây mới các cơ sở đào tạo nghề (Danh mục chi tiết được cụ thể theo quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề của thành phố)

2. Quy hoạch nhân lực theo trình độ đào tạo

 

Số lượng (nghìn người)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng lao động (%)

 

2011

2015

2020

2011

2015

2020

Tổng số lao động

3.546

3.949

4.507

 

 

 

Tổng số lao động qua đào tạo

1.274

2.172

3.380

35

55

75

Hệ đào tạo nghề:

342

889

1.586

9,6

22,4

35,2

- Sơ cấp nghề

155

416

467

4,3

10,4

10,4

- Trung cấp nghề

171

352

657

4,8

8,9

14,6

- Cao đẳng nghề

16

121

462

0,5

3,1

10,2

Hệ giáo dục chuyên nghiệp

932

1.283

1.794

26,3

32,5

39,8

- Trung cấp

143

163

144

4,1

4,1

3,2

- Cao đẳng

81

145

266

2,3

3,7

5,9

- Đại học

647

886

1.244

18,3

22,4

27,6

- Thạc sỹ

51

70

115

1,4

1,8

2,6

- Tiến sỹ

12

17

23

0,3

0,4

0,5

3. Quy hoạch nhân lực nhóm ngành nông - lâm - thủy sản theo trình độ đào tạo

 

Số lượng (nghìn người)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng lao động (%)

 

2011

2015

2020

2011

2015

2020

Tổng số lao động

794

754

599

 

 

 

Tổng số lao động qua đào tạo

25,4

67,8

107,9

3,2

9,0

18

Hệ đào tạo nghề:

13,8

50,2

84,5

1,8

6,6

14,2

- Sơ cấp nghề

5,9

24,5

21,3

 

 

 

- Trung cấp nghề

6,9

20,2

40,8

 

 

 

- Cao đẳng nghề

1,0

5,5

22,4

 

 

 

Hệ giáo dục chuyên nghiệp

10,2

17,6

23,4

1,4

2,4

3,9

- Trung cấp

5,7

8,4

7,8

 

 

 

- Cao đẳng

1,7

3,9

7,9

 

 

 

- Đại học

2,7

5,2

7,4

 

 

 

- Thạc sỹ

0,07

0,1

0,3

 

 

 

- Tiến sỹ

0,002

0,004

0,006

 

 

 

4. Quy hoạch nhân lực các ngành trong nhóm ngành nông-lâm-thủy sản theo trình độ đào tạo

 

Số lượng (nghìn người)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng lao động (%)

 

2011

2015

2020

2011

2015

2020

Nông nghiệp và lâm nghiệp:

 

 

 

3,1

8,6

17,7

- Tổng số lao động

785

746

593

 

 

 

- Số lao động qua đào tạo

24,3

64,2

105

 

 

 

+ Hệ đào tạo nghề

13,3

45,5

84,7

1,7

5,4

13,6

+ Hệ giáo dục chuyên nghiệp

11,1

18,7

20,3

1,3

2,6

3,5

Thủy sản

 

 

 

6,5

16

32

- Tổng số lao động

7,9

7,5

6,0

 

 

 

- Số lao động qua đào tạo

0,5

1,2

1,9

 

 

 

+ Hệ đào tạo nghề

0,26

0,78

1,6

3,4

11,7

25,5

+ Hệ giáo dục chuyên nghiệp

0,34

0,43

0,3

2,6

4,3

6,6

5. Quy hoạch nhân lực nhóm ngành công nghiệp - xây dựng theo trình độ đào tạo

 

Số lượng (nghìn người)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng lao động (%)

 

2011

2015

2020

2011

2015

2020

Tổng số lao động

1.202

1.390

1.636

 

 

 

Tổng lao động qua đào tạo

378

695

1.227

31

50

75

Hệ đào tạo nghề:

- Sơ cấp nghề

- Trung cấp nghề

- Cao đẳng nghề

157

73,4

73,7

9,7

334

141,3

151,9

40,8

750

270,45

291,9

187,6

13,1

25,4

45,6

Hệ giáo dục chuyên nghiệp:

- Trung cấp

- Cao đẳng

- Đại học

- Thạc sỹ

- Tiến sỹ

221

37,9

19,9

156,4

6,2

0,5

361

41,1

44,5

263,3

11,2

0,9

477

30,9

66,8

358,9

18,9

1,2

18,4

24,6

29,4

6. Quy hoạch nhân lực các ngành trong nhóm ngành CN-XD theo trình độ đào tạo

 

Số lượng (nghìn người)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng lao động (%)

 

2011

2015

2020

2011

2015

2020

Công nghiệp khai thác mỏ:

 

 

 

65

75

90

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo

+ Hệ đào tạo nghề

+ Hệ giáo dục chuyên nghiệp

7,4

4,8

1,1

3,7

7,5

5,6

1,8

3,8

8,1

7,3

2,3

4,9

 

 

 

Công nghiệp chế biến:

 

 

 

30

50

75

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Hệ đào tạo nghề

+ Hệ giáo dục chuyên nghiệp

692,9

207,8

108,1

97,7

801,1

400,5

252,5

148,1

947,1

710,3

456,9

253,4

 

 

 

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước:

 

 

 

62

75

90

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Hệ đào tạo nghề

+ Hệ giáo dục chuyên nghiệp

9,2

5,7

3,5

2,2

10,6

7,9

5,1

2,8

12,5

11,2

7,6

3,6

 

 

 

Xây dựng:

 

 

 

32

50

75

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Hệ đào tạo nghề

+ Hệ giáo dục chuyên nghiệp

493,2

157,8

45,1

112,7

571,2

285,6

82,1

197,5

668,4

501,3

177,7

323,6

 

 

 

7. Quy hoạch nhân lực nhóm ngành dịch vụ theo trình độ đào tạo

 

Số lượng (nghìn người)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng lao động (%)

 

2011

2015

2020

2011

2015

2020

Tổng số lao động

1.549

1.805

2.271

 

 

 

Tổng lao động qua đào tạo

864

1.263

2.044

55

70

90

Hệ đào tạo nghề:

- Sơ cấp nghề

- Trung cấp nghề

- Cao đẳng nghề

179

79,2

89,5

10,5

343

109,5

163,8

69,7

806

232,8

324,3

248,9

11,5

19,1

35,7

Hệ giáo dục chuyên nghiệp:

- Trung cấp

- Cao đẳng

- Đại học

- Thạc sỹ

- Tiến sỹ

685

100,7

61,4

467,5

44,3

11,8

932

118,4

107,7

629,2

60,2

17,1

1238

99,4

182,5

838,4

96,6

21,2

44,1

51,2

54,4

8. Quy hoạch nhân lực ngành kinh tế tri thức theo trình độ đào tạo

 

Số lượng (nghìn người)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng lao động (%)

 

2011

2015

2020

2011

2015

2020

Công nghệ thông tin và truyền thông:

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

 

58,7

51,6

5,4

46,2

 

69,3

63,8

7,1

56,7

 

83,6

82,0

10,6

71,4

88

92

98

Hoạt động khoa học và công nghệ:

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

 

24,8

22,3

3,4

18,9

 

28,9

27,1

4,5

22,6

 

37,3

36,2

7,6

28,6

90

93

96

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn:

 

 

 

72

82

95

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

117

84,3

8,1

76,2

136

111

12,4

99,2

176

167

26,8

140

 

 

 

Giáo dục và đào tạo:

 

 

 

92

95

98

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

170

156

16,7

139

198

188

22

166

245

240

37

203

 

 

 

9. Quy hoạch nhân lực ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm theo trình độ đào tạo

 

Số lượng (nghìn người)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng lao động (%)

 

2011

2015

2020

2011

2015

2020

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm:

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

 

53,2

48,9

2,8

46,1

 

61,9

58,8

4,0

54,8

 

73,4

72,0

6,3

65,7

92

95

98

10. Quy hoạch nhân lực ngành quản lý nhà nước và đoàn thể theo trình độ đào tạo

 

Số lượng (nghìn người)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng lao động (%)

 

2011

2015

2020

2011

2015

2020

Quản lý Nhà nước và ANQP, bảo đảm xã hội bắt buộc:

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

156

124

27

97

182

154

37

117

224

215

70

145

80

85

95

Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội:

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

 

14,2

11,6

2,5

9,1

 

16,5

14,2

3,7

10,5

 

20,3

18,7

6,8

11,9

82

86

92

11. Quy hoạch nhân lực ngành dịch vụ truyền thống theo trình độ đào tạo

 

Số lượng (nghìn người)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng lao động (%)

 

2011

2015

2020

2011

2015

2020

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình:

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

570

199

56

143

665

332

108

224

836

627

268

359

35

50

70

Khách sạn và nhà hàng:

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

163

37,5

16,3

21,2

190

76

33,3

42,7

239

143

73,7

66,3

23

40

60

Vận tải, kho bãi

- Tổng sổ lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

142

95

44,7

50,3

165

124

64,1

59,9

212

190

116

74

58

65

80

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng:

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

24,8

15,3

9,4

5,9

28,9

21,6

13,8

7,8

37,3

31,7

22,2

9,5

62

75

85

Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân:

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

17,7

1,1

0,6

0,5

22,6

2,2

1,4

0,8

27,8

4,2

3,1

1,1

6

10

15

12. Quy hoạch nhân lực ngành y tế, văn hóa, thể thao theo trình độ đào tạo

 

Số lượng (nghìn người)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng lao động (%)

 

2011

2015

2020

2011

2015

2020

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội:

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

 

49,6

45,1

7,9

37,2

 

57,8

54,3

8,5

45,8

 

77,2

75,7

10,5

65,2

91

94

98

Hoạt động văn hóa và thể thao:

- Tổng số lao động

- Số lao động qua đào tạo:

+ Đào tạo nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

42,5

21,2

4,5

16,7

49,5

32,2

8,5

23,7

65,2

55,4

20,4

35,0

50

65

80

13. Quy hoạch số lượng và cơ cấu nhân lực qua đào tạo cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: Nghìn người

 

Qua đào tạo

Sơ cấp

Trung cấp nghề

Cao đẳng nghề

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Cao học

Tiến sĩ

Tổng số

1.957,8

365.6

382

340.4

23.7

195.9

571.9

68.3

9.8

Cơ cấu (%)

100

18,67

19,51

17,39

1,21

10,01

29,21

3,49

0,50

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

51,7

21,7

14,1

7,2

0,5

4,6

3,2

0,155

0,003

Tỷ lệ so với tổng số (%)

100

41,97

27,27

13,93

0,97

8,90

6,19

0,30

0,01

Công nghiệp và xây dựng

804,2

303,9

229,3

97,6

10,5

64,6

174,5

12,9

0,76

Tỷ lệ so với tổng số (%)

100

37,79

28,51

12,14

1,31

8,03

21,70

1,60

0,09

Dịch vụ

1.101,9

39,9

228,7

235,6

12,7

126,7

394,2

55,2

9,1

Tỷ lệ so với tổng số (%)

100

3,62

20,76

21,38

1,15

11,50

35,77

5,01

0,83

14. Quy hoạch số lượng và cơ cấu nhân lực qua đào tạo nhóm ngành nông-lâm-thủy sản cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: Nghìn người

 

Qua đào tạo

Sơ cấp

Trung cấp nghề

Cao đẳng nghề

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Cao học

Tiến sĩ

Tổng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản:

51,70

21,70

14,10

7,20

0,50

4,60

3,20

0,16

0,00

Cơ cấu (%)

100

41,97

27,27

13,93

0,97

8,90

6,19

0,30

0,01

- Nông và lâm nghiệp

50,40

21,70

13,50

6,80

0,50

4,55

3,18

0,14

0,00

Cơ cấu (%)

100

43,06

26,79

13,49

0,99

9,03

6,31

0,28

0,01

- Thủy sản

1,30

0,05

0,58

0,41

0,02

0,11

0,08

0,01

0,00

Cơ cấu (%)

100

3,85

44,62

31,54

1,54

8,46

6,15

0,54

0,00

15. Quy hoạch số lượng và cơ cấu nhân lực qua đào tạo ngành công nghiệp - xây dựng cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: nghìn người

 

Qua đào tạo

Sơ cấp

Trung cấp nghề

Cao đẳng nghề

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Cao học

Tiến sĩ

Công nghiệp và xây dựng

804,10

303,90

139,30

97,60

10,50

64,60

174,70

12,90

0,76

Cơ cấu (%)

100

37,79

17,32

12,14

1,31

8,03

21,73

1,60

0,09

- Công nghiệp khai thác mỏ

2,66

0,00

0,98

0,29

0,00

0,14

0,87

0,36

0,01

Cơ cấu (%)

100

0,00

36,84

10,90

0,00

5,26

32,71

13,53

0,38

- Công nghiệp chế biến

515,50

183,90

99,40

67,90

8,48

43,60

106,10

5,47

0,61

Cơ cấu (%)

100

35,67

19,28

13,17

1,65

8,46

20,58

1,06

0,12

- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

6,95

0,00

2,48

2,23

0,00

0,49

1,43

0,29

0,01

Cơ cấu (%)

100

0,00

35,68

32,09

0,00

7,05

20,58

4,17

0,14

- Xây dựng

279,10

120,05

36,40

27,10

2,04

20,40

66,20

6,86

0,12

Cơ cấu (%)

100

43,01

13,04

9,71

0,73

7,31

23,72

2,46

0,04

16. Quy hoạch nhân lực qua đạo tào ngành dịch vụ cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: nghìn người

 

Qua đào tạo

Sơ cấp

Trung cấp nghề

Cao đẳng nghề

Trung cấp CN

Cao đẳng

Đại học

Cao học

Tiến sĩ

Toàn bộ ngành dịch vụ

1.101

39,9

228,7

235,6

12,7

126,7

394,2

55,1

9,1

Nhóm ngành dịch vụ tri thức

CNTT và truyền thông

2.580

0,275

0,825

1.100

0,275

1.375

18.429

2.751

0,550

Hoạt động khoa học và công nghệ

18,2

0,28

3,41

1,06

 

1,58

10,49

1,22

0,12

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

84,8

0,72

7,28

10,9

 

5,7

45,34

11,53

3,31

Giáo dục và đào tạo

90,1

 

13,1

7,4

 

7,81

46,19

13,07

2,25

Nhóm ngành văn hóa, thể thao và y tế

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

62,2

 

4,72

19,4

 

20,15

11,56

5,35

1,01

Hoạt động văn hóa và thể thao

34,5

0,63

9,1

6,31

1,24

3,75

9,71

3,16

0,6

Nhóm ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

24,4

 

1,57

3,01

 

1,88

13,86

3,94

0,11

Nhóm ngành quản lý Nhà nước và Đoàn thể

Quản lý Nhà nước và ANQP, bảo đảm xã hội bắt buộc

95,4

0,11

15,5

2

27,8

 

11,6

2

37,4

4

2,57

0,25

Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội

7,7

 

1,43

3,02

 

1,09

1,85

0,29

0,04

Nhóm ngành dịch vụ truyền thông

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

431,2

16,9

92,6

103,9

8,80

50,9

149

8,1

0,8

Khách sạn và nhà hàng

130,8

18,9

27,9

18,1

2,40

8,8

49,4

4,7

0,52

Vận tải, kho bãi

100,6

1,4

43,7

27,9

0,11

110,6

16

0,53

0

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

16,8

0,51

7,01

5,35

0,11

1,77

2,09

0,085

0,01

Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân

3,14

0,35

1,14

0,82

197

0,32

0,3

0

0

Hoạt động của các tổ chức quốc tế

1,87

 

0,233

0,25

0,00

0,039

0,82

0,51

0,01

17. Quy hoạch nhân lực qua đạo tào ngành dịch vụ tri thức cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: nghìn người

 

Qua đào tạo

Sơ cấp

Trung cấp nghề

Cao đẳng nghề

Trung cấp CN

Cao đẳng

Đại học

Cao học

Tiến sĩ

Toàn bộ nhóm ngành

218.680

1.275

24.615

20.700

0.275

16.465

120.449

28.571

6.230

Cơ cấu (%)

100,00

0,58

11,26

9,47

0,13

7,53

55,08

13,06

2,85

Công nghệ thông tin và truyền thông

25.580

0,275

0,825

1.100

0,275

1.375

18,429

2,751

0,550

Cơ cấu (%)

100

1,08

3,23

4,30

1,08

5,38

72,04

10,75

2,15

Hoạt động khoa học và công nghệ

18,2

0,28

3,41

1,06

 

1,58

10,49

1,22

0,12

Cơ cấu (%)

100

1,55

18,78

5,84

0

8,71

57,68

6,75

0,68

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

84,8

0,72

7,28

10,9

 

5,7

45,34

11,53

3,31

Cơ cấu (%)

100

0,86

8,58

12,83

0

6,8

53,43

13,59

3,91

Giáo dục và đào tạo

90,1

 

13,1

7,64

 

7,81

46,19

13,07

2,25

Cơ cấu (%)

100

0

14,55

8,49

0

8,67

51,29

14,52

2,5

18. Quy hoạch nhân lực qua đào tạo ngành văn hóa, thể thao và y tế cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: nghìn người

 

Qua đào tạo

Sơ cấp

Trung cấp nghề

Cao đẳng nghề

Trung cấp CN

Cao đẳng

Đại học

Cao học

Tiến sĩ

Toàn bộ nhóm ngành

96,7

0,63

13,82

25,71

1,24

23,9

21,27

8,51

1,61

Cơ cấu (%)

100,00

0,65

14,29

26,59

1,28

24,72

22,00

8,80

1,66

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

62,2

 

4,72

19,4

 

20,15

11,56

5,35

1,01

Cơ cấu (%)

100

0

7,59

31,19

0

32,39

18,59

8,61

1,62

Hoạt động văn hóa và thể thao

34,5

0,63

9,1

6,31

1,24

3,75

9,71

3,16

0,6

Cơ cấu (%)

100

1,84

26,36

18,27

3,6

10,87

28,14

9,17

1,76

19: Quy hoạch nhân lực qua đào tạo ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: nghìn người

 

Qua đào Tạo

Sơ cấp

Trung cấp nghề

Cao đẳng nghề

Trung cấp CN

Cao đẳng

Đại học

Cao học

Tiến sĩ

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Cơ cấu (%)

24,4

100

0,00

1,57

6,45

3,01

12,37

0,00

1,88

7,74

13,86

56,81

3,94

16,18

0,11

0,46

20. Quy hoạch nhân lực qua đạo tào ngành quản lý Nhà nước và Đoàn thể cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: nghìn người

 

Qua đào tạo

Sơ cấp

Trung cấp nghề

Cao đẳng nghề

Trung cấp CN

Cao đẳng

Đại học

Cao học

Tiến sĩ

Toàn bộ nhóm ngành

103,1

0,11

16,95

30,82

0

12,71

39,29

2,86

0,29

Cơ cấu (%)

100

0,11

16,44

29,89

0,00

12,33

38,11

2,77

0,28

QLNN và bảo đảm XH bắt buộc (nghìn người)

95,4

0,11

15,52

27,8

 

11,62

37,44

2,57

0,25

Cơ cấu (%)

100

0,11

16,28

29,2

0

12,19

39,25

2,7

0,27

Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội (nghìn nguời)

7,7

 

1,43

3,02

 

1,09

1,85

0,29

0,04

Cơ cấu (%)

100

0

18,55

39,06

0

14,2

23,99

3,73

0,47

21. Quy hoạch nhân lực qua đào tạo ngành dịch vụ truyền thống cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: nghìn người

 

Qua đào tạo

Sơ cấp

Trung cấp nghề

Cao đẳng nghề

Trung cấp CN

Cao đẳng

Đại học

Cao học

Tiến sĩ

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

431,2

16,9

92,6

103,9

8,80

50,9

149

8,1

0,8

Cơ cấu (%)

100

3,94

21,46

24,11

2,05

11,81

34,56

1,88

0,18

Khách sạn và nhà hàng

130,8

18,9

27,9

18,1

2,40

8,8

49,4

4,7

0,52

Cơ cấu (%)

100

14,47

21,32

13,81

1,85

6,76

37,75

3,64

0,4

Vận tải, kho bãi

100,6

1,4

43,7

27,9

0,11

110,6

16

0,53

0

Cơ cấu (%)

100

1,37

43,43

27,73

0,00

10,99

15,95

0,53

0

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

16,8

0,51

7,01

5,35

0,11

1,77

2,09

0,085

0,01

Cơ cấu (%)

100

3,02

41,6

31,78

0,00

10,55

12,43

0,5

0,11

Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân

3,14

0,35

1,14

0,82

1,97

0,32

0,3

0

0

Cơ cấu (%)

100

11,19

36,49

26,1

6,26

10,33

9,66

0

0

HĐ của các tổ chức quốc tế

1,87

 

0,233

0,25

0,00

0,039

0,82

0,51

0,01

Cơ cấu (%)

100

0

12,44

13,67

0,00

2,08

43,51

27,5

0,75

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3724/QĐ-UBND ngày 17/08/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.156

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!