Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1465/QĐ-UBND Quy chế tạm thời phối hợp quản lý người lao động Hà Giang 2016

Số hiệu: 1465/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 08/07/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1465/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 08 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG HÀ GIANG ĐI LÀM VIỆC TẠI TRUNG QUỐC VÀ LAO ĐỘNG NGƯỜI TRUNG QUỐC LÀM VIỆC TẠI HÀ GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Nhập cnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Căn cứ "Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới" ký ngày 18 tháng 12 năm 2014 giữa Ủy ban nhân dân tnh Hà Giang, Việt Nam và Chính quyền nhân dân châu Văn Sơn, Trung Quốc;

Căn cứ Công văn số 973-CV/TU ngày 19 tháng 5 năm 2016 của Tnh ủy về việc trích Kết luận số 55-KL/TU ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Thường trực Tnh ủy về chủ trương ban hành Quy chế tạm thời về phối hợp quản lý lao động đi làm việc tại Trung Quốc;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 85/TTr-LĐTBXH ngày 06 tháng 7 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạm thời về phối hợp quản lý người lao động Hà Giang đi làm việc tại Trung Quốc và lao động người Trung Quốc làm việc tại Hà Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội. Ngoại vụ, Y tế, Tư pháp, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Giang. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các đơn vị trung gian và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- NĐiều 3;
- Thườn
g trực: Tnh ủy, HĐND tnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh;
- Chủ
tịch, các PCT UBND tnh;
-
y ban MTTQ và các tổ chc đoàn thể tnh;
- C
ác s; ban, ngành tnh;
- Lãnh đạo VP
UBND tnh;
- Lưu: VT, NC, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

QUY CHẾ TẠM THỜI

VỀ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG HÀ GIANG ĐI LÀM VIỆC TẠI TRUNG QUỐC VÀ LAO ĐỘNG NGƯỜI TRUNG QUỐC LÀM VIỆC TẠI TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo
Quyết định s: 1465/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết thủ tục hành chính và quản lý người lao động Hà Giang đi làm việc tại Trung Quốc; trách nhiệm của đơn vị trung gian trong tư vấn, tuyn chọn và đưa người lao đng tỉnh Hà Giang đi làm việc tại Trung Quốc; trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý lao động người Trung Quốc sang làm việc tại tỉnh Hà Giang và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là người Trung Quốc tại Hà Giang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Sở, ban, ngành tnh; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh;

2. Các đơn vị trung gian được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định làm đu mi đưa lao động Hà Giang sang làm việc tại Trung Quốc (trưc mắt UBND tỉnh chđịnh đơn vị trung gian là: Trung tâm dịch vụ việc làm tnh Hà Giang, phòng Lao động - TB&XH huyện Mèo Vạc), sau đây gọi tắt là "Đơn vị trung gian";

3. Các chủ đầu tư, nhà thu, doanh nghiệp, hợp tác xã, văn phòng đại diện, tổ chức sự nghiệp, hộ kinh doanh... có sử dụng lao động là người Trung Quốc (sau đây gọi tt là người sử dụng lao động có sử dụng lao động là người Trung Quốc);

4. Người lao động tnh Hà Giang đi làm việc tại Trung Quốc, bao gm: Lao động đi theo “Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới đã ký giữa Ủy ban nhân dân tnh Hà Giang, Việt Nam và Chính phủ nhân dân châu Văn Sơn, Trung Quốc” sau đây gọi tắt là (Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới) và lao động đi làm việc tại Trung Quốc không đi theo Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới (lao động đi tự do);

5. Lao động là người Trung Quốc sang làm việc tại địa bàn tỉnh Hà Giang.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý lao động đi làm việc tại Trung Quốc và lao động người Trung Quốc sang làm việc tại Hà Giang

1. Nội dung công việc phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hn của mỗi cơ quan phối hợp;

2. Bảo đm yêu cầu chuyên môn, chất lượng công việc; đcao trách nhiệm trong quá trình phối hợp;

3. Giảm tối đa thời gian trong gii quyết các thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức, công dân khi đi làm việc tại Trung Quốc;

4. Tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân khi đến liên hệ giải quyết các công việc, thủ tục, giấy tờ liên quan đến lao động đi làm việc tại Trung Quốc.

5. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khi đến liên hệ giải quyết các công việc, thủ tục, giấy tờ liên quan đến qun lý, sử dụng lao động người Trung Quốc làm việc tại địa bàn tỉnh.

6. Trong quá trình phối hợp không làm giảm vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền và không cản trở công việc chuyên môn của mỗi cơ quan, đơn vị.

Điều 4. Nội dung phối hợp

1. Phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính, gồm: cấp hồ sơ, lý lịch, giấy chứng nhận; cấp Chng minh nhân dân; cấp Giấy thông hành; Hộ chiếu; khám sức khỏe và các giy t có liên quan đến người lao động đi làm việc tại Trung Quốc. Phối hợp trong công tác quản lý xuất, nhập cnh đối với người lao động Hà Giang đi Trung Quốc làm việc.

2. Phối hợp trong quản lý xuất, nhập cnh; cấp VISA, lý lịch tư pháp; khám sức khỏe; cấp mới, cấp lại và thu hồi giấy phép lao động cho lao động người Trung Quốc làm vic tại Hà Giang.

3. Phi hợp trong công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các văn kiện pháp lý trên đất lin giữa Việt Nam và Trung Quốc; Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới...; các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng lao động, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn; quản lý và gii quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động đối với người lao động Hà Giang, đi làm việc tại Trung Quốc và lao động người Trung Quốc làm việc tại Hà Giang;

5. Thống nhất về: Chế độ hội họp, giao ban; chế độ báo cáo, trao đi thông tin định kỳ, đột xuất về công tác quản lý người lao động đi làm việc tại Trung Quốc và lao động người Trung Quốc làm việc tại Hà Giang.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRUNG GIAN

Điều 5. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chủ trì và phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho tỉnh ban hành các văn bản về tăng cường quản lý người lao động đi làm việc tại Trung Quốc và lao động người Trung Quốc làm việc ti Hà Giang;

Xây dựng nội dung, xin chủ trương của tỉnh và tiếp tục hội đàm với Cục Tài nguyên nhân lực và an sinh xã hội châu Văn Sơn, Trung Quốc đ thng nht các giải pháp tiếp tục tổ chức thực hiện "Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới" đã ký; đồng thời hội đàm về phối hợp quản lý và tạo điều kiện để lao động Hà Giang sang làm việc ngắn ngày trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp tại Trung Quốc (lao động đi làm việc không theo Tha thuận về quản lý lao động qua biên giới);

2. Chỉ đạo các đơn vị trung gian thực hiện tư vn, tuyển chọn và đưa người lao động Hà Giang cho đối tác phía Trung Quốc theo "Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới" đã ký kết;

3. Phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ch trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lao động, việc làm; các văn kiện pháp lý trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc; Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới; các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc tại Trung Quốc và lao động người Trung Quốc làm việc tại Hà Giang.

Phi hợp trong giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người lao động khi đi làm việc tại Trung Quốc; chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, các huyện, thành phố trong giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người lao động khi đi làm việc tại Trung Quốc và các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quan hệ lao động gia người lao động Hà Giang với chủ sử dụng lao động Trung Quốc.

4. Chủ trì và phối hợp với các nnh, các huyện, thành phố trong quản lý, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng lao động, người Trung Quốc trên địa bàn tỉnh.

Điều 6. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp Giấy thông hành, hộ chiếu và các giấy tờ liên quan cho người lao động Hà Giang đi làm việc tại Trung Quốc;

2. Phối hợp chặt chvới SLao động - Thương binh và Xã hội, sở Ngoại vụ, Bộ chhuy Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các ngành có liên quan trong công tác quản lý người lao động đi làm việc tại Trung Quốc; đng thời phối hợp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quan hệ lao động của người lao động Hà Giang tại Trung Quốc

3. Tổ chức thực hiện Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16/6/2014;

4. Phối hợp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các văn kiện pháp lý trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc; Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới; tăng cường công tác qun lý nhà nước về an ninh trật tự trên lĩnh vực qun lý xuất, nhập cảnh; qun lý hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng đối với lao động; đi làm việc tại Trung Quốc;

5. Phối hợp trong quản lý, kiểm tra việc quản lý và sử dụng lao động người Trung Quốc và giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quan hệ lao động của lao động người Trung Quốc tại địa bàn tnh.

Điều 7. Trách nhiệm của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng

1. Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc quản lý lao động đi làm việc tại Trung Quốc, công tác xuất, nhập cảnh và giải quyết các vấn đphát sinh đảm bảo quyền lợi của người lao động;

2. Phối hợp với chính quyn và các ngành liên quan tuyên truyn chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các văn kiện pháp lý trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc; Tha thuận quản lý lao động qua biên giới; tư vấn và hướng dẫn người lao động trong việc đăng ký, khai báo, hoàn thiện hồ sơ để được cấp giấy thông hành khi đi Trung Quốc làm việc;

3. Phối hợp trong quản lý xuất, nhập cảnh, kiểm tra, giám sát việc sử dụng lao động người Trung Quốc và giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quan hệ lao động của lao động người Trung Quốc tại địa bàn tỉnh.

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Ngoại vụ

1. Làm đầu mối liên lạc trao đổi về việc phối hợp qun lý lao động qua biên giới giữa cơ quan qun lý lao động tnh Hà Giang với cơ quan quản lý lao động Trung Quốc;

2. Phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động của người lao động Hà Giang với đối tác phía Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi người lao động và các vn đề vướng mắc, phát sinh trong quan hệ lao động của lao động người Trung Quốc tại địa bàn tỉnh;

3. Phối hợp với các cấp và các ngành liên quan tuyên truyền ch trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các văn kiện pháp lý trên đất liền gia Việt Nam và Trung Quốc; Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới giữa tỉnh Hà Giang và châu Văn Sơn; các quy định của pháp luật về quản lý lao động người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Y tế

Chỉ đạo Trung tâm Giám định y khoa tnh; hệ thống cơ sở y tế trực thuộc tạo điều kiện thuận lợi trong việc khám sức khỏe cho người lao động Hà Giang khi sang Trung Quốc làm việc và khám sức khỏe cho lao động là người Trung Quốc đến làm việc tại tỉnh Hà Giang theo quy định.

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Tư pháp

1. Thực hiện cấp lý lịch tư pháp cho lao động người Trung Quốc đến làm việc tại Hà Giang theo quy định của pháp luật;

2. Phối hợp giải quyết các vn đề vướng mắc, phát sinh trong quan hệ lao động của người lao động Hà Giang khi làm việc tại Trung Quốc và lao động người Trung Quốc làm việc tại địa bàn tỉnh.

Điều 11. Trách nhiệm của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang

1. Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị trung gian cung ứng lao động cho phía Trung Quốc làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; về các văn kiện pháp lý trên đất liền gia Việt Nam và Trung Quốc, nhất là "Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới" để người dân, người lao động hiu và tham gia thực hiện;

2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc chấp hành quy định của pháp luật khi đi làm việc tại Trung Quốc; tuyên truyền cá nhân, tập thể có trách nhiệm về thực hiện "Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới", gương người lao động đi làm việc tại Trung Quốc có thu nhập khá ci thiện điều kiện sng của gia đình đ nhân rộng;

3. Tuyên truyền để các nhà đầu tư, nhà thầu, doanh nghiệp, hợp tác xã, văn phòng đại diện, tổ chức, sự nghiệp, hộ kinh doanh ... có sử dụng lao động là người Trung Quốc biết được các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài.

Điều 12. Các Sở, ban, ngành tỉnh còn lại

Khi có nội dung về phối hợp quản lý người lao động Hà Giang đi làm việc tại Trung Quốc và lao động người Trung Quốc làm việc tại tỉnh Hà Giang liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, các sở, ban, ngành tỉnh chủ động, kịp thời trin khai thực hiện theo quy định, đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước, đúng nguyên tắc theo quy định tại Điều 3 Quy chế này.

Điều 13. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố

1. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; về các văn kiện pháp lý trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới để người dân, người lao động hiu, góp phn nâng cao nhận thức và ý thức thực hiện;

Tchức tư vấn, lựa chọn lao động và tổng hợp danh sách báo cáo UBND huyện/thành phố số lao động có nhu cầu đi sang Trung Quốc làm việc (đi lao động theo Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới và lao động đi tự do ngn ngày. Tăng cưng công tác nắm thông tin, quản lý lao động, nht là lao động tự do đi làm việc tại Trung Quốc;

Tổ chức thực hiện tốt việc theo dõi, tổng hợp số lao động tự do đi làm việc tại Trung Quốc theo mẫu sổ "Stheo dõi người lao động qua biên giới làm việc" dùng cho thôn/bản và "Stổng hợp theo dõi người lao động qua biên giới làm việc” dùng cho xã/phường hiện đang triển khai thí đim tại địa bàn và tng hợp kết quả triển khai báo cáo theo hướng dẫn.

2. Chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng trên địa bàn tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người lao động trong việc cấp "Giấy thông hành" sang Trung Quốc làm việc (với các xã biên giới) và tăng cường công tác quản lý lao động đi làm việc tại Trung Quốc.

3. Tổ chức hội đàm với các huyện đối đẳng phía Trung Quốc để tạo điều kiện cho lao động Hà Giang qua biên giới làm việc hợp pháp theo "Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới”. Trao đi với phía Trung Quốc cùng thống nhất giải pháp quản lý lao động qua biên giới làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp (lao động ngắn ngày).

4. Chủ động, phối hợp với phía Trung Quc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động giữa lao động Hà Giang với chủ sử dụng lao động Trung Quốc. Đồng thời phối hợp với các ngành chức năng của tnh để giải quyết những nội dung phát sinh nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho lao động Hà Giang khi đi làm việc tại Trung Quốc.

5. Phi hợp với các ngành chức năng của tỉnh trong công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài; phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát và giải quyết các vấn đvướng mắc, phát sinh trong quan hệ lao động của lao động nời Trung Quốc tại địa bàn.

Điều 14. Các đơn vị trung gian có trách nhiệm

1. Phối hợp chặt chvới chính quyền cơ sở làm tốt công tác tuyên truyn, tư vấn và tuyn chọn lao động Hà Giang theo thỏa thuận với đối tác phía Trung Quốc để cung ứng cho phía đi tác đảm bo về slượng, chất lượng lao động;

Cung cấp đy đ thông tin về nhu cầu tuyển dụng, số lượng, chất lượng lao động, thời gian làm việc, công việc làm, mức thu nhập và các quyền lợi người lao động được hưởng, cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm chấp hành pháp luật nước sở tại đ người lao động nắm được thông tin, lựa chọn tham gia đi làm việc tại Trung Quốc;

Có trách nhiệm liên hệ, phối hp với các cơ quan chức năng và hướng dẫn giúp người lao động hoàn thiện các thtục, giấy tờ theo quy định của đối tác trước khi sang Trung Quốc làm việc.

2. Liên hệ, phối hợp với đối tác phía Trung Quốc giải quyết các vấn đề vưng mc, phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động tnh Hà Giang với chsử dụng lao động Trung Quốc, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theo đúng nội dung Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới. Đồng thời báo cáo các Sở, Ngành chức năng của tnh đề nghị giải quyết đối với những vụ việc ngoài khả năng của đơn vị;

Tổng hợp báo cáo các cơ quan chức năng kết quả đưa lao động sang Trung Quốc làm việc theo quy định.

Điều 15. Trách nhiệm của người sử dụng lao động có sử dụng lao động là người Trung Quốc

1. Tuyên truyền để người lao động Trung Quốc biết được các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài;

2. Hướng dẫn lao động người Trung Quốc hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dng lao động người nước ngoài và theo Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới hai bên đã ký kết trước khi vào làm việc tại tnh Hà Giang;

3. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng lao động người nước ngoài và Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới đã ký gia tnh Hà Giang và châu Văn Sơn đối với lao động là người Trung Quốc;

4. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch về sử dụng lao động người nước ngoài và kế hoạch đào tạo người Việt Nam thay thế;

5. Thực hiện việc báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài theo đúng quy định pháp luật cho các cơ quan chức năng. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, chính quyền các cấp trong giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến quan hệ lao động với lao động là người Trung Quốc theo đúng quy định pháp luật.

Điều 16. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang và các Tổ chức đoàn thể tỉnh

Đề nghị Mặt trận Tquốc Việt Nam tnh Hà Giang và các Tổ chức đoàn thể tnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đy mạnh công tác tuyên truyền, đng thời phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện tuyên truyền về Chủ trương, chính sách của Đng, Nhà nước; về các văn kiện pháp lý trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, nht là "Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới" đngười dân hiểu và thực hiện. Tuyên truyền về các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng lao động là người nước ngoài đngười sử dụng lao động có sử dụng lao động người nước ngoài thực hiện.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Chế độ báo cáo, hội họp, giao ban

1. Chế độ báo cáo

a) Các đơn vị trung gian có trách nhiệm báo cáo hàng tháng kết quả đưa lao động Hà Giang cho đối tác phía Trung Quốc với các ngành: Sở Lao động - TB&XH, Công an tnh;

b) Người sử dụng lao động có sử dụng lao động là người Trung Quốc có trách nhiệm báo cáo hàng quý, cả năm và đột xuất với Sở Lao động - TB&XH, Công an tnh về tình hình quản lý, sử dụng lao động là người Trung Quốc;

c) Sáu tháng, một năm Sở Lao động - TB&XH có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện đưa lao động Hà Giang đi làm việc tại Trung Quốc theo Thỏa thuận về qun lý lao động qua biên giới, báo cáo về tình hình quản lý sử dụng lao động là ngưi Trung Quốc trên địa bàn, đồng gửi Công an tnh, S Ngoại vụ, Bộ chhuy Bộ đội biên phòng tnh;

d) UBND các huyện, thành phố, các ngành có liên quan 6 tháng, 1 năm báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới, công tác phối hợp quản lý lao động qua biên giới, báo cáo hàng quý về tình hình lao động tự do đi làm việc tại Trung Quốc và báo cáo về tình hình lao động người Trung Quốc trên địa bàn về UBND tỉnh (qua sở Lao động - TBXH) đề tổng hợp báo cáo.

2. Chế độ hội họp, giao ban

a) Định kỳ 6 tháng, UBND tỉnh tổ chức sơ kết tình hình thực hiện việc phối hợp quản lý lao động đi làm việc tại Trung Quốc và công tác quản lý lao động người Trung Quốc tại Hà Giang. Cuối năm tổ chức hội nghị đánh giá với các ngành của tỉnh, các huyện, thành phố và các đơn vị trung gian;

b) Giao Sở Lao động - TBXH Hà Giang là cơ quan thường trực giúp UBND tnh tổng hợp báo cáo, chuẩn bị chương trình, nội dung, thời gian tổ chức hội nghị và báo cáo UBND tnh đ vic t chc hội nghị đạt kết quả.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Các s, ban, ngành tnh, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện.

2. Giao Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành tnh, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Quy chế phối hợp theo quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị họp thng nhất và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đchỉ đạo, giải quyết./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1465/QĐ-UBND ngày 08/07/2016 Quy chế tạm thời về phối hợp quản lý người lao động Hà Giang đi làm việc tại Trung Quốc và lao động người Trung Quốc làm việc tại Hà Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.950

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.174.32
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!