Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 178/2001/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành: 12/11/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 178/2001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ QUYỀN HƯỞNG LỢI, NGHĨA VỤ CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐƯỢC GIAO, ĐƯỢC THUÊ, NHẬN KHOÁN RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;

Căn cứ Luật Đất đai, ngày 14 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quyết định này quy định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, nhằm tạo động lực kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng; làm cho thu nhập từ rừng trở thành một nguồn thu đáng kể, góp phần bảo đảm cuộc sống của người làm nghề rừng; đồng thời, làm rõ trách nhiệm của người được giao, được thuê, nhận khoán rừng đối với việc bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 2. Quyết định này được áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ; được giao, được thuê đất lâm nghiệp theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

2. Được các tổ chức Nhà nước khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng theo Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Điều 3. Nguyên tắc xác định quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp:

1. Đảm bảo lợi ích hài hoà giữa Nhà nước với người trực tiếp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.

2. Quyền hưởng lợi trên đất lâm nghiệp bao gồm: gỗ, các lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm trồng xen, tiền công tương xứng với tiền của, công sức của hộ gia đình, cá nhân đã đầu tư vào rừng.

3. Quyền hưởng lợi và nghĩa vụ chỉ được thực hiện trong thời hạn được giao, được thuê hoặc nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Chương 2

QUYỀN HƯỞNG LỢI, NGHĨA VỤ CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO, CHO THUÊ ĐẤT LÂM NGHIỆP

Điều 4. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ và xây dựng:

1. Được Nhà nước cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Được tiến hành các hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, văn hoá, xã hội và du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh:

1. Được Nhà nước cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định hiện hành.

2. Được thu hái lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa..., trong quá trình bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định hiện hành.

3. Được khai thác cây gỗ chết khô, cây đổ gẫy, cây sâu bệnh theo thiết kế khai thác do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép. Lâm sản nói trên được tự do lưu thông khi có đủ thủ tục theo quy định.

4. Được khai thác tre, nứa với cường độ tối đa 30% khi rừng đạt độ che phủ 80% trên diện tích đất được giao theo quy chế khai thác lâm sản hiện hành; được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản thu được sau khi nộp thuế.

5. Được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phòng hộ được phép khai thác (trừ những động vật, thực vật nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm theo quy định của Chính phủ và danh mục động vật, thực vật ghi trong phụ lục công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp - CITES ) theo thiết kế được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép khai thác. Việc khai thác phải tuân theo quy chế khai thác lâm sản hiện hành. Hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ 85% - 90% sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

Điều 6. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ:

1. Được Nhà nước cấp kinh phí để trồng và chăm sóc rừng theo quy định hiện hành.

2. Được sử dụng cây nông nghiệp lâu năm làm cây trồng chính rừng phòng hộ hoặc trồng xen với cây rừng bản địa lâu năm theo thiết kế trồng rừng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

3. Được hưởng 100% sản phẩm khai thác từ cây phù trợ, cây trồng xen, sản phẩm tỉa thưa theo thiết kế được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và phải đảm bảo độ tàn che của rừng trên 0,6 sau khi tỉa thưa.

4. Được sử dụng tối đa không quá 20% diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.

5. Được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phòng hộ được phép khai thác theo thiết kế được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế được phân chia theo tỷ lệ như sau: hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ 90 - 95%, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

6. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư vốn để trồng rừng thì được hưởng 100% sản phẩm khi rừng đạt tuổi khai thác, mỗi năm được phép khai thác không quá 10% diện tích do chủ rừng đã gây trồng thành rừng theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành.

Điều 7. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng tự nhiên quy hoạch rừng sản xuất:

1. Được trồng xen các cây nông nghiệp, cây dược liệu, chăn thả gia súc và khai thác các lợi ích khác của rừng phù hợp với quy chế quản lý rừng sản xuất.

2. Được tận dụng sản phẩm trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm hiện hành.

3. Được khai thác lâm sản để giải quyết nhu cầu gia dụng (trừ những động vật, thực vật nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm theo quy định của Chính phủ và danh mục động vật, thực vật ghi trong phụ lục công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp - CITES ). Nếu có nhu cầu làm nhà mới để tách hộ hoặc thay thế nhà cũ, sửa chữa lớn nhà ở cho mình tại xã nơi có rừng, hộ gia đình, cá nhân phải làm đơn gửi Uỷ ban nhân dân xã xác nhận, trình Uỷ ban nhân dân huyện xét duyệt, cấp giấy phép khai thác không quá 10 m3 gỗ tròn cho 1 hộ. Phải khai thác theo sự hướng dẫn và giám sát của xã. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc khai thác gỗ làm nhà để buôn bán.

4. Khi rừng được phép khai thác chính, hộ gia đình, cá nhân làm đơn xin phép khai thác gửi Uỷ ban nhân dân xã xem xét, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt và cấp giấy phép khai thác. Việc khai thác phải tuân theo quy chế khai thác lâm sản hiện hành.

Căn cứ vào hiện trạng rừng khi giao cho hộ gia đình, cá nhân, giá trị lâm sản khai thác chính sau khi nộp thuế được phân chia theo tỷ lệ như sau:

a. Đối với rừng gỗ:

- Rừng thứ sinh nghèo kiệt: Hộ gia đình, cá nhân được hưởng 100%.

- Rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác với cây gỗ có đường kính phổ biến dưới 20 cm: Hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ 70% - 80%, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

- Rừng có trữ lượng còn ở mức trung bình hoặc giầu, lớn hơn 100 m3/ha, từ lúc giao đến khi khai thác, mỗi năm Hộ gia đình, cá nhân được hưởng 2%, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

b. Đối với rừng tre, nứa: được phép khai thác theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành. Sau khi nộp thuế, hộ gia đình, cá nhân được hưởng 95%, nộp ngân sách Nhà nước 5%.

Điều 8. Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng sản xuất là rừng trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước:

1. Được hưởng các quyền lợi quy định tại các khoản 1,2,3, Điều 7 của Quyết định này.

2. Được phép khai thác khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác và được hưởng từ 75 - 85% giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế, tuỳ theo cấp tuổi rừng trồng lúc được giao, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

Điều 9. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất để gây trồng rừng:

1. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để trồng rừng theo quy định hiện hành.

2. Nếu nhận vốn hỗ trợ của các dự án để gây trồng rừng thì được hưởng các quyền lợi theo quy định tại quy chế các dự án đó.

3. Nếu tự bỏ vốn để trồng rừng thì được quyền tự quyết định mục đích và phương thức gây trồng rừng (khoanh nuôi xúc tiến tái sinh hoặc trồng rừng mới), lựa chọn loài cây trồng, kỹ thuật trồng; được quyền tự quyết định việc khai thác và sử dụng lâm sản.

4. Mọi sản phẩm khai thác từ rừng được tự do lưu thông.

5. Được sử dụng một phần đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nhưng không quá 20% diện tích đất được giao.

Điều 10. Hộ gia đình, cá nhân được thuê đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất để gây trồng rừng:

1. Được quyền tự quyết định mục đích và phương thức gây trồng rừng (khoanh nuôi xúc tiến tái sinh hoặc trồng rừng mới), lựa chọn loài cây trồng, kỹ thuật trồng; được quyền tự quyết định việc khai thác và sử dụng lâm sản.

2. Nếu hộ gia đình, cá nhân nhận vốn hỗ trợ của các dự án để gây trồng rừng thì được hưởng các quyền lợi theo quy định tại quy chế các dự án đó.

3. Mọi sản phẩm khai thác từ rừng được tự do lưu thông.

4. Được sử dụng một phần đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nhưng không quá 20% diện tích đất chưa có rừng được thuê.

Điều 11. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ để kinh doanh cảnh quan, du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng:

1. Được sử dụng sinh cảnh của rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; được xây dựng cơ sở dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng theo dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; nghiêm cấm các hoạt động gây ô nhiễm và có hại đến sinh trưởng và phát triển bình thường của các loài động, thực vật rừng.

Điều 12. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất lâm nghiệp có những nghĩa vụ sau đây:

1. Quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp được giao, được thuê đúng mục đích, đúng ranh giới đã ghi trong quyết định giao, cho thuê đất lâm nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Bảo toàn và phát triển vốn rừng được giao, được thuê. Phải thực hiện các biện pháp tái tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

3. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Chương 3

QUYỀN HƯỞNG LỢI, NGHĨA VỤ CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐƯỢC CÁC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC KHOÁN BẢO VỆ, KHOANH NUÔI TÁI SINH VÀ TRỒNG RỪNG

Điều 13. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng:

1. Được nhận tiền công khoán để trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh theo hợp đồng khoán.

2. Được Ban quản lý Khu rừng đặc dụng tạo điều kiện tham gia các hoạt động dịch vụ, du lịch.

Điều 14. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên ở những vùng phòng hộ đầu nguồn:

1. Được nhận tiền công khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng theo hợp đồng khoán.

2. Được thu hái lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa.. ., trong quá trình bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng theo hướng dẫn của Bên giao khoán.

3. Được khai thác cây gỗ chết khô, cây đổ gẫy, cây sâu bệnh, sản phẩm tỉa thưa theo thiết kế do Bên giao khoán lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép khai thác. Lâm sản nói trên được tự do lưu thông.

4. Được khai thác tre, nứa với cường độ tối đa 30% khi rừng đảm bảo độ che phủ trên 80% diện tích nhận khoán theo sự hướng dẫn và giám sát của Bên giao khoán. Giá trị lâm sản thu được sau khi nộp thuế, hộ được hưởng từ 80 - 90%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

5. Được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phòng hộ được phép khai thác theo thiết kế do Bên giao khoán lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp giấy phép khai thác. Căn cứ vào hiện trạng rừng khi hộ gia đình, cá nhân nhận khoán, giá trị gỗ khai thác sau khi nộp thuế được phân phối như sau:

- Rừng thứ sinh nghèo kiệt: Hộ gia đình, cá nhân được hưởng 95%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

- Rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác với cây gỗ có đường kính phổ biến dưới 20 cm: Hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ 75% - 85%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

- Rừng có trữ lượng còn ở mức trung bình hoặc giàu, lớn hơn 100m3/ha: từ lúc nhận khoán đến khi khai thác mỗi năm hộ gia đình, cá nhân được hưởng 2%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

Trường hợp hộ nhận khoán tự đầu tư vốn để khoanh nuôi phục hồi rừng được hưởng 100% giá trị gỗ khai thác sau khi nộp thuế.

Hộ gia đình, cá nhân phải tự đầu tư tái tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Điều 15. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở vùng phòng hộ đầu nguồn:

1. Được Nhà nước cấp kinh phí để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo quy định hiện hành.

2. Được sử dụng cây nông nghiệp lâu năm làm cây trồng chính rừng phòng hộ hoặc trồng xen với cây rừng bản địa lâu năm theo thiết kế trồng rừng do Bên giao khoán lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

3. Được hưởng 100% sản phẩm khai thác từ cây phù trợ, cây trồng xen, sản phẩm tỉa thưa, nhưng phải đảm bảo độ tàn che của rừng trên 0,6 sau khi tỉa thưa.

4. Được thu hái lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa..., theo hướng dẫn của Bên giao khoán.

5. Được sử dụng tối đa không quá 20% diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp theo sự hướng dẫn của Bên giao khoán.

6- Được khai thác chọn khi cây trồng chính của rừng được phép khai thác với cường độ không quá 20% theo thiết kế do Bên giao khoán lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế được phân chia theo tỷ lệ như sau:

a. Nếu hộ gia đình, cá nhân nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thì được hưởng từ 80 - 90%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

b. Nếu hộ gia đình, cá nhân nhận khoán tự đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thì được hưởng 100% giá trị sản phẩm sau khi nộp thuế.

c. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán phải tự đầu tư tái tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Điều 16. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán gây trồng, bảo vệ các khu rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển, bảo vệ môi trường sinh thái:

1. Được Nhà nước cấp kinh phí để trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo quy định hiện hành.

2. Được trồng xen cây nông nghiệp với cây rừng và hưởng toàn bộ sản phẩm cây trồng xen.

3. Được thu hái lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa..., theo hướng dẫn của Bên giao khoán.

4. Được tận thu lâm sản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành.

5. Được khai thác khi rừng được phép khai thác theo thiết kế do Bên giao khoán lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp giấy phép khai thác. Mỗi năm khai thác, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán được khai thác không quá 10% diện tích đã trồng thành rừng.

Giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế được phân chia như sau:

a. Nếu nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để trồng và chăm sóc rừng thì hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ 60 - 70%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

b. Nếu tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thì hộ gia đình, cá nhân được hưởng 100% giá trị sản phẩm sau khi nộp thuế.

Hộ gia đình, cá nhân phải tự đầu tư tái tạo lại rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Điều 17. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ ở vùng rừng ngập nước:

1. Được Nhà nước cấp kinh phí để trồng, chăm sóc theo quy định hiện hành.

2. Được đánh bắt thuỷ, hải sản trên đất rừng nhận khoán theo sự hướng dẫn của Bên giao khoán; được tận thu lâm sản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành.

3. Được sử dụng không quá 30% diện tích đất nhận khoán để kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, nhưng không làm ảnh hưởng xấu tới cây rừng, phải tuân theo quy hoạch của ngành, địa phương và sự hướng dẫn của Bên giao khoán.

4. Được khai thác chọn khi rừng được phép khai thác với cường độ không quá 20% theo thiết kế do Bên giao khoán lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế được phân chia như sau:

a. Nếu nhận vốn hỗ trợ của Nhà nước để trồng và chăm sóc rừng thì hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ 80 - 90%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

b. Nếu tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ thì hộ gia đình, cá nhân được hưởng 100% giá trị sản phẩm sau khi trừ thuế.

Hộ gia đình, cá nhân phải tự đầu tư tái tạo lại rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Điều 18. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên:

1. Được tận dụng lâm sản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành; được khai thác lâm sản phụ.

2. Được trồng xen các loại cây đặc sản rừng, cây nông nghiệp và chăn thả gia súc dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng nhưng không được làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của rừng.

3. Khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác, Bên giao khoán thống nhất với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán tiến hành khai thác theo thiết kế được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế được phân chia như sau: Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán được hưởng từ 1,5 - 2 % cho mỗi năm nhận khoán bảo vệ rừng, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

Điều 19. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán phục hồi rừng tự nhiên là rừng sản xuất bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung:

1. Được Bên giao khoán cấp kinh phí để khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo quy định hiện hành.

2. Được sản xuất nông, lâm kết hợp dưới tán rừng theo hướng dẫn của Bên giao khoán.

3. Được tận dụng lâm sản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành.

4. Được khai thác khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác theo thiết kế do Bên giao khoán lập, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế được phân chia như sau: Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán được hưởng từ 1,5 - 2% cho mỗi năm nhận khoán khoanh nuôi tái sinh rừng, phần còn lại nộp Bên giao khoán; nếu hộ gia đình, cá nhân nhận khoán tự đầu tư khoanh nuôi xúc tiến tái sinh thì được hưởng từ 2,5 - 3% cho mỗi năm nhận khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng.

Điều 20. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất:

1. Được Bên giao khoán cấp kinh phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo quy định hiện hành.

2. Được trồng xen cây nông nghiệp với cây rừng khi rừng chưa khép tán; được sản xuất nông, lâm kết hợp dưới tán rừng nhưng không được làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây rừng; được hưởng toàn bộ sản phẩm trồng xen.

3. Được tận dụng lâm sản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành.

4. Khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác, Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán thống nhất với Bên giao khoán thời điểm và phương thức khai thác.

Giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế được phân chia như sau: Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán được hưởng từ 2 - 2,5 % cho mỗi năm nhận khoán bảo vệ rừng; phần còn lại nộp Bên giao khoán.

Nếu hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ thì được hưởng 95% giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

Nếu Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán cùng đầu tư với Bên giao khoán thì phân phối theo tỷ lệ góp vốn và ngày công lao động của mỗi bên quy thành tiền.

Điều 21. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng (trừ rừng đặc dụng) được phép sử dụng một phần đất nhận khoán không quá 200 m2 làm nhà ở để trông nom khu rừng nhận khoán, nhưng phải được Bên giao khoán thoả thuận bằng văn bản và phải đăng ký với Uỷ ban nhân dân xã sở tại.

Điều 22. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng có nghĩa vụ sau đây:

1. Sử dụng rừng và đất lâm nghiệp nhận khoán đúng mục đích, đúng kế hoạch đã ghi trong hợp đồng khoán.

2. Bán sản phẩm sản xuất ra trên đất nhận khoán theo hợp đồng khoán.

3. Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho Bên giao khoán thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Chương 4

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Phần giá trị lâm sản nộp ngân sách theo quy định tại Quyết định này được để lại cho xã và chủ yếu được sử dụng vào việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phần giá trị lâm sản nộp cho Bên giao khoán được sử dụng như sau:

1. Đối với Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ và các tổ chức Nhà nước khác: là một khoản thu và chủ yếu được sử dụng vào việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước: là khoản thu từ hoạt động kinh doanh lâm nghiệp, phục vụ trực tiếp cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 24. Tổ chức thi hành:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành Quyết định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 25. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Công Tạn

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 178/2001/QD-TTg

Hanoi, November 12, 2001

 

DECISION

ON THE BENEFITS AND OBLIGATIONS OF HOUSEHOLDS AND INDIVIDUALS ASSIGNED, LEASED OR CONTRACTED FORESTS AND FORESTRY LAND

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Forest Protection and Development of August 19, 1991;
Pursuant to the July 14, 1993 Land Law; the December 2, 1998 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Land Law; and the June 29, 2001 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Land Law;
Pursuant to the Government’s Decree No.163/1999/ND-CP of November 16, 1999 on the assignment and lease of forestry land to organizations, households and individuals for stable and long-term use for forestry purposes;
Pursuant to the Government’s Decree No.01/CP of January 4, 1995 on the contractual assignment of land for agriculture, forestry and aquaculture purposes in State enterprises;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Decision prescribes the benefits and obligations of households and individuals assigned, leased or contracted forests and forestry land by the State for forest protection, regeneration zoning off and planting, with a view to creating an economic motive force for encouraging people to actively participate in forest protection and development; making their incomes from forests one of considerable income sources, thus contributing to ensuring the life of foresters; and at the same time, clarifying responsibilities of people assigned, leased or contracted forests for forest protection and development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Being assigned forests and forestry land by the State under the Government’s Decree No.02/CP of January 15, 1994; being assigned or leased forestry land under the Government’s Decree No.163/1999/ND-CP of November 16, 1999 on the assignment and lease of forestry land to organizations, households and individuals for stable and long-term use for forestry purposes.

2. Being contracted by State organizations to protect, zone off for regeneration and plant forests under the Government’s Decree No.01/CP of January 4, 1995 on the contractual assignment of land for agriculture, forestry and aquaculture purposes in State enterprises.

Article 3.- The principles for determination of benefits and obligations of households and individuals assigned, leased or contracted forests and forestry land by the State

1. Ensuring the harmony between interests of the State and those of people directly involved in forest protection, regeneration zoning off and planting; between the forests economic benefits and the benefits of ecological environment protection and nature preservation; between the immediate interests and the long-term ones.

2. The benefits brought about by forestry land include: timber, forest products other than timber, inter-planted products, and wages corresponding to money amounts and labor already invested in forests by households and individuals.

3. The benefits and obligations shall be effected only during the forest- and forestry land- assignment, -lease or -contracting term.

Chapter II

BENEFITS AND OBLIGATIONS OF HOUSEHOLDS AND INDIVIDUALS ASSIGNED OR LEASED FORESTRY LAND BY THE STATE

Article 4.- Households and individuals assigned special-use forests by the State for management, protection and building up:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To conduct scientific research, cultural, social and eco-tourist activities under the provisions of law.

Article 5.- Households and individuals assigned protection forests for management, protection and regeneration zoning off:

1. To be provided with funding by the State for performance of the task of managing, protecting and zoning off forests for regeneration according to current regulations.

2. To harvest secondary forest products, flowers, fruits, oil, resin... in the course of protecting and zoning off forests for regeneration according to current regulations.

3. To exploit dry necron-timber trees, fallen and broken trees as well as diseased trees according to the exploitation designs approved by the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services and the permits granted by the latter. The above-mentioned forest products may be freely circulated upon the completion of all the procedures prescribed therefor.

4. To exploit bamboo with the maximum exploitation intensity of 30% when the forest coverage reaches 80% of the assigned land area according to the current regulation on exploitation of forest products; to enjoy the entire value of forest products after paying taxes.

5. To exploit timber by the mode of selective cutting with the exploitation intensity of not more than 20% when the protection forests are allowed for exploitation (except for animals and plants on the lists of precious and rare forest plants and animals promulgated by the Government, and lists of animals and plants provided for in the appendix to the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - CITES) according to designs approved by the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services and exploitation permits granted by the latter. The exploitation must comply with the current regulation on exploitation of forest products. Households and individuals shall enjoy 85-90% of the exploited products after paying taxes, the rest shall be remitted into the State budget.

Article 6.- Households and individuals assigned forestry land without forests but falling under the protection forest planning:

1. To be provided with funding by the State for forest planting and tending according to current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To enjoy 100% of products exploited from supporting trees, inter-planted trees and forest thinning’s products according to designs approved by the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services, and to ensure the forest coverage degree of over 0.6 after thinning.

4. To use no more than 20% of the forestry land area without forests for agricultural production and aquaculture.

5. To exploit timber by the mode of selective cutting with the exploitation intensity of not more than 20% when the protection forests are allowed for exploitation according to designs approved by the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services and exploitation permits granted by the latter.

The after -tax value of exploited products shall be divided according to the following proportions: households and individuals shall enjoy 90-95%, the remainder shall be remitted to the State budget.

6. In cases where households and individuals invest capital by themselves in forest planting, they shall enjoy 100% of products when forests reach exploitation ages but can annually exploit no more than 10% of the area already afforested by forest owners according to current technical processes and regulations.

Article 7.- Households and individuals assigned by the State natural forests subject to production forest planning:

1. To inter-plant agricultural and pharmaceutical plants, graze cattle and exploit other forest resources according to the regulation on management of production forests.

2. To make the fullest use of products in the course of applying silvicultural measures according to current processes and regulations.

3. To exploit forest products to meet the family needs (except for the animals and plants on the lists of precious and rare forest animals and plants prescribed by the Government and lists of animals and plants provided for in the appendix to the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - CITES). If wishing to build new houses for household separation or replacement or overhaul of their dwelling houses in communes where exist forests, the concerned households or individuals shall have to file applications with the commune People’s Committees for certification and further submission to the district Peoples Committees for consideration, approval and granting of permits for exploitation of not more than 10 m3 of log for each household. The exploitation must be subject to the commune administrations guidance and supervision. All acts of taking advantage of exploitation of housing timber for trading are strictly prohibited.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Depending on the present conditions of forests when they are assigned to households or individuals, the after-tax value of major forest products shall be divided according to the following proportions:

a/ For timber forests:

- Depleted secondary forests: Households and individuals shall enjoy 100%.

- Forests restored after milpa farming or exploitation of timber trees with the common diameter of under 20 cm: Households and individuals shall enjoy 70-80%, the rest shall be remitted into the State budget.

- Forests with average or rich reserves of more than 100 m3/ha: From the time of assignment to the time of exploitation thereof, each year households and individuals shall enjoy 2%, the rest shall be remitted into the State budget.

b/ For bamboo forests: They are allowed for exploitation according to current technical processes and regulations. After paying taxes, households and individuals shall enjoy 95% of the forest products value, the remaining 5% shall be remitted into the State budget.

Article 8.- Households and individuals assigned production forests being planted forests financed by the State budget:

1. To enjoy the benefits provided for in Clauses 1, 2 and 3, Article 7 of this Decision.

2. To exploit forests when they reach the exploitation standards and enjoy 75-85% of the forest products value after paying taxes, depending on the age-gradations of forests when they are assigned, the rest shall be remitted into the State budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To be supported by the State with capital for afforestation according to current regulations.

2. If receiving support capital from projects for afforestation, to enjoy the benefits provided for in the regulations of such projects.

3. If investing their own capital in afforestation, to have the right to decide by themselves on afforestation purposes and modes (zoning off for regeneration or planting new forests), select trees for planting and planting techniques; and have the right to decide on their own exploitation and use of forest products.

4. All products exploited from forests shall be freely circulated.

5. To use part of forestry land without forests for agricultural production or aquaculture, which, however, must not exceed 20% of the assigned land area.

Article 10.- Households and individuals leased forestry land without forests but falling under the production forest planning, for afforestation:

1. To have the right to decide by themselves on afforestation purposes and modes (zoning off for regeneration or planting new forests), select trees for planting and planting techniques; and have the right to decide by themselves on the exploitation and use of forest products.

2. If households and individuals receive support capital from projects for afforestation, they shall enjoy the benefits provided for in the regulations of such projects.

3. All products exploited from forests shall be freely circulated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Households and individuals leased special-use forest land or protection forest land by the State for dealing in scenic places, tourism, or rest and recreation under the forest canopy:

1. To use the forest habitat for eco-tourist business or rest and recreation; to build tourist service or rest and recreation establishments under forest canopy according to projects ratified by competent State agencies.

2. To strictly abide by the law provisions on management and protection of special-use forests and protection forests; all acts of causing pollution and harms to the normal growth and development of forest animals and plants are strictly prohibited.

Article 12.- Households and individuals assigned or leased forestry land by the State shall have the following obligations:

1. To manage, protect and use the assigned or leased forests and forestry land for the right purposes, within the boundaries already inscribed in the forestry land -assignment or -lease decisions issued by competent State agencies.

2. To preserve and develop the assigned or leased forests. To apply measures for forest improvement within 1 year after exploitation.

3. To fulfill all financial obligations as prescribed by law.

Chapter III

BENEFITS AND OBLIGATIONS OF HOUSEHOLDS AND INDIVIDUALS CONTRACTED BY THE STATE TO PROTECT, REGENERATION ZONE OFF AND PLANT FORESTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To receive contractual remuneration for forest planting, protection and regeneration zoning off under contracts.

2. To be given conditions by the special-use forest management boards for participation in service and tourist activities.

Article 14.- Households and individuals contracted to protect and regeneration-zone off natural forests in the headwater protection areas:

1. To receive contractual remuneration for forest protection and regeneration zoning off under contracts.

2. To harvest secondary forest products, flowers, fruits, oil, resin... in the course of protecting and zoning off forests for regeneration under the guidance of the contracting party.

3. To exploit dry necron-timber trees, fallen and broken trees, diseased trees and forest thinnings products according to the contracting party’s design approved by the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Service and exploitation permit granted by the latter. The above-mentioned forest products shall be freely circulated.

4. To exploit bamboo with the maximum intensity of 30% when forests cover over 80% of the contracted area, under the guidance and supervision of the contracting party. Households shall enjoy 80-90% of the after-tax value of forest products, and the remainder shall be paid to the contracting party.

5. To exploit timber by the mode of selective cutting with the exploitation intensity of not more than 20% when protection forests are allowed for exploitation according to the design elaborated by the contracting party and appraised by the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Service for submission to the provincial/municipal People’s Committee for approval and granting of exploitation permit. Depending on the present conditions of forests when they are contracted to households or individuals, the after-tax value of exploited timber shall be distributed as follows:

- For depleted secondary forests: Households and individuals shall enjoy 95%, the remainder shall be paid to the contracting party.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For forests with average or rich reserves of over 100m3/ha: From the time of being contracted to the time of exploitation, each year households and individuals shall enjoy 2%, the remainder shall be paid to the contracting party.

In cases where the contracted households invest their own capital in zoning off forests for regeneration, they shall enjoy 100% of the after-tax value of exploited timber.

Households and individuals shall have to make self-investment in forest improvement within 1 year after exploitation.

Article 15.- Households and individuals contracted to plant, tend and protect headwater protection forests:

1. To be provided by the State with funding for forest planting, tending and protection according to current regulations.

2. To use perennial agricultural trees as major trees to for planting in the protection forests or inter-planting with perennial native forest trees according to the forest-planting design elaborated by the contracting party and approved by the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Service.

3. To enjoy 100% of products exploited from supporting trees, inter-planted trees and forest thinning’s products, but must ensure the forest coverage degree of over 0.6 after thinning.

4. To harvest secondary forest products, flowers, fruits, oil, resin... under the contracting partys guidance.

5. To use no more than 20% of the forestry land area without forests for agricultural production and aquaculture under the contracting party’s guidance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The after-tax value of exploited products shall be divided according to the following proportions:

a/ If households and individuals receive the State’s support capital for forest planting, tending and protection, they shall enjoy 80-90%, the remainder shall be paid to the contracting party.

b/ If the contracted households and individuals invest their own capital in planting, tending and protecting forests, they shall enjoy 100% of the products value after paying taxes.

c/ The contracted households and individuals shall have to make self-investment in forest improvement within 1 year after exploitation.

Article 16.- Households and individuals contracted to plant and protect wind- or sand-shielding protection forests; sea wave-shielding and sea-encroachment protection forests, and protect the ecological environment:

1. To be provided by the State with funding for forest planting, tending and protection according to current regulations.

2. To inter-plant agricultural trees with forest trees and enjoy all products of the inter-planted trees.

3. To harvest secondary forest products, flowers, fruits, oil, resin... under the contracting party’s guidance.

4. To make the fullest use of forest products in the course of applying silvicultural measures according to current processes and regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The after-tax value of exploited products shall be divided as follows:

a/ If receiving the State’s support capital for forest planting and tending, households and individuals shall enjoy 60-70%, the remainder shall be paid to the contracting party.

b/ If investing their own capital in forest planting, tending and protection, households and individuals shall enjoy 100% of the value of products after paying taxes.

Households and individuals shall have to make self-investment in forest improvement within 1 year after exploitation.

Article 17.- Households and individuals contracted to plant, tend and protect protection forests in submerged forest areas:

1. To be provided by the State with funding for forest planting and tending according to current regulations.

2. To catch aquatic and marine products on the contracted forest land under the guidance of the contracting party; to make the fullest use of forest products in the course of applying silvicultural measures according to current technical processes and regulations.

3. To use no more than 30% of the contracted land area for aquaculture but must not cause adverse impacts on the forest trees and comply with plannings of branches and localities as well the contracting party’s guidance.

4. To selectively exploit forests when they are allowed for exploitation with the maximum intensity of 20% according to the design elaborated by the contracting party and appraised by the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Service for submission to the provincial People’s Committee for approval and granting of exploitation permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ If receiving the State’s support capital for forest planting and tending, households and individuals shall enjoy 80-90%, the remainder shall be paid to the contracting party.

b/ If investing their own capital in forest planting, tending and protection, households and individuals shall enjoy 100% of the value of products after paying taxes.

Households and individuals shall have to make self-investment in forest improvement within 1 year after exploitation.

Article 18.- Households and individuals contracted production forests being natural forests:

1. To extract to the utmost forest products in the course of applying silvicultural measures according to current technical processes and regulations; to exploit secondary forest products.

2. To inter-plant forest specialty trees, agricultural trees and graze cattle under the forest canopy, in the forest glades but must not adversely affect the forest growth.

3. When forests reach the exploitation standards, the contracting party shall agree with contracted households and individuals on exploitation according to the design approved by the provincial People’s Committee which shall grant the exploitation permit.

The after-tax value of forest products shall be divided as follows: The contracted households and individuals shall enjoy 1.5-2% for each contractual year of protecting forests, the remainder shall be paid to the contracting party.

Article 19.- Households and individuals contracted to restore natural forests being production forests by applying the method of zoning off forests for regeneration combined with additional planting:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To combine agricultural production with forestry under the forest canopy according to the contracting party’s guidance.

3. To make the fullest use of forest products in the course of applying silvicultural measures according to current technical processes and regulations.

4. To exploit forests when they reach the exploitation standards according to the design elaborated by the contracting party, and approved by the provincial People’s Committee which shall grant the exploitation permit.

The after-tax value of forest products shall be divided as follows: The contracted households and individuals shall enjoy 1.5-2% for each contractual year of zoning off forests for regeneration, the remainder shall be paid to the contracting party; if the contracted households and individuals make self-investment in zoning off forests for regeneration, they shall enjoy 2.5-3% for each contractual year of zoning off forests for regeneration.

Article 20.- Households and individuals contracted to plant, tend and protect production forests:

1. To be provided by the contracting party with funding for forest planting, tending and protection according to current regulations.

2. To inter-plant agricultural trees with forest trees in those forests without crown contacts; to combine agricultural production with forestry under the forest canopy but must not cause adverse impacts on the growth of forest trees; to enjoy all products of inter-planted trees.

3. To make the fullest use of forest products in the course of applying silvicultural measures according to current technical processes and regulations.

4. When forests reach exploitation standards, the contracted households and individuals shall reach agreement with the contracting party on the time and mode of exploitation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the contracted households and individuals invest their own capital in forest planting, tending and protection, they shall enjoy 95% of the value of exploited products after paying taxes, the rest shall be paid to the contracting party.

If the contracted households and individuals make joint investment with the contracting party, the said value shall be divided according to their corresponding capital contributions and the number of workdays converted into money.

Article 21.- Households and individuals contracted to protect, regeneration zone off and plant forests (except for special-use forests) are allowed to use part of the contracted land area not exceeding 200m2 to build houses in order to look after the contracted forests but must reach a written agreement with the contracting party and register it with the commune Peoples Committee.

Article 22.- Households and individuals contracted to protect, regeneration zone off and plant forests shall have the following obligations:

1. To use the contracted forests and forestry land for the right purposes, according to the right plan already stated in the contract.

2. To sell products turned out on the contracted land according to the contract.

3. If breaching the contract, thereby causing damage to the contracting party, to pay compensation therefor as prescribed by law.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For special-use forest management boards, protection forest- management boards and other State organizations: It shall constitute a revenue source and be used mainly for forest management, protection and development.

2. For State enterprises: It shall constitute a revenue source from forestry business activities in direct service of forest management, protection and development.

Article 24.- Organization of implementation

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the relevant ministries and branches in guiding the implementation of this Decision.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the relevant agencies and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

Article 25.- This Decision takes effect 15 days after its signing, the earlier provisions contrary to this Decision are hereby annulled.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Cong Tan

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


38.953

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.78.190
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!