Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 24/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Huỳnh Tấn Thành
Ngày ban hành: 17/04/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2009/QĐ-UBND

Phan Thiết, ngày 17 tháng 4 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 17/TTr-SLĐTBXH ngày 03/4/2009 về việc đề nghị ra quyết định ban hành Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)

Phần I

THỰC TRẠNG CƠ SỞ DẠY NGHỀ VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ HIỆN NAY

I. THỰC TRẠNG CƠ SỞ DẠY NGHỀ (CSDN)

Bình Thuận hiện có 18 cơ sở dạy nghề gồm: 01 Trường Trung cấp nghề, 09 Trung tâm Dạy nghề thuộc huyện, 01 cơ sở dạy nghề trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, 02 cơ sở dạy nghề của tổ chức đoàn thể, 01 Trường Cao đẳng Y tế có đăng ký hoạt động dạy sơ cấp nghề và 04 cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, cơ sở dạy nghề phát triển nhanh cả công lập và ngoài công lập. Ngành nghề đào tạo đa dạng chủ yếu là các nghề thuộc hệ sơ cấp: điện cơ, điện tử, điện dân dụng; may công nghiệp; nghiệp vụ du lịch; tin học văn phòng; lái ô tô B2, C, D; y tá; dược tá,… và các nghề cho lao động nông thôn như: trồng rau, cây ăn quả; chăn nuôi - thú y; xây dựng dân dụng; mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm… Chỉ có Trường Trung cấp nghề Bình Thuận đào tạo hệ trung cấp các nghề: lập trình máy tính, điện dân dụng, điện tử dân dụng, cắt gọt kim loại, sửa chữa ô tô, may công nghiệp.

Về tình trạng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề: Trường Trung cấp nghề tỉnh xây dựng xong nhưng vẫn còn thiếu trang thiết bị một số nghề: du lịch, cắt gọt kim loại,...; Trung tâm Dạy nghề các huyện Tánh Linh, Đức Linh, Bắc Bình chỉ mới xây dựng cơ bản chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị; Trung tâm Dạy nghề Hàm Thuận Nam chỉ mới xây dựng xong một phần cơ sở vật chất (nhà làm việc), Trung tâm Dạy nghề Hàm Thuận Bắc vừa khởi công xây dựng, Trung tâm Dạy nghề huyện Phú Quý và Hàm Tân chỉ có bộ máy tổ chức, chưa xây dựng cơ bản.

Hệ thống cơ sở dạy nghề công lập của tỉnh còn yếu, nguồn lực đầu tư từ ngân sách tỉnh tuy được quan tâm nhưng còn ở mức hạn chế nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, chất lượng hoạt động còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn quá nhỏ bé, chủ yếu đầu tư đào tạo các ngành nghề chi phí thấp và dễ thu hồi vốn đầu tư (như tin học ứng dụng, lái xe ô tô).

II. THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ (GVDN)

1. Mặt được:

Trong những năm qua đội ngũ giáo viên dạy nghề có sự phát triển đáng kể về số lượng (từ 49 giáo viên năm 2001 đến nay đã có 156 giáo viên dạy nghề, trong đó có 126 giáo viên cơ hữu). Số lượng giáo viên cơ hữu đạt chuẩn 110 người (chiếm 87,3%); trong đó, công lập 72 người, ngoài công lập 38 người (theo biểu số 01). Các Trung tâm Dạy nghề của Đức Linh, La Gi, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân hiện chỉ có 1 - 2 giáo viên; các Trung tâm Dạy nghề Hàm Tân, Phú Quý mới được thành lập trong năm 2007 có 1 - 3 giáo viên. Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập có đội ngũ giáo viên đủ để đáp ứng với nhu cầu đào tạo.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay phân bổ theo ngành nghề tập trung nhiều nhất những nhóm ngành thuộc lĩnh vực: kỹ thuật, máy tính, công nghệ thông tin, vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản...

Một số cơ sở dạy nghề đã chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ; bồi dưỡng chuẩn hóa, cập nhật kiến thức, công nghệ mới cho giáo viên hiện có, bố trí, sắp xếp cho giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do Tổng cục Dạy nghề tổ chức.

Đại bộ phận giáo viên tâm huyết với nghề, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Tồn tại, hạn chế:

Đội ngũ giáo viên đa số mới tốt nghiệp ra trường và một số chuyển từ nghề khác sang nên thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong công tác giảng dạy. Một số giáo viên có trình độ chuyên môn phù hợp nhưng chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề (16/128 giáo viên, chiếm 12,5%). Các Trung tâm dạy nghề thiếu hoặc không có giáo viên nên chủ yếu sử dụng giáo viên thỉnh giảng là cán bộ kỹ thuật của các phòng, ban chuyên môn của các sở, ngành cấp tỉnh, huyện và các nghệ nhân tham gia giảng dạy. Một số giáo viên còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học. Kỹ năng dạy học của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, nhất là ở các cơ sở dạy nghề mới thành lập và khối các TTDN cấp huyện. Số giáo viên có trình độ trên đại học, người có tay nghề cao, nghệ nhân ít. Cơ cấu ngành nghề đào tạo mất cân đối, một số ngành nghề thừa giáo viên như: tin học văn phòng, điện cơ - điện dân dụng,… Trong khi đó nhiều ngành nghề đang thiếu giáo viên như: du lịch, xây dựng… Nhìn chung đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu và yếu. Mặc dù trong thời gian qua, các cơ sở đào tạo nghề, đặc biệt là Trường Trung cấp nghề đã nỗ lực nâng cao trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên nhưng giữa nhu cầu và thực tế đáp ứng vẫn còn khoảng cách khá xa...

Trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay như sau:

Cơ sở dạy nghề

Tổng số

Sau ĐH

ĐH

TCCN

Nghệ nhân có tay nghề cao

Trường Trung cấp nghề

46

1

37

3

3

2

Các Trung tâm Dạy nghề

80

0

42

4

32

2

Cơ sở khác có dạy nghề

39

1

30

2

5

1

Tổng cộng

165

2

109

9

40

5

Ngành nghề đào tạo của đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay như sau:

STT

Nhóm ngành

Số người

1

Nghệ thuật, văn hóa, thông tin

04

2

Kinh doanh và quản lý

07

3

Máy tính, công nghệ thông tin

34

4

Kỹ thuật

45

5

Mỏ và khai thác

01

6

Sản xuất và chế biến

08

7

Xây dựng

06

8

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

09

9

Thú y

04

10

Sức khỏe

02

11

Khách sạn, nhà hàng

08

12

Vận tải

30

13

An ninh quốc phòng

01

14

Nghề khác

06

Tổng cộng

165

Tóm lại, đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện tại còn nhiều bất cập, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lưọng, mất cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo, đó là những khó khăn, thách thức đối với công tác dạy nghề.

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế nêu trên là do: chế độ, chính sách đối với GVDN chưa đủ mạnh để thu hút và tạo điều kiện cho đội ngũ tận tâm cống hiến vì sự nghiệp; một bộ phận GVDN chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa tích cực phấn đấu vươn lên; nguồn lực dành cho đào tạo, bồi dưỡng GVDN chưa đáp ứng được yêu cầu; một bộ phận cán bộ quản lý TTDN được điều động từ công chức sang, không tham gia giảng dạy được và ít am hiểu về công tác dạy nghề nên chưa thấy được vai trò, vị trí quan trọng của GVDN đối với cơ sở dạy nghề, dẫn đến tình trạng một số TTDN cấp huyện tuyển đủ biên chế nhưng không có người nào giảng dạy được.

Phần II

DỰ BÁO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2020

1. Phát triển cơ sở dạy nghề:

Số TT

Các loại hình cơ sở dạy nghề

Tổng số cơ sở

Trường CĐN, TCN, TTDN

Các cơ sở khác có dạy nghề

Tổng số cơ sở

Tr. CĐN

Tr. TCN

T.Tâm DN

Tổng số

ĐH, CĐ

TCCN

Khác

1

Năm 2010

32

17

1

3

13

15

1

 

14

 

- Thuộc bộ, ngành TW

4

1

 

 

1

3

 

 

3

 

- Địa phương

28

16

1

3

12

12

1

 

11

 

Trong đó tư thục

15

5

1

1

3

10

 

 

10

2

Năm 2015

41

21

2

3

16

20

2

1

17

 

- Thuộc bộ, ngành TW

4

1

 

 

1

3

 

 

3

 

- Địa phương

37

20

2

3

15

17

2

1

14

 

Trong đó tư thục

23

9

1

2

6

14

1

1

12

3

Năm 2020

50

25

3

3

19

25

3

2

20

 

- Thuộc bộ, ngành TW

5

2

1

 

1

3

 

 

3

 

- Địa phương

45

23

2

3

18

22

3

2

17

 

Trong đó tư thục

31

12

1

1

10

19

1

2

16

2. Cơ cấu, quy mô đào tạo:

- Cơ cấu đào tạo nghề theo ba cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề trong tổng số tuyển sinh đào tạo nghề như sau:

Các cấp trình độ

Đến 2010

Đến 2015

Đến 2020

Cao đẳng nghề (%)

 

3

7

Trung cấp nghề (%)

8,5

12

18

Sơ cấp nghề (%)

91,5

85

75

- Quy mô đào tạo giai đoạn 2008 - 2010 đạt 26.700 người; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 58.500 người; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 71.500 người; cả giai đoạn 2011 - 2020 đạt 130.000 người.

3. Nhu cầu giáo viên cơ hữu để đáp ứng với quy mô đào tạo:

Nhu cầu giáo viên được tính trên tổng số giáo viên/học sinh quy đổi (01 giáo viên/20 học sinh). Dự kiến đến năm 2009 cần có 150 giáo viên mới đáp ứng đủ quy mô; đến năm 2010 cần có 196 giáo viên mới đáp ứng đủ quy mô; đến năm 2015 cần 267 giáo viên; đến năm 2020 cần 468 giáo viên. Trong đó, số giáo viên cần đào tạo mới các năm như sau: từ năm 2010 là 31 giáo viên; từ năm 2011 - 2015 là 71 giáo viên; từ năm 2016 - 2020 là 201 giáo viên.

a) Theo ngành nghề đào tạo:

Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, nhiệm vụ đào tạo nghề phải tập trung phục vụ phát triển 08 nhóm ngành, gồm: năng lượng; chế biến hải sản; khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí, điện tử, đóng - sửa tàu biển; sản xuất nước khoáng - nước giải khát; dệt may, dày dép; chế biến lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và chế biến nông sản. Ngoài ra, còn phải tổ chức dạy nghề cho 1 triệu lao động nông thôn theo đề án của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2015 và theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Theo đó, nhu cầu giáo viên dạy nghề định hướng gồm các nhóm ngành: nghệ thuật, văn hóa, thông tin; sản xuất và chế biến; máy tính, công nghệ thông tin; kinh doanh và quản lý; kỹ thuật; mỏ và khai thác; xây dựng; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; thú y; sức khỏe; nhà hàng, khách sạn; vận tải; bảo vệ môi trường; an ninh, quốc phòng và các ngành nghề khác. Trong đó tập trung nhiều nhất ở các ngành kỹ thuật, máy tính, công nghệ thông tin, vận tải.

Dự kiến nhu cầu đội ngũ giáo viên các nhóm ngành như sau:

STT

Nhóm ngành

Nhu cầu giáo viên

Đến Năm 2010

Đến năm 2015

Đến Năm 2010

1

Kỹ thuật

49

58

68

2

Máy tính, CNTT

36

40

56

3

Vận tải

32

35

46

4

Nhà hàng, khách sạn

12

18

38

5

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

11

16

26

6

Xây dựng

10

14

24

7

Sản xuất và chế biến

10

16

22

8

Kinh doanh và quản lý

08

12

24

9

Nghệ thuật, văn hóa, thông tin

06

12

26

10

Mỏ và khai thác

04

06

14

11

Thú y

06

10

18

12

Sức khỏe

02

04

18

13

Bảo vệ môi trường

02

06

18

14

An ninh quốc phòng

02

06

16

15

Các nghề khác

06

12

58

b) Theo trình độ đào tạo:

Đội ngũ giáo viên dạy nghề gồm các cấp trình độ: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, nghệ nhân và người có tay nghề cao.

Dự kiến đến năm 2010, có 04 giáo viên đạt trình độ thạc sĩ, 104 giáo viên trình độ đại học, 22 giáo viên trình độ cao đẳng, 47 giáo viên trình độ trung cấp, 19 giáo viên là nghệ nhân và người có tay nghề cao. Đến năm 2020, bảo đảm các cao đẳng nghề có 30 giáo viên và các trường trung cấp nghề có 10% giáo viên đạt trình độ thạc sĩ. Cụ thể: 46 giáo viên trình độ thạc sĩ, 206 giáo viên trình độ đại học, 63 giáo viên trình độ cao đẳng, 104 giáo viên trình độ trung cấp, 49 giáo viên là nghệ nhân và người có tay nghề cao.

(Có phụ lục chi tiết đính kèm)

Phần III

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

I. MỤC TIÊU

Đào tạo bồi dưỡng và tuyển dụng đội ngũ GVDN đến năm 2020 đủ về số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo đúng yêu cầu sử dụng của các CSDN góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề.

Phát triển đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về chất lượng, số lượng 196 giáo viên vào năm 2010 và đến năm 2020 đạt 468 giáo viên.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn về chất lượng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; tăng cường đào tạo GVDN trình độ đại học, trên đại học nhằm đáp ứng yêu cầu dạy nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề và mở rộng ở các nghề mới cần chuyên môn sâu, công nghệ tiên tiến. Tập trung đào tạo giáo viên các ngành, nghề thế mạnh của tỉnh đang cần phát triển như: xây dựng, du lịch, công nghệ thông tin, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, hải sản,...

2. Tuyển dụng đội ngũ giáo viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Đưa thông tin tuyển dụng thông báo rộng rãi trên các kênh thông tin báo, đài,… để tuyển chọn giáo viên dạy nghề đúng chuyên môn đào tạo mà cơ sở dạy nghề đang cần. Tổ chức khảo sát nắm số sinh viên các Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật chuẩn bị tốt nghiệp hoặc đã học năm thứ 3 để động viên, khuyến khích về làm việc tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh.

3. Hàng năm có chính sách hỗ trợ cho đối tượng học sinh phổ thông trung học thi đậu vào các trường đại học thuộc các chuyên ngành mà tỉnh ta đang cần và cam kết sau khi tốt nghiệp trở thành giáo viên dạy nghề; liên kết với các trường đại học trong nước để đào tạo đội ngũ GVDN cho tỉnh.

4. Có kế hoạch và chính sách khuyến khích giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,...

5. Thực hiện tốt các chính sách cho vay vốn đối với sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; chính sách đối với giáo viên học sau đại học theo Đề án 100 của tỉnh; có chính sách hỗ trợ giáo viên học bồi dưỡng về sư phạm, tay nghề; chính sách thu hút giáo viên về dạy ở các cơ sở dạy nghề.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan hàng năm lập kế hoạch, dự trù kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện;

- Quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đối với các cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý; báo cáo tình hình thực hiện về UBND tỉnh, Tổng cục Dạy nghề theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh quyết định những chính sách thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo Đề án này;

- Giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện và theo dõi việc tổ chức thực hiện nội dung Đề án này, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

2. Các sở, ngành liên quan:

- Sở Tài chính: phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề hàng năm;

- Sở Nội vụ: phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề;

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức xét tuyển gửi đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng giáo viên theo Đề án này. Chỉ đạo các CSDN thuộc quyền quản lý, phân công, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng người;

- Báo cáo định kỳ hàng năm về đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên theo quy định.

4. Các cơ sở dạy nghề:

- Căn cứ vào yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học, chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên cho từng giai đoạn, từng năm học. Đảm bảo giáo viên được luân phiên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo chu kỳ 5 năm một lần; bồi dưỡng công nghệ mới 2 năm một lần; bồi dưỡng nâng cao theo yêu cầu nhiệm vụ;

- Mở lớp hoặc kết hợp với các cơ sở dạy nghề khác để mở lớp bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên; cử giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện;

- Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ để giáo viên dạy nghề tham gia học tập, bồi dưỡng theo quy định;

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; có cơ chế khuyến khích các hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên. Thực hiện chỉ đạo báo cáo cơ quan chủ quản và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định hiện hành./.

 


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ THEO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

(Kèm theo Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 17/4/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: giáo viên

Nhóm cơ sở dạy nghề

Trình độ đào tạo

Dự kiến năm 2010

Dự kiến đến năm 2015

Dự kiến đến năm 2020

Cao đẳng

Tổng cộng

SĐH

ĐH

TC

Nghệ nhân, người có tay nghề cao

Tổng cộng

SĐH

ĐH

TC

Nghệ nhân, người có tay nghề cao

Tổng cộng

SĐH

ĐH

TC

Nghệ nhân, người có tay nghề cao

Trung cấp

18

1

10

3

2

2

57

4

36

10

3

4

134

30

53

12

27

12

Trung tâm DN

52

2

32

8

6

4

61

3

35

10

10

3

120

8

73

12

22

5

Cơ sở khác

42

1

32

2

5

2

55

2

34

5

8

6

94

4

38

16

20

16

Tổng cộng

196

4

117

18

45

12

267

10

152

31

55

19

468

46

215

56

107

44

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 24/2009/QĐ-UBND ngày 17/04/2009 về đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.719

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.190.6
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!