QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRUNG
TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HÐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ các Nghị
định của Chính phủ: số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP; số
196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 về việc quy định thành lập và hoạt động của
Trung tâm dịch vụ việc làm; số 52/2014/NĐ-CP ngày 23/5/2014 quy
định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp
hoạt động dịch vụ việc làm;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ
chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Văn bản số
516/LĐTBXH-VL ngày 28/02/2014 của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã
hội về việc rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại hệ thống Trung tâm dịch vụ việc
làm trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 196/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ các Văn bản của UBND tỉnh Phú Yên:
Thông báo số 251/TB-UBND ngày 14/4/2014 về việc cho phép lập Quy hoạch phát
triển mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Phú Yên đến năm 2030; Quyết
định số 1061/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 về phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí Quy
hoạch phát triển mạng lưới Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Phú Yên đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư (tại Báo cáo số: 550/BC-KHĐT-TĐQH ngày 29/9/2015, kèm Biên bản họp của Hội
đồng thẩm định dự án Quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm
tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030) và đề nghị của Sở Lao động-
Thương binh và Xã hội (tại Tờ trình số 1630/TTr-SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 16 tháng 9
năm 2015),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án: Quy hoạch phát triển mạng lưới Trung
tâm dịch vụ việc làm tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; với các nội
dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY
HOẠCH
1. Quan điểm
- Phát triển mạng lưới Trung tâm dịch vụ
việc làm phải phù hợp với các Nghị định quy định của Chính phủ, như: số 196/2013/NĐ-CP
ngày 21/11/2013 về Quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc
làm; số 52/2014/NĐ-CP ngày 23/5/2014 về Quy định điều kiện, thủ tục cấp
giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc
làm và phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới Trung tâm dịch vụ việc làm cả
nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát
triển nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020.
- Phát triển mạng lưới Trung tâm dịch vụ
việc làm phải gắn với chính sách hỗ trợ tạo việc làm, các chương trình giải
quyết việc làm và thị trường lao động.
- Phát triển mạng lưới Trung tâm dịch vụ
việc làm đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp với người lao động thông
qua hoạt động giới thiệu bằng hình thức tổ chức sàn giao dịch việc làm điện tử.
- Phát triển mạng lưới Trung tâm dịch vụ
việc làm đảm bảo tính công khai, minh bạch và khả thi; tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động dịch vụ việc làm phát triển.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
- Phát triển mạng lưới Trung tâm dịch vụ việc
làm tỉnh Phú Yên nhằm đảm bảo các điều kiện cần và đủ để phát triển thị trường
lao động trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển hệ thống thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI), tạo điều
kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
- Hình thành mạng lưới thị trường lao động đáp
ứng nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động và nhu cầu tìm việc của người
lao động. Góp phần giải quyết việc làm hàng năm, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành
thị, nâng tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn. Xây dựng mối quan hệ hài hoà,
tiến bộ giữa doanh nghiệp và người lao động nhằm tạo nhiều việc làm bền vững,
chất lượng và có thu nhập cao.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung
ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao
động:
Giai đoạn 2015-2020: Tư vấn nghề, việc
làm, chính sách, pháp luật lao động bình quân 40.000 ÷ 50.000 lượt người/năm;
giới thiệu người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao động cần tuyển
lao động, bình quân 3.000 người/năm; cung ứng lao động theo yêu cầu của người
sử dụng lao động (các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh) bình quân
3.100 lao động/năm; giới thiệu, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được
cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng bình
quân 300 - 500 lao động/năm; nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống các
Trung tâm dịch vụ việc làm năm 2020 đạt 38,7%.
Giai đoạn 2021-2030: Tư vấn nghề, việc làm,
chính sách, pháp luật lao động bình quân trên 50.000 lượt người/năm; giới thiệu
người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao động cần tuyển lao động
bình quân 4.000 người/năm; cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao
động (các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh) bình quân 4.000 lao
động/năm; giới thiệu, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng bình quân trên
500 lao động/năm; nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống các Trung tâm
dịch vụ việc làm năm 2030 đạt trên 60%.
- Về Thu thập, phân tích, dự báo
và cung ứng thông tin thị trường lao động: Đến năm 2020 các Trung
tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh đủ khả năng cung cấp thông tin về thị
trường lao động. Đảm bảo phân tích dự báo thị trường lao động phục vụ xây dựng
kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mở sàn giao
dịch cung cấp thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm và tuyển lao
động định kỳ hàng tháng, mở trang tin giới thiệu việc làm trên Báo Phú Yên điện
tử số ra hàng ngày để phục vụ các chủ sử dụng lao động, người lao động và các
tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng thông tin thị trường lao động.
- Về hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng
lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề: Giai đoạn 2015-2020,
mỗi năm cần đào tạo nghề nghiệp cho 18.000 lao động,… Trong đó các Trung tâm
dịch vụ việc làm tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm
và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp từ 500-600 học viên/năm.
- Thực hiện đầy
đủ, kịp thời chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, góp phần bảo
đảm an sinh xã hội.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
MẠNG LƯỚI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2030.
1. Cấp tỉnh
1.1. Về sắp xếp mạng lưới trung tâm Dịch vụ việc
làm
- Giữ nguyên Trung tâm Giới thiệu việc làm Phú
Yên hiện nay thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và đổi tên thành Trung
tâm Dịch vụ việc làm Phú Yên theo quy định tại Nghị định 196/NĐ-CP; đầu tư nâng
cấp, mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường thêm cán bộ viên chức của Trung tâm
đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động, làm đầu mối cung cấp các dịch vụ việc làm
trên địa bàn tỉnh.
- Giữ nguyên Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh
niên hiện nay thuộc Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Phú Yên và đổi tên thành
Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên trực thuộc Tỉnh đoàn Phú Yên theo quy
định tại Nghị định 196/NĐ-CP; đầu tư sửa chữa nhỏ cơ sở hiện tại và tăng cường
thêm cán bộ viên chức của Trung tâm. Về lâu dài đầu tư mới ở khu vực phía Bắc
thành phố Tuy Hòa.
- Bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về tư vấn,
dịch vụ việc làm cho Trường trung cấp nghề thanh niên các dân tộc Phú Yên
(huyện Sơn Hòa), Trung tâm dạy nghề Công đoàn, Trung tâm dạy nghề hỗ trợ nông
dân, và Trung tâm tư vấn và hỗ trợ đầu tư thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Phú
Yên. Đồng thời cho phép các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh bổ sung
chức năng dịch vụ việc làm cho các Trung tâm hỗ trợ sinh viên.
1.2. Về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Đối với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Phú
Yên: Đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Phú Yên, có công
năng phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động của trung tâm, là đơn vị hạt nhân
làm đầu mối tổ chức sàn giao dịch việc làm, hình thành và phát triển thị trường
lao động.
- Đối với Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên:
Giai đoạn 2015-2020 đầu tư cải tạo, sửa chữa nhỏ và bổ sung trang thiết bị để
phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động của trung tâm. Giai đoạn 2021-2030
nghiên cứu đầu tư mới theo quy chuẩn ở khu vực phía Bắc thành phố Tuy Hòa.
- Trường trung cấp nghề thanh niên các dân tộc
Phú Yên: Sử dụng cơ sở hiện có, sửa chữa nhỏ và đầu tư bổ sung trang thiết bị
đáp ứng nhu cầu dịch vụ việc làm.
1.3. Về nhu cầu sử dụng đất: Dự kiến diện tích
sử dụng đất cho 2 Trung tâm dịch vụ việc làm 2.000m2 (trong đó Trung
tâm dịch vụ việc làm Phú Yên đã có 1.076 m2).
1.4. Về nhu cầu nhân lực cho các trung tâm dịch
vụ việc làm
- Trung tâm Dịch vụ việc làm Phú Yên: Tổng số 25
người (tuyển dụng bổ sung 6 người), trong đó biên chế giữ nguyên không thay
đổi, số lượng lao động tăng thêm hưởng lương từ nguồn thu dịch vụ việc làm.
Trình độ lao động từ cao đẳng trở lên: > 20 người.
- Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên: Tổng số
18 người (tuyển dụng bổ sung 7 người), trong đó biên chế giữ nguyên không thay
đổi, số lượng lao động tăng thêm hưởng lương từ nguồn thu dịch vụ việc làm.
- Các đơn vị bổ sung chức năng nhiệm vụ: Sử dụng
nhân lực hiện có, đồng thời tuyển dụng thêm nhân lực theo nhu cầu công việc,
hưởng lương từ nguồn thu dịch vụ việc làm mà không tăng thêm biên chế.
1.5. Về nhu cầu kinh phí cho hoạt động thường
xuyên: Tổng cộng nhu cầu kinh phí cho hoạt động thường xuyên mỗi năm là 3.029,8
triệu đồng.
2. Cấp huyện: Giao bổ sung nhiệm vụ hoạt
động dịch vụ việc làm cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp các huyện, thị xã.
2.1. Về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Đầu tư trang thiết bị bổ sung cho hoạt động dịch vụ việc làm cho các Trung tâm
tại các huyện, thị xã, thành phố.
2.2. Về nhân lực bổ sung cho các Trung tâm giáo
dục nghề nghiệp: bổ sung mỗi Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp từ 4-5 người, số
lượng lao động tăng thêm hưởng lương từ nguồn thu dịch vụ việc làm. Như vậy
tổng nhu cầu nhân lực bổ sung là 28-35 người, có trình độ cao đẳng trở lên.
2.3. Về nhu cầu sử dụng đất: Sử dụng cơ sở của
các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, không bố trí đất riêng biệt cho dịch vụ
việc làm.
2.4. Về nhu cầu kinh phí cho hoạt động thường
xuyên: Dự kiến 100% kinh phí tự thu trang trải hoạt động từ nguồn thu dịch vụ
việc làm.
3. Tổng hợp nhu cầu đầu tư cho các hoạt động dịch vụ việc làm
tỉnh Phú Yên giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030
STT
|
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Các đơn vị cấp tỉnh
|
Các đơn vị cấp huyện
|
Tổng cộng
|
Ghi chú
(tỷ lệ tăng so với
hiện tại)
|
1
|
Nhu cầu kinh phí đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho hoạt động DVVL
|
tỷ đồng
|
53,5
|
1,8
|
55,3
|
|
2
|
Nhu cầu nhân lực bổ sung
|
người
|
13
|
35
|
48
|
48%
|
3
|
Nhu cầu sử dụng đất
|
m2
|
2.076
|
|
2.076
|
92,9%
|
4
|
Nhu cầu kinh phí thường xuyên từ ngân
sách tỉnh
|
Triệu đồng/ năm
|
377
|
|
377
|
0%
|
4. Đối với các doanh nghiệp
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và tổ
chức các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp theo Nghị định số 52/2014/NĐ-CP
của
Chính phủ “Quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm”.
5. Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
(1) Dự án Nâng cao năng lực Trung tâm dịch vụ
việc làm Phú Yên. Quy mô: Đầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng cơ sở làm việc,
với tổng diện tích đất 1.076 m2 diện tích sàn 4.350 m2;
tổng nhu cầu vốn đầu tư: 50 tỷ đồng.
(2) Dự án Hỗ trợ phát triển thị trường lao động
tỉnh Phú Yên giai đoạn 2015 - 2020.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về vốn đầu
tư và khả năng huy động vốn đầu tư
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: Nhu cầu kinh phí
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động dịch vụ việc làm: 55,3 tỷ
đồng, trong đó:
+ Đầu tư cho các đơn vị cấp tỉnh: 53,5 tỷ
đồng;
+ Đầu tư cho các đơn vị cấp huyện: 1,8 tỷ
đồng.
- Dự kiến các nguồn vốn đầu tư: Ngân sách
Trung ương hỗ trợ: 48,15 tỷ đồng chiếm 87,1%; Ngân sách tỉnh, huyện: 5,35 tỷ
đồng, chiếm 12,9%.
- Giải pháp huy động vốn: Tập trung huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước và tranh thủ nguồn
lực của các tổ chức, đoàn thể Trung ương để đầu tư phát triển các Trung tâm
dịch vụ việc làm có đủ năng lực hoạt động, tạo cơ hội cho người lao động và
doanh nghiệp được tiếp cận thông tin thị trường lao động, đặc biệt đối với
người lao động ở các huyện, thị xã đang trong quá trình phát triển và đô thị
hóa nhanh, đồng thời tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách
nhà nước.
Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ
việc làm, cung cấp các dịch vụ việc làm có chất lượng cao theo nhu cầu nhằm thu
hút thêm các nguồn vốn từ doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động và người lao
động.
2. Giải pháp về nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực
Để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới
các Trung tâm Dịch vụ việc làm phải không ngừng nâng cao chất lượng nhân lực:
- Đối với viên chức tuyển mới
Tuyển chọn và bố trí cán bộ viên
chức có đủ điều kiện và năng lực hoạt động dịch vụ việc làm, được đào tạo trình
độ cao đẳng, đại học trở lên và có bằng cấp thuộc các chuyên ngành kinh tế,
pháp luật, ngoại ngữ, tin học, quản lý…. Từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ
theo đúng quy định của nhà nước.
- Đối với cán bộ viên chức hiện có
+ Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ
viên chức hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm để nâng cao năng lực và
hiệu quả hoạt động;
+ Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ viên chức hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm; tổ chức tham quan,
học tập các mô hình hoạt động hiệu quả: Sàn giao dịch việc làm, Trung tâm dự
báo thông tin thị trường lao động,… tại thành phố Hồ Chí Minh,
thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng…
3. Giải pháp xây dựng hệ
thống thông tin dịch vụ việc làm và phát triển thị trường lao động
- Tập trung đầu tư nâng cao năng
lực cho Trung tâm Dịch vụ việc làm Phú Yên, là đầu mối để kết nối thông tin thị
trường lao động giữa Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh với
các trường, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp đóng trên địa bàn các huyện, thị
xã.
- Đầu tư dự án Nâng cao năng lực Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Phú Yên; Phát triển
thị trường lao động nội địa, chú trọng thị trường TP Hồ Chí Minh và các khu
kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Thực hiện đa phương và đa dạng
hoá trong phát triển thị trường xuất khẩu lao động. Xây dựng chính sách cho vay
tín dụng ưu đãi, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động, kết hợp với việc thực
hiện nghiêm việc ký quỹ và bảo lãnh trong xuất khẩu lao động nhằm tạo thuận lợi
cho người dân ở vùng nông thôn có điều kiện tiếp cận và có việc làm.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện quy hoạch
1. Sở Lao động- Thương binh và
Xã hội
Chịu trách nhiệm tổ chức công bố
rộng rãi quy hoạch đến các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế; nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của quy hoạch; vận động nhân dân tham gia thực hiện
quy hoạch. Chủ trì phối hợp các Sở, ban, ngành và địa phương liên quan tham mưu
UBND Tỉnh xây dựng Kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch.
Định kỳ hàng năm đánh giá và báo cáo UBND Tỉnh kết quả thực hiện.
Chủ động huy động các nguồn vốn để
đầu tư, phát triển các Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Quy hoạch đã đề ra.
2. Các
sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tích cực phối hợp
cùng Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai
thực hiện tốt Quy hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Lao động-Thương bình và Xã hội, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi
trường, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Kho bạc Nhà nước
Tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan trách nhiệm thi hành Quyết
định này, kể từ ngày ký./.