Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 24/2017/QĐ-UBND hỗ trợ đào tạo nghề việc làm cho người lao động bị thu hồi đất Hà Nội

Số hiệu: 24/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Ngô Văn Quý
Ngày ban hành: 13/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2017/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013; .

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hi đt;

Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: s157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; s 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; s63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hi đt; s853/QĐ-TTg ngày 03/6/2011 về điều chỉnh mc cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên; số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; s971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch s 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội “Hưng dn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ” và Thông tư liên tịch s128/2012/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ”;

Căn cứ Thông tư liên tịch s09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Căn cứ Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/02/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đi tượng chính sách khác;

Căn cứ Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND Thành phố ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội về bi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hi đt trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình s1445/TTr-SLĐTBXH-DN ngày 25/5/2017; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp s 1841/STP-VBPQ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày 23/7/2017 và thay thế Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 của UBND Thành phố về việc hỗ trợ học nghề, tạo việc làm và tín dụng cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như điều 3;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;

- Các Bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính;
- Văn phòng Chính phủ;
- Chủ tịch UBND Thành phố;

- T.Trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Cục Kiểm fra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;

- Các Ban: KTNS, VHXH-HĐND Thành phố;
- Báo: HNM, KTĐT, TTXVN-Phân xã H
à Nội, Đài PT&TH HN;
- Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố;
- VPUB: Các PCVP,
KGVX, KT, ĐT, TKBT, TH, TTTHCB;
- Lưu: VT, KGVXt
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Ngô Văn Quý

 

QUY ĐỊNH

HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của UBND thành phố Hà Nội)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động bị thu hồi đất bao gồm:

1. Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, Khoản 1, Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mt sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hi (sau đây gọi tắt là người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp).

2. Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chở (sau đây gọi tt là người lao động bị thu hồi đất kinh doanh).

Điều 3. Điều kiện hỗ trợ

Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

2. Trong độ tuổi lao động (đối với nam từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi; đối với nữ từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi).

3. Có hộ khẩu thường trú tại hộ gia đình có đất nông nghiệp, đất ở kết hợp với kinh doanh bị thu hồi.

Điều 4. Thời hạn giải quyết chính sách hỗ trợ

Người lao động thuộc diện đối tượng quy định tại Điều 2 Quy định này được hưởng chính sách hỗ trợ một lần trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất.

Người lao động bị thu hồi đất kinh doanh có quyết định thu hồi đất sau ngày 01/7/2014 được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm theo quy định tại Quyết định này.

Điều 5. Nguyên tắc hỗ trợ

- Thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng được quy định tại Điều 2 quy đnh này;

- Đảm bảo nguyên tắc công khai và minh bạch.

Điều 6. Nguồn kinh phí hỗ trợ

1. Kinh phí hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất học nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo quy định tại Điều 7 Quy định này, được btrí từ ngân sách Thành phố cho việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đồ án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1956/QĐ-TTg) và Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

2. Kinh phí hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định tại Tiết 2, Mục b, Khoản 1, Điều 5 Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Kinh phí hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đng được quy định tại Khoản 3, Điều 7 Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Chương II

HỖ TRỢ HỌC NGHỀ

Điều 7. Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 (ba) tháng

1. Nội dung và mức hỗ trợ

Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 (ba) tháng theo quy định Luật Giáo dục nghề nghiệp: Được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 và Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, gồm:

a) Hỗ trợ chi phí học nghề, mức tối đa 3.000.000 đồng/người/khoá học.

b) Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.

c) Mức hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người tham gia học nghề ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

2. Phương thức hỗ trợ

Người lao động có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 (ba) tháng, đăng ký với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi có hộ khẩu thường trú để đăng ký học nghề.

Chính sách hỗ trợ chi phí học nghề, hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ tiền đi lại cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện thông qua cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực tiếp tổ chức đào tạo theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 8 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ (không trả trực tiếp cho người lao động).

Điều 8. Hỗ trợ học phí học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng

1. Nội dung hỗ trợ

Người lao động được hỗ trợ học phí để hc nghề theo các cấp trình độ đào tạo trung cấp hoặc cao đẳng theo quy định Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Mức hỗ trợ học phí

Mức hỗ trợ học phí học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng theo quy định tại Khoản 4, Điều 5 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách min giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm 2020 - 2021; không vượt quá mức thu học phí hàng năm đối với từng nghề được HĐND Thành phố phê duyệt, đối với các trường trung cấp, cao đẳng công lập của Thành phố.

3. Phương thức hỗ trợ: Người lao động học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng được hỗ trợ một lần trực tiếp bằng tin mặt khoản học phí (sau khi được cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp Bằng tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp theo quy định) tại UBND cấp huyện nơi đăng ký hộ khu thường trú.

4. Trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 12 quy định này.

Chương III

HỖ TRỢ VIỆC LÀM

Điều 9. Hỗ trợ tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm

Người lao động có nhu cầu tìm việc làm được tư vấn học nghề, tư vn giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội (S 215 phTrung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội và số 144, phố Trn Phú, quận Hà Đông, Hà Nội) hoặc tại phiên giao dịch việc làm lưu động tại các điểm giao dịch ở các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.

Điều 10. Hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Nội dung hỗ trợ

1.1. Hỗ trợ chi phí đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết

a) Đào tạo ngoại ngữ: Theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3.000.000 đồng/người tháng/khóa học.

b) Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: Theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học.

c) Tiền ăn trong thời gian đào tạo: Mức 40.000 đồng/người/ngày thực học (02 buổi/ngày).

d) Hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa cho chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên.

1.2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài

a) Lệ phí làm hộ chiếu theo quy định tại Thông tư số 157/2015/TT-BTC ngày 08/10/2015 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.

b) Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp.

c) Lệ phí làm thị thực (visa) theo quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động.

d) Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.

2. Phương thức hỗ trợ: Người lao động chỉ được hỗ trợ bằng tiền một lần cho từng nội dung hỗ trợ theo quy định tại Điểm a, b, c, d, Khoản 1 Điều này.

3. Trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 12 quy định này.

Chương IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ, HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Điều 11. Lập và phê duyệt phương án hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề

1. Khi thực hiện các Điều 33, 34, 35, 36, 37 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND cấp huyện chỉ đạo Chủ đầu tư phối hợp Tổ công tác giúp việc cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện tổ chức điều tra, lập danh sách lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 quy định này (việc thống kê, điều tra, xác nhận danh sách và nhu cầu hỗ trợ học nghề được thực hiện đồng thời với việc kê khai, điều tra, khảo sát, xác nhận về diện tích đất, nguồn sử dụng đất... làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất đúng quy định).

UBND cấp huyện phê duyệt danh sách lao động thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 quy định này (trong đó, ghi rõ danh sách lao động đăng ký nhu cầu hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp hoặc cao đẳng) kèm theo quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đúng quy định.

2. Căn cứ danh sách, nhu cầu hỗ trợ học nghề của người lao động do UBND cấp huyện phê duyệt, bộ phận làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập dự toán chi phí tổ chức bồi thường hỗ trợ tái định cư trình UBND cấp huyện phê duyệt (trong đó, có kinh phí hỗ trợ học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng theo mức quy định tại Khoản 2 Điều 8 quy định này) và có trách nhiệm chuyển toàn bộ kinh phí hỗ trợ vào ngân sách Thành phố trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày UBND cấp huyện có quyết định phê duyệt dự toán kinh phí. Kinh phí hỗ trợ được tính trong tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án.

Điều 12. Quy trình, thủ tục hỗ trợ học phí học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng; hỗ trợ đi lao động ở nước ngoài

1. Trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày kết thúc khóa học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng (đối với người lao động đề nghị hỗ trợ học phí học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng) hoặc kết thúc khóa học và hoàn thành các nội dung công việc chuẩn bị đi lao động ở nước ngoài (đối với người lao động đề nghị hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài) người lao động làm đơn (theo mẫu đơn) đề nghị hỗ trợ gửi UBND cấp huyện (Bộ phận một cửa) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, kèm theo các giấy tờ sau:

a) Bản sao Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ (kèm theo danh sách lao động) do UBND cấp huyện nơi có đất bị thu hồi.

b) Bản sao sổ hộ khẩu của hộ gia đình.

c) Hóa đơn hợp lệ thu học phí, các khoản phí của cơ quan, đơn vị (bản chính).

2. UBND cấp huyện (Bộ phận một cửa) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của người lao động, xem xét, giải quyết theo quy định

- Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học phí học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đng theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện xem xét, trình UBND cấp huyện ban hành quyết định hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm, hoặc công văn trả lời người lao động (trong đó nêu rõ lý do) đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ và chuyn trả Bộ phận một cửa.

- Trong thời gian không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội trình, UBND cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định hỗ trợ.

- Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp huyện ký quyết định hỗ trợ, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp Bộ phận một cửa thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động theo quy định (người lao động xuất trình chứng minh nhân dân, giy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả).

3. UBND cấp huyện tạm ứng kinh phí chi trả hỗ trợ cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này và được ngân sách Thành phố (ứng qua Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố) hoàn ứng hằng quý. UBND cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp kinh phí, lập hồ sơ thanh toán và có văn bản gửi Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố làm thủ tục thanh toán các khoản đã tạm ứng đúng quy định.

Hằng năm, ngân sách Thành phố hoàn ứng Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố các khoản kinh phí đã ứng cho UBND cấp huyện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Chương V

HỖ TRỢ TÍN DỤNG

Điều 13. Vay vốn để học nghề

Người lao động bị thu hồi đất được vay vốn ưu đãi để học nghề theo quy định của chính sách tín dụng học sinh, sinh viên tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên và Quyết định số 853/QĐ-TTg ngày 03/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mức cho vay và lãi sut cho vay đối với học sinh, sinh viên và các quy định hiện hành về tín dụng với học sinh, sinh viên.

Điều 14. Vay vốn tạo việc làm trong nước

Người lao động có nhu cầu vay vốn được ưu tiên vay vốn từ nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức vay tối đa 50.000.000 đồng/01 chỗ việc làm mới được tạo ra (theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015).

Điều 15. Vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Người lao động bị thu hồi đất có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được vay vốn 01 (một) lần với lãi suất ưu đãi từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội để chi trả các chi phí cần thiết đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định.

2. Mức cho vay tối đa bằng tổng chi phí cần thiết mà người lao động phải đóng góp theo quy định ghi trên hợp đồng đối với từng thị trường lao động của nước sở tại.

3. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hiện hành với người lao động không thuộc diện huyện nghèo đi làm có thời hạn ở nước ngoài theo quy định hiện hành.

4. Lãi suất cho vay đối với lao động bị thu hồi đất thuộc hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bằng mức lãi suất áp dụng với hộ nghèo hiện hành.

5. Thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

6. Nguồn vốn vay từ ngân sách Thành phố bổ sung hàng năm cho nguồn ngân sách ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội thực hiện.

Điều 16. Quy trình, thủ tục cho vay

- Đối với cho vay hỗ trợ đào tạo nghề và cho vay vốn đi làm việc ở nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội và quy định hiện hành.

- Đối với cho vay vốn tạo việc làm thực hiện theo cơ chế cho vay của Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Phân công trách nhiệm

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện triển khai thực hiện quy định này; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố về tình hình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động theo quy định.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách liên quan đến các đối tượng thụ hưởng.

- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị thu hồi đất vào học nghề, giải quyết việc làm, đi làm việc ở nước ngoài.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Quy định này.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các Sở, Ban, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện quy định này.

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đi, trình UBND Thành phố bổ sung nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội và hoàn ứng các khoản hỗ trợ Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố đã ứng chi.

- Thông báo tài khoản ngân sách Thành phố; hướng dẫn bộ phận làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng các dự án thu hi đất nông nghiệp, đất kinh doanh chuyển kinh phí hỗ trợ vào ngân sách Thành phố.

- Kiểm tra, hướng dẫn thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ đúng quy định pháp luật và Thành phố.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp Sở Tài chính, tổng hợp, cân đối nguồn kinh phí, tham mưu UBND Thành phố bố trí kế hoạch vốn thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 (ba) tháng, hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định này; Bố trí kinh phí bổ sung nguồn vn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội và hoàn ng QuĐầu tư phát trin Thành phố các khoản hỗ trợ đã ứng cho UBND cấp huyện theo quy định tại Điều 12 quy định này.

4. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội

- Hướng dẫn quy trình, thủ tục vay vốn tạo việc làm, học nghề, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng cho lao động bị thu hi đất đúng quy định.

- Chỉ đạo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện thực hiện cho vay vốn đối với người lao động bị thu hi đất đúng quy định.

5. Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố

- Chủ trì, phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn UBND cấp huyn, Chủ đầu tư điều tra, xác nhận, phê duyệt danh sách người lao động thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định (lập kèm quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đất).

- Hướng dẫn Chủ đầu tư, UBND cấp huyện phê duyệt kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng; phê duyệt kinh phí hỗ trợ, chi trả cho người lao động.

- Phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quy Đầu tư phát triển Thành phố đề xuất UBND Thành phố phân bổ kế hoạch vốn thực hiện hỗ trợ cho người lao động đi lao động ở nước ngoài theo Quy định này.

- Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát UBND cấp huyện, Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trong thực hiện Quy định này.

- Ban hành bổ sung vào các biểu mẫu về danh sách lao động trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh.

6. Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố

Thực hiện hoàn ứng UBND cấp huyện kinh phí đã tạm ứng chi phí hỗ trợ học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng và các khoản hỗ trợ người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định Khoản 3 Điều 12 Quy định này.

7. UBND các quận, huyện, thị xã

- Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chủ đầu tư điều tra, lập, thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt danh sách người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng.

- Chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt phương án chi trả các khoản hỗ trợ cho người lao động đúng Quy định này.

- Giao quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp theo thẩm quyền (kèm theo danh sách lao động trong hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quy định này) cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất.

- ng kinh phí để chi trả kịp thời các khoản hỗ trợ cho người lao động theo Quy định này, sau khi quyết định phê duyệt chi trả các khoản kinh phí hỗ trợ.

- Tổ chức các lớp dạy nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 (ba) tháng theo Điều 7 Quy định này và gắn với giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn phù hợp với phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

- Kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc gửi Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đ tng hp, báo cáo UBND Thành phố.

8. UBND cấp xã

Xác nhận (bằng văn bản), niêm yết công khai danh sách lao động trong hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quy định này; nhu cầu đăng ký hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tìm việc làm ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Điều 10 Quy định này.

Việc xác nhận, niêm yết công khai được thực hiện đồng thời với trình tự, thủ tục xác nhận, niêm yết xác nhận về nguồn gốc sử dụng đất, diện tích đất trong trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng.

9. Trách nhiệm Chủ đầu tư các dự án có thu hồi đất

- Phối hợp các cơ quan liên quan điều tra, lập, xác nhận danh sách người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ đúng Quy định này.

- Chuyển tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt về ngân sách Thành phố theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 của Quy định này.

10. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất

Kê khai chính xác về số lượng lao động trong độ tuổi lao động trong gia đình đúng quy định tại Điều 2 Quy định này có nhu cầu đăng ký hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm./.

 

(Kèm theo Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của UBND thành phố Hà Nội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP TIỀN HỖ TRỢ HỌC PHÍ HỌC NGHỀ, HỖ TRỢ CHI PHÍ ĐI LAO ĐỘNG CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: UBND huyện………………………
(nơi đăng ký hộ khẩu thường trú)

Họ và tên: ……………………………………………..…………..………………. □ Nam □ N

Sinh ngày …… tháng ……….. năm ……………….. Dân tộc: ……………..Tôn giáo:…….

Số CMTND: .…………………………… Nơi cấp: ………………………Ngày cấp: …………

Noi đăng ký Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………..…………..

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………..………………..………………

Trình độ học vấn: . ………………………………………..Điện thoại liên hệ: ………………..

Thuộc đối tượng người bị thu hồi đất theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất.

Tôi chưa được hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ;

Tôi làm đơn này đề nghị được xem xét hỗ trợ học phí đào tạo nghề, tìm việc làm theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ: (Đề nghị đánh dấu vào các ô đề nghị hỗ trợ):

□ Học phí học ngh

□ Học phí học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức

□ Chi phí khám sức khỏe

□ Chi phí làm hộ chiếu, thị thực lý lịch tư pháp đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

□ Hỗ trợ tiền ăn

□ Hỗ trợ tiền đi lại

Tổng số tiền đề nghị hỗ trợ:………………………… đồng (bằng chữ: ………………………
…………………………………………………..………………………………..…………………)

Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./

 

 

…………., ngày ……. tháng …….. năm 20…...
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 24/2017/QĐ-UBND ngày 13/07/2017 hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.644

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.115.139
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!