Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1412/QĐ-LĐTBXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Phạm Thị Hải Chuyền
Ngày ban hành: 24/09/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1412/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ DUNG QUẤT

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề;

Căn cứ Quyết định số 978/QĐ-LĐTBXH ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 256/QĐ-TCDN ngày 15/9/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề phê duyệt Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Hội đồng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Tổng cục Dạy nghề;
- Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Phạm Thị Hải Chuyền

 

ĐIỀU LỆ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ DUNG QUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1412/QĐ-LĐTBXH ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều lệ này quy định những vấn đề cơ bản về tổ chức, hoạt động của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất.

Điều 2. Địa vị pháp lý của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất

1. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất là Trường Cao đẳng nghề công lập, trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, được thành lp theo Quyết định số 843/QĐ-LĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được tổ chức và hoạt động theo Luật Dạy nghề, Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề, các quy định khác có liên quan và Điều lệ này.

2. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện quyn tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

3. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Điều 3. Tên và trụ sở của Trường

1. Tên Trường: Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất.

Tên giao dịch quốc tế: Dung Quat Vocational College of Technique and Technology.

2. Trụ sở:

- Địa chỉ trụ sở chính: Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

- Cơ sở đào tạo: Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

- Điện thoại: 055.8567588 - 055.8567599 ; Fax: 055.3610.588.

- Websites: dqc.edu.vn.

Điều 4. Quản lý nhà nước đối với Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của BLao động - Thương binh và Xã hội, sự quản lý theo lãnh thổ của y ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 2.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ DUNG QUẤT

Điều 5. Nhiệm vụ

1. Xây dựng kế hoạch phát triển Nhà trường trong từng giai đoạn, trình Btrưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt đtổ chức thực hiện.

2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực các cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học kiến thức và trình độ kỹ năng nghtương xứng trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng nhu cu thị trường lao động.

3. Xây dựng và thực hiện chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề, kế hoạch giảng dạy, học tập đi với các nghđược phép đào tạo.

4. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh và quản lý người học; tổ chức hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghvà các hoạt động khác theo quy định.

5. Tchức nghiên cứu khoa học; nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; chuyển giao công nghệ; tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo nghề theo quy định của pháp luật.

6. Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề.

7. Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp; tổ chức cho công chức, viên chức, người lao động và người học nghtham gia các hoạt động xã hội.

8. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và gia đình người học trong hoạt động dạy ngh.

9. Liên kết và hợp tác đào tạo trong và ngoài nước; liên kết đào tạo với các trường đại học; liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để đào tạo tại chỗ, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo vừa làm vừa học theo quy định của pháp luật.

10. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghkhi tổ chức dạy nghcho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ.

11. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài chính, kế toán và các hoạt động khác của Nhà trường.

12. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

13. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

14. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao hoặc do pháp luật quy định.

Điều 6. Quyền hạn

1. Được chủ động xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển Nhà trường phù hp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề.

2. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhm thực hiện các hoạt động dạy ngh.

3. Quyết định thành lp các đơn vị trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong Điều lệ của Trường hoặc sau khi được sự đồng ý, phê duyệt chủ trương của Bộ; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xung theo quy định của pháp luật và phân cp quản lý viên chức của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

4. Được tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

5. Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động dạy nghề về lập kế hoạch dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình dạy ngh, tổ chức thực tập nghề. Hợp tác, liên kết theo quy định của pháp luật và của Bộ với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.

6. Được sử dụng nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vđể đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của trường theo quy định của pháp luật và của Bộ.

7. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật cht; được htrợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo đơn đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật.

8. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, sản phm mới theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ DUNG QUẤT

Điều 7. Cơ cấu tổ chức của trường

1. Hội đồng trường.

2. Ban Giám hiệu, gồm: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng.

3. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề.

4. Các Hội đồng tư vấn.

5. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Phòng Tổ chức cán bộ;

b) Phòng Đào tạo;

c) Phòng Công tác học sinh - sinh viên;

d) Phòng Kiểm định chất lượng và Quản lý khoa học;

đ) Phòng Hành chính - Quản trị;

e) Phòng Kế toán - Tài vụ;

g) Phòng Quản lý thiết bị và Dịch vụ sản xuất.

6. Các Khoa:

a) Khoa Cơ khí chế tạo;

b) Khoa Cơ khí động lực;

c) Khoa Điện - Điện tử;

d) Khoa Công nghlọc hóa dầu;

đ) Khoa Kỹ thuật tổng hp;

e) Khoa Khoa học Cơ bản.

7. Các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề:

a) Thư viện;

b) Trung tâm đào tạo lái xe;

c) Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ.

8. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức xã hội.

Điều 8. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của Trường, huy động và giám sát vic sử dụng các ngun lực dành cho Trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu dạy ngh.

2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, các dự án và kế hoạch phát trin Trường;

b) Quyết nghị về Điều lệ hoặc sửa đổi bổ sung Điều lệ trường trình Bộ phê duyệt;

c) Quyết nghị chủ trương sử dụng tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của Nhà trường theo quy định pháp luật;

d) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Trường;

đ) Đề xuất nhân sự để Bộ quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng;

e) Quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự của Nhà trường theo quy định của pháp luật.

3. Thành phần tham gia Hội đồng trường gồm: Đại diện tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu, giảng viên, giáo viên, viên chức quản lý. Tng scác thành viên Hội đng trường có 15 người, gồm Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng do các thành viên của Hội đồng trường bầu theo nguyên tắc đa số phiếu.

4. Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 05 năm. Hội đồng trường được sử dng bộ máy tổ chức và con dấu của nhà trường trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của Hội đng trường.

5. Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất 03 tháng một lần và do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Quyết định của Hội đồng trường chỉ có hiệu lực khi có quá nửa thành viên hội đồng nhất trí. Trường hp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.

Điều 9. Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người đại diện pháp nhân của Trường trước xã hội và pháp luật trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hiệu trưởng là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1. Tiêu chuẩn Hiệu trưởng:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng; có tín nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ; có sức khỏe và năng lực quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường;

b) Có bằng thạc sĩ trở lên đối với ít nhất một ngành hoặc nghề Trường đang đào tạo; đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà trường;

c) Có thâm niên giảng dạy hoặc tham gia quản lý dạy nghề ít nhất là năm năm.

2. Điều kiện bổ nhiệm Hiệu trưởng:

Tuổi đời khi bổ nhiệm Hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ.

3. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động:

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định bnhiệm, miễn nhiệm, luân chuyn, điều động theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau:

1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các Quyết nghị của Hội đồng trường; tổ chức thực hiện Điều lệ trường.

2. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Nhà trường; tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện các quy định của pháp luật và quy chế của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo, kiểm tra, thi, công nhận tt nghiệp và cp văn bng, chứng chỉ ngh. Trên cơ sở các quy chế, quy đnh của pháp luật, xây dựng và ban hành các quy chế, nội quy của Trường nhm thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở đào tạo ngh.

4. Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên của Trường.

5. Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong Trường và ở địa phương.

6. Thực hiện quy chế dân chủ; chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đi với công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên của Trường.

7. Đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong Nhà trường, xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, tchức xã hội trong các hoạt động của Trường.

8. Tổ chức các hot động thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định. Chấp hành các kiến nghị, quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

9. Thực hiện đy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Quyền hạn của Hiệu trưởng

1. Quyết định các biện pháp để thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà trường theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Điều lệ này.

2. Quyết định tiếp nhận, tuyển dụng, cho thôi việc, ký hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, ký hp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, điều động, nghỉ hưu, nâng bậc lương, đào tạo, bi dưỡng vchuyên môn, nghiệp vụ, khen thưởng, kỷ luật đi với công chức, viên chức, người lao động thuộc Trường theo quy định của pháp luật và phân cp quản lý viên chức của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, sinh viên của Trường theo quy định.

4. Quyết định thành lập, giải thể các Hội đồng tư vấn, các ban, tiểu ban tham mưu giúp việc khác của Nhà trường.

5. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển các chức vụ cấp trưởng, cp phó Phòng, Khoa, Bộ môn và các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghcủa Trường theo quy định hiện hành và theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt và ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề của từng nghề theo từng cấp trình độ đối với các ngh trong Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghcủa Trường.

7. Cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề và chứng chỉ sơ cấp nghề cho người học nghề sau khi tốt nghiệp ra trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 12. Phó Hiệu trưởng

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất có không quá 03 Phó Hiệu trưởng.

1. Tiêu chuẩn Phó Hiệu trưởng:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt; lý lịch rõ ràng; có tín nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ; có sức khỏe và năng lực quản lý lĩnh vực công tác được phân công phụ trách;

b) Có trình độ đại học trở lên. Riêng phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo, ngoài các tiêu chuẩn trên, phải có chuyên môn đối với ít nhất một ngành hoặc nghề Trường đang đào tạo và có đủ tiêu chuẩn như đối với Hiệu trưởng.

2. Điều kiện bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng:

Tuổi đời khi bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ.

3. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển Phó Hiệu trưởng:

Phó Hiệu trưởng do Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, min nhiệm, luân chuyn, điều động theo quy định của pháp luật.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng

a) Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của Trường; trực tiếp phụ trách một slĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc khác do Hiệu trưởng giao;

b) Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao.

Điều 13. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề

1. Hội đồng thẩm đnh chương trình, giáo trình dạy nghề (sau đây gọi tắt là hội đồng thẩm định) là tổ chức tư vấn giúp Hiệu trưởng trong việc duyệt chương trình, giáo trình dạy nghcủa Trường.

2. Hội đồng thẩm định gồm giảng viên, giáo viên, viên chức quản lý của Trường, viên chức chuyên ngành khoa học kỹ thuật và người sử dụng lao động am hiểu về nghề được thẩm định. Hội đồng thẩm định có từ 05 đến 09 thành viên tùy theo chương trình, giáo trình thẩm định. Hội đồng thẩm định có Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng.

3. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng. Mỗi Hội đồng thẩm định thực hiện thm định chương trình, giáo trình của một nghề. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của mỗi thành viên hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng quy định. Hội đng thm định tự giải thể sau khi hoàn thành công việc do Hiệu trưởng giao.

4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định:

a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng;

b) Cuộc họp thẩm định chương trình, giáo trình của hội đồng phải bảo đảm có mặt ít nhất 3/4 tổng số thành viên của hội đồng;

c) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các thành viên của hội đồng có ý kiến phân tích, đánh giá công khai những mặt được và chưa được ca chương trình, giáo trình được thẩm định. Chủ tịch Hội đồng kết luận về kết quả thẩm định trên cơ sở biểu quyết theo đa số của các thành viên hội đng có mặt tại cuộc họp thm định chương trình, giáo trình. Các ý kiến khác với kết luận của Chủ tịch Hội đng được bảo lưu và trình Hiệu trưởng Nhà trường.

Điều 14. Các hội đồng tư vấn và các ban, tiểu ban giúp việc khác

Các Hội đồng tư vấn, các ban, tiểu ban trong Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất do Hiệu trưởng quyết định thành lập để lấy ý kiến của công chức, viên chức quản lý, giảng viên, giáo viên, đại diện các tổ chức trong Trường nhằm thực hiện một snhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng.

Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động, các thành viên của các tổ chức này do Hiệu trưởng quy định.

Điều 15. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Qut có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo phân công.

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất quy định nhiệm vụ cụ thcủa mi Phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Trường theo Quyết nghị của Hội đng Trường.

Điều 16. Các khoa, bộ môn thuộc Trường

1. Khoa:

Các Khoa thuộc Trường thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, biên soạn chương trình, giáo trình, nghiên cứu khoa học, quản lý giảng viên, giáo viên, người học nghề, cơ sở vật chất, trang thiết bị được giao và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Nhiệm vụ cụ thể của các Khoa do Hiệu trưởng quy định theo Quyết nghị của Hội đng trường.

Các Khoa thuộc Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất được tổ chức theo các nhóm nghề đào tạo, bao gồm:

a) Khoa Cơ khí chế tạo;

b) Khoa Cơ khí động lực;

c) Khoa Điện - Điện tử;

d) Khoa Công nghlọc hóa du,

đ) Khoa Kỹ thuật tổng hp;

e) Khoa Khoa học cơ bản.

2. Bộ môn:

Bộ môn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, quản lý chất lượng giảng dạy và học tập theo nhóm các môn học chuyên ngành. Việc thành lập, giải thbộ môn do Hiệu trưởng quyết định theo Quyết nghị của Hội đồng trường.

Điều 17. Các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề và doanh nghiệp thuộc trường:

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất có một số đơn vị trực thuộc đphục vụ hoạt động dạy nghề gm: Thư viện, Trung tâm Đào tạo lái xe, Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ.

Việc quy định nhiệm vụ, tổ chức quản lý hoạt động của các đơn vị này do Hiệu trưởng quyết định theo quy định của pháp luật và phân cp của Bộ.

Điều 18. Tổ chức và hoạt động của các Phòng, Khoa, đơn vị thuộc Trường

1. Mỗi Phòng, Khoa, đơn vị thuộc Trường có Trưởng Phòng, Trưởng Khoa, Trưởng đơn vị trực thuộc (Giám đc), một sPhó trưởng Phòng, Phó trưởng Khoa, cp phó đơn vị trực thuộc (Phó giám đc) và giảng viên, giáo viên, viên chức, nhân viên.

2. Trưởng Phòng, Khoa, đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng vtoàn bộ hoạt động của đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Trưởng Phòng, Khoa, đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Lãnh đạo, quản lý điều hành các hoạt động của đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao đạt chất lượng và hiệu quả.

b) Xây dựng chức danh, chức trách cho giảng viên, giáo viên, nhân viên thuộc đơn vị mình quản lý. Xây dựng quy chế hoạt động của đơn vị mình, trình Hiệu trưởng phê duyệt đthực hiện.

c) Quản lý nhân viên, tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của đơn vị.

d) Phân công nhiệm vụ cho cấp phó, trưởng bộ môn, giảng viên, giáo viên, nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý.

đ) Đề xuất giải pháp đảm bảo quyền lợi hp pháp của giảng viên, giáo viên, nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý.

e) Đề nghị thành lập bộ môn, đề xuất Trưởng Bộ môn, Phó trưởng Bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.

g) Tham gia các Hội đồng tư vấn của Nhà trường theo quyết định thành lập của Hiệu trưởng.

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng.

4. Các Phó trưởng Phòng, Khoa, đơn vị trực thuộc là người giúp Trưởng Phòng, Khoa, đơn vị quản lý, điều hành một số mặt công tác của Phòng, Khoa, đơn vị do Trưởng Phòng, Khoa, đơn vị phân công.

Cấp phó Phòng, Khoa, đơn vị trực thuộc nghiêm túc chấp hành sự phân công của cấp trưởng, có trách nhiệm phối hợp với cấp trưởng trong chỉ đạo điều hành công việc, không được xử lý công việc ngoài thẩm quyn, cấp phó liên đới chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng vmảng công tác được phân công.

5. Trưởng, Phó Phòng, Khoa, đơn vị trực thuộc được bổ nhiệm sau khi thực hiện theo quy trình từ Phòng, Khoa, đơn vị đề xuất lên Ban Giám hiệu, Đảng ủy Nhà trường xem xét và giao cho Hiệu trưởng bổ nhiệm theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hi. Tuổi đời khi bổ nhiệm cấp trưởng, phó các Phòng, Khoa, đơn vị trực thuộc không quá 55 tuổi đối với nam, 50 tui đối với nữ.

6. Mỗi Bộ môn có Trưởng Bộ môn, Phó trưởng Bộ môn do Trưởng Khoa đề nghị Hiệu trưởng xem xét, quyết định bnhiệm.

7. Sự phối hợp công tác giữa các Phòng, Khoa, đơn vị

a) Các phòng, khoa, đơn vị thuộc Trường thực hiện mối quan hệ phối hp để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường theo sự chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng.

b) Đơn vị được phân công chủ trì thực hiện nhiệm vụ phải chủ động phối hp với các đơn vị liên quan đtổ chức thực hiện. Đơn vị chủ trì thực hiện chu trách nhiệm về kết quả nhiệm vụ được phân công; có nhiệm vụ đôn đốc nhc nhở đơn vị phối hợp thực hiện nhằm triển khai thực hiện tốt và kịp thời nhiệm vụ được giao.

c) Đơn vị phối hợp thực hiện có trách nhiệm phối hợp giải quyết công việc liên quan kịp thời trên tinh thần hp tác, trách nhiệm, không đùn đẩy, lảng tránh.

Điều 19. Tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội

1. Tổ chức Đảng cộng sản Vit Nam trong Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Qut (Đảng bộ cp cơ sở trực thuộc Đảng bộ các Cơ quan tỉnh Quảng Ngãi) tổ chức lãnh đạo Nhà trường theo các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và theo pháp luật.

2. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Trường Cao đẳng nghề Kthuật công nghệ Dung Qut hoạt động trong khuôn khHiến pháp, pháp lut, Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản HChí Minh và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu dạy nghcủa Trường.

3. Công đoàn Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất là tổ chức đại diện cho công chức, viên chức, người lao động của Trường, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam và quy định của pháp luật, có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu dạy nghề của Trường.

4. Hội Cựu Chiến binh Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất hoạt động theo Điều lHội cựu chiến binh Việt Nam và quy định của pháp luật, có trách nhiệm góp phn thực hiện mục tiêu dạy nghcủa Trường.

5. Các Hội, Đoàn thể khác

Hội sinh viên, Hội học sinh được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và được phép của Hiệu trưởng Nhà trường.

Các tổ chức Hội, Đoàn thể có trách nhiệm giới thiệu, giúp đỡ quần chúng ưu tú để Đảng bộ Nhà trường xem xét kết nạp.

Chương 4.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Điều 20. Nguyên lý và phương châm dạy nghề

1. Trong hoạt động dạy nghề của Nhà trường phải quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hp với lao động sản xuất, Nhà trường gn liền với gia đình và xã hi; lấy thực hành, thực tập kỹ năng nghề làm chính; coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghnghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; đảm bảo tính giáo dục toàn diện.

2. Thực hiện phương châm dạy nghề gắn với việc làm.

Điều 21. Nghề đào tạo

1. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất được đào tạo các nghề theo Giy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề do cơ quan có thẩm quyn cp.

Việc bổ sung nghề đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất thường xuyên dự báo nhu cu đào to nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của thị trường lao động để kịp thời điều chỉnh quy mô, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo của Trường.

3. Nghề đào tạo và trình độ đào tạo:

3.1. Trình độ cao đẳng:

a) Hàn

b) Điện tử công nghiệp

c) Điện công nghiệp

d) Công nghệ ô tô

đ) Cắt gọt kim loại

e) Vận hành thiết bị chế biến dầu khí

g) Phân tích các sản phẩm lọc dầu

h) Lập trình máy tính

i) Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)

k) Kế toán doanh nghiệp

l) Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí

m) May thời trang

n) Kỹ thuật xây dựng

o) Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy

3.2. Trình độ trung cấp:

a) Hàn

b) Điện tử công nghiệp

c) Điện công nghiệp

d) Công nghệ ô tô

đ) Cắt gọt kim loại

e) Vận hành thiết bị chế biến dầu khí

g) Phân tích các sản phẩm lọc dầu

h) Lập trình máy tính

i) Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)

k) Kế toán doanh nghiệp

l) Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí

m) May thời trang

n) Kỹ thuật xây dựng

o) Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy

3.3. Trình độ sơ cấp:

a) Hàn

b) May công nghiệp

c) Điện dân dụng

d) Autocad

đ) Quản trị mạng

e) Nghiệp vụ xăng dầu

Điều 22. Chương trình và giáo trình

1. Căn cứ vào chương trình khung cho từng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, Trường Cao đng nghKỹ thuật công nghDung Quất tổ chức xây dựng và ban hành chương trình dạy nghề của Trường.

2. Tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hành giáo trình dạy nghề để làm tài liệu giảng dạy, học tập của trường. Giáo trình dạy nghề phải cụ thhóa yêu cầu vnội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình dạy ngh đi với mỗi mô-đun, môn học. Thường xuyên đánh giá, cập nhật, chỉnh sửa chương trình, giáo trình dạy ngh phù hp với kỹ thuật, công nghệ sản xut.

3. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghDung Quất tổ chức xây dựng, ban hành chương trình dạy nghtrình độ sơ cp và các chương trình dạy nghthường xuyên.

Điều 23. Tuyển sinh

1. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm trên cơ sở nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xut, dịch vụ của ngành, địa phương và năng lực đào tạo của Nhà trường.

2. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất tổ chức tuyển sinh học nghề theo quy chế tuyển sinh học nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 24. Kiểm tra, thi và đánh giá

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất thực hiện việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện tu dưỡng, tham gia các hoạt động xã hội của người học theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp, Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghhệ chính quy và các quy định khác có liên quan do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 25. Cấp và quản lý bằng, chứng chỉ nghề

Trường Cao đẳng nghề Kthuật công nghệ Dung Quất thực hiện việc cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, chứng chỉ sơ cp nghtheo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

Chương 5.

GIẢNG VIÊN, GIÁO VIÊN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NHÂN VIÊN

Điều 26. Tiêu chuẩn của giảng viên, giáo viên dạy nghề

Giảng viên, giáo viên dạy nghề phải đảm bảo được tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tác phong; năng lực chuyên môn; kỹ năng nghề; năng lực sư phạm nghề; năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học theo quy định hiện hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 27. Nhiệm vụ của giảng viên, giáo viên dạy nghề

1. Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình quy định và kế hoạch được giao.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật; chp hành nội quy, quy chế của Trường; tham gia các hoạt động chung trong Trường và với địa phương nơi Trường đặt trụ sở.

3. Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất đạo đức; giữ gìn uy tín, danh dự của nhà giáo.

4. Tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với người học nghề; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người học nghề.

5. Chịu sự giám sát của Nhà trường về nội dung, chất lượng phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

6. Tham gia biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy; Tham gia xây dựng Nhà trường, nghiên cứu sản xut đdùng dạy học và phương tiện kỹ thuật dạy nghcủa môn học mà mình phụ trách. Tích cực tham gia quá trình sản xuất, dịch vụ, góp phần làm ra các sản phẩm có chất lượng tại xưởng của Trường.

7. Hoàn thành các công việc khác được Trường, Khoa hoặc Bộ môn phân công.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Quyền của giảng viên, giáo viên dạy nghề

1. Được bố trí giảng dạy theo chuyên ngành được đào tạo.

2. Được lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, nâng cao cht lượng và hiệu quả đào tạo.

3. Được sử dụng giáo trình, tài liệu, học liệu dạy nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường đthực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

5. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Được tham gia bàn bạc, thảo luận, góp ý về chương trình, nội dung, phương pháp dạy nghề. Được thảo luận, góp ý vcác chủ trương, kế hoạch phát trin dạy ngh, tổ chức quản lý của Trường và các vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.

6. Được nghỉ hè, nghỉ học kỳ, nghỉ tết âm lịch, nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

7. Được hp đồng thỉnh giảng và thực nghiệm khoa học tại các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục khác, nhưng phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên, giáo viên dạy nghquy định tại Điều 27 của Điều lệ này.

8. Được hưởng các chính sách và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Nhiệm vụ, quyền của công chức, viên chức, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ

Công chức, viên chức, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ trong Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ, chức trách được phân công; được hưởng các quyn lợi theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Việc tuyển dụng giảng viên; giáo viên; công chức, viên chức, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ

Giảng viên, giáo viên, công chức, viên chức, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ trong Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất được tuyn dụng theo quy định của pháp luật vcông chức, viên chức, Bộ luật Lao động và theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hi.

Chương 6.

NGƯỜI HỌC NGHỀ

Điều 31. Nhiệm vụ của người học nghề

1. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe, nhân cách, tác phong công nghiệp của người công dân xã hội chủ nghĩa; Học tập theo chương trình, kế hoạch đào tạo của Nhà trường.

2. Tôn trọng công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên, nhân viên của Trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; thực hiện quy chế, nội quy của Trường, chp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Đóng học phí theo quy định.

4. Tham gia lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường.

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của Trường, của cơ sở sản xut nơi thực hành, thực tập.

6. Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.

7. Thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh; tham gia xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của Trường.

Điều 32. Quyền của người học nghề

1. Được học tập, rèn luyện theo mục tiêu dạy nghề hoặc hợp đồng học nghề đã giao kết với Nhà trường.

2. Được học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thực hiện chương trình, được học lưu ban.

3. Được bảo lưu kết quả học tập theo quy định của pháp luật.

4. Được Nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin vviệc học tập, rèn luyện của mình.

5. Được cấp bng, chứng chỉ nghề tương ứng với trình độ đào tạo theo quy định.

6. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Nhà trường.

7. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện của Nhà trường phục vụ việc học tập, thực hành, thực tập ngh và các hoạt động văn hóa, thdục, ththao. Được bảo đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình học tập, thực hành, thực tập nghtheo quy định của pháp luật.

8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của tập thể người học ngh kiến nghị với Trường vcác giải pháp góp phn xây dựng Trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình.

9. Được hưởng các chính sách đối với người học nghề theo quy định của pháp luật.

Chương 7.

TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH

Điều 33. Quản lý và sử dụng tài sản

1. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất được giao quản lý, sử dụng nhà, đất, công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trang thiết bị, tài sản được hình thành từ ngun ngân sách nhà nước, được biếu, tặng, viện trợ và hình thành từ các nguồn hp pháp khác phù hp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

2. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp. Đi với tài sản cđịnh sử dụng vào hoạt động kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định của Bộ Tài chính và phân công, phân cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Trường được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Điều 34. Nguồn tài chính

Nguồn tài chính của Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất gm có:

1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

a) Kinh phí hoạt động thường xuyên;

b) Kinh phí thực hiện các đ tài nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao;

c) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, viên chức;

d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

đ) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ dạy nghề do Nhà nước đặt hàng;

e) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề theo dự án và kế hoạch hàng năm được cp có thẩm quyền phê duyệt;

g) Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

h) Kinh phí khác.

2. Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Nhà trường, gồm:

a) Phần được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước từ số thu học phí, phí và lệ phí (nếu có);

b) Thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;

c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.

3. Các nguồn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.

4. Các nguồn khác, gồm:

a) Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của công chức, viên chức và người lao động của Trường;

b) Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Nội dung chi

1. Chi thường xuyên, gồm:

a) Chi cho các hoạt động dạy nghề theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

- Chi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền thưởng; Chi phí đào tạo; bồi dưỡng nâng trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; kinh phí hoạt động công đoàn theo quy định.

- Chi cho người học: Học bổng, khen thưởng.

b) Chi cho hoạt động sản xuất, dịch vụ của trường kể cả chi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, chi sửa chữa thường xuyên, trích khu hao tài sản cố định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật.

2. Chi không thường xuyên, gồm:

a) Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học;

b) Chi thực hiện chương trình mục tiêu;

c) Chi thực hiện nhiệm vụ dạy nghề do Nhà nước đặt hàng;

d) Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên, cán bộ, viên chức;

đ) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;

e) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

g) Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đu tư khác theo quy định của Nhà nước;

h) Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

i) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Quản lý tài chính

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất thực hiện việc quản lý tài chính theo quy định hiện hành.

Chương 8.

QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 37. Quan hệ giữa Nhà trường với doanh nghiệp

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất có trách nhiệm chủ động phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề, bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp và thị trường lao động.

2. Mời đại diện của doanh nghiệp có liên quan tham gia vào việc xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghcủa Trường; tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập nghề và đánh giá kết quả học tập của người học nghề.

3. Phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp, gắn học tập với thực tiễn sản xuất, dịch vụ.

4. Hp tác với doanh nghiệp để dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho lao động của doanh nghiệp khi có nhu cầu.

5. Phối hợp với doanh nghiệp tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề gắn dạy nghề với thực tiễn sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

6. Phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyn giao công nghệ.

Điều 38. Quan hệ giữa Nhà trường với gia đình người học nghề

1. Nhà trường có trách nhiệm thông báo công khai kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chuẩn, quy chế tuyển sinh học nghề và các chính sách, chế độ đối với người học nghề hàng năm.

2. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình người học nghề để làm tốt công tác giáo dục đối với người học nghề nhằm phát triển toàn diện nhân cách của người học ngh.

Điều 39. Quan hệ giữa Nhà trường với xã hội

1. Nhà trường thực hiện liên kết với các cơ sở sản xuất, cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các cơ sở đào tạo khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên, giáo viên, người học nghtham quan, thực tập, thực hành sản xut, ứng dụng công nghệ đ gn việc giảng dạy, học tập với thực tế sản xuất.

2. Nhà trường thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ, ngành, địa phương có liên quan, với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc xác định nhu cầu dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.

3. Nhà trường phối hợp với các cơ sở văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tạo điều kiện để người học nghề tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thdục th thao.

4. Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghnghiệp, nhm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

5. Nhà trường có Website riêng, thường xuyên cập nhật thông tin về tổ chức hoạt động và các thông tin khác liên quan đến Nhà trường.

Chương 9.

THANH TRA, KIỂM TRA; KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 40. Thanh tra, kiểm tra

1. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất tổ chức việc tự kiểm tra, thanh tra theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 41. Khen thưởng

Cá nhân và tập thể Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Qut thực hiện tốt Điều lệ này, có nhiu thành tích đóng góp cho sự nghiệp dạy ngh, được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Xử lý vi phạm

1. Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Điều lệ này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất, các Phòng, Khoa, đơn vthuộc Trường có hành vi vi phạm quy định của Điều lệ này thì tùy theo tính cht, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Thm quyền xử lý các cá nhân, tập thể vi phạm nói tại các khoản 1 và 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 10.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43. Tổ chức thực hiện

1. Tất cả công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên của Nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định nêu trên, nếu cá nhân nào vi phạm phải chịu trách nhiệm và xử lý nghiêm minh.

2. Trưởng các Phòng, Khoa và các đơn vị thuộc Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Qut căn cứ các quy định tại Điều lệ này xây dựng quy chế hoạt động của Phòng, Khoa, đơn vị trình Hiệu trưởng phê duyệt để triển khai thực hiện.

3. Các Quy định khác chưa được quy định tại Điều lệ này thì thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1412/QĐ-LĐTBXH ngày 24/09/2013 phê duyệt Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.577

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.143.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!