Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 196/2004/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành: 29/12/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 196/2004/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

"VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 121/2003/NĐ-CP NGÀY 21/10/2003 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH NGÀY 14/5/2004 CỦA LIÊN BỘ: NỘI VỤ, TÀI CHÍNH, LĐTB&XH VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CBCC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN"

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
- Căn cứ Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 14/5/2004 của Liên Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh & Xã hội về hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;
- Căn cứ Nghị quyết số 12/2004/NQ-HĐ ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp thứ 3 Khoá XIII, nhiệm kỳ 2004 - 2009 về Quyết định số lượng và mức phụ cấp của cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 14/5/2004 của Liên Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh & Xã hội về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các quyết định số: 26/1998/QĐ-UB ngày 10/8/1998; 32/1998/QĐ-UB ngày 10/9/1998 của UBND thành phố về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; Quyết định số 1194/2002/QĐ-UB ngày 07/02/2002 của UBND Thành phố về việc điều chỉnh mức kinh phí hoạt động của một số tổ chức và mức sinh hoạt phí của một số chức danh cụ thể tham gia công tác ở xã, phường, thị trấn; Quyết định số 34/1999/QĐ-UB ngày 10/5/1999 của UBND thành phố về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Ban Tài chính xã, phường, thị trấn.

Điều 3. Chánh văn phòng HĐND và UBND thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành của thành phố có liên quan, Chủ tịch UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn thi hành quyết định này./.

 

 

T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Văn Ninh

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 121/2003/NĐ-CP NGÀY 21/10/2003 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH NGÀY 14/5/2004 CỦA LIÊN BỘ: NỘI VỤ, TÀI CHÍNH, LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 196/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Căn cứ Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-TC-LĐTB&XH của Liên bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; UBND thành phố Hà Nội hướng dẫn thực hiện như sau:

A. SỐ LƯỢNG CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH, CÔNG CHỨC, CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

I. CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH:

1- Bí thư đảng uỷ; Bí thư chi bộ cấp xã (nơi chưa thành lập Đảng uỷ xã)

2- Phó Bí thư đảng uỷ hoặc Thường trực đảng uỷ.

3- Chủ tịch Hội đồng nhân dân (do Bí thư hoặc Phó Bí thư đảng uỷ kiêm nhiệm hoặc không kiêm nhiệm);

4- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

5- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

6- Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (xã có số dân trên 8000 người, phường, thị trấn được bố trí 2 phó chủ tịch);

7- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc;

8- Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ;

9- Chủ tịch Hội Nông dân (nơi có Hội nông dân);

10- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh;

11- Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;

II- CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:

1- Chỉ huy trưởng quân sự;

2- Trưởng công an xã;

3- Văn phòng - Thống kê;

4- Địa chính - Xây dựng;

5- Tư pháp - Hộ tịch;

6- Tài chính - Kế toán;

7- Văn hoá - Xã hội;

8- Phó chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (theo quy định tại điểm 3, chương III, Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh dân quân tự vệ);

9- Cán bộ quản lý trật tự xây dựng đô thị (theo Quyết định số 125/2002/QĐ-UB ngày 20/9/2002 của UBND Thành phố - không tính trong số cán bộ, công chức được quy định theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP).

III- CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH VÀ CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NÊU TRÊN ĐƯỢC BỐ TRÍ NHƯ SAU:

1- Xã, phường, thị trấn dưới 10.000 dân:

- Xã có dưới 8000 dân được bố trí không quá 19 cán bộ chuyên trách, công chức; xã, phường, thị trấn có trên 8000 dân đến 10.000 dân được bố trí không quá 20 cán bộ chuyên trách, công chức theo những chức danh nêu ở mục I và II phần A của Hướng dẫn này.

- Trường hợp Xã chỉ có 01 Phó Chủ tịch UBND; nơi có Chủ tịch HĐND do Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng uỷ kiêm nhiệm; nơi có công an Phường, Thị trấn; Phường không có Hội nông dân thì số lượng cán bộ còn lại ưu tiên bố trí thêm các chức danh sau: Văn phòng - Thống kê (02 công chức Văn phòng - Thống kê để thường trực ở bộ phận “một cửa”; Văn hoá - Xã hội (một người làm Văn hoá - Thông tin, một người làm công tác Lao động - Thương binh & xã hội); Địa chính - Xây dựng.

2- Xã, phường, thị trấn có trên 10.000 dân:

- Xã, phường, thị trấn có trên 10.000 dân. Sau khi bố trí cán bộ như những xã, phường, thị trấn dưới 10.000 dân, số cán bộ tăng thêm theo số dân (cứ thêm 3000 dân được thêm 01 cán bộ) bố trí ưu tiên cho các chức danh: Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, mỗi chức danh chuyên môn không được bố trí quá 03 người và tổng số cán bộ chuyên trách, công chức không quá 26 người.

- Việc bố trí tăng thêm cho các chức danh trên do Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

IV. CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH:

1- ở cấp xã, phường, thị trấn:

+ Trưởng Ban tuyên giáo, Trưởng ban tổ chức, Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, cán bộ văn phòng đảng uỷ;

+ Phó công an xã;

+ Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ;

+ Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ;

+ Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh;

+ Phó Chủ tịch Hội Nông dân;

+ Phó Bí thư Đoàn thanh niên;

+ Chủ tịch Hội người cao tuổi;

+ Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;

+ Cán bộ lao động - thương binh và xã hội (nơi bố trí một công chức cấp xã làm công tác Văn hoá - xã hội;

+ Cán bộ kế hoạch - giao thông - thuỷ lợi - nông, lâm, ngư nghiệp; dịch vụ - du lịch - thương mại - đô thị;

+ Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em;

+ Cán bộ văn thư - lưu trữ (Trong trường hợp xã, phường, thị trấn chỉ có 01 công chức phụ trách công tác Văn phòng - Thống kê; công việc Thủ quỹ kiêm nhiệm);

+ Trưởng đài truyền thanh xã, thị trấn (phụ trách chung kiêm biên tập và phát thanh);

+ Nhân viên vận hành trạm máy truyền thanh xã, thị trấn;

+ Cán bộ phụ trách Đài truyền thanh phường;

+ Cán bộ thường trực tiếp nhận hồ sơ hành chính ở bộ phận “một cửa”;

2- ở Thôn và Tổ dân phố:

+ Bí thư chi bộ; Trưởng thôn, Phó thôn; Tổ trưởng, Tổ phó dân phố; Công an viên.

B. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, PHỤ CẤP CỦA CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH

I- CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH:

1- Nguyên tắc xếp lương đối với cán bộ chuyên trách:

1.1- Cán bộ chuyên trách hiện tại đang giữ chức vụ chuyên trách nào thì xếp lương theo chức vụ chuyên trách đó. Trường hợp được phân công kiêm nhiệm nhiều chức vụ chuyên trách thì được xếp lương theo chức vụ chuyên trách có mức lương cao nhất; khi thôi kiêm nhiệm chức vụ chuyên trách thì đảm nhận chức vụ chuyên trách nào xếp lương theo chức vụ chuyên trách đó.

1.2- Khi thôi giữ chức vụ chuyên trách thì được giữ nguyên (bảo lưu) mức lương và phụ cấp tái cử (nếu có) trong 6 tháng, sau đó làm công việc gì thì xếp lương theo công việc đó.

1.3- Trường hợp khi thôi giữ chức vụ chuyên trách mà làm công việc khác có mức lương cao hơn thì được xếp ngay vào mức lương cao hơn đó.

1.4- Trường hợp trước khi giữ chức vụ chuyên trách đã là công chức, khi thôi giữ chức vụ chuyên trách nếu trở về ngạch cũ thì thời gian giữ chức vụ chuyên trách được tính để xếp bậc lương thâm niên theo ngạch lương của công chức.

2- Chuyển xếp vào hệ số mức lương chức vụ đối với cán bộ chuyên trách (bao gồm cả chức vụ được bố trí tăng thêm theo số dân).

Căn cứ vào các chức danh cán bộ chuyên trách cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP thực hiện chuyển xếp vào hệ số mức lương chức vụ đối với cán bộ chuyên trách cấp xã như sau:

- Bí thư Đảng uỷ; Bí thư Chi bộ cấp xã (nơi chưa thành lập Đảng uỷ xã): xếp hệ số 2,0 mức lương tối thiểu;

- Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Bí thư Chi bộ cấp xã (nơi chưa thành lập Đảng uỷ xã), Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; xếp hệ số 1,9 mức lương tối thiểu;

- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Thường trực Đảng uỷ (nơi chưa có Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng), Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc: xếp hệ số 1,8 mức lương tối thiểu;

- Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Uỷ viên Uỷ ban nhân dân: xếp hệ số 1,7 mức lương tối thiểu.

- Trường hợp công chức xã, phường, thị trấn được bầu giữ các chức vụ cán bộ chuyên trách quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 121/2002/NĐ-CP, xếp lương theo chức vụ bầu cử có mức lương thấp hơn mức lương của công chức đã hưởng trước đó thì được hưởng lương chức vụ và bảo lưu hệ số chênh lệch giữa mức lương của công chức và mức lương chức vụ. Thời hạn bảo lưu hệ số chênh lệch thực hiện trong suốt thời gian giữ chức vụ bầu cử.

- Cán bộ chuyên trách nếu được tái cử cùng chức vụ hoặc được bầu giữ chức vụ khác trong số cán bộ chuyên trách thì từ tháng thứ 61 trở đi kể từ thời điểm được bầu giữ chức vụ lần đầu theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 09/1998/NĐ-CP) hoặc theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, được hưởng phụ cấp thêm 5% hàng tháng theo mức lương chức vụ hiện đang đảm nhiệm (sau đây gọi là phụ cấp tái cử); mức hưởng phụ cấp tái cử thêm 5% hàng tháng ổn định trong suốt thời gian tái cử.

- Công chức cấp quận, huyện được điều động, luân chuyển về làm việc tại xã, phường, thị trấn được hưởng lương chuyên môn, nâng bậc lương theo niên hạn và hệ số bảo lưu phụ cấp chức vụ trước khi điều động, luân chuyển (nếu có).

II- CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:

Các chức danh công chức xã, phường, thị trấn quy định tại mục II phần A của Hướng dẫn này (bao gồm cả công chức được bố trí thêm tăng theo số dân) được hưởng chế độ tiền lương theo quy định hiện hành của nhà nước:

1- Nguyên tắc xếp lương đối với công chức cấp xã:

1.1- Công chức tốt nghiệp đào tạo từ Đại học trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm, được xếp lương theo bảng lương hành chính, ngạch chuyên viên (mã số 01.003) như quy định đối với công chức ngạch chuyên viên từ cấp quận, huyện trở lên.

1.2- Công chức tốt nghiệp đào tạo trung cấp phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm, được xếp lương theo bảng lương hành chính, ngạch cán sự (mã số 01.004).

Trường hợp được tuyển dụng lần đầu mà có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm thì sau thời gian tập sự được xếp vào bậc 2 của ngạch cán sự (trong thời gian tập sự được hưởng theo phần trăm mức lương bậc 2 của ngạch cán sự).

1.3- Những cán bộ đang đảm nhiệm một trong những chức danh: Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hoá - Xã hội, Quản lý trật tự xây dựng, Trưởng công an xã, Chỉ huy trưởng quân sự chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ hoặc có bằng cấp không phù hợp theo quy định của chức danh đang đảm nhiệm, được tạm xếp vào hệ số mức lương bằng 1,09 so với mức lương tối thiểu đến 31/12/2006, sau đó, nếu không đảm bảo tiêu chuẩn theo quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và các văn bản khác của Thành phố thì Uỷ ban nhân dân quận, huyện xem xét cụ thể từng trường hợp để quyết định thay thế người có đủ tiêu chuẩn.

1.4- Công chức cấp xã được đào tạo bằng cấp chuyên môn cao hơn và được bố trí làm việc đúng với chuyên ngành được đào tạo thì được xếp lương vào ngạch tương ứng với trình độ đào tạo mới.

2- Chuyển xếp vào ngạch, bậc lương chuyên môn đối với công chức trước đó là cán bộ chuyên môn hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP:

Căn cứ vào thời gian công chức đã được hưởng mức sinh hoạt phí theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP tính cho đến ngày 01/11/2003 để chuyển xếp vào ngạch, bậc lương như sau:

2.1. Trường hợp công chức được xếp lương theo ngạch chuyên viên:

- Nếu có thời gian hưởng sinh hoạt phí (theo ngạch, bậc công chức) dưới 03 năm (dưới 36 tháng) thì giữ nguyên ngạch, bậc lương hiện hưởng; thời gian tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày hưởng sinh hoạt phí.

- Nếu có thời gian hưởng sinh hoạt phí (theo ngạch, bậc lương công chức từ đủ 03 năm (đủ 36 tháng) trở lên thì được xếp vào bậc lương trên liền kề (nếu trong ngạch còn bậc) so với bậc lương hiện hưởng; thời gian tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày 01/11/2003.

2.2. Trường hợp công chức được xếp lương theo ngạch cán sự hoặc ngạch nhân viên văn thư:

- Nếu có thời gian hưởng sinh hoạt phí (theo ngạch, bậc lương công chức) dưới 02 năm (dưới 24 tháng) thì giữ nguyên ngạch, bậc lương hiện hưởng; thời gian tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày hưởng sinh hoạt phí.

- Nếu có thời gian hưởng sinh hoạt phí (theo ngạch, bậc lương công chức) từ đủ 02 năm (đủ 24 tháng) trở lên thì được xếp vào một bậc lương liền kề (nếu trong ngạch còn bậc) so với bậc lương hiện hưởng; thời gian tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày 01/11/2003.

3. Chuyển xếp vào ngạch, bậc lương chuyên môn đối với công chức trước đó là cán bộ chuyên trách:

3.1. Trường hợp trước khi giữ chức vụ chuyên trách đã là cán bộ chuyên môn theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP hoặc công chức theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, sau khi thôi giữ chức vụ chuyên trách được bảo lưu mức lương và phụ cấp tái cử (nếu có) theo quy định tại tiết 1.2, điểm 1, mục I, phần B trên đây. Sau thời hạn bảo lưu lương được xếp như sau:

- Nếu không có sự thay đổi về bằng cấp chuyên môn được đào tạo thì căn cứ vào ngạch, bậc lương chuyên môn đã được xếp trước khi giữ chức vụ bầu cử và thời gian giữ chức vụ bầu cử để xếp vào bậc lương cho phù hợp với quy định về thời gian tính nâng bậc lương đối với công chức cấp xã.

- Nếu có sự thay đổi về bằng cấp chuyên môn do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì được xếp lương theo nguyên tắc quy định tại tiết 1.4, điểm 1, mục II trên đây.

3.2. Trường hợp trước khi giữ chức vụ chuyên trách chưa phải là cán bộ chuyên môn theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP hoặc chưa phải là công chức theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, căn cứ vào bằng cấp chuyên môn hiện có chuyển xếp vào bậc khởi điểm theo trình độ đào tạo quy định tại điểm 2, mục II, phần B trên đây (không phải qua thời gian tập sự); sau đó tính thời gian có bằng cấp chuyên môn để xếp vào lương cho phù hợp như sau:

- Trường hợp có bằng cấp chuyên môn được đào tạo trước khi giữ chức vụ bầu cử thì thời gian tính nâng bậc lương (sau bậc khởi điểm theo trình độ đào tạo) kể từ ngày giữ chức vụ bầu cử.

- Trường hợp có bằng cấp chuyên môn được đào tạo trong khi giữ chức vụ bầu cử, thì thời gian tính nâng bậc lương (sau bậc khởi điểm theo trình độ đào tạo) kể từ ngày có bằng cấp chuyên môn.

4. Chế độ tiền lương trong thời gian tập sự:

- Công chức đang trong thời gian tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn của ngạch công chức được tuyển dụng; thời gian tập sự không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương theo thâm niên.

5. Chế độ nâng lương thường xuyên đối với công chức:

- Công chức có đủ điều kiện về thời gian giữ bậc cũ là 3 năm (đủ 36 tháng) đối với công chức được xếp ngạch chuyên viên và 2 năm (đủ 24 tháng) đối với công chức được xếp vào ngạch cán sự hoặc ngạch nhân viên văn thư; đồng thời đạt đủ 2 tiêu chuẩn quy định dưới đây trong suốt thời gian giữ bậc cũ thì được nâng 1 bậc lương (nếu trong ngạch còn bậc).

+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao;

+ Không bị một trong các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc chịu hình phạt của toà án.

- Trường hợp công chức bị một trong các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc chịu hình phạt của toà án, thì thời gian nâng bậc lương bị kéo dài thêm một năm (đủ 12 tháng).

- Trường hợp Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng quân sự hưởng theo lương chức danh nếu thấp hơn mức sinh hoạt phí hiện hưởng thì được bảo lưu khoản chênh lệch để bằng mức sinh hoạt phí hiện hưởng cho đến hết năm 2005 sau đó hưởng theo lương chức danh.

III. CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH:

1- Cán bộ không chuyên trách cấp xã:

1.1- Cán bộ không chuyên trách thuộc các chức danh sau được hưởng phụ cấp bằng 1,46 mức lương tối thiểu:

- Phó trưởng công an xã;

- Trưởng Đài truyền thanh xã, thị trấn.

- Cán bộ Lao động thương binh xã hội;

- Cán bộ Văn thư - Lưu trữ;

1.2- Cán bộ không chuyên trách thuộc các chức danh sau được hưởng phụ cấp bằng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu:

- Cán bộ văn phòng Đảng uỷ, Trưởng khối dân vận, Trưởng ban tổ chức, Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra;

- Cán bộ Giao thông; thuỷ lợi - nông, lâm, ngư nghiệp; dịch vụ, du lịch, thương mại...;

- Cán bộ Dân số gia đình và trẻ em;

- Cán bộ phụ trách Đài truyền thanh phường;

- Nhân viên vận hành trạm máy Đài truyền thanh xã, thị trấn. (Theo Quyết định 04/1999/QĐ-UB ngày 15/4/1999 của UBND Thành phố).

1.3- Cấp phó các tổ chức chính trị - xã hội được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 50% của cấp trưởng;

1.4- Chủ tịch Hội Người cao tuổi và Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng mức phụ cấp của Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã, phường, thị trấn (mức lương tối thiểu nhân với hệ số 1,8 chia đôi).

1.5- Đối với cấp phó các tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Hội người cao tuổi, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động được hưởng 30% lương chức danh của cấp trưởng tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn.

1.6- Các đối tượng khác làm việc tại xã, phường, thị trấn nay không thuộc diện cán bộ không chuyên trách nói trên thì Chủ tịch UBND quận, huyện ra quyết định nghỉ việc (nếu do UBND quận, huyện tuyển dụng) hoặc Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định nghỉ việc (nếu do UBND xã, phường, thị trấn tuyển dụng).

2. Cán bộ không chuyên trách ở Thôn và Tổ dân phố:

2.1. Cán bộ thôn và tổ dân phố được hưởng mức phụ cấp như sau:

- Trưởng thôn được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 0,57 mức lương tối thiểu. Những thôn có từ 2.000 dân trở lên, Trưởng thôn được hưởng phụ cấp bằng hệ số 0,72 mức lương tối thiểu.

- Phó trưởng thôn được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 0,38 mức lương tối thiểu.

- Công an viên được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 0,55 mức lương tối thiểu.

- Tổ trưởng dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 0,38 mức lương tối thiểu.

- Tổ phó dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 0,24 mức lương tối thiểu.

2.2. Bí thư Chi bộ dưới Đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 0,38 mức lương tối thiểu.

IV- CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ:

1- Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, phường, thị trấn được thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 7 mục IV của Thông tư hướng dẫn số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 14/5/2004 của liên bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh & Xã hội.

2- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã có thời gian công tác và đóng BHXH theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, nay theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP không còn thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc mà không thể bố trí sắp xếp được thì UBND xã, phường, thị trấn báo cáo và đề nghị UBND quận, huyện ra quyết định cho nghỉ việc, được hưởng chế độ theo quy định tại Điểm 8 Mục IV của Thông tư 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH.

3- Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, phường, thị trấn là người đang hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, bệnh binh hạng 1 và hạng 2 được hưởng 100% lương theo chức danh của Nghị định số 121/2003/NĐ-CP đến ngày 31/12/2004, từ ngày 01/01/2005 hưởng 40% mức lương theo chức danh của Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khi nghỉ việc không được tính bảo hiểm xã hội quy định tại Thông tư số 34/2004/TTLT ngày 14 tháng 5 năm 2004 của liên bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121 của Chính phủ.

4- Chế độ mai táng: Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, khi chết thì người lo mai táng được nhận mức tiền mai táng như chế độ tử tuất của cán bộ công chức Nhà nước; cán bộ không chuyên trách khi chết, người lo mai táng được nhận mức tiền như cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã do UBND xã, phường, thị trấn chi từ nguồn ngân sách của xã, phường, thị trấn.

V- NGUỒN KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH:

- Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách làm việc ở xã, phường, thị trấn và cán bộ thôn, tổ dân phố do ngân sách xã, phường, thị trấn đảm bảo theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật ngân sách Nhà nước hiện hành.

C- QUẢN LÝ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH; CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH

I- CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH:

1. Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm cán bộ chuyên trách của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân được thực hiện theo Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và các văn bản hướng dẫn của thành phố.

2. Việc bầu, miễn nhiệm cán bộ chuyên trách trong các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thực hiện theo điều lệ của mỗi tổ chức và các văn bản hướng dẫn của thành phố.

II- CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:

1- Việc rà soát, bổ nhiệm cán bộ chuyên môn đang công tác ở xã, phường, thị trấn làm công chức xã, phường, thị trấn:

Các xã, phường, thị trấn tiến hành đánh giá cán bộ chuyên môn đang công tác ở các chức danh, đối chiếu với tiêu chuẩn công chức cấp xã của Nhà nước và Thành phố đã quy định, lập danh sách trích ngang các chức danh cán bộ đề nghị bổ nhiệm vào công chức cấp xã và gửi danh sách về phòng Tổ chức chính quyền quận, huyện. Phòng Tổ chức chính quyền quận, huyện chủ trì, phối hợp với các Phòng chuyên môn, Ban chỉ huy quân sự quận, huyện; công an huyện xem xét và báo cáo UBND quận, huyện danh sách cán bộ đề nghị bổ nhiệm làm công chức cấp xã. UBND quận, huyện ra quyết định bổ nhiệm công chức cấp xã sau khi có công văn thoả thuận của Sở Nội vụ thành phố.

2- Tuyển dụng mới công chức xã, phường, thị trấn:

- Việc tuyển dụng mới công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn, nhu cầu công việc, vị trí công tác, số lượng của chức danh cần tuyển và phải thông qua thi tuyển theo quy chế hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

- Công chức cấp xã được tuyển dụng được hưởng 85% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo, chuyên môn của ngạch công chức và phải qua thời gian tập sự (ngạch chuyên viên là 12 tháng, ngạch cán sự là 6 tháng) thời gian tập sự không được tính vào thời gian để xét nâng lương theo thâm niên. Khi hết thời gian tập sự, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn căn cứ vào tiêu chuẩn và kết quả công việc của người tập sự, nếu đủ tiêu chuẩn thì đề nghị Chủ tịch UBND quận, huyện xem xét quyết định tuyển dụng; nếu không đủ tiêu chuẩn thì cho thôi việc.

III- CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:

1- Cán bộ không chuyên trách thuộc tổ chức Đảng, đoàn thể được bầu hoặc bổ nhiệm theo Điều lệ và quy định của cơ quan Đảng, đoàn thể.

2- Cán bộ không chuyên trách làm công việc chuyên môn thuộc UBND xã, phường, thị trấn do UBND xã, phường, thị trấn lựa chọn, báo cáo UBND quận, huyện quyết định theo tiêu chuẩn, chức danh đã được UBND thành phố quy định.

IV- ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:

1- Căn cứ thẩm quyền phân cấp quản lý cán bộ, công chức; các quận, huyện có quyền điều động, luân chuyển cán bộ chuyên trách công chức cơ sở từ phường, xã, thị trấn này sang phường, xã, thị trấn khác thuộc quận, huyện; điều động công chức dự bị, công chức ở các phòng, ban thuộc quận, huyện về tăng cường công tác ở xã, phường, thị trấn (trường hợp điều động công chức cấp xã, phường, thị trấn lên thành công chức công tác ở cấp quận, huyện theo văn bản hướng dẫn riêng).

d. tổ chức thực hiện

1- Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo nội dung Hướng dẫn này được thực hiện từ ngày 01 tháng 11 năm 2003.

2- UBND xã, phường, thị trấn cùng phòng Tổ chức chính quyền quận, huyện có trách nhiệm:

- Lập hồ sơ từng cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn để quản lý và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hồ sơ bao gồm:

+ Bản lý lịch cá nhân;

+ Bản sao có công chứng các loại văn bằng, chứng chỉ hiện có;

+ Các quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử, các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, hợp đồng tạm tuyển của cấp có thẩm quyền;

+ Các quyết định phân công công tác;

+ Bản trích Nghị quyết liên tịch của Thường trực đảng uỷ, Thường trực HĐND, Chủ tịch MTTQ và Trưởng các đoàn thể ở xã, phường, thị trấn công nhận về thời gian công tác, các chức vụ công tác đã qua và đang đảm nhiệm, mức lương hoặc sinh hoạt phí ứng với từng chức danh của từng người;

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ của Trung tâm y tế quận; huyện;

+ Các giấy tờ khác có liên quan.

Hồ sơ phải có bổ sung bản nhận xét hàng năm và kịp thời ghi những thay đổi về công tác.

3- UBND quận, huyện rà soát và lập danh sách những công chức chuyên môn, cán bộ không chuyên trách được quy định tại mục II, IV phần A của văn bản Hướng dẫn này, tiến hành phân loại và làm các thủ tục theo quy định hiện hành để bổ nhiệm và xếp lương cho các đối tượng cán bộ, công chức.

4- UBND quận, huyện quyết định hưởng trợ cấp một lần cho những trường hợp sau:

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã có thời gian công tác và tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, nhưng chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội liên tục, nay theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP không còn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì giải quyết hưởng trợ cấp một lần, mỗi năm công tác được hưởng một tháng sinh hoạt phí tính theo bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ việc;

- Cán bộ không chuyên trách quy định tại Tiết 1.1 và 1.2 của Điểm 1, Mục III, phần B của Hướng dẫn này, khi nghỉ việc thì giải quyết hưởng trợ cấp một lần, mỗi năm công tác được một tháng sinh hoạt phí tính theo mức sinh hoạt phí của tháng cuối trước khi nghỉ.

5- UBND quận, huyện căn cứ vào Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT- và văn bản Hướng dẫn này tổ chức quán triệt và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, các cơ quan chuyên môn thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc gửi báo cáo về Sở Nội vụ để tổng hợp trình UBND thành phố xem xét, quyết định.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 196/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 hướng dẫn Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.020

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.47.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!