Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1584/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương Người ký: Triệu Thế Hùng
Ngày ban hành: 07/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1584/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 07 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SẢN XUẤT KINH DOANH, GÓP PHẦN XÂY DỰNG HẢI DƯƠNG TRỞ THÀNH TỈNH CÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI VÀO NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Chương trình hành động số 02-CTr/TU, ngày 09/12/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Chương trình số 20-CTr/TU, ngày 19/8/2021 của Tỉnh ủy Hải Dương về đảm bảo an sinh xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 15/4/2022 của Tỉnh ủy Hải Dương về Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1695/TTr-SLĐTBXH ngày 18/5/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ LĐTB&XH; (để báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (để báo cáo)
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- TT CNTT-VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KG-VX, Lai

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Triệu Thế Hùng

 

DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2030 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN TRẠNG VÀ CÁC DOANH NGHIỆP THEO QUY HOẠCH CÁC KCN, CCN
(Kèm theo Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 07/6/2022 của UBND tỉnh Hải Dương)

Biểu 1A: Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp hiện trạng chia theo trình độ (người)

Trình độ

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2021- 2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng số

79,392

80,131

81,000

81,000

81,000

402,523

410,000

+ Đại học và trên đại học

2,266

2,228

2,300

2,300

2,300

11,394

12,000

+ Cao đẳng

2,087

1,962

2,000

2,000

2,000

10,049

11,000

+ Trung cấp

2,577

2,004

2,100

2,100

2,100

10,881

12,000

+ Sơ cấp

3,870

3,710

3,800

3,800

3,800

18,980

20,000

+ Lao động phổ thông

68,592

70,227

70,800

70,800

70,800

351,219

355,000

Biểu 1B: Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp theo quy hoạch KCN, CCN chia theo trình độ (người)

Trình độ

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2021- 2025

Giai đoạn 2026- 2030

Tổng số

8,325

13,479

14,081

21,753

28,659

86,297

174,846

+ Đại học và trên đại học

238

375

381

573

749

2,316

6,341

+ Cao đẳng

219

330

319

465

588

1,921

3,878

+ Trung cấp

270

337

321

502

696

2,126

11,071

+ Sơ cấp

406

624

700

1,276

2,052

5,058

21,574

+ Lao động phổ thông

7,192

11,813

12,360

18,937

24,574

74,876

131,982

DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2030 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN TRẠNG VÀ CÁC DOANH NGHIỆP THEO QUY HOẠCH CÁC KCN, CCN
(Kèm theo Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 07/6/2022 của UBND tỉnh Hải Dương)

Biểu 2A: Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp hiện trạng chia theo địa bàn (người)

Huyện, TX, TP

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2021- 2025

Giai đoạn 2026-2030

Tp Hải Dương

31,157

30,239

30,300

30,300

30,300

152,296

153,000

Tp Chí Linh

2,296

2,386

2,400

2,400

2,400

11,882

13,000

TX Kinh Môn

2,265

6,365

6,500

6,500

6,500

28,130

29,000

Huyện Bình Giang

1,944

1,942

2,000

2,000

2,000

9,886

10,000

Huyện Cẩm Giàng

16,585

16,948

17,000

17,000

17,000

84,533

86,000

Huyện Thanh Hà

4,383

4,411

4,500

4,500

4,500

22,294

23,000

Huyện Tứ Kỳ

3,047

3,072

3,200

3,200

3,200

15,719

16,000

Huyện Gia Lộc

1,295

1,534

1,600

1,600

1,600

7,629

8,000

Huyện Thanh Miện

7,002

6,103

6,200

6,200

6,200

31,705

32,000

Huyện Ninh Giang

1,566

1,874

1,900

1,900

1,900

9,140

10,000

Huyện Nam Sách

1,926

1,926

2,000

2,000

2,000

9,852

10,000

Huyện Kim Thành

5,926

3,331

3,400

3,400

3,400

19,457

20,000

Tổng cộng

79,392

80,131

81,000

81,000

81,000

402,523

410,000

Biểu 2B: Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp theo quy hoạch các KCN, CCN chia theo địa bàn (người)

Huyện, TX, TP

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2021- 2025

Giai đoạn 2026- 2030

Tp Hải Dương

3,266

5,086

3,444

4,074

4,423

20,293

31,907

Tp Chí Linh

241

401

472

856

1,334

3,304

7,279

TX Kinh Môn

238

1,071

1,474

2,307

2,180

7,270

13,533

Huyện Bình Giang

204

327

372

665

1,040

2,608

5,679

Huyện Cẩm Giàng

1,739

2,851

2,721

4,035

5,617

16,963

27,845

Huyện Thanh Hà

460

742

796

1,298

1,850

5,146

11,333

Huyện Tứ Kỳ

320

517

582

1,032

1,630

4,081

9,362

Huyện Gia Lộc

136

258

378

857

1,641

3,270

13,113

Huyện Thanh Miện

734

1,027

903

1,133

1,148

4,945

13,149

Huyện Ninh Giang

164

315

381

668

985

2,513

5,550

Huyện Nam Sách

202

324

1,320

3,293

4,648

9,787

20,427

Huyện Kim Thành

621

560

1,238

1,535

2,163

6,117

15,669

Tổng cộng

8,325

13,479

14,081

21,753

28,659

86,297

174,846

DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2030 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN TRẠNG VÀ CÁC DOANH NGHIỆP THEO QUY HOẠCH CÁC KCN, CCN
(Kèm theo Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 07/6/2022 của UBND tỉnh Hải Dương)

Biểu 3: Dự báo lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (người)

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2030

Tổng cộng

1,023,542

1,049,963

1,057,637

1,061,651

1,064,335

1,085,804

Đại học và trên đại học

108,386

119,625

127,656

135,244

142,734

177,252

Cao đẳng

47,565

50,352

52,712

55,089

57,565

70,466

Trung cấp

53,517

56,617

59,993

64,375

69,904

111,052

Sơ cấp

58,474

65,307

70,851

76,305

81,663

109,158

Lao động phổ thông

755,600

758,062

746,425

730,638

712,469

617,876

Biểu 4: Dự báo lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo địa bàn (người)

Huyện, TX, TP

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2030

Tổng cộng

1,023,542

1,049,963

1,057,637

1,061,651

1,064,335

1,085,803

Tp Hải Dương

129,407

132,819

133,862

134,489

134,950

141,107

Tp Chí Linh

85,334

87,557

88,217

88,587

88,844

91,604

Huyện Nam Sách

72,072

73,922

74,453

74,719

74,892

75,938

TX Kinh Môn

101,311

103,905

104,643

105,004

105,234

106,336

Huyện Kim Thành

76,673

78,644

79,211

79,498

79,685

80,905

Huyện Thanh Hà

85,411

87,594

88,212

88,510

88,696

89,423

Huyện Cẩm Giàng

79,863

81,924

82,523

82,837

83,047

84,736

Huyện Bình Giang

66,344

68,052

68,544

68,796

68,962

70,125

Huyện Gia Lộc

74,167

76,075

76,625

76,905

77,089

78,343

Huyện Tứ Kỳ

98,208

100,727

101,446

101,803

102,032

103,283

Huyện Ninh Giang

78,918

80,956

81,549

81,860

82,068

83,761

Huyện Thanh Miện

75,834

77,788

78,352

78,643

78,836

80,242

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SẢN XUẤT KINH DOANH, GÓP PHẦN XÂY DỰNG HẢI DƯƠNG TRỞ THÀNH TỈNH CÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI VÀO NĂM 2030

PHẦN I:

CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất, cơ cấu lao động, quy mô nền kinh tế gắn với thị trường theo hướng toàn cầu hóa. Để phù hợp với xu thế phát triển, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý; các quốc gia đều hết sức coi trọng chất lượng nguồn nhân lực của nước mình, là điều kiện quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Trong công cụộc đổi mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra một trong ba khâu đột phá chiến lược là “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Những năm qua, tỉnh Hải Dương đã ban hành đề án, cùng với cơ chế, chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo, thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của Tỉnh mà còn cho các tỉnh lân cận và cả nước. Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục được xác định là khâu đột phá trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh thời gian qua còn bộc lộ một số bất cập như: thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu lao động có kỹ năng nghề, chất lượng đào tạo đại học, sau đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội,... Nhất là nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, với quan điểm xuyên suốt bao trùm “Tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo để phát triển bứt phá, bền vững, nâng tầm vị thế Hải Dương” thì nguồn nhân lực sẽ là nền tảng quan trọng để phát triển bền vững, tăng lợi thế cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc xây dựng “Đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030” là cần thiết.

2. Căn cứ xây dựng Đề án

- Bộ luật Lao động năm 2019;

- Luật Việc làm ngày 16/11/2013;

- Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;

- Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;

- Luật Giáo dục đại học ngày 18/6/2012;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19/11/2018;

- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.

- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

- Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

- Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới;

- Quyết định số 46/2015/QĐ-TTG ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

- Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030;

- Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình "Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư";

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Chương trình hành động số 02-CTr/TU, ngày 09/12/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Chương trình số 20-CTr/TU, ngày 19/8/2021 của Tỉnh ủy Hải Dương về đảm bảo an sinh xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025;

- Chương trình Hành động số 22-CTr/TU, ngày 19/8/2021 của Tỉnh ủy Hải Dương về “Phát huy giá trị văn hóa Xứ Đông và xây dựng con người Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 15/4/2022 của Tỉnh ủy Hải Dương về Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII.

3. Cơ sở lý luận

- Khái niệm về Nguồn nhân lực:

Theo Liên Hiệp Quốc, “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.

Theo tổ chức lao động quốc tế thì “Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”.

Nhìn chung, khi nói đến nguồn nhân lực là nói đến con người với toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng,... của mình, có thể tham gia vào quá trình lao động xã hội.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao:

Theo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận ưu tú nhất của nguồn nhân lực đất nước, bao gồm những người tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống; có trình độ học vấn, chuyên môn cao; có sức khỏe tốt (theo độ tuổi); luôn đi đầu trong lao động, sáng tạo khoa học, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là những “cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn”...

4. Phạm vi, đối tượng

4.1. Phạm vi: Đánh giá thực trạng và dự báo nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời xác định nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, đề xuất phương hướng, giải pháp của tỉnh để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

4.2. Đối tượng: Chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân người lao động trong các doanh nghiệp.

PHẦN II

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh

1.1. Khái quát chung về dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh

Năm 2020, dân số trung bình tỉnh Hải Dương là 1.916.774 người. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh là 1.015.046 người, trong đó lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế là 999.606 người.

Cùng với cả nước, tỉnh Hải Dương vẫn ở thời kỳ “dân số vàng”, khi số người trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) cao gấp đôi số người phụ thuộc (dưới 15 và từ 65 tuổi trở lên); cụ thể, trẻ em dưới 15 tuổi là 474.170/ 1.916.774 người (chiếm 24,73%), người cao tuổi trên 65 tuổi là 205.052/ 1.916.774 người (chiếm 10,69%); dân số trong độ tuổi từ 15-64 tuổi 1.237.552/ 1.916.774 người (chiếm 64,58%). Đồng thời, dân số của tỉnh cũng đang trong giai đoạn “già hóa” khi tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm trên 7%; và chính thức bước bước vào giai đoạn “dân số già” khi tỷ lệ này đạt 14%. Như vậy, thời kỳ “dân số vàng” diễn ra song song với giai đoạn “già hóa” dân số.

Đối với cả nước, vào năm 2036, ngay khi “cơ cấu dân số vàng” gần kết thúc cũng là khi chúng ta bước vào giai đoạn “dân số già”; riêng với tỉnh Hải Dương, thời điểm này sẽ đến sớm hơn từ 5-7 năm.

Vì vậy, giai đoạn 2021-2030 chính là cơ hội để tỉnh Hải Dương có được nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ hội này chỉ đến một lần và không thể kéo dài, bởi ngay sau đó chúng ta sẽ bước vào thời kỳ dân số già với nhiều thách thức khi lực lượng lao động trẻ sụt giảm, lao động trung tuổi (trên 50 tuổi) tăng cao không phù hợp với hoạt động sản xuất công nghiệp đòi hỏi cường độ lao động cao.

1.2. Chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh

- Quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực: Lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế có sự tăng giảm qua các năm; Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng, giảm hàng năm bình quân khoảng 0,2%. So với đầu giai đoạn tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 1,96% năm 2016 xuống còn 1,7% năm 2020, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 3,34% năm 2016 xuống còn 1,8% năm 2020.

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản từ 32,7% năm 2016 xuống còn 22,8% năm 2020, tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng từ 38,9% năm 2016 lên 46,8% năm 2020 và lĩnh vực dịch vụ tăng từ 28,3% năm 2016 lên 30,4% năm 2020.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp THCS và THPT hàng năm tương đối cao trên 98%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ tăng đều qua các năm. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ đạt 24,8% cao hơn so với toàn quốc (24,1%).

2. Thực trạng về công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh; giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp

2.1. Công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông

Thực hiện Kế hoạch số 2410/KH-UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Từ năm 2018 đến năm 2020, tỷ lệ học sinh được phân luồng sau THCS của tỉnh chỉ trên dưới 10% không đạt mục tiêu đề ra (30%).

2.2. Công tác giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp của tỉnh

- Về mạng lưới: Trên địa bàn tỉnh có 04 trường Đại học, trong đó có 03 trường do Trung ương quản lý và 01 trường trực thuộc UBND tỉnh. Có 38 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 09 trường cao đẳng, 04 trường trung cấp, 19 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 04 trung tâm và 02 doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong đó trung ương quản lý 06 cơ sở, địa phương quản lý 32 cơ sở. Trong 38 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 26 cơ sở được phép tuyển sinh, đào tạo do đã đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên:

Tính đến thời điểm hiện tại, các trường đại học có 1.119 cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên (gồm 868 giảng viên và 251 cán bộ quản lý). Số lượng giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ chiếm 66,4%; số giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ chiếm 18,2%.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 2.192 cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (gồm 296 cán bộ quản lý và 1.896 nhà giáo). Trong đó, số nhà giáo có trình độ trên đại học là 493 người, trình độ đại học là 908 người, cao đẳng là 243 người, trình độ trung cấp và khác là 252 người.

Đội ngũ giáo viên, giảng viên của các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơ bản đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo: Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơ bản đảm bảo được yêu cầu đối với việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo hiện nay.

- Về quy hoạch ngành, nghề trong đào tạo:

+ Cơ sở giáo dục đại học: Việc lựa chọn các ngành, nghề đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua luôn ở tình trạng chồng chéo, không phát huy được thế mạnh đặc thù của từng trường.

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 09 trường được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn thực hiện đầu tư 36 ngành, nghề trọng điểm gồm 19 nghề cấp độ quốc gia, 10 nghề cấp độ khu vực Asean và 07 nghề cấp quốc tế.

- Về đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp

Việc gắn kết giữa các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo còn hạn chế. Các trường cơ bản đã và đang thực hiện đào tạo những gì có, chưa chủ động kết nối với các doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu lao động và đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp và giải quyết việc làm:

+ Giai đoạn 2016 -2020, các trường đại học tuyển sinh được 11.081 người. Tuy nhiên, công tác tuyển sinh của các trường gặp rất nhiều khó khăn, cơ bản các trường không đạt được chỉ tiêu tuyển sinh đề ra, đặc biệt là trường Đại học Hải Dương (từ năm 2017 đến năm 2020, chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 900 sinh viên/năm, song kết quả thực tuyển chỉ đạt từ 21,7% đến 34,2%).

+ Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh được 182.712 người, cao đẳng 11.274 người, trung cấp 18.164 người, sơ cấp 72.986 người và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng 80.288 người. Trong đó: các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh quản lý tuyển sinh được 144.711 người (chiếm 79,2% kết quả tuyển sinh của toàn tỉnh).

+ Tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định khoảng từ 70% đến trên 90% tùy theo từng ngành nghề và trình độ đào tạo, có những nghề tỷ lệ có việc làm đạt 100%.

- Về hoạt động của Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện: Thực hiện Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV, ngày 19/10/2015 tỉnh Hải Dương đã sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp công lập thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. Tổng số biên chế được giao là 367 người, số biên chế hiện có là 338 người, số biên chế còn thiếu 31 người. Từ khi sáp nhập đến nay, các trung tâm GDNN - GDTX mới chỉ làm tốt vai trò của đơn vị giáo dục thường xuyên, đối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp còn nhiều hạn chế.

3. Thực trạng công tác sử dụng lao động trong doanh nghiệp

3.1. Lao động trong doanh nghiệp

a) Tình hình chung về doanh nghiệp

Tính đến ngày 31/12/2020, toàn tỉnh có 9.179 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có 14 doanh nghiệp nhà nước, 8.780 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 385 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Trong đó, doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động là 6.213 doanh nghiệp; từ 10 - dưới 50 người là 2.174 doanh nghiệp; từ 50 - dưới 200 người là 523 doanh nghiệp; Từ 200 người trở lên là 269 doanh nghiệp.

Đối với lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ của tỉnh hiện có 02 doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao là Công ty TNHH công nghiệp Brother Việt Nam và Công ty TNHH Huyndai Kefico Việt Nam; khoảng 154 cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ, gồm 45 cơ sở sản xuất lĩnh vực cơ khí chế tạo, 55 cơ sở sản xuất lĩnh vực điện - điện tử; 40 cơ sở sản xuất lĩnh vực dệt may - da giày và khoảng 14 cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ khác.

b) Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp

Tính đến ngày 31/12/2020, tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 355.533 lao động. Trong đó:

- Chia theo vị thế việc làm: Nhà lãnh đạo là: 8.497 người; nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao/bậc trung: 14.308 người; nhân viên văn phòng, dịch vụ bán hàng: 21.474 người, lao động có kỹ năng: 38.462 người, lao động giản đơn: 272.792 người.

- Chia theo trình độ chuyên môn: Số người có trình độ đại học và trên đại học: 35.080 người, cao đẳng: 18.658 người, trung cấp: 19.964 người, sơ cấp: 22.761 người, lao động phổ thông và đào tạo dưới 3 tháng: 259.070 người.

- Chia theo địa phương: Lao động là người trong tỉnh: 300.610 người; lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến: 54.923 người.

Lực lượng lao động chính trong các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông, không có nhiều chuyên gia, lao động kỹ thuật cao và tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Hải Dương, huyện Cẩm Giàng. Các ngành nghề sản xuất chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay vẫn chủ yếu là ngành nghề dệt, may, da giầy, điện tử thu hút số lượng lao động lớn, trong đó lao động nữ chiếm 55%.

Lực lượng lao động trong độ tuổi trên địa bàn tỉnh Hải Dương không đáp ứng đủ số lượng theo nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, một số lượng lao động trong độ tuổi lao động của tỉnh đi làm việc ở tỉnh ngoài, trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất may mặc, điện tử, giầy da trên địa bàn tỉnh có nhu cầu sử dụng số lượng lớn lao động, nhất là lao động nữ, vì vậy hiện nay các doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động của các tỉnh lân cận như: Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh… và một số tỉnh miền núi như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu… Số lượng lao động tỉnh ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Hải Dương tương đối lớn (chiếm 15,44%).

3.2. Thực trạng sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp

Hiện nay, tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ phê duyệt danh mục Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) đến năm 2020 gồm 18 KCN với tổng diện tích 3.517 ha. Đến nay, có 11 KCN đã được thành lập, đang hoạt động và hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.732 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN đạt gần 83% trên diện tích đất công nghiệp được bàn giao.

Đến 31/12/2020, có 213 doanh nghiệp trong KCN hoạt động sử dụng 103.653 lao động (chiếm 29,25% tổng số lao động lao động làm việc trong các doanh nghiệp toàn tỉnh). Lực lượng lao động trong các KCN chủ yếu là lao động trẻ, số lao động do doanh nghiệp tự đào tạo chiếm 64%; số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 15%.

3.3. Thực trạng sử dụng lao động của các doanh nghiệp ngoài Khu công nghiệp

Tính đến ngày 31/12/2020, toàn tỉnh có 8.966 doanh nghiệp ở ngoài khu công nghiệp, sử dụng 251.880 lao động. Số lao động ngoại tỉnh làm việc ngoài khu công nghiệp khoảng 29.933/ 251.880 lao động (chiếm 11,88%).

3.4. Thực trạng lao động ngoại tỉnh làm việc tại Hải Dương

Toàn tỉnh có 54.923/355.533 là lao động ngoài tỉnh (chiếm 15,44% tổng số lao động). Hiện nay có 30 doanh nghiệp xây dựng được khu nhà ở cho người lao động hoặc bố trí chỗ ở cho người lao động. Bên cạnh đó có một số doanh nghiệp xây dựng nhà trẻ cho con người lao động trong độ tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của lao động ngoại tỉnh.

3.5. Thực trạng việc xây dựng nhà ở cho người lao động

Hiện nay, toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích là 3.517ha, trong đó 12 khu công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật (tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt khoảng 83% diện tích đất công nghiệp đã được bàn giao); hiện có khoảng 108.000 người lao động đang làm việc trong khu công nghiệp, trong đó có khoảng 31.000 người lao động có nhu cầu về nhà ở. Tuy vậy, hiện tại công nhân làm việc tại các khu công nghiệp có nhu cầu về nhà ở chủ yếu là đi thuê nhà do người dân xây dựng. Bên cạnh khó khăn về nhà ở, đời sống tinh thần của công nhân còn hết sức nghèo nàn, nhiều công nhân không có điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao. Một số khu ở trọ không đảm bảo an ninh trật tự, dễ phát sinh tệ nạn xã hội. Do vậy, việc xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ là hết sức cấp thiết.

Trong 12 khu công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật có 05 khu được phê duyệt quy hoạch khu nhà ở cho công nhân. Trong đó, có 03 khu đã được giao đất, xây dựng hoàn thiện hạ tầng, 02 khu đã xây dựng khu chung cư. Đến thời điểm này, trên địa bàn của Tỉnh đã xây dựng được 37.272 m2 sàn, đáp ứng nhu cầu cho 4.200 công nhân.

4. Các cơ chế, chính sách thu hút tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực

Giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành nhiều chính sách thu hút lao động và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Cụ thể:

4.1. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực đối với lao động trên địa bàn tỉnh trong đó có các chính sách của trung ương, của địa phương

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng: Giai đoạn 2016 - 2020, có 18.157 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, với tổng số tiền là 21,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và ngân sách tỉnh.

- Chính sách hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm năm 2013 và Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Giai đoạn 2016 - 2020, có 1.169 người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề với tổng số tiền 4.914.000.000 đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định của Luật Việc làm năm 2013: Tính đến thời điểm hiện nay chưa có doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tính đến thời điểm hiện nay chưa có doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ

- Chính sách miễn học phí đối với người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ: Giai đoạn 2016 - 2020, 4.575 học sinh được miễn học phí với số tiền 17,3 tỷ đồng.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an theo quy định tại Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Năm 2019, 2020, trường Cao đẳng nghề số 20 - Bộ quốc phòng liên kết đặt địa điểm đào tạo tại Trung tâm DVVL thanh niên thực hiện hỗ trợ đào tạo cho 1.184 người với tổng số tiền 10,2 tỷ đồng.

4.2. Cơ chế, chính sách thu hút tuyển dụng lao động

- Chính sách cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho các đối tượng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (cơ sở sản xuất, kinh doanh); Người lao động: Giai đoạn 2016-2020, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho vay số tiền 125.576 triệu đồng để tạo việc làm cho 3.289 người lao động.

- Tổ chức các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, các sàn giao dịch việc làm định kỳ, lưu động, online …(không thu phí đối với doanh nghiệp, người lao động) và liên kết với một số tỉnh thành phía bắc để giới thiệu các vị trí, công việc mà doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhu cầu tuyển dụng lao động: Giai đoạn 2016-2020 tổ chức 353 phiên giao dịch việc làm thu hút sự tham gia của 6.613 doanh nghiệp với 59.376 người lao động, trong đó có 21.108 người lao động tìm được việc làm.

4.3. Chính sách thu hút đầu tư vào giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp

Nhằm đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, Tỉnh đã thu hút 10 dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Gồm 01 trường đại học, 01 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp, 05 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có 06 cơ sở đang hoạt động có hiệu quả. Có 04 trường trung cấp, trung tâm chưa hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

4.4. Chính sách thu hút đầu tư vào nhà ở xã hội

- Việc bố trí Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội được quy định tại Điều 6 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, được sửa đổi tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/04/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

- Cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư nhà ở xã hội được quy định tại Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP.

4.5. Chính sách thu hút các nhà khoa học, tài năng trẻ

Từ năm 2005 đến nay Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành các chính sách về đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đã có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp các trường đại học đạt loại giỏi, xuất sắc được nhận về công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tỉnh không phải qua thi tuyển. Hàng trăm cán bộ khoa học và công nghệ là công chức, viên chức của tỉnh được cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở trong và ngoài nước từ kinh phí ngân sách Nhà nước.

5. Đánh giá chung

5.1. Ưu điểm

- Trong giai đoạn 2016 - 2020 được sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc tích cực của các sở, ban, ngành đoàn thể, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh, chất lượng nguồn nhân lực có sự phát triển nhanh chóng về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng; cơ cấu lao động thay đổi theo hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

- Dân số của tỉnh Hải Dương còn trong giai đoạn “dân số vàng”. Bên cạnh đó việc thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư FDI góp phần tạo lực hút lớn đối với lao động nhập cư từ các địa phương khác. Mặt khác nguồn nhân lực có cơ cấu trẻ rất cao. Đây là lợi thế lớn cho tỉnh Hải Dương trong quá trình thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đã có những chuyển biến tích cực: Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp đã triển khai chương trình, đào tạo theo "chuẩn đầu ra”, tích cực đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn, lấy người học làm trung tâm; triển khai mô hình đào tạo nghề nghiệp gắn với các doanh nghiệp; đa dạng hóa các loại hình đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định tương đối cao, khoảng từ 70% đến trên 90% tùy theo từng ngành nghề và trình độ đào tạo.

- Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương 5 năm qua không ngừng được nâng lên. Tỷ lệ nguồn nhân lực hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp THCS, THPT rất cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ tăng từ 19,1% năm 2016 lên 24,8% năm 2020, cao hơn của toàn quốc (24,1%). Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,7%.

- Sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực và cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành nhiều chính sách thu hút lao động và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

5.2. Tồn tại, hạn chế

- Chưa thực hiện quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó việc đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện bài bản, nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, sự phát triển của các trường còn manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo hiện đại cũng như nhu cầu học tập của nhân dân địa phương. Các ngành, nghề được đào tạo tại các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh còn dàn trải, chồng chéo do thiếu quy hoạch.

- Mặc dù nhiều năm qua, công tác phân luồng học sinh sau THCS luôn được Chính quyền tỉnh quan tâm, nhưng mục tiêu tăng tỷ lệ học sinh sau THCS đi học nghề đến nay vẫn rất hạn chế (Từ năm 2018 - 2020, tỷ lệ học sinh được phân luồng sau THCS của tỉnh chỉ trên dưới 10%).

- Công tác đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cụộc phát triển kinh tế, xã hội. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới chủ yếu đào tạo theo nguồn “cung” có sẵn, chưa đào tạo theo “cầu” của thị trường lao động. Quy mô đào tạo đại học của tỉnh còn nhỏ bé so với yêu cầu của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chất lượng đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp của tỉnh chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặt ra trong giai đoạn. Hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp chưa nhiều, chưa tạo sự lan tỏa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Thực tế trên khiến cho các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh không tạo được sức hút đối với người học.

- Cơ sở vật chất của các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh xuống cấp, trang thiết bị thiếu, không đáp ứng được những yêu cầu mới trong đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn hiện nay. Các trường cao đẳng, trung cấp thuộc tỉnh quản lý chưa có ký túc xá dẫn đến tâm lý phụ huynh học sinh không muốn cho con em mình đi học xa nhà (chủ yếu là học sinh tốt nghiệp THCS học trình độ trung cấp) khi không có người quản lý; trường cao đẳng Hải Dương và trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch chưa được quan tâm hỗ trợ đầu tư để đào tạo ngành, nghề trọng điểm.

- Các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện sau sáp nhập chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ về giáo dục thường xuyên. Hoạt động giáo dục nghề nghiệp còn nhiều hạn chế, chủ yếu chỉ là liên kết với các trường cao đẳng, trung cấp để đào tạo cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS học trình độ trung cấp. Các trung tâm GDNN - GDTX chưa được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, đặc biệt là các trung tâm GDNN-GDTX được thành lập do đổi tên từ trung tâm GDTX; một số trung tâm GDNN - GDTX vẫn chưa được bố trí hoặc bố trí không đủ số lượng cán bộ quản lý và giáo viên giáo dục nghề nghiệp; chất lượng và năng lực thực tế của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tại các trung tâm GDNN - GDTX còn nhiều hạn chế.

- Nguồn nhân lực nói chung, nhân lực làm việc trong doanh nghiệp nói riêng chủ yếu là lao động phổ thông và lao động giản đơn, chiếm 75,2%. Lực lượng lao động chất lượng cao còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu lao động của các ngành sản xuất. Chất lượng và kỹ năng của nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Một bộ phận lao động còn thiếu kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin, tác phong làm việc công nghiệp, ý thức kỷ luật chưa cao.

- Lực lượng lao động trong độ tuổi trên địa bàn tỉnh Hải Dương không đáp ứng số lượng theo nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động của các tỉnh lân cận như: Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh… và một số tỉnh miền núi như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu…

- Việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao cho người lao động tại các cụm, khu công nghiệp còn hạn chế. Các hoạt động như giao lưu văn nghệ, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim..chưa được quan tâm tổ chức thường xuyên dẫn đến đời sống tinh thần của đa số người lao động rất nghèo nàn, chủ yếu lao động sản xuất là chính, không có các hoạt động thư giãn, giải trí bằng các loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần.

5.3. Nguyên nhân

- Theo quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam xây dựng để phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ chưa phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, vì vậy chưa có căn cứ để xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hải Dương.

- Một bộ phận xã hội vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn còn nặng nề nên khó khăn cho công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT và công tác tuyển sinh trong giáo dục nghề nghiệp.

- Chưa tạo được cơ chế phối hợp chặt chẽ ba bên trong công tác giáo dục nghề nghiệp giữa: nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp; chưa ban hành quy định những ngành, nghề bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng lao qua đào tạo, bên cạnh đó chưa có nhiều chính sách để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo. Các doanh nghiệp có xu hướng tự thực hiện đào tạo nghề nghiệp cho lao động hơn là hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Nguồn ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Ngân sách nhà nước đầu tư cho GDNN những năm gần đây tuy có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tương xứng với mục tiêu nhiệm vụ đề ra (chủ yếu là ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất để đào tạo nghề trọng điểm cho trường Cao đẳng nghề Hải Dương và trường Cao đẳng Y tế Hải Dương); chưa huy động được nguồn xã hội hóa hỗ trợ cho giáo dục nghề nghiệp.

- Do cơ chế quản lý còn chồng chéo đối với các trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện. Trong đó, cơ chế hoạt động chưa có sự thống nhất, đối với khối Giáo dục nghề nghiệp hoạt động theo năm tài chính còn khối giáo dục thường xuyên hoạt động theo năm học nên công tác quản lý, đánh giá, công tác thi đua, khen thưởng, xếp loại hằng năm còn gặp khó khăn.

- Công tác quản lý và kiểm soát chất lượng giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế; việc tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề chưa được triển khai rộng rãi. Chưa có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động.

- Cơ chế chính sách thu hút nhân tài của tỉnh chưa đủ mạnh, chưa hấp dẫn để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản về làm việc tại tỉnh.

5.4. Bài học kinh nghiệm

- Phát triển nguồn nhân lực phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động; việc đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng thực tiễn đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời bám sát vào Quy hoạch của tỉnh trong giai đoạn mới để xác định đúng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình thực hiện.

- Trong công tác đào tạo, phân luồng học sinh, số lượng là cần thiết, xong phải coi trọng chất lượng đào tạo, cơ cấu, ngành nghề phù hợp, cân đối giữa các ngành, lĩnh vực. Quá trình phát triển nguồn nhân lực phải đặc biệt giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, giữa đào tạo gắn với giải quyết việc làm bền vững.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực, tăng cường xã hội hóa trong phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước; bám sát và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị cùng tham gia.

PHẦN III

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Đánh giá cơ hội, thách thức về nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

1.1. Các cơ hội phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương nằm trong Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong không gian phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trở thành xu thế chung của tất cả các quốc gia để phát triển, mặt khác cuộc Cách mạng công nghiệp số đang diễn ra mạnh mẽ, tạo ra những bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất xã hội; trong đó, khoa học - công nghệ, tri thức trở thành nguồn lực và động lực quan trọng nhất đối với sự phát triển.

Cơ hội phát triển nguồn nhân lực số: Phát triển kinh tế-xã hội là nền tảng quan trọng giúp Hải Dương có thể rút ngắn khoảng cách phát triển và nắm bắt được những cơ hội từ bên ngoài để tạo sức bật, đặc biệt là tận dụng cuộc Cách mạng chuyển đổi số để phát triển nguồn nhân lực số của Tỉnh.

Cơ hội thu hút nguồn nhân lực thông qua hội nhập: Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại với Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là một cơ hội rất lớn giúp Hải Dương có thể vươn xa hơn trong quan hệ với các đối tác quốc tế. Với lợi thế cơ cấu lao động trẻ và nguồn lao động dồi dào, Tỉnh đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư lớn trong nước với các dự án quy mô lớn.

Cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua liên kết, hợp tác: Việc đẩy mạnh liên kết vùng và hợp tác trong nước và quốc tế để phát triển nguồn nhân lực thông qua ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa Tỉnh với các trường đại học hàng đầu Việt Nam, các trường đại học quốc tế và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác. Đây là cơ hội tốt để Tỉnh có thể tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

1.2. Các thách thức

Thứ nhất: Giải quyết mâu thuẫn giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ: Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết về cơ cấu lại nền kinh tế, lấy các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao dựa vào lợi thế các di sản, các ngành sản xuất giàu hàm lượng tri thức, khoa học và tính kết nối thông minh làm trụ cột trong phát triển.

Thứ hai: Nguồn lực bị hạn chế: Dù là một tỉnh đảm bảo về tự chi cân đối ngân sách, nhưng Hải Dương vẫn còn rất thiếu nguồn lực kinh tế để đầu tư cho những hạng mục, công trình quy mô lớn và trọng điểm tạo sự phát triển bứt phá.

Thứ ba: Tình hình dịch bệnh và cạnh tranh quốc tế có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng; Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến quy mô dòng vốn FDI có xu hướng giảm. Bên cạnh đó cũng tác động đến doanh nghiệp làm thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh hoặc phát triển những ngành, nghề mới. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nguồn nhân trong doanh nghiệp thay đổi dẫn đến công tác dự báo về nhu cầu đào tạo, tuyển dụng gặp khó khăn.

Thứ tư: Hiện nay các tỉnh, thành phố đều tập trung phát triển nguồn nhân lực để thu hút các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài với hàm lượng khoa học công nghệ cao. Do vậy tỉnh, thành phố nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu thay đổi của công nghệ thì tỉnh, thành phố đó sẽ có lợi thế trong thu hút đầu tư. Đây cũng là một trong những thách thức lớn đối với tỉnh.

2. Dự báo về nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030

2.1. Dự báo nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 chỉ rõ cơ cấu kinh tế đến 2025: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 8,0%, công nghiệp - xây dựng 61,5%, dịch vụ 30,5%; đến năm 2030 là: 6,0% - 63,8% - 30,2%. Cơ cấu lao động tương ứng trong từng lĩnh vực đến năm 2025: 19% - 50,5% - 30,5%; năm 2030: 14,5% - 53,0% - 32,5%.

Giai đoạn 2021 - 2030, dự kiến tỉnh có 24 khu công nghiệp và 85 cụm công nghiệp hoạt động. Cùng với việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp trong thời gian tới sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư, lực lượng lao động lớn vào làm việc trong khu công nghiệp; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, cơ hội lựa chọn việc làm tốt, có thu nhập cao cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH.

Hiện nay tỉnh Hải Dương đang có chủ trương quy hoạch và thành lập vùng công nghiệp động lực chuyên biệt tại huyện Bình Giang và Thanh Miện.

Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thì làn sóng đầu tư trực tiếp (FDI) từ các quốc gia phát triển và tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng được dự báo sẽ gia tăng.

Theo dự báo trên, trong thời gian tới, nền kinh tế Hải Dương sẽ phát triển theo xu hướng mở rộng, phát triển nhanh hơn ở nhiều ngành lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nhất là phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung với số lượng tăng. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp tiếp tục tăng nhanh, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động và nhu cầu đô thị hóa trên địa bàn tỉnh sẽ tăng lên nhanh chóng. Tỷ trọng lao động trong một số ngành sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ hỗ trợ, logistics, điện tử, cơ khí… tiếp tục gia tăng. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp đang hoạt động hàng năm khoảng 80.000 người, trong đó: đại học và trên đại học 2.200 người, cao đẳng 2.000 người, trung cấp 2.300 người, sơ cấp 3.800 người, lao động phổ thông 69.700 người.

Đến 2025, diện tích đất cho thuê các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp ước đạt 2.415 ha (tăng thêm 733 ha so với năm 2021). Nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là 291.300 người; tăng thêm khoảng 86.297 người. Trong đó, đại học và trên đại học 2.316 người, cao đẳng 1.921 người, trung cấp 2.126 người, sơ cấp 5.058 người, lao động phổ thông 74.876 người.

Đến năm 2030, diện tích đất cho thuê ước đạt 4.241 ha (tăng thêm 1.825 ha so với năm 2025). Nhu cầu lao động cho các khu, cụm công nghiệp là 466.100 người; tăng thêm 174.846 người so với năm 2025. Trong đó, đại học và trên đại học 6.341 người, cao đẳng 3.878 người, trung cấp 11.071 người, sơ cấp 21.574 người, lao động phổ thông 131.982 người

2.2. Dự báo khả năng cung cấp nhân lực của tỉnh

Theo dự báo, quy mô dân số của tỉnh Hải Dương tiếp tục tăng, vượt 2 triệu người vào năm 2029. Cơ cấu “dân số vàng” của Việt Nam dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2039; đối với tỉnh Hải Dương, thời kỳ “dân số vàng” có thể sẽ kết thúc sớm hơn 10-15 năm so với cả nước. Tuy nhiên, tỉnh Hải Dương vẫn sẽ tiếp tục tận dụng được thời kỳ “dân số vàng” của cả nước nhờ thu hút được lao động dịch chuyển từ các địa phương.

Lực lượng lao động của tỉnh vẫn sẽ tiếp tục tăng, ngay cả khi Tỉnh đã bước qua thời kỳ dân số vàng; dự báo sau năm 2040, quy mô lao động của Tỉnh mới có xu hướng giảm. Theo dự báo:

- Đến năm 2025 dự báo lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.064.335 người. Trong đó trình độ đại học và trên đại học: 142.734 người, cao đẳng: 57.565 người, trung cấp: 69.904 người, sơ cấp: 81.663 người, lao động phổ thông: 712.469 người.

- Đến năm 2030 dự báo lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.085.804 người. Trong đó trình độ đại học và trên đại học: 177.252 người, cao đẳng: 70.466 người, trung cấp: 111.052 người, sơ cấp: 109.158 người và lao động phổ thông: 617.876 người.

Giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2030, lực lượng lao động vẫn tập trung đông tại các huyện, thành phố có hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển; tăng thêm ở các huyện, thị đang có nhiều dự án KCN, CCN đang được triển khai như Nam Sách, Gia Lộc, Kim Thành, Thanh Hà, Thanh Miện.

Hàng năm có thêm 20.000 người trẻ tham gia vào thị trường lao động; trong đó có khoảng 80-85% (17.000 người) tham gia thị trường lao động chính thức; còn lại tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ cá thể.

3. Quan điểm chỉ đạo

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá để thực hiện mục tiêu phấn đấu Hải Dương đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Phát triển nguồn nhân lực phải hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh tế xã hội của tỉnh; chú trọng phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh của tỉnh; bảo đảm gắn kết nhiệm vụ giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển nguồn nhân lực phải tuân thủ theo cơ chế thị trường, quy luật cung - cầu của thị trường và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

- Tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Trong đó ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới.

- Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ cung cấp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Gắn kết hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động; tạo môi trường lao động thuận lợi để thu hút, phát triển nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp để phát triển nguồn nhân lực. Huy động tối đa sự tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực.

- Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, đồng thời phát huy vai trò của xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực thông qua quy hoạch, quản lý và thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, hợp tác trong và ngoài nước.

- Phát triển nguồn nhân lực gắn với chuyển đổi số góp phần đổi mới toàn diện về chất lượng nguồn nhân lực.

4. Mục tiêu

4.1. Mục tiêu chung

Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương đảm bảo quy mô, cơ cấu, chất lượng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Phấn đấu đào tạo lực lượng lao động có trình độ, có kĩ năng, kĩ thuật, tác phong công nghiệp, văn hóa và ý thức kỷ luật cao để xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030.

4.2. Mục tiêu cụ thể

4.2.1. Mục tiêu đến năm 2025

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ đến năm 2025 đạt 33%.

- Phấn đấu 20% đến 25% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các Trung tâm GDNN - GDTX được đào tạo nghề song song với học văn hóa; 30% đến 35% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.

- Phấn đấu quy mô tuyển sinh đại học và trên đại học của tỉnh đạt 25.000 sinh viên.

- Phấn đấu quy mô tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đạt 192.100 người; ít nhất 85% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.

- Phấn đấu trường Cao đẳng nghề Hải Dương đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Phấn đấu duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; Đến năm 2025 tỷ lệ thiếu việc làm dưới 2%.

- Cơ cấu lao động đến năm 2025: Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 19%; công nghiệp - xây dựng: 50,5%; Dịch vụ: 30,5%.

- Lực lượng lao động phổ thông, lao động giản đơn trong doanh nghiệp còn dưới 65%.

- Phấn đấu bình quân mỗi năm, mỗi doanh nghiệp tổ chức từ 02 đến 04 hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tập trung cho công nhân, người lao động; 50% doanh nghiệp mới thành lập, cụm, khu công nghiệp có địa điểm, nhà tập luyện thể dục thể thao đơn giản, đảm bảo tổ chức được một số hoạt động thi đấu thể thao (bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông…).

4.2.2. Mục tiêu đến năm 2030

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ đạt 43% vào năm 2030.

- Phấn đấu Hải Dương có 01 trường đại học đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển khi tế - xã hội của tỉnh; 100% trường đại học tại Hải Dương, 30% trường cao đẳng tổ chức có hiệu quả hợp tác quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực hiện đại, chất lượng cao. Phấn đấu trường

Cao đẳng nghề Hải Dương được đánh giá, công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao.

- Phấn đấu quy mô tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2026 - 2030 đạt 200.000 người; ít nhất 90% người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.

- Tỷ lệ thiếu việc làm được duy trì dưới 2%.

- Cơ cấu lao động đến năm 2030: Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 14,5%; công nghiệp - xây dựng: 53,0%; Dịch vụ: 32,5%.

- Lực lượng lao động phổ thông, lao động giản đơn trong doanh nghiệp còn dưới 60%.

- Phấn đấu 70% doanh nghiệp mới thành lập cụm, khu công nghiệp có địa điểm, nhà tập luyện thể dục thể thao đơn giản đảm bảo tổ chức được một số hoạt động thi đấu thể thao (bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông…); 30% cụm, khu công nghiệp có công trình thể thao (nhà thi đấu, bể bơi, sân bóng đá…) được xây dựng phù hợp với quy mô và khả năng đáp ứng kinh phí của doanh nghiệp.

- Phấn đấu đến năm 2030 đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là: 776.143m2 sàn xây dựng.

5. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

5.1. Nhóm giải pháp về phát triển số lượng nguồn nhân lực

5.1.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nguồn nhân lực

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân và doanh nghiệp về giáo dục nghề nghiệp. Cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trường lao động, nhằm định hướng các hoạt động giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các phóng sự chuyên đề giới thiệu về công tác tuyển sinh, đào tạo của các trường đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh để các doanh nghiệp biết và đặt hàng đào tạo khi có nhu cầu.

5.1.2. Phát triển thị trường lao động, tạo thị trường lao động trên môi trường số để gắn kết nhu cầu của doanh nghiệp trong tỉnh với nguồn cung lao động trong và ngoài tỉnh.

- Xây dựng thị trường lao động công khai minh bạch, thuận tiện để kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động thông qua ứng dụng chuyển đổi số. Cụ thể, xây dựng App Vieclamhaiduong với đầy đủ thông tin về nhu cầu tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại của các doanh nghiệp để các cơ sở đào tạo và người lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh có thể dễ dàng tìm được nhu cầu đào tạo và việc làm qua App.

- Hàng năm tổ chức thu thập, cập nhật, lưu trữ, tổng hợp dữ liệu về nhu cầu tuyển dung, đào tạo, đào tạo lại của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó làm cơ sở để dự báo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động. Bên cạnh đó tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ việc thu thập, lưu trữ số liệu, phân tích và dự báo về cung - cầu lao động phục vụ yêu cầu quản lý, phân tích, chia sẻ, công bố thông tin về thị trường lao động.

- Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển biến căn bản bản nhận thức và nhanh chóng nâng cao năng lực chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

5.1.3. Cơ cấu lại nguồn nhân lực gắn với quy hoạch phát triển tỉnh Hải Dương nhằm tận dụng tối đa các nguồn nhân lực, cụ thể:

- Thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS theo hướng giảm tỷ lệ học sinh học tại các trung tâm GDNN - GDTX, tăng tỷ lệ học sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để học nghề kết hợp với học văn hóa phổ thông. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đối với học sinh tốt nghiệp THPT vào giáo dục nghề nghiệp.

- Ưu tiên thu hút đầu tư các doanh nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sử dụng động có kỹ thuật nhằm chuyển dịch lao động từ nhóm ngành nghề công nghệ thấp, cần nhiều lao động sang lĩnh vực công nghệ cao, sử dụng ít lao động; Chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

- Xây dựng chính sách để thu hút lao động, trong đó chú trọng chính sách về nhà ở, lương thưởng, điều kiện sinh hoạt, làm việc nhằm thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học quay về Tỉnh sinh sống, làm việc và lao động từ tỉnh ngoài; các chuyên gia, lao động kỹ thuật từ nước ngoài đến làm việc tại tỉnh Hải Dương. Đồng thời giữ được các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý có trình độ cao yên tâm làm việc.

- Tăng cường công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó đẩy mạnh đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ.

5.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

5.2.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại trong giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

a) Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Hoàn thiện tích hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

- Sắp xếp lại trường đại học Hải Dương và trường cao đẳng Hải Dương để phát triển thành một trường đại học đa ngành nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đố thực hiện sắp xếp lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tổ chức hệ thống gồm các trường cao đẳng chất lượng cao, trường trọng điểm, chuyên sâu để đào tạo nhân lực các ngành, nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030. Sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp yếu kém, hoạt động không hiệu quả, không đủ năng lực triển khai tự chủ. Không sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nhóm đối tượng đặc thù và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực hoạt động tự chủ cao. Rà soát, sắp xếp lại các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình địa phương. Đồng thời củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện sau sắp xếp; đẩy mạnh sự hợp tác giữa các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện với các trường cao đẳng, trung cấp để tổ chức đào tạo.

- Quy hoạch một số vị trí thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài về tỉnh đầu tư các trường đại học chất lượng cao, trường đào tạo nghề chất lượng cao, trường THPT chất lượng cao.

b) Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

- Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp nhằm hiện đại hóa, chuẩn hóa theo ngành nghề và trình độ đào tạo; đối với các nghề trọng điểm các cấp trình độ, thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo chuẩn đầu ra của khu vực và thế giới, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

- Hàng năm tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, giảng viên đủ về số lượng, vững về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt chuẩn theo quy định.

- Xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, có sự tham gia của hiệp hội nghề nghiệp và doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu vừa phục vụ sản xuất, vừa đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh; từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn kiểm định quốc tế trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình đào tạo các ngành, nghề mới, ngành, nghề công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng tương lai và các chương trình đào tạo cho người lao động trong các doanh nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học ở trình độ trung cấp, cao đẳng; khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, các chương trình đào tạo cho người nước ngoài tại Việt Nam.

- Phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa trong hệ thống giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp nghề nghiệp; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến; số hóa dữ liệu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà giáo, người học, chương trình, giáo trình và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo; Thí điểm thuê chuyên gia nước ngoài đào tạo trong một số ngành, nghề chất lượng cao cần đạt chuẩn quốc tế mà trong nước chưa đáp ứng được; khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, các hiệp hội nghề nghiệp trong đánh giá kết quả đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Chú trọng đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động cũng như nhu cầu việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tập trung đào tạo đội ngũ công nhân kĩ thuật cao, lao động lành nghề cho các khu công nghiệp và các doanh nhiệp trên địa bàn.

- Đẩy mạnh gắn kết giữa cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo từ khâu phát triển chương trình đào tạo, tham gia đào tạo, thi, kiểm tra đánh giá người học, tuyển dụng người học sau khi tốt nghiệp. Tăng cường đào tạo nghề tại doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo của doanh nghiệp.

- Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trung tâm dịch vụ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp, doanh nghiệp tuyển dụng được lao động có chất lượng.

- Thực hiện liên kết với các trường đại học có chất lượng cao để đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực tại Hải Dương.

5.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới như: bồi dưỡng kiến thức pháp luật; tập huấn về pháp luật lao động; kỹ năng tổ chức, xây dựng và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao; khởi sự doanh nghiệp,...cho người sử dụng lao động, nhà quản lý và người lao động của doanh nghiệp để đảm bảo mối quan hệ phát triển hài hòa ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp giúp cho người lao động yên tâm làm việc tại doanh nghiệp.

5.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động và giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, đảm bảo việc thực hiện các chế độ, quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật lao động.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo việc thực hiện đào tạo đúng chính sách, quy định của pháp luật.

5.3. Hỗ trợ đời sống cho người lao động

- Quy hoạch phát triển các khu đô thị, dịch vụ trong và ngoài khu công nghiệp để thu hút các lao động trong và ngoài tỉnh đến làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó quy hoạch một số khu đô thị, dịch vụ đáp ứng nhu cầu về nhà ở chất lượng cao cho người nước ngoài, người tỉnh ngoài và người lao động có thu nhập cao để mua, thuê và sinh sống. Đồng thời cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa cho người lao động đi kèm.

- Khi tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phải đồng thời tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân gắn với quy hoạch phát triển khu công nghiệp. Đối với các khu công nghiệp đã hình thành, mà chưa bố trí đất xây dựng nhà ở công nhân thì cần rà soát, bổ sung quy hoạch, tổ chức thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất mới để giao cho Ban Quản lý khu công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở để đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Khi phê duyệt quy hoạch khu nhà ở công nhân, cho phép sử dụng một phần quỹ đất này để xây dựng nhà ở thương mại, tạo nguồn bù đắp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu nhà ở công nhân theo quy định.

- Có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa, thể thao, dịch vụ... tại các khu, cụm công nghiệp.

Tạo điều kiện về pháp lý và ưu đãi về vốn cho các doanh nghiệp xây dựng các khu nhà ở cho người lao động thuê hoặc mua với hình thức trả góp, phù hợp với thu nhập của người.

Khuyến khích chính quyền địa phương nơi có khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng các thiết chế văn hóa trong khu dân cư cho người lao động tham gia hoạt động như: thành lập các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao; tổ chức hội thi, giao lưu văn nghệ thể thao...tạo địa điểm, sân chơi cho công nhân, lao động sau giờ làm việc.

6 . Về cơ chế chính sách thực hiện Đề án

6.1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị một số ngành nghề trọng điểm, nghề chất lượng cao

- Đối tượng: Trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc tỉnh quản lý được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn ngành, nghề trọng điểm theo Quyết định số 1769/QĐ-LĐTBXH ngày 25/11/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phê duyệt ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; được ưu tiên đầu tư theo tiêu chí trường chất lượng cao theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020” và Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025”.

- Nội dung, mức hỗ trợ:

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường cao đẳng nghề Hải Dương để trở thành trường cao đẳng chất lượng cao.

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường cao đẳng y tế, trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch đối với những ngành nghề trọng điểm.

- Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và xã hội hóa.

6.2. Hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại đối với người học thông qua hình thức đặt hàng đào tạo

- Đối tượng: học sinh, sinh viên, người lao động có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại.

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí đào tạo, đào tạo lại đối với người học

- Mức hỗ trợ:

+ Đối với đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Chính phủ.

+ Đối với đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách hàng năm theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP và Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh, kinh phí hỗ trợ của doanh nghiệp, xã hội hóa (thu học phí) và các nguồn huy động tài trợ hợp pháp khác.

6.3. Đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo đối với học sinh tốt nghiệp THPT khi doanh nghiệp đặt hàng đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Đối tượng: học sinh tốt nghiệp THPT học trình độ trung cấp, cao đẳng.

- Nội dung hỗ trợ: Khi doanh nghiệp đặt hàng đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì người học sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp.

- Mức hỗ trợ: Dự kiến ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% nhưng không vượt quá định mức phân bổ chi ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, doanh nghiệp hỗ trợ 30% mức chi phí đào tạo thực tế đối với người học; người học chi trả 40% chi phí đào tạo.

- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh và xã hội hóa.

6.4. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho công nhân, lao động trong doanh nghiệp đến 2025, định hướng 2030

- Đối tượng: Doanh nghiệp được lựa chọn.

- Nội dung hỗ trợ: Lựa chọn 04 doanh nghiệp: mỗi năm tổ chức 02 hoạt động gồm 01 hoạt động văn hóa, 01 hoạt động thể thao trong 01 doanh nghiệp).

- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh và xã hội hóa.

6.5. Xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao trong doanh nghiệp

- Đối tượng: Doanh nghiệp được lựa chọn để xây dựng thiết chế văn hóa.

- Nội dung: lựa chọn 05 doanh nghiệp để xây dựng mỗi doanh nghiệp 01 thiết chế văn hóa - thể thao (Nhà văn hóa hoặc Nhà thi đấu TDTT...).

- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh và xã hội hóa.

6.6. Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nhà giáo được cử đi đào tạo sau đại học

Thực hiện theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 11/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ đi đào tạo sau đại học, thưởng phong hàm, tặng danh hiệu đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

7. Kinh phí thực hiện Đề án

Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các sở, ngành, các cơ quan, các tổ chức liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành. Đồng thời được bố trí trong các chương trình, đề án liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; từ nguồn thu hoạt động của các cơ sở tham gia đào tạo và các nguồn hợp pháp khác (có biểu chi tiết kèm theo).

PHẦN IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện từng mục tiêu của Đề án; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách cụ thể về thu hút tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch về giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 khi có Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

- Chủ trì tổ chức thực hiện rà soát, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tỉnh trong phạm vi quản lý.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và các đơn vị cung ứng nhân lực trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động.

- Quản lý, vận hành App Vieclamhaiduong đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành định kỳ đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.

- Phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến phương án phát triển ngành, nghề quản lý về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

- Là cơ quan giúp UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp các ngành thực hiện Đề án theo phân công của UBND tỉnh.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Đề án sáp nhập trường cao đẳng Hải Dương và trường Đại học Hải Dương thành trường đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, sắp xếp lại các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình địa phương.

- Chủ trì thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào giáo dục nghề nghiệp và có lộ trình nhằm đạt mục tiêu đề ra.

- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông tạo tiền đề cho phát triển nguồn nhân lực.

- Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động.

- Phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến phương án phát triển ngành, nghề quản lý về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp về hoàn thiện và nâng cao môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Ưu tiên thu hút đầu tư các lĩnh vực, ngành nghề sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề cao; thu hút đầu tư vào giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê xây dựng chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nhân lực trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của tỉnh.

4. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tham mưu, cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện Đề án và các chương trình, đề án khác có nội dung liên quan, lồng ghép với Đề án này theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán và hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện theo quy định tài chính hiện hành.

5. Sở Công thương

- Phối hợp rà soát, đánh giá thực trạng cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao làm cơ sở để dự báo, định hướng phát triển nguồn nhân lực.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho người lao động trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công thương phục vụ phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện gắn kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao.

6. Sở Xây dựng

Phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan quy hoạch quỹ đất giáo dục trong quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch phân khu theo nhu cầu, để thu hút đầu tư vào các ngành giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo lập, điều chỉnh quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch các khu chức năng nghiên cứu các giải pháp quy hoạch gắn liền các khu dân cư, đô thị và xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho người lao động; đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để thu hút lao động về làm việc tại Hải Dương nói chung, đặc biệt tại các khu công nghiệp.

7. Sở Tài nguyên và môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương quy hoạch quỹ đất để thu hút đầu tư các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.

- Chủ trì và phối hợp với các ngành có liên quan và các trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của địa phương và trung ương đóng trên địa bàn xây dựng quy hoạch diện tích đất đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới và quy mô phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến giải pháp kỹ thuật trong các doanh nghiệp, trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

- Tham mưu cho UBND tỉnh đưa vào Kế hoạch Khoa học công nghệ hằng năm các đề tài, dự án nghiên cứu, nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách tuyển dụng, thu hút các nhà khoa học, tài năng trẻ về công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

9. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức các Trung tâm GDNN-GDTX và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, đề xuất, tham mưu UBND tỉnh rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các trường đại học, các Trung tâm GDNN - GDTX và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh quản lý theo hướng tinh gon, hiệu quả.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách thu hút các nhà khoa học, tài năng trẻ về công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành có liên quan trong công tác chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn các cơ quan báo chí và cơ quan thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên về Đề án theo các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng App Vieclamhaiduong nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh tìm kiếm được thông tin về đào tạo và việc làm. Đồng thời triển khai các nhiệm vụ phát triển xã hội số trong giáo dục nghề nghiệp theo chương trình chuyển đổi số của tỉnh.

11. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan trong việc giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử, giáo dục thể chất, bồi dưỡng kỹ năng văn hóa ứng xử, văn hóa trong lao động, văn hóa trong doanh nghiệp cho học sinh, sinh viên và người lao động.

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, Tỉnh đoàn, Ban quản lý các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong tỉnh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao nâng cao đời sống tinh thần cho lực lượng lao động tại các khu công nghiệp.

12. Sở Y tế

- Chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động làm cơ sở đánh giá thực trạng, giải pháp để nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc cho người lao động.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế của doanh nghiệp.

- Trường hợp xảy ra dịch bệnh, tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh để đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh, sinh viên.

13. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh

- Tham mưu lập quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện công tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

- Tổng hợp, cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tích cực tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

14. Cục Thống kê tỉnh

Dự báo khả năng cung cấp nhân lực của tỉnh cho các doanh nghiệp; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

15. Liên đoàn lao động tỉnh

Căn cứ Đề án của tỉnh chỉ đạo các công đoàn cơ sở phối hợp với chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động xây dựng các chính sách thu hút lao động làm việc trong doanh nghiệp, chăm lo đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của người lao động trong doanh nghiệp.

16. Tỉnh đoàn Hải Dương

- Căn cứ Đề án của tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực là thanh niên đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm.

- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao động theo nguồn kinh phí của Đề án.

- Phối hợp với Liên lao động tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm chăm lo cho lực lượng lao động là đoàn viên thanh niên.

- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trong Đề án hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, gắn nhiệm vụ của Đề án vào nhiệm vụ chung của cơ quan trong vai trò thành viên của Ban chỉ đạo.

17. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ Đề án của tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Quy hoạch quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, đồng thời có kế hoạch huy động nguồn lực trong xã hội triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

- Định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá và báo cáo UBND tỉnh thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

18. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp

- Căn cứ Đề án để chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhà giáo để thực hiện những nội dung về đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao.

- Kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, thiết bị giảng dạy phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chuyển dần theo hướng giảng dạy tích hợp để tăng tính chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Đồng thời tăng cường đào tạo nghề tại doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo của doanh nghiệp.

- Mở rộng mô hình đào tạo, đào tạo nghề chất lượng cao, ưu tiên các lĩnh vực ngành nghề đang thiếu như lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

19. Các doanh nghiệp

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn:

- Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc tự tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động.

- Cử người có đủ điều kiện tham gia đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo; định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp; tham gia hội đồng trường, hội đồng quản trị phù hợp với ngành nghề hoạt động.

- Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động, đánh giá và công nhận kỹ năng nghề, phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.

- Thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp; chỉ sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở một số ngành nghề theo quy định của pháp luật.

- Tạo điều kiện về thời gian, nguồn lực để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp được tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cử người lao động tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực trình độ nghề nghiệp do các cơ sở đào tạo tổ chức./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1584/QĐ-UBND ngày 07/06/2022 phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6

DMCA.com Protection Status
IP: 51.8.102.117
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!