ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
37/2009/QĐ-UBND
|
Biên
Hòa, ngày 05 tháng 06 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN,
ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 01/3/2007 của Bộ
Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;
Căn cứ Quyết định số 349/2008/QĐ-BCA(H11) ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Công
an về trang phục của Bảo vệ dân phố;
Căn cứ Nghị quyết số 130/2009/NQ-HĐND ngày 09/4/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Đồng Nai khóa VII - kỳ họp thứ 15 về mức phụ cấp đối với Bảo vệ dân phố trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai tại Tờ trình số
112/TTr-CAT-PX13 ngày 28 tháng 5 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ, chính sách, trang bị
phương tiện, điều kiện làm việc và kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Bảo vệ
dân phố.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc: Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và
thành phố Biên Hòa, Chủ tịch UBND các phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ
quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ TỊCH
Võ Văn Một
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN, ĐIỀU KIỆN LÀM
VIỆC VÀ KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2009/QĐ-UBND ngày 05/6/2009 của UBND tỉnh
Đồng Nai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về chế
độ chính sách, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc và kinh phí đảm bảo cho
hoạt động của Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các quy định khác đối
với Bảo vệ dân phố được thực hiện theo quy định của Trung ương.
2. Quy định này áp dụng đối với
các phường, thị trấn nơi có thành lập Bảo vệ dân phố.
Điều 2.
Nguyên tắc thụ hưởng chế độ, chính sách của Bảo vệ dân phố
1. Bảo vệ dân phố được hưởng phụ
cấp hàng tháng theo từng chức danh, được bồi dưỡng tuần tra ban đêm do UBND phường,
thị trấn chi trả. Trường hợp Bảo vệ dân phố giữ nhiều chức danh khác nhau thì được
hưởng phụ cấp theo chức danh cao nhất.
2. Không thực hiện chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với Bảo vệ dân phố. Các chế độ, chính sách
khác đối với Bảo vệ dân phố được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương II
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
BẢO VỆ DÂN PHỐ
Điều 3. Chế
độ phụ cấp hàng tháng
1. Bảo vệ dân phố được hưởng phụ
cấp hàng tháng do UBND phường, thị trấn chi trả với hệ số như sau:
a) Trưởng ban: Hệ số phụ cấp 0,7
mức lương tối thiểu chung.
b) Phó ban: Hệ số phụ cấp 0,6 mức
lương tối thiểu chung.
c) Ủy viên (Tổ trưởng Tổ Bảo vệ
dân phố): Hệ số phụ cấp 0,5 mức lương tối thiểu.
d) Tổ phó: Hệ số phụ cấp 0,4 mức
lương tối thiểu chung.
đ) Tổ viên: Hưởng phụ cấp 0,3 mức
lương tối thiểu chung.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ tuần
tra ban đêm, mỗi Bảo vệ dân phố được bồi dưỡng 20.000 đồng/người/đêm. Số ca tuần
tra đêm và kinh phí bồi dưỡng cho Bảo vệ dân phố từ nguồn ngân sách Nhà nước do
Chủ tịch UBND phường, thị trấn quyết định.
3. Khi có quy định mới của Trung
ương về thay đổi mức lương tối thiểu chung, phụ cấp hoặc giá cả thực tế tăng
cao, UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh phụ cấp hàng tháng và mức tiền bồi dưỡng tuần
tra đêm cho phù hợp.
Điều 4. Đào
tạo, bồi dưỡng đối với Bảo vệ dân phố
Bảo vệ dân phố được tập huấn, bồi
dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh trật tự theo
quy định của Bộ Công an. Trong thời gian tập trung tập huấn, bồi dưỡng Bảo vệ
dân phố được hưởng chế độ phụ cấp đi lại, ăn ở như quy định đối với Công an xã.
Điều 5. Trợ
cấp thôi việc và trợ cấp khác
1. Nếu Bảo vệ dân phố có thời
gian công tác từ 05 năm trở lên, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên,
khi được cấp có thẩm quyền đồng ý cho nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp một lần
theo chế độ mỗi năm công tác bằng một tháng mức phụ cấp đang hưởng.
2. Bảo vệ dân phố trong khi làm
nhiệm vụ mà bị thương hoặc hy sinh theo quy định tại Điều 3, Điều 11 Nghị định
số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì được xác nhận là người hưởng
chính sách như thương binh hoặc liệt sĩ. Thủ tục xác nhận được thực hiện theo
hướng dẫn tại mục II, mục V - phần I của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày
26/7/2006 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ
thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và Thông tư số
02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16/01/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc
bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Bảo vệ dân phố khi chết nếu
không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người lo mai táng được
nhận tiền mai táng phí bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu.
Chương III
TRANG BỊ ĐỐI VỚI BẢO VỆ
DÂN PHỐ
Điều 6. Địa
điểm làm việc
Chủ tịch UBND phường, thị trấn
có trách nhiệm bố trí địa điểm làm việc của Ban và Tổ Bảo vệ dân phố, đảm bảo
các yêu cầu công tác.
Điều 7.
Trang phục của Bảo vệ dân phố
1. Trang phục của Bảo vệ dân phố
gồm có: Quần áo thu đông, quần áo xuân hè, mũ mềm, giày da, bít tất, dây lưng
nhỏ và quần áo mưa.
2. Kiểu dáng, màu sắc, chất liệu
các loại trang phục thực hiện theo quy định tại Quyết định số
349/2008/QĐ-BCA(H11) ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Công an và hướng dẫn số
1148/H11(H14) ngày 09/4/2008 của Tổng cục Hậu cần - Bộ Công an về trang phục Bảo
vệ dân phố.
3. Niên hạn cấp phát, sử dụng
trang phục
Mỗi chức danh Bảo vệ dân phố được
cấp trang phục theo định kỳ như sau:
a) Quần áo thu đông: 05 năm 02 bộ.
b) Quần áo xuân hè: 01 năm 02 bộ.
c) Mũ mềm: 02 năm 01 mũ.
d) Giày da: 01 năm 01 đôi và 02
đôi bít tất (vớ).
đ) Dây lưng (dây nịt): 02 năm 01
dây.
e) Áo mưa: 01 năm 01 bộ.
Điều 8.
Trang bị về công cụ, phương tiện làm việc
1. Bảo vệ dân phố được trang bị
gậy cao su, dùi cui cao su, gậy gỗ, còng số 8, roi điện, gậy điện, bình xịt hơi
cay, giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh, đèn pin, còi, sổ ghi chép.
2. Giấy chứng nhận, biển hiệu,
băng chức danh Bảo vệ dân phố được cấp phát, sử dụng thống nhất theo quy định tại
điểm 2.2, khoản 2, mục VII - Thông tư Liên tịch số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC
ngày 01/3/2007 của Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính
phủ về Bảo vệ dân phố.
3. Việc sử dụng, quản lý công cụ
hỗ trợ và vũ khí thô sơ phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật:
a) Vũ khí thô sơ khi mang theo
người phải ghi trong giấy công tác; việc sử dụng công cụ hỗ trợ phải có giấy
phép của cơ quan chức năng Công an cấp tỉnh.
b) Chỉ được sử dụng vũ khí thô
sơ, công cụ hỗ trợ trong khi làm nhiệm vụ trong các trường hợp: Tấn công vô hiệu
hóa hoặc khống chế, bắt người phạm tội; ngăn chặn hành vi phạm pháp gây nguy hiểm
cho xã hội, xâm phạm an ninh Quốc gia và trật tự an toàn xã hội và trong các
trường hợp phòng vệ chính đáng.
c) Vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ
phải được quản lý chặt chẽ, tập trung tại cơ quan; chỉ giao cho cá nhân sử dụng
khi thi hành công vụ. Hàng tuần phải bảo dưỡng, kiểm tra chất lượng. Nơi cất giữ
vũ khí thô sơ, công cụ phương tiện phải có các phương tiện chuyên dùng bảo quản
chắc chắn, đảm bảo an toàn, chất lượng đúng yêu cầu kỹ thuật.
d) Khi bị mất, hỏng vũ khí thô
sơ, công cụ hỗ trợ phải báo ngay cho cơ quan Công an cấp phép biết.
Chương IV
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO
VỆ DÂN PHỐ
Điều 9. Nguồn
kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Bảo vệ dân phố
1. Ngân sách địa phương theo quy
định của Luật Ngân sách Nhà nước.
2. Đóng góp, ủng hộ của các tổ
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Quản
lý, sử dụng kinh phí
Công tác quản lý, sử dụng kinh
phí hoạt động của Bảo vệ dân phố thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà
nước, các văn bản hướng dẫn thi hành và điểm 3.2, khoản 3, mục VII - Thông tư
Liên tịch số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 01/3/2007 của Bộ Công an, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
Trách nhiệm của Công an tỉnh
Giám đốc Công an tỉnh có trách
nhiệm:
1. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện quy định này; tập hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình, kết
quả và những khó khăn vướng mắc, kiến nghị, đề xuất trong quá trình triển khai
thực hiện quy định.
2. Giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra việc xây dựng lực lượng, tổ chức và hoạt động của Bảo vệ dân phố.
3. Quy định chương trình, nội
dung và tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về công tác bảo vệ an
ninh, trật tự, pháp luật đối với Bảo vệ dân phố.
4. Tổ chức in, cấp giấy chứng nhận,
biển hiệu, băng chức danh; may đo, cấp phát trang phục đối với Bảo vệ dân phố
theo quy định.
5. Hàng năm, lập kế hoạch, báo
cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kinh phí, hướng dẫn, trang bị và quản lý vũ
khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, trang phục Bảo vệ dân phố theo quy định; tham mưu mở
hội nghị sơ kết, tổng kết thi đua về công tác Bảo vệ dân phố để rút kinh nghiệm,
nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể
Bảo vệ dân phố làm tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Điều 12.
Trách nhiệm của các sở, ngành
1. Sở Lao động, Thương binh và
Xã hội chủ trì phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan để tổ chức
hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với Bảo vệ dân phố theo quy
định của pháp luật.
2. Sở Tài chính chủ trì phối hợp
với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn, thực hiện các quy định về kinh phí hoạt
động của Bảo vệ dân phố.
Khi có quy định mới của Trung
ương về thay đổi mức lương tối thiểu chung, phụ cấp hoặc giá cả thực tế tăng
cao, Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, quyết
định điều chỉnh phụ cấp hàng tháng, phụ cấp đi lại, ăn ở trong thời gian bồi dưỡng,
tập huấn và mức tiền bồi dưỡng tuần tra đêm cho phù hợp.
3. Sở Nội vụ phối hợp với Công
an tỉnh hướng dẫn, theo dõi thực hiện quy định của pháp luật về đào tạo, quản
lý đối với lực lượng Bảo vệ dân phố.
Điều 13.
Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; UBND phường,
thị trấn
Chỉ đạo, quản lý tổ chức và hoạt
động của Bảo vệ dân phố theo thẩm quyền và sự hướng dẫn, kiểm tra của Công an cấp
trên; bố trí địa điểm làm việc; đảm bảo kinh phí hoạt động; thực hiện các chế độ,
chính sách đối với Bảo vệ dân phố theo quy định pháp luật.
Điều 14.
Trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và công dân
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
các cấp của tỉnh và các đoàn thể; các đơn vị, tổ chức và mọi công dân có trách
nhiệm giám sát, giúp đỡ và tạo điều kiện để lực lượng Bảo vệ dân phố hoàn thành
tốt nhiệm vụ./.