KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1418/QĐ-UBND, ngày 04/6/2010 của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Căn cứ Quyết định
1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Căn cứ Công văn số 664/LĐTBXH-TCDN, ngày 09
tháng 3 năm 2010 của Tổng cục Dạy nghề về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển
khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Căn cứ Công văn số 382/TCDN-NCKHDN, ngày 26
tháng 3 năm 2010 của Tổng cục Dạy nghề về việc hướng dẫn điều tra, khảo sát, dự
báo nhu cầu và xây dựng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn và Công văn số
382a/TCDN-NCKHDN, ngày 12 tháng 5 năm 2010 của Tổng cục Dạy nghề về việc điều
chỉnh phương pháp, địa bàn, đối tượng và nội dung phiếu điều tra, khảo sát nhu
cầu dạy nghề cho lao động nông thôn.
Căn cứ Quyết định số 860/QĐ-UBND, ngày 21
tháng 4 năm 2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thành lập
Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Thực hiện Công văn số 760/UBND-VHXH, ngày 19
tháng 3 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc triển khai thực hiện
Quyết định 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh
Long (Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956) lập Kế hoạch tiến hành điều
tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động và xây dựng Đề án Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long với
các nội dung như sau:
A. NỘI DUNG ĐIỀU TRA KHẢO
SÁT:
I. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA, KHẢO
SÁT:
Để công tác điều tra, khảo sát có hiệu quả theo
mục tiêu của Đề án cần triển khai thống nhất một số nội dung sau:
1. Mục đích điều tra, khảo sát:
- Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo
nghề của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi
chung là CSSXKDDV).
- Xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động
nông thôn.
- Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông
thôn theo từng nghề, cấp trình độ; đặc biệt là nhu cầu học nghề của các nhóm
nông dân nghèo.
- Xác định năng lực đào tạo của các cơ sở dạy
nghề cho lao động nông thôn.
- Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua
đào tạo nghề đến năm 2020.
2. Địa bàn điều tra bao gồm:
- Khu vực nông thôn bao gồm tất cả các địa danh
được gọi là xã.
- Các thị trấn thuộc huyện và phường thuộc thành
phố Vĩnh Long có lao động làm nông nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi điều tra, khảo sát:
- Lao động khu vực nông thôn (ở các xã), điều
tra toàn bộ lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp: Những người thường trú tại
hộ, độ tuổi: Từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi
đối với nữ và có khả năng lao động...
- Lao động ở các thị trấn thuộc huyện, phường
thuộc thành phố Vĩnh Long thì chỉ điều tra lao động làm nông nghiệp và những hộ
mất đất canh tác hiện chưa có việc làm. Như vậy, không điều tra lao động đang
làm phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ)
trong hộ gia đình ở những địa bàn này.
- CSSXKDDV hiện đang hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp hoặc có đăng ký kinh doanh tại địa phương đóng trên địa bàn huyện, không
phân biệt cấp quản lý và hình thức sở hữu, các cơ sở SXKDDV hộ gia đình có thuê
lao động và sử dụng 10 lao động thường xuyên trở lên.
- Cơ sở dạy nghề (các trung tâm dạy nghề, trung
tâm hướng nghiệp giới thiệu việc làm có dạy nghề, trường trung cấp nghề, cao đẳng
nghề) hiện đang hoạt động đóng trên địa bàn huyện, không phân biệt cấp quản lý
và hình thức sở hữu.
4. Nội dung điều tra, khảo sát:
Các thông tin cần điều tra, khảo sát người lao động,
CSSXKD và cơ sở dạy nghề được cụ thể hoá trong các phiếu điều tra, khảo sát (Mẫu
phiếu được ban hành kèm theo Công văn số 382/TCDN-NCKHDN, ngày 26/3/2010 của Tổng
cục Dạy nghề). Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức triển khai, hướng
dẫn cách ghi và biểu mẫu thống kê.
II. YÊU CẦU ĐIỀU TRA KHẢO
SÁT:
Theo số liệu thống kê sơ bộ kết quả điều tra dân
số tính đến 01/4/2009 và điều tra doanh nghiệp tính đến 01/2009, rà soát lại đối
tượng điều tra theo quy định đối với:
- Điều tra hộ gia đình: 271.000 hộ.
- Điều tra CSSXKDDV: 2.500 cơ sở.
- Điều tra các cơ sở dạy nghề: 26 cơ sở.
III. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN:
Điều tra viên cấp xã phỏng vấn trực tiếp lao động
trong các hộ gia đình và phối hợp với điều tra viên cấp huyện điều tra
CSSXKDDV.
Các huyện, thành phố hướng dẫn cho các điều tra
viên cấp xã, phường, thị trấn (có thể sử dụng lực lượng điều tra viên của Tổng
điều tra dân số năm 2009 hoặc các trưởng khóm, ấp) để đến hộ gia đình phỏng vấn
và ghi chép thông tin vào phiếu khảo sát.
Các phiếu khảo sát các cơ sở dạy nghề do Phòng Dạy
nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện.
B. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VÀ THỜI
GIAN TIẾN HÀNH:
I. LẬP KẾ HOẠCH VÀ LÊN
PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT:
1. Nội dung:
- Xây dựng đề cương chi tiết, đề cương tổng quát
hướng dẫn các huyện, xã - thị trấn lập phương án điều tra, khảo sát nhu cầu học
nghề và nhu cầu sử dụng lao động tại địa phương; tổng hợp kết quả điều tra và
xây dựng báo cáo.
- Họp Ban Chỉ đạo Đề án thông qua các nội dung
hoạt động và phương pháp điều tra khảo sát. Thống nhất các tiêu chí điều tra và
thời gian thực hiện.
- Chuẩn bị tài liệu, phiếu điều tra khảo sát, biểu
mẫu phục vụ cho công tác điều tra và xử lý số liệu.
2. Tổ chức thực hiện:
- Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án chịu trách nhiệm
xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát, lập phương án điều tra và xây dựng đề
cương tổng quát, đề cương chi tiết hướng dẫn thực hiện đến cấp huyện, xã.
- Các thành viên của Ban Chỉ đạo Đề án có trách
nhiệm tổng hợp kế hoạch thuộc ngành, lập phương án triển khai thực hiện theo
chuyên môn phụ trách và nhiệm vụ được giao. Đóng góp về chuyên môn nhằm hỗ trợ
cho Ban Chỉ đạo Đề án hoàn chỉnh các nội dung hoạt động điều tra và tổng hợp
phân tích kết quả điều tra.
- Đối với các thành viên trong Ban Chỉ đạo Đề án
thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố nhanh chóng triển khai thực hiện các
việc sau:
+ Triển khai đến cấp xã, phường, thị trấn các nội
dung của Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu điều tra khảo
sát trên địa bàn.
+ Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện,
thành phố. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện do một đồng chí Lãnh đạo Uỷ
ban nhân dân huyện, thành phố làm Trưởng ban, các thành viên bao gồm các phòng:
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (thường trực); Phòng Nội vụ; Phòng Nông
nghiệp; Phòng Công thương; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Kế hoạch và Đầu tư;
Phòng Tài chính; Phòng Thống kê; Đài Phát thanh - Truyền hình huyện, thành phố;
Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm công lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân
huyện, thành phố; mời các Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Huyện đoàn, Hội Nông dân,
Hội Khuyến học, Hội Cựu chiến binh cùng tham gia vào Ban Chỉ đạo thực hiện Đề
án cấp huyện. Chỉ đạo cho cấp xã, phường, thị trấn thực hiện việc thành lập Tổ
chỉ đạo thực hiện Đề án cấp xã trực thuộc Phân ban Chỉ đạo cấp huyện. Bố trí
cán bộ chuyên trách và phân công trách nhiệm cụ thể theo từng cấp quản lý.
+ Rà soát trên địa bàn quản lý lập danh sách đối
tượng điều tra theo quy định nêu trên, bao gồm:
· Danh sách các
hộ gia đình.
· Danh sách các
CSSXKDDV.
+ Chọn và lập danh sách điều tra viên cấp huyện,
cấp xã. Bao gồm:
Điều tra viên cấp huyện:
Sử dụng lực lượng thuộc Ban Chỉ đạo thực hiện Đề
án cấp huyện phân công.
Điều tra viên cấp xã:
Cán bộ tổng hợp cấp xã: Căn cứ vào khối lượng
công việc điều tra khảo sát thực tế của từng xã, phường, thị trấn, giao Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định số lượng cán bộ tổng hợp sao
cho đảm bảo được yêu cầu công việc và thời gian thực hiện.
Đối với điều tra viên trực tiếp điều tra thu thập
thông tin cấp xã: Căn cứ vào số hộ gia đình trong đối tượng điều tra và số
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố triển
khai đến cấp xã tự quyết định và lập danh sách điều tra viên phù hợp về số lượng
để việc triển khai thực hiện được thuận lợi và hoàn thành đúng tiến độ điều tra
khảo sát. Đề xuất sử dụng lực lượng điều tra dân số và tổ nhân dân tự quản tại
địa phương làm điều tra viên, số lượng điều tra viên tính theo cách:
Điều tra hộ gia đình:
Số lượng điều tra viên =
|
Tổng
số hộ gia đình cần điều tra
|
25
phiếu/ngày x 20 ngày
|
Điều tra doanh nghiệp cơ sở sản xuất:
Số lượng điều tra viên =
|
Tổng
số doanh nghiệp, CSSX cần điều tra
|
08
phiếu/ngày x 20 ngày
|
+ Các nội dung thực hiện gửi về Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long để tổng hợp và lên phương án tiến
hành.
3. Thời gian: Hoàn thành các nội dung
trên trước ngày 30/5/2010.
II. TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH:
1. Nội dung:
- Triển khai tập huấn đến các huyện, thành phố nội
dung điều tra khảo sát và phương án tiến hành.
- Tổng hợp sơ bộ số liệu dự kiến điều tra tại
các huyện, thành phố.
2. Tổ chức thực hiện:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh
Long:
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra khảo sát
cho cán bộ điều tra chủ chốt cấp tỉnh, huyện. (Dự kiến từ ngày 01/6 đến 07/6/2010
tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
- Tổ chức tập huấn trực tiếp về việc triển khai
Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và nghiệp vụ điều
tra khảo sát đến cấp xã, phường, thị trấn. Địa điểm tổ chức tại Uỷ ban nhân dân
các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (ngay sau khi tập huấn ở cấp tỉnh).
- Tập trung giám sát việc điều tra khảo sát, khảo
sát mô hình dạy nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp tại huyện điểm, xã điểm; giám
sát điều tra tại các huyện, thành phố trên địa bàn còn lại.
- Điều tra, khảo sát trực tiếp các cơ sở dạy nghề
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
b) Đối với các sở, ban ngành tỉnh:
Chuẩn bị đề cương hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các
huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đến năm 2020 thuộc lĩnh vực ngành phụ trách.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
lồng ghép các nội dung, chương trình của ngành và triển khai tập huấn đến cấp
huyện, xã.
Cụ thể:
- Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo:
Triển khai việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã; hướng
dẫn các huyện, thành phố xây dựng phương án tuyển dụng, bổ sung cán bộ công chức
theo các yêu cầu quy định.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng
dẫn các huyện, thành phố xây dựng danh mục nghề, chương trình dạy nghề các
ngành nghề nông nghiệp; hướng dẫn xây dựng mô hình dạy nghề nông nghiệp,...
- Sở Công thương: Hướng dẫn các huyện, thành phố
hướng dẫn xây dựng danh mục nghề, chương trình dạy nghề phi nông nghiệp; hướng
dẫn mô hình dạy nghề phi nông nghiệp,...
- Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp tổ chức
tuyên truyền rộng rãi chủ trương, chính sách của Đề án 1956 đến các địa phương,
thông tin cho người lao động, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch
vụ biết về các nội dung điều tra khảo sát.
- Ngân hàng Chính sách Xã hội: Hướng dẫn việc
xây dựng kế hoạch cho vay học sinh, sinh viên tham gia học nghề đến năm 2020.
- Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn triển khai phương án khảo sát các mô hình học nghề nông
nghiệp, xây dựng danh mục nghề nông nghiệp.
- Tỉnh đoàn Vĩnh Long: Lồng ghép Đề án Đào tạo
nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên vào chương trình Đề án, phối hợp triển
khai thực hiện.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Lồng ghép Đề án Đào
tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ vào chương trình của Đề án, phối hợp
triển khai thực hiện.
c) Đối với Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố:
- Căn cứ kế hoạch triển khai của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội triệu tập các cơ quan, ban, ngành cấp huyện, thành phố; Uỷ
ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn và các điều tra viên cấp huyện,
điều tra viên cấp xã tham dự họp triển khai kế hoạch.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn trực thuộc lập
kế hoạch khảo sát theo tiến độ thời gian quy định và chuẩn bị các phương tiện hỗ
trợ cho việc điều tra, khảo sát cung cấp cho từng điều tra viên:
+ Sơ đồ địa bàn điều tra.
+ Bảng kê hộ gia đình cần điều tra (có thể dựa
theo kết quả điều tra dân số tính đến 01/4/2009), tiến hành đối chiếu với sổ
đăng ký hộ khẩu của Công an nhân dân các xã, phường, thị trấn để xác định đối
tượng lao động cần điều tra thuộc các hộ gia đình.
+ Danh sách các CSSXKDDV trên địa bàn theo quy định
nêu trên.
- Đảm bảo cán bộ điều tra viên tham gia giám sát
quá trình điều tra các hộ gia đình, phối hợp với điều tra viên cấp xã tiến hành
điều tra các CSSXKDDV trên địa bàn huyện, thành phố.
d) Đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị
trấn:
+ Căn cứ kế hoạch triển khai của Uỷ ban nhân dân
huyện, thành phố, đơn vị xây dựng kế hoạch và lập phương án điều tra khảo sát
phù hợp với các điều kiện thực tế của địa phương.
+ Tổng hợp lập danh sách điều tra viên (có thể sử
dụng lực lượng điều tra dân số,...).
+ Triển khai thực hiện điều tra khảo sát các hộ
gia đình trong địa bàn; phối hợp với điều tra viên cấp huyện tổ chức điều tra tại
các CSSXKDDV.
+ Lựa chọn mô hình nông nghiệp, phi nông nghiệp
có hiệu quả đề xuất Uỷ ban nhân dân huyện làm thí điểm.
3. Thời gian:
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ điều tra khảo sát
cấp tỉnh, cấp huyện: Thực hiện hoàn thành trước ngày 07/6/2010.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ điều tra cấp xã,
phường, thị trấn tại các huyện, thành phố: Thực hiện hoàn thành trước ngày
14/6/2010.
- Tổ chức điều tra khảo sát: 20 ngày (từ
15/6/2010 đến 04/7/2010).
III. TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH SỐ
LIỆU ĐIỀU TRA VÀ VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA:
1. Nội dung:
- Tổng hợp kết quả điều tra: Cấp xã, cấp huyện.
- Phân tích kết quả điều tra và viết báo cáo.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết về dạy nghề đến năm
2020 của từng địa phương.
- Tổng hợp kết quả điều tra cấp tỉnh, viết báo
cáo kết quả điều tra và tổng hợp kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn của
các huyện, thành phố.
2. Tổ chức thực hiện:
- Uỷ ban nhân dân cấp xã tổng hợp và phân tích số
liệu điều tra khảo sát lập báo cáo lên cấp huyện, thành phố trực thuộc.
- Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố tổng hợp báo
cáo các xã, phường, thị trấn phân tích số liệu và xây dựng báo cáo gửi về Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án) để tổng
hợp xây dựng Đề án.
* Lưu ý: Tất cả các nội dung báo cáo và kết quả
tổng hợp điều tra, khảo sát phải gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, số
42 đường Nguyễn Huệ, phường 2 thành phố Vĩnh Long và email: [email protected].
3. Thời gian:
- Thực hiện cấp xã: Hoàn thành báo cáo trước
ngày 14/7/2010.
- Thực hiện cấp huyện: Hoàn thành báo cáo trước
ngày 24/7/2010.
- Thực hiện cấp tỉnh: Hoàn thành báo cáo trước
ngày 04/8/2010.
IV. HOÀN CHỈNH ĐỀ ÁN, TRÌNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÊ DUYỆT BAN HÀNH:
1. Nội dung:
- Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra khảo
sát nhu cầu học nghề và nhu cầu sử dụng lao động.
- Xây dựng Đề cương chi tiết và viết Đề án Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
- Tổng hợp ý kiến đóng góp của các ban ngành có
liên quan về nội dung Đề án; triệu tập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án hội thảo
đóng góp Đề án.
- Hoàn chỉnh các nội dung, trình Uỷ ban nhân dân
tỉnh phê duyệt ban hành.
2. Tổ chức thực hiện:
- Các ngành, thành viên Ban Chỉ đạo và Uỷ ban
nhân dân các huyện, thành phố gửi kết quả điều tra khảo sát và tổng hợp Đề án
theo lĩnh vực phụ trách đã được phân công tiến hành xây dựng kế hoạch đến năm
2020 gửi về Văn phòng Ban Chỉ đạo Đề án để tổng hợp và xây dựng Đề án chung của
tỉnh.
- Thường trực Ban Chỉ đạo:
+ Xây dựng Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn của tỉnh.
+ Gửi dự thảo Đề án đến các ban ngành có liên
quan để tham khảo ý kiến đóng góp dự thảo Đề án.
+ Triệu tập Ban Chỉ đạo hội thảo đóng góp ý kiến
xây dựng Đề án, hoàn chỉnh Đề án và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ban
hành.
3. Thời gian: Hoàn thành trước ngày 05/9/2010.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Nguồn ngân sách địa phương và nguồn kinh phí bổ
sung năm 2010 hỗ trợ Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn được phân bổ.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức điều tra, khảo sát
nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động và xây dựng Đề án Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020./.