Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 233/2006/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 18/10/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số : 233/2006/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010, bao gồm các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát:

Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

- Giảm số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng chết người; trung bình hàng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện);

- Hàng năm, giảm 10% số người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp; bảo đảm trên 80% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;

- Bảo đảm 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được điều trị, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng;

- Trên 80% người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động và các cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động;

- Bảo đảm 100% số vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động nặng được điều tra, xử lý.

II. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời gian thực hiện 5 năm, từ năm 2006 - 2010.

2. Phạm vi thực hiện trên toàn quốc.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động bao gồm 7 nội dung chính sau:

1. Các hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hộ lao động bao gồm: hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước về bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động; xây dựng và hoàn thiện chính sách về bảo hộ lao động; điều tra tổng thể về tai nạn lao động; nâng cao năng lực hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn lao động; xây dựng mô hình quản lý an toàn - vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; củng cố, đầu tư, xây dựng mới đối với các cơ sở phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; xây dựng Chương trình hợp tác quốc tế lĩnh vực trợ giúp kỹ thuật, đào tạo huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động.

2. Các hoạt động cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp, phòng, chống tai nạn lao động tập trung vào một số lĩnh vực có nguy cơ cao như khai thác khoáng sản, sử dụng điện, xây dựng..., khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất nông nghiệp và nông thôn; giảm thiểu nhiễm độc TNT trong việc cất giữ, bảo quản, sửa chữa, xử lý trang bị kỹ thuật phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng.

3. Các hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi khả năng lao động, bao gồm: việc tăng cường giám sát, kiểm soát và khống chế các bệnh nghề nghiệp phổ biến; tăng cường giám sát môi trường lao động, bảo đảm kiểm soát hiệu quả các yếu tố, nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp; kiện toàn và tăng cường công tác khám phát hiện, chẩn đoán, giám định, điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; đầu tư nâng cấp các cơ sở khám phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp; nghiên cứu xây dựng, sửa đổi và bổ sung các quy định về chế độ, chính sách về bệnh nghề nghiệp, bổ sung danh mục các bệnh nghề nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về nguy cơ và tác hại bệnh nghề nghiệp.

4. Các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp quản lý, các tổ chức, cá nhân thông qua việc tăng cường năng lực và tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện (xây dựng trang thông tin về bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động, tổ chức Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ, điều tra nhu cầu thông tin và huấn luyện...) và đẩy mạnh các hoạt động phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động.

5. Các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc, xử lý ô nhiễm môi trường lao động trong các ngành sản xuất, đặc biệt là một số ngành nghề có nguy cơ cao để giảm thiểu bệnh nghề nghiệp (khai thác than và khoáng sản, luyện kim, phân bón, hoá chất, xây dựng...) đồng thời ứng dụng các giải pháp an toàn nhằm hạn chế tai nạn lao động cho người lao động làm việc trên các thiết bị, máy có nguy cơ rủi ro cao.

6. Các hoạt động của các Bộ, ngành, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động phù hợp với đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh của tổ chức, đơn vị, với nội dung về cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp tiến tới cam kết thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động và xây dựng văn hoá an toàn trong lao động.

7. Các hoạt động tổng kết, kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá hiệu quả của Chương trình theo từng Dự án.

IV. CÁC DỰ ÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hộ lao động.

2. Cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp, tập trung giảm thiểu tai nạn lao động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sử dụng điện và xây dựng.

3. Tăng cường công tác phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.

4. Nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

5. Tăng cường phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

6. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, phát huy vai trò của quần chúng tham gia công tác bảo hộ lao động.

7. Nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ an toàn - vệ sinh lao động.

V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng nguồn vốn ngân sách cấp cho Chương trình là 242 tỷ đồng.

Trong đó:

- 232 tỷ đồng cho các dự án;

- 10 tỷ đồng cho hoạt động quản lý và giám sát.

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải pháp về chính sách và cơ chế

a) Về chính sách

- Tiếp tục thực hiện, thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo hộ lao động; sửa đổi, bổ sung nội dung an toàn - vệ sinh lao động trong Bộ luật Lao động; xây dựng Luật An toàn - Vệ sinh lao động; xây dựng Quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động;

- Nghiên cứu hoàn thiện chính sách khen thưởng, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động;

- Nghiên cứu xây dựng chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn, kiểm định, đào tạo, huấn luyện và an toàn - vệ sinh lao động.

b) Về cơ chế

- Cơ chế phân bổ nguồn vốn: kinh phí được phân bổ hàng năm theo dự án cho các Bộ, ngành chủ trì dự án và sử dụng theo quy định của Nhà nước;

- Cơ chế phối hợp: tăng cường sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể vào mọi hoạt động của chương trình, từ việc lập kế hoạch triển khai, quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá kết quả đến việc thụ hưởng thành quả từ các dự án của chương trình;

- Cơ chế lồng ghép: nội dung các dự án được triển khai lồng ghép với các hoạt động khác có liên quan;

- Cơ chế giám sát và đánh giá:

+ Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá: tự giám sát, đánh giá của các Bộ, ngành chủ trì dự án; giám sát, đánh giá của các cơ quan nhà nước theo chủ đề (không theo dự án) hoặc tổng thể chương trình; giám sát, đánh giá mang tính độc lập của các tổ chức tư vấn, khoa học; giám sát, đánh giá quá trình từ các tổ chức đại diện người sử dụng lao động, người lao động;

+ Việc giám sát, đánh giá đầu vào và tác động thông qua đánh giá thực hiện các hoạt động dự án và các chỉ tiêu.

- Cơ chế đặt hàng, đấu thầu: được áp dụng đối với tất cả các dự án để đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch (như việc cung cấp các trang, thiết bị làm việc của cán bộ an toàn - vệ sinh lao động, việc đầu tư nâng cấp các cơ sở phục hồi chức năng lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp...).

2. Quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện

a) Quản lý, điều hành

- Thành lập Ban Chỉ đạo chương trình giúp Thủ tướng Chính phủ điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương, điều phối các hoạt động của chương trình.

- Thành phần Ban Chỉ đạo gồm:

+ Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Các Phó Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban thường trực; đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Y tế làm Phó Trưởng ban;

+ Các Ủy viên: đại diện lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thông tin.

Mời đại diện lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam tham gia Ban Chỉ đạo.

- Trưởng ban Chỉ đạo chương trình quyết định thành lập Ban Quản lý giúp việc cho Ban Chỉ đạo chương trình.

b) Lập kế hoạch thực hiện chương trình

- Các hoạt động về bảo hộ lao động phải xây dựng trong kế hoạch hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp;

- Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Bộ, ngành, địa phương;

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm thực hiện sơ kết, tổng kết và thông báo công khai kết quả thực hiện chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

c) Các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn các địa phương thực hiện các hoạt động bảo hộ lao động, các dự án được phân công theo chức năng, nhiệm vụ.

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai chương trình; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hàng năm; điều phối các hoạt động của Chương trình; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện chương trình; xây dựng Quỹ bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tổ chức thực hiện dự án Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hộ lao động và dự án Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, phát huy vai trò của quần chúng tham gia công tác bảo hộ lao động.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính cân đối và bố trí kế hoạch kinh phí hàng năm để thực hiện chương trình trên cơ sở thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định hiện hành; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương lồng ghép các chương trình khác liên quan với Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trên cùng một địa bàn từ khâu kế hoạch đến tổ chức thực hiện.

3. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia; chủ trì hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án của Chương trình; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng văn bản hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện dự án Tăng cường phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

5. Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện dự án Cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp, tập trung giảm thiểu tai nạn lao động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sử dụng điện và xây dựng.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan triển khai xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động; vệ sinh lao động; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, quy cách các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; triển khai các đề tài khoa học liên quan đến an toàn - vệ sinh lao động.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nông dân Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện dự án Tăng cường công tác phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.

 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, môi trường cho học sinh, sinh viên.

9. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

10. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu nhiễm độc TNT trong việc cất giữ, bảo quản, sửa chữa, xử lý trang bị kỹ thuật phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng.

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham gia các hoạt động của Chương trình.

12. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học, nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng hoạt động về bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực hiện dự án Nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ an toàn - vệ sinh lao động.

13. Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan thực hiện dự án Nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,  Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, VX (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 233/2006/QD-TTg

Hanoi, October 18, 2006

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL PROGRAM ON LABOR PROTECTION, SAFETY AND SANITATION UP TO 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 23,1994 Labor Code and the April 2, 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Minister of Planning and Investment,

DECIDES:

Article 1.- To approve the national program on labor protection, safety and sanitation up to 2010, with the following contents:

I. OBJECTIVES OF THE PROGRAM

1. General objectives:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Specific objectives up to 2010:

- To reduce the number of fatal and serious accidents; to reduce by 5% on average labor accidents in the domains and branches exposed to high risk of labor accidents (mining, construction, and electricity use);

- To reduce by 10% on annual average the number of laborers getting occupational diseases; to ensure that over 80% of laborers working in establishments and facing the threat of getting occupational diseases will have medical checks of occupational diseases.

- To ensure that 100% of laborers who suffer from labor accidents or occupational diseases will enjoy medical treatment, health care and rehabilitation;

- To ensure that 80% of laborers engaged in occupations or jobs subject to strict labor safety and sanitation requirements and labor safety and sanitation personnel will be trained in labor safety and sanitation;

- To ensure that 100% of fatal and serious labor accidents will be investigated and handled.

II. DURATION AND IMPLEMENTATION SCOPE OF THE PROGRAM

1. The implementation duration is 5 years, from 2006 to 2010.

2. The implementation scope is nationwide.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The national program on labor protection, safety and hygiene comprises 7 following contents:

1. Activities of enhancing state management efficiency in labor protection, including: completing a state management model on labor protection, labor safety and sanitation; formulating and perfecting policies on labor protection; conducting a general survey of labor accidents; strengthening the capacity of labor safety supervision, examination and investigation system; formulating management models on labor safety and sanitation in enterprises; setting up indemnification fund for labor accidents and occupational diseases; consolidating, investing in and establishing rehabilitation establishments for people suffering labor accidents and occupational diseases; elaborating an international cooperation program in the domain of technical assistance and training in labor safety and sanitation.

2. Activities of improving working conditions in enterprises, preventing and controlling labor accidents in the domains exposed to high risk of labor accidents such as mining, construction, electricity consumption..., small- and medium-sized enterprises, rural and agricultural production; limiting TNT intoxication in the storing, preservation, repair and handing of technical equipment in service of security and defense objectives.

3. Activities of preventing and controlling occupational diseases, ensuring health care and rehabilitating labor capacity, include: enhancing the monitoring, examination and control of common occupational diseases; boosting the supervision of the working environment, assuring the efficient control of elements and threats of occupational diseases; consolidating and enhancing medical examination to detect, assess and treat occupational diseases and for rehabilitation; investing the upgrading of clinic centres in charge of examining and treating occupational diseases; researching into the elaboration, amendment and supplementation of regulations on regimes and policies in relation to occupational diseases, supplementation of occupational diseases; enhancing propaganda and education about occupational diseases' threats and impacts.

4. Activities of improving the awareness and responsibility of management authorities, organizations and individuals by enhancing their capacity and organizing information, communication and training activities (establishing a website on labor protection, safety and sanitation, organizing a national week of labor safety and sanitation-fire and explosion prevention and combat, surveying training and information needs...) and promoting mass movements on labor protection activities.

5. Activities of researching and applying science and technology to labor protection, safety and sanitation in order to improve working conditions, remedy working environment pollution in production industries, especially those which are at high risk, thus limiting occupational diseases (minerals and coal exploitation, metallurgy, fertilizers, chemicals, construction...), and applying safety solutions to reduce labor accidents for laborers working with machines and equipment at high risk.

6. Activities of ministries, branches, enterprises, production and business establishments in elaborating programs and projects on labor protection, safety and sanitation suitable to the characteristics of operation, production and business of organizations and units, with the contents of improving working conditions, preventing labor accidents, preventing and treating occupational diseases, committing to well carry out labor safety and sanitation activities and building a labor safety culture.

7. Reviewing, inspecting and monitoring activities aimed at assessing the effectiveness of the program according to each project.

IV. PROJECTS OF THE PROGRAM

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Improving working conditions in enterprises; concentrating on reducing labor accidents in the domains of minerals exploitation, electricity consumption and construction.

3. Enhancing the prevention of labor accidents and occupational diseases in the domain of agricultural production and rural trades.

4. Improving the quality of labor protection activities in small- and medium-sized enterprises.

5. Enhancing the prevention and control of occupational diseases.

6. Propagating, educating, training and raising the awareness of all levels, branches, organizations and individuals, promote the function of community's participation in labor safety activities.

7. Strengthening the capacity of science and technology research and application in labor safety and sanitation.

V. IMPLEMENTATION FUND

The total budget for the program is VND 242 billion.

Of which:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- VND 10 billion is for management and supervision activities.

VI. THE PROGRAM'S IMPLEMENTATION MEASURES

1. Policies and mechanisms

a/ Policies

- To further implement, institutionalize the Party line and State policies on labor safety; amend and supplement the Labor Code's provisions on labor safety and sanitation; formulate a law on labor safety and sanitation; set up an indemnification fund for labor accidents and occupational diseases;

- To adopt incentives for enterprises to improve their working conditions;

- To research and perfect policies on commendation and handling of violations of the labor safety and sanitation law;

- To research and adopt policies and mechanisms to encourage the development of labor safety and sanitation consultancy, evaluation and training services.

b/ Mechanisms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Coordination: To encourage the people's and organizations' participation in every activity of the program, from elaborating implementation plans, managing resources, monitoring and evaluating results to benefiting the outcomes of the projects;

- Integration: The contents of projects will be carried out together with relevant activities;

- Supervision and evaluation:

+ Synchronously promoting supervision and evaluation systems: self-supervision and evaluation by project-managing ministries and branches; topical supervision and evaluation by state agencies (not project-based) or program; independent supervision and evaluation by scientific and consultancy organizations; supervision and evaluation by organizations representing labor users and laborers;

+ Conducting input and impact supervision and evaluation by evaluating the implementation of the program's activities and targets.

- Ordering and bidding: This mechanism will be applied to every project so as to ensure efficiency and transparency (such as the supply of working equipment for labor safety and sanitation personnel, the investment and improvement of rehabilitation establishments, examination and treatment of occupational diseases ').

2. Management, organization of implementation

a/ Management

- To establish the Program Steering Committee to assist the Prime Minister in managing, conducting, directing, inspecting, guiding and urging ministries, branches and localities to coordinate and regulate the program's activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The head: The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

+ Deputy-heads: A Vice Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs as the standing deputy head of the committee; representatives of the Vietnam General Confederation of Labor and the Ministry of Health as deputy-heads of the committee;

+ Members: representatives of the Ministries of Planning and Investment, Finance, Defence, Public Security, Science and Technology, Agriculture and Rural Development, Industry, Construction, Education and Training, Culture and Information.

Representatives of the Vietnam Union of Co-operatives, Vietnam Chamber of Commerce and Industry and Vietnam Peasants' Association will be invited to participate in the Program Steering Committee.

- The head of the Program Steering Committee will decide on the establishment of the Management Board to assisst the Steering Committee.

b/ Making program implementation plans

- Labor safety activities must be included in the annual plans of ministries, branches, localities and enterprises;

- The making of labor safety plans must be combined with socio-economic development plans of ministries, branches, localities;

- Biannually and annually, preliminary reviews and final reviews must be conducted and program implementation results be announced on the mass media.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VII. RESPONSIBILITIES OF PROGRAM-IMPLEMENTING AGENCIES

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health, the Vietnam General Confederation of Labor, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Education and Training and relevant ministries and branches in organizing the implementation of the program; elaborating and organizing the implementation of annual plans; regulating the program's activities; guiding, supervising, annually reviewing the implementation and reporting it to the Prime Minister; conducting preliminary and final reviews of the implementation of the program; setting up indemnification funds for labor accidents and occupational diseases; organizing the execution of projects on strengthening state management capacity and efficiency and on propagation, education, training to improve the awareness of all levels, branches, organizations and individuals, promote the role of the people participating in labor protection activities.

2. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Finance in balancing and arranging annual financial plans for implementation of the program on the basis of the agreement of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs according to current regulations; assume the prime responsibility for, and coordination with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and relevant ministries and branches in guiding localities to integrate other relevant programs with the national program on labor protection, safety and sanitation in the same locality, from elaborating plans to organizing the implementation of those plans.

3. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment in arranging budget capital for ministries, branches and localities to implement the program in accordance with the State Budget Law and documents guiding the implementation of the national target program; coordinates with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in elaborating guiding documents inspecting and supervising the implementation of the Program.

4. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, relevant ministries, branches and localities in organizing the execution of the project on on occupational disease prevention and control.

5. The Ministries of Industry and Construction shall, according to their functions and tasks, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and relevant ministries and branches in organizing the execution of the project carry on improving working conditions at enterprises, concentrating on the reduction of labor accidents in the domain of mining, electricity consumption and construction.

6. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, relevant ministries and branches in formulating, promulgating and uniformly managing the system of technical standards and regulations on quality, specifications of individual labor protection devices; carrying our scientific schemes on labor safety and sanitation.

7. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Vietnam Peasant's Association and relevant ministries and branches in organizing the execution of the project on enhancing the prevention of labor accidents and occupational diseases in agricultural production and rural trades.

8. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in conducting education about labor safety and sanitation, and environment for pupils and students.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and relevant ministries and branches in carrying out activities to improve working conditions, reduce TNT intoxication in the storing, preservation, repair and handing of technical equipment in service of security and defense.

11. Provincial/municipal People Committees shall take initiative in coordinating with relevant ministries and branches in participating in the program's activities.

12. The Vietnam General Confederation of Labor shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Science and Technology and relevant ministries and branches in organizing scientific research and development, raising the effectiveness of mass movements in the domain of labor protection, safety and sanitation in the modernization and industrialization period; executing the project on strengthening the capacity of research and application of labor safety and sanitation technologies.

13. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry, the Vietnam Union of Cooperatives shall, according to their functions and tasks, coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and relevant ministries and branches in executing the project on improving the quality of labor protection activities in small- and medium-sized enterprises.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision .

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 233/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 Phê duyệt Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.149

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.253.73
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!