BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 1507/QĐ-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 10
năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOACH TRIỂN KHAI THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2012/NĐ-CP NGÀY
23/7/2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định 186/2007/NĐ-CP
ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP
ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp
chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thi hành Nghị
định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi
hành pháp luật.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ
trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Giám
đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Lưu: VT, Vụ Pháp chế.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2012/NĐ-CP NGÀY 23/7/2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THEO
DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1507/QĐ-LĐTBXH
ngày 26 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội)
Ngày 23/7/2012 Chính phủ ban hành
Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (Nghị định 59/2012/NĐ-CP),
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2012. Để Nghị định được triển khai thi
hành một cách kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch triển khai thi
hành Nghị định với các nội dung cơ bản sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nhằm xem xét, đánh giá thực trạng
thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Chuẩn bị điều kiện về nguồn nhân
lực, kinh phí và các điều kiện khác bảo đảm cho việc thi hành Nghị định.
2. Yêu cầu
a) Cụ thể hóa
các nhiệm vụ mà Bộ có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp thực hiện theo quy định
của Nghị định 59/2012/NĐ-CP.
b) Bảo đảm các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành Nghị định khi
có hiệu lực.
c) Xác định cụ thể nội dung công
việc, tiến độ, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc triển khai Nghị
định.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị định 59/2012/NĐ-CP ở khu vực phía Bắc
- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các đơn
vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Bắc, Bộ Tư pháp.
- Thành phần tham dự: Người làm công
tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở các Sở Lao động khu vực phía Bắc.
- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2013.
2. Tổ chức Hội nghị tập huấn
triển khai Nghị định
59/2012/NĐ-CP ở khu vực phía Nam
- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các đơn
vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Nam, Bộ Tư pháp.
- Thành phần tham dự: Người làm công
tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở các Sở Lao động khu vực phía Nam.
- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2013.
3. Xây dựng chỉ tiêu thống
kê về tình hình thi hành pháp luật.
Xây dựng Thông tư về chỉ tiêu thống
kê ngành về tình tình thi hành pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế.
- Cơ quan phối hợp: Các đơn vị thuộc
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Viện Khoa học thống kê - Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
- Thời hạn trình Bộ: Quý II năm 2013.
4. Kiểm tra tình hình thi
hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Trong năm 2013 tập trung
vào các lĩnh vực: Bảo hiểm xã hội, Lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài và Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
a) Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế.
- Cơ quan phối hợp: Vụ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Viện Khoa học Lao động
và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên
quan.
- Thời gian thực hiện: Quý II năm
2013.
b) Lĩnh vực Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế.
- Cơ quan phối hợp: Cục Quản lý lao động ngoài nước, các Trung tâm lao động ngoài nước,
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Viện Khoa học Lao
động và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có
liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý II năm
2013.
c) Lĩnh vực Lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế.
- Cơ quan phối hợp: Cục Việc làm,
Viện Khoa học Lao động và Xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý II năm
2013.
5. Xử
lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Cơ quan thực hiện: Vụ Pháp chế.
- Thời gian thực hiện: Quý III năm
2013
- Kết quả thực
hiện: Báo cáo tình hình thi hành pháp luật của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Bộ Tư pháp.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách
nhiệm thực hiện
a) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với
Văn phòng Bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ
chức liên quan triển khai Kế hoạch và báo cáo Bộ trưởng về kết quả thực hiện.
b) Các đơn vị thuộc Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp chế trong việc thực hiện
các nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch này.
2. Kinh phí thực hiện
a) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với
Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng dự toán kinh
phí thực hiện Kế hoạch, trình Bộ trưởng xem xét, quyết
định.
b) Nguồn kinh phí thực hiện Kế
hoạch bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định và nguồn
hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).