ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1864/2005/QĐ-UBND
|
Đông
Hà, ngày 16 tháng 08 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN XÉT TUYỂN CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003;
Căn cứ Nghị định 116/2003/NĐ-CP, Nghị định 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của
Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế
xét tuyển công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của
nhà nước thuộc tỉnh Quảng Trị (riêng ngành Giáo dục và Đào tạo có Đề án xét tuyển
giáo viên riêng, thực hiện theo quy định của Thông tư Liên Bộ số
24/2002/TTLT-BGDĐT-BTCCBCP của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ
và Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Điều
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra,
đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện việc xét tuyển công chức, viên chức theo
đúng Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều
3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng CB, CC, VC tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ,
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PVP;
- Lưu VT-NC.
|
TM.
UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
CHỦ TỊCH
Lê Hữu Phúc
|
QUY CHẾ
XÉT TUYỂN CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH,
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1864/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2005
của UBND tỉnh Quảng Trị)
Điều 1. Đối tượng tuyển dụng:
Những người tốt
nghiệp các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước có hộ khẩu thường trú tại Quảng
Trị và có chuyên môn phù hợp với ngạch cần tuyển.
Riêng đối với một
số ngành có tính đặc thù, cần thu hút người không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh,
các ngành báo cáo UBND tỉnh để có thông báo chiêu sinh mở rộng phạm vi.
Điều 2. Các đối tượng không thực hiện tuyển dụng mà thực hiện
điều động công tác
a. Vào làm việc
ở các đơn vị sự nghiệp nhà nước:
- Những người
đang công tác trong các doanh nghiệp nhà nước đã được tuyển dụng trước ngày
23/5/1993.
- Những người là
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân đã
có thời gian công tác trong lực lượng vũ trang từ ngày 23/5/1993 trở về trước.
- Những người là
cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh.
b. Vào làm việc
ở cơ quan hành chính nhà nước:
- Những người
đang là Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước và cấp trưởng,
cấp phó đơn vị sự nghiệp;
- Những người
đang giữ các chức vụ Trưởng, Phó phòng trở lên thuộc các doanh nghiệp nhà nước
và đơn vị sự nghiệp đã có thời gian làm việc có đóng BHXH liên tục từ 5 năm (đủ
60 tháng) trở lên.
- Những người là
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đã
có thời gian trong lực lượng vũ trang từ 5 năm (đủ 60 tháng) trở lên.
- Những người là
cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn có thời gian làm việc liên
tục từ 5 năm (đủ 60 tháng) trở lên.
Đối với những
người này trước khi ra quyết định điều động phải qua kiểm tra, sát hạch theo quy
định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003.
Điều 3. Điều kiện tuyển dụng
- Tuổi đời từ 18
đến 40 tuổi (đối với công chức hành chính) và 18 đến 45 tuổi (đối với viên chức
sự nghiệp); có đơn dự tuyển, lý lịch rõ ràng, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo
theo tiêu chuẩn của ngạch tuyển dụng.
- Không trong thời
gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án, phạt tù, cải tạo không giam
giữ, quản chế, đang bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Đối với những
người đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng bảo hiểm xã hội
thì phải có sự đồng ý của cơ quan đang công tác.
* Những người đã
có quyết định tuyển dụng mà không nhận nhiệm sở hoặc tự ý bỏ nhiệm sở mà không
có lý do chính đáng; những người có hành vi gian lận hồ sơ xét tuyển sẽ không
thuộc diện xem xét tuyển dụng trong thời hạn 01 năm.
* Riêng xét tuyển
viên chức y tế: những người đã tốt nghiệp các trường Y - Dược nhưng sau 5 năm kể
từ ngày tốt nghiệp không làm ở một cơ sở y tế hoặc bị gián đoạn công tác 5 năm
trở lên thì không xem xét tuyển dụng.
Điều
4. Hồ sơ xét tuyển
- Đơn dự tuyển
(theo mẫu Sở Nội vụ hướng dẫn)
- Sơ yếu lý lịch,
có dán ảnh được UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan bố mẹ đang công tác xác
nhận (theo mẫu Sở Nội vụ quy định).
- Bản sao Giấy
khai sinh.
- Bằng tốt nghiệp
hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp (bản sao có công chứng).
- Học bạ hoặc
phiếu điểm có ghi điểm trung bình chung (bản sao có công chứng) kèm theo bản gốc
để đối chiếu khi tiếp nhận hồ sơ. Điểm trung bình chung là điểm tính theo hệ 10
và được làm căn cứ để xếp loại tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Giấy chứng nhận
sức khoẻ do trung tâm y tế huyện, thị xã trở lên cấp trong thời hạn 6 tháng đến
ngày nộp hồ sơ.
- Các giấy tờ ưu
tiên (nếu có).
- Bản sao Hộ khẩu
thường trú.
- 02 ảnh 3x4 và
02 phong bì có dán tem ghi rõ địa chỉ người nhận
- Văn bản đồng ý
của cơ quan đang công tác (nếu có).
- Lệ phí xét tuyển:
Dưới 100 thí sinh thu 100.000đ/hồ sơ; từ 100 - dưới 500 thí sinh thu 70.000 đồng/hồ
sơ; từ 500 thí sinh trở lên thu 50.000 đồng/hồ sơ.
Người dự tuyển
phải trực tiếp nộp hồ sơ, lệ phí dự tuyển, cơ quan tuyển dụng không nhận hồ sơ
qua đường bưu điện hoặc do người khác nộp thay.
Điều
5. Chế độ ưu tiên điểm xét tuyển
5.1. Ưu tiên tuyển
thẳng:
Những đối tượng
sau đây nếu có chuyên ngành, trình độ đào tạo phù hợp với ngạch cần tuyển thì
được Hội đồng Tuyển dụng lập danh sách báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định
tuyển dụng không phải qua xét tuyển:
1. Những người
có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ, những người tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc hệ chính
quy ở các Trường Đại học trong và ngoài nước (theo Đề án 236/ĐA-UB của UBND tỉnh
về Đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ công chức).
2. Anh hùng lực
lượng vũ trang, Anh hùng lao động.
3. Người dân tộc
thiểu số có hộ khẩu thường trú tại Quảng Trị (tuyển dụng cho 2 huyện Hướng Hóa
và Đakrông).
5.2. Điểm ưu
tiên:
a. Đối tượng ưu
tiên 2.0 điểm:
Con liệt sĩ, bản
thân là thương binh, hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ mất sức từ 21% -
dưới 61%.
b. Đối tượng ưu
tiên 1.5 điểm:
Con thương binh,
con bệnh binh, con những người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ mất sức
từ 81% trở lên.
c. Đối tượng ưu
tiên 1.0 điểm:
- Con thương
binh, con bệnh binh, con những người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ
mất sức từ 61% đến dưới 81%.
- Những người có
thời gian hợp đồng có đóng bảo hiểm xã hội, làm việc phù hợp với chuyên ngành cần
tuyển tại các đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính từ 3 năm trở lên (tính đến
ngày nộp hồ sơ), được cơ quan nhận xét hoàn thành nhiệm vụ.
d. Đối tượng ưu
tiên 0.5 điểm:
- Con thương
binh, con bệnh binh, con những người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ
mất sức từ 21% đến dưới 61%.
- Những người đã
hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội trí thức trẻ
tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ 2 năm trở lên.
- Những người có
hộ khẩu thường trú từ 5 năm trở lên ở những xã có phụ cấp khu vực từ 0.3 trở
lên nay tuyển cho 2 huyện Hướng Hóa, Đakrông.
- Những người có
thời gian hợp đồng làm việc (có đóng bảo hiểm xã hội) phù hợp với chuyên ngành
cần tuyển tại các đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính từ 01 đến 02 năm (tính đến
ngày nộp hồ sơ), được thủ trưởng cơ quan nhận xét hoàn thành nhiệm vụ.
Điều
6. Phương pháp xét tuyển
6.1. Sơ tuyển:
Đối với một số
như ngành văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao hoặc giảng viên các trường THCN,
dạy nghề đòi hỏi phải có sơ tuyển để kiểm tra năng khiếu, khả năng nghề nghiệp
thì đơn vị báo cáo UBND tỉnh cho phép tổ chức sơ tuyển. Tiêu chuẩn sơ tuyển do
đơn vị có nhu cầu tuyển dụng quy định phù hợp đặc thù ngạch cần tuyển.
Đơn vị phải
thành lập hội đồng, tổ chức sơ tuyển đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng. Số
người đạt yêu cầu sơ tuyển được đưa vào danh sách đề nghị Hội đồng xét tuyển phải
nhiều gấp đôi chỉ tiêu tuyển dụng.
6.2. Xét trúng
tuyển
Điểm xét tuyển =
Điểm trung bình chung toàn khóa x hệ số 2.0 + Điểm ưu tiên.
+ Điểm trung
bình chung toàn khóa là điểm căn cứ xếp loại tốt nghiệp theo quy định Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
+ Điểm ưu tiên là
điểm được quy định ở mục 5.2. Một người thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ lấy điểm
ưu tiên cao nhất để cộng vào điểm xét tuyển.
- Căn cứ vào điểm
xét tuyển để xét trúng tuyển theo thứ tự từ điểm cao xuống cho đến hết chỉ tiêu
tuyển dụng; xét trình độ đại học trước, đến cao đẳng rồi đến trung cấp; xét hệ
chính quy trước, đến cử tuyển, mới đến tại chức (vừa học vừa làm).
- Trường hợp nhiều
người có điểm xét tuyển bằng nhau thì xét theo thứ tự: Người có điểm trung bình
chung toàn khóa cao hơn, người là thương binh, con thương binh, bệnh binh có tỷ
lệ mất sức cao hơn; người có thời gian hợp đồng làm việc nhiều hơn.
Điều
7. Thông báo tuyển dụng
Căn cứ biên chế
được giao hàng năm, đơn vị được giao biên chế lập kế hoạch tuyển dụng, Sở Nội vụ
tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển dụng. Sau đó đơn vị được giao
biên chế thông báo tuyển dụng công khai trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
(hoặc báo Quảng Trị) và tại trụ sở đơn vị, đồng thời gửi Sở Nội vụ biết để theo
dõi.
Điều
8. Hội đồng tuyển dụng - Phân cấp tuyển dụng
8.1. Hội đồng
Tuyển dụng Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện thị xã xét tuyển viên chức sự nghiệp
thuộc địa phương, đơn vị quản lý (riêng 2 ngành Y tế và Giáo dục, Hội đồng tuyển
dụng tỉnh xét tuyển để cân đối chung trong tỉnh).
Hội đồng gồm 5 -
7 người do UBND huyện, thị xã hoặc Giám đốc Sở, Thủ trưởng các Ban ngành (gọi
chung là Sở) thành lập.
a. Thành phần Hội
đồng Sở gồm:
- Giám đốc Sở là
Chủ tịch Hội đồng.
- 01 Phó Giám đốc
Sở là Phó chủ tịch.
- Trưởng phòng Tổ
chức cán bộ hoặc Trưởng Phòng Tổ chức hành chính làm Thư ký.
- Một số Trưởng
Phòng chuyên môn tham gia thành viên.
b. Thành phần Hội
đồng tuyển dụng UBND các huyện, thị xã:
- Chủ tịch UBND
huyện, thị xã làm Chủ tịch;
- Trưởng Phòng Nội
vụ - LĐTBXH làm Phó Chủ tịch;
- Chuyên viên tổ
chức cán bộ Phòng Nội vụ - LĐTBXH làm thư ký;
- Một số Trưởng
phòng chuyên môn tham gia thành viên.
8.2. Hội đồng
Tuyển dụng tỉnh xét tuyển công chức làm việc ở các huyện Hướng Hóa; Đakrông; Đảo
Cồn Cỏ; công chức thuộc BQL Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo; công chức
thuộc các ngạch: Văn thư; Lưu trữ; đánh máy làm việc tại các Sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thị xã; viên chức sự nghiệp 2 ngành: Y tế và Giáo dục.
Thành phần Hội đồng
tuyển dụng tỉnh gồm:
- Chủ tịch UBND
tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;
- Giám đốc Sở Nội
vụ làm Phó chủ tịch thường trực (trừ xét tuyển Giáo viên ngành Giáo dục và Đào
tạo);
- Giám đốc các Sở,
thủ trưởng các Ban, ngành được giao biên chế làm Phó chủ tịch.
- Chuyên viên
tuyển dụng Sở Nội vụ làm thư ký;
- Một số thành
viên khác do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Giúp việc Hội đồng
tuyển dụng có tổ chuyên viên giúp việc do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
8.3. Nhiệm vụ của
Hội đồng Tuyển dụng:
Thực hiện theo
quy định tại Điều 11 - Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003.
Điều
9. Thủ tục xét tuyển và công nhận trúng tuyển:
9.1. Đối với
viên chức phân cấp cho Hội đồng tuyển dụng Sở, UBND các huyện, thị xã xét tuyển:
Hội đồng tuyển dụng huyện, thị xã, Sở, ban, ngành họp xét tuyển.
Kết quả xét tuyển
được niêm yết công khai tại Văn phòng Sở (Phòng Nội vụ - Lao động - TBXH huyện).
Chậm nhất là 15
ngày kể từ ngày họp xét tuyển Hội đồng Tuyển dụng lập hồ sơ đề nghị Sở Nội vụ
ra quyết định tuyển dụng.
* Hồ sơ gửi về Sở
Nội vụ:
+ Tờ trình đề
nghị ra quyết định tuyển dụng.
+ Biên bản họp Hội
đồng.
+ Danh sách những
người trúng tuyển.
+ Hồ sơ những
người được xét trúng tuyển (01 bộ/người).
Chậm nhất 15
ngày sau khi nhận đủ hồ sơ, Sở Nội vụ ra quyết định tuyển dụng.
9.2. Đối với
công chức, viên chức do Hội đồng tuyển dụng tỉnh xét tuyển:
- Hội đồng Tuyển
dụng tỉnh họp, lập danh sách trúng tuyển, biên bản họp Hội đồng trình Chủ tịch
UBND tỉnh ra quyết định công nhận kết quả xét tuyển.
- Kết quả xét
tuyển được niêm yết công khai tại Sở Nội vụ và Sở chuyên ngành.
- Chậm nhất 15
ngày sau khi có quyết định công nhận kết quả xét tuyển, Sở Nội vụ ra quyết định
tuyển dụng công chức, viên chức.
- Căn cứ quyết định
tuyển dụng, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng làm việc theo quy định tại
Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày
19/02/2004 của Bộ Nội vụ.
Điều
10. Điều khoản thực hiện
- Quy chế này áp
dụng cho việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp bằng hình thức xét tuyển thống nhất
trong toàn tỉnh. Đối với việc xét tuyển công chức hành chính ở hai huyện miền
núi Hướng Hóa và Đakrông cũng áp dụng quy chế này nhưng thông qua Hội đồng Tuyển
dụng của tỉnh thực hiện.
- Những đơn vị
tuyển dụng viên chức sự nghiệp thông qua hình thức thi tuyển thì lập đề án
trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện.
Quy chế này thay
thế Đề án số 584/ĐA-UB ngày 6/4/2004 của UBND tỉnh. Bãi bỏ Công văn số
2305/UB-NC ngày 10/11/2004; Công văn số 2246/UB-NC ngày 3/11/2004 của UBND tỉnh
và Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 2672/QĐ-CT ngày 6/9/2004 của Chủ tịch
UBND tỉnh. Những quy định trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.
Trong quá trình
thực hiện nếu có vướng mắc, các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã phản ánh
về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.