UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
126/2011/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày 12
tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2011 -
2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ
Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục
ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày
25/11/2009;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 24/11/2006;
Căn cứ
Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch phát triển
nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ
Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 14/4/2011 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh về phát triển nhân
lực giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 đến
2020;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và
Đầu tư tại công văn số 141/KH-VHXH ngày 22/9/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát
triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt
Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 định hướng đến
năm 2020 (Kèm theo Quyết định này bản quy hoạch chi tiết), với những nội dung
chủ yếu sau:
I. Quan
điểm và Mục tiêu phát triển
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển nhân lực nhằm thực
hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2011 - 2015;
- Con người có trình độ và khả năng lao động
cao là nguồn lực quý nhất, là trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội;
- Phát triển nhân lực một cách toàn diện đó là
sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu từ nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sức
khỏe, giáo dục - đào tạo, dạy nghề đến tạo việc làm, quản lý và sử dụng nhân
lực;
- Phát triển nhân lực phải thực hiện song
song 2 nhiệm vụ cơ bản là xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, đi đôi
với sử dụng lao động, tạo việc làm;
- Phát triển nhân lực phải đặt trong mối quan
hệ gắn kết hữu cơ với phát triển thị trường lao động;
- Phát triển nhân lực là sự nghiệp vì dân, do
dân, cần coi trọng và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng;
- Phát triển nhân lực đi đôi với tăng cường
và mở rộng hợp tác quốc tế.
2. Mục tiêu phát triển nhân lực
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao tính khả thi và hiệu quả của Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020;
Đưa nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế
quan trọng để phát triển kinh
tế xã hội, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI);
Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo
về chất lượng. Trên cả ba yếu tố cơ bản: sức khỏe, kỹ năng nghề, đạo đức và cơ
cấu hợp lý đáp ứng cho nhu cầu phát triển KT-XH của một tỉnh công nghiệp và
thành Thành phố trực thuộc Trung ương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nâng cao thể lực, tầm vóc của nhân lực; nâng cao trí tuệ, ý
chí, đạo đức, tính
năng
động, chủ động, tự lực, sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp; có khả năng
thích ứng và nhanh chóng tạo thế chủ động trong môi trường sống và làm việc của thời đại mới.
Từng bước nâng cao
chất lượng nguồn lao động, đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo 60%; giải
quyết việc làm bình quân hàng năm từ 26.000 - 27.000 lao động, trong đó 50% là
lao động nữ. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, lao động nông nghiệp
còn 33,3 %; lao động công nghiệp xây dựng 40,3%; lao động dịch vụ 25,8%. Đến
năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo 75%; lao động nông nghiệp còn 20,2%; lao
động công nghiệp xây dựng 47,6%; lao động dịch vụ 32,2%. Xây dựng và hoàn thiện
hệ thống các trường (các hệ giáo dục đào tạo
và dạy nghề) trên địa bàn tỉnh để đào tạo nhân lực cho nhu cầu phát triển.
II. Phương hướng phát
triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020
1. Phát triển nhân lực theo bậc đào tạo
Nâng cao số lượng nhân lực được đào tạo theo
các cấp trình độ, chú ý nguồn nhân lực chất lượng cao cung ứng cho các ngành
kinh tế mũi nhọn (điện tử, chế tạo cơ khí…). Tăng tỷ lệ nhân lực qua đào tạo
trong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý.
Trong tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015
ước tính khoảng 382,1 nghìn người, trong đó: số nhân lực đào tạo qua hệ thống
dạy nghề khoảng 229,6 nghìn người, qua hệ thống giáo dục đào tạo khoảng 152,84
nghìn người. Đến năm 2020, tổng số nhân lực qua đào tạo khoảng 504,4 nghìn
người, trong đó: số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề khoảng 267,3 nghìn
người, qua hệ thống giáo dục đào tạo khoảng 237,1 nghìn người. Năm 2015 số nhân
lực có trình độ sơ cấp nghề khoảng 213,9 nghìn người (56%), qua trung cấp
khoảng 87,9 nghìn người (23%); bậc cao đẳng khoảng 34,6 nghìn người (9%); bậc
Đại học hơn 42,2 nghìn người (11%) và trên đại học khoảng 3,4 nghìn người
(0,9%). Năm 2020 các con số tương ứng là 257,2 nghìn người (51%); 131,1 nghìn
người (26%); 50,9 nghìn người (>10%); 60,4 nghìn người (12%) và 4,6 nghìn
người (0,9%).
2. Xây dựng mối quan hệ, gắn kết giữa các cơ
sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công các đào tạo nghề,
đồng thời phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao và sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực đã được đào tạo.
3. Thúc đẩy xây dựng mối quan hệ giữa người
lao động và người sử dụng lao động qua thị trường lao động bằng cách, nâng cao
chất lượng lao động của Sàn giao dịch việc làm và hoạt động của các Trung tâm
giới thiệu việc làm trong tỉnh.
III. Những
giải pháp phát triển nhân lực
1. Nâng cao nhận thức của các
cấp, các ngành và của toàn xã hội về phát triển nhân lực: Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật, chủ trương, đường lối
của Đảng, Nhà nước về phát triển nhân lực, chú ý làm tốt công tác tuyên truyền
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Từng cấp, ngành có kế hoạch, chương trình
cụ thể để có giải pháp cụ thể, tích cực phát triển nhân lực.
2. Đổi mới quản lý nhà nước về
phát triển nhân lực: Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp
quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý. Cải
tiến và
tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực
trên địa bàn tỉnh.
3. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực: Nâng cao
thể lực và tầm vóc của nhân lực. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong
hệ thống trường phổ thông. Đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng lao
động.
4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách
và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực, bao gồm:
Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn
nhân lực, huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn nhân lực.
Chính sách phát triển thị trường lao động và
hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động. Chính sách việc làm, bảo hiểm,
bảo trợ xã hội; đãi ngộ và thu hút nhân tài.
5. Mở rộng, tăng cường
sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực: Sự phối hợp và hợp tác với các cơ
quan, tổ chức Trung ương; với các tỉnh, thành phố. Mở rộng và tăng cường hợp
tác quốc tế.
6. Đảm bảo vốn cho phát triển nhân lực
6.1. Dự báo nhu cầu vốn: Căn cứ vào nhu cầu
phát triển nhân lực, dự báo nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực giai đoạn 2011
- 2020 như sau:
Tổng vốn cho phát triển nhân lực tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2011 - 2020 là 3.760.460 triệu đồng, trong đó, đào tạo nhân lực
2.077.910 triệu đồng; giai đoạn 2011- 2015, nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực
là 1.671.430 triệu đồng, trong đó đào tạo nhân lực 923.630 triệu đồng (năm
2011: 142.247 triệu đồng; 2012: 160.329 triệu đồng; 2013: 180.536 triệu đồng;
2014: 205.545 triệu đồng; 2015: 234.973 triệu đồng); nhu cầu vốn từ 2016 - 2020
là 2.089.030 triệu đồng, trong đó đào tạo nhân lực 1.154.280 triệu đồng.
6.2. Khả năng huy động các nguồn vốn
Dự tính, Ngân sách
Trung ương sẽ chi khoảng 40%, ngân sách địa phương huy động 20%, các chương
trình, dự án hỗ trợ 20%; các doanh nghiệp dự kiến đóng góp 10%; người lao động
đóng góp 5%, còn lại là các nguồn huy động khác.
7. Các chương trình dự án ưu tiên
Triển khai thực hiện dự án hợp
phần “Chương trình đào tạo nghề năm 2008” (vốn ODA của CHLB Đức) 2011 -
2013 của trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh.
Thực hiện Quyết định số
826/QĐ-LĐTBXH ngày 07/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
phê duyệt nghề trọng điểm của Trường Cao đẳng nghề KTKT Bắc Ninh với 3 cấp độ:
Quốc gia (kỹ thuật lắp đặt và điều khiển trong công nghiệp); khu vực ASEAN (cắt
gọt kim loại, hàn); Quốc tế (Lắp đặt thiết bị cơ khí) và nghề trọng điểm cấp
quốc gia của Trường Trung cấp nghề KTKT và TCMNTT Thuận Thành là: đúc, dát
đồng mỹ nghệ; cơ điện nông thôn; kỹ thuật điêu khắc gỗ.
Từ 51 cơ sở dạy nghề hiện có,
tiếp tục đầu tư, mở rộng cho phù hợp với yêu cầu thực tế; đồng thời tiến hành
thành lập thêm một số cơ sở dạy nghề, dự kiến năm 2015 sẽ có 62 cơ sở và đến
năm 2020 là 65 cơ sở.
Thực hiện Quyết định số 383/QĐ-
UBND ngày 04/4/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến
năm 2020”. Mục tiêu dạy nghề cho 120.000 lao động (trung bình 12.000 lao
động/năm), tỷ lệ có việc làm sau đào tạo 80 - 85%. Đào tạo cán bộ công chức cấp
xã 3.000 người (trung bình 300 người/năm) có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại
học và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước 84.400 lượt người (trung bình 8.440
người/năm).
Tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại
và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động.
Thu hút chuyên gia trình độ cao
và nhân tài.
Xây dựng
cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo nhân lực.
Hợp tác
quốc tế về đào tạo nhân lực.
Ðiều 2. Tổ chức
thực hiện
Để thực
hiện Quy hoạch phát
triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020 có
hiệu quả, các ngành, các cấp cần tổ chức làm tốt
những việc sau đây:
1. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
- Xây
dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện Quy hoạch này; chủ trì, hướng dẫn
các Sở, ban, ngành, địa phương xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp
với Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh và đưa vào kế hoạch 5 năm, hàng năm
của mình;
- Hàng
năm phối hợp với Sở Tài chính cân đối ngân sách của địa phương, ngân sách trung
ương và các chương trình mục tiêu cho các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt,
tạo điều kiện thuận lợi để các ngành, địa phương tổ chức triển khai theo Quy
hoạch;
- Định kỳ
đánh giá và tổ chức sơ, tổng kết theo quy định, có trách nhiệm tổng hợp, báo
cáo Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
Xây dựng
kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nhân lực đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp,
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đẩy
mạnh thực hiện đề án “quy hoạch mạng lưới dạy nghề”;
- Tiếp tục
thực hiện đề án “Xã hội hoá công tác dạy nghề”;
- Thực
hiện tốt đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2020;
- Tiếp
tục thực hiện đề án “Xuất khẩu lao động”.
- Điều
tra, khảo sát và xây dựng đề án “Giải quyết việc làm cho lao động ở các khu vực
phải thu hồi đất” để xây dựng các khu, cụm công nghiệp và đô thị hoá;
Tổ chức
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề
và việc thực hiện các dự án đầu tư đã phê duyệt trên địa bàn. Định kỳ đánh giá
và tổ chức sơ, tổng kết theo quy định.
3. Sở
Giáo dục và Đào tạo
- Chủ
trì, phối hợp với các cấp, các ngành và cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch,
giải pháp cụ thể cho từng năm và giai đoạn để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các
mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Quy hoạch.
- Rà soát
lại năng lực đào tạo của ngành, đồng thời đánh giá mức độ đáp ứng và số lượng
thiếu hụt cần bổ sung, đào tạo từ bên ngoài. Căn cứ từ nguồn nhân lực của tỉnh,
chủ động mở rộng các hình thức liên kết đào tạo với các trung tâm đào tạo lớn ở
ngoài tỉnh.
4. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xây dựng
và thực hiện các đề án: Phát triển chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản, nông sản
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển đồng
trồng sang nuôi trồng thuỷ sản; Chăn nuôi tập trung tách khỏi khu dân cư;
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
5. Sở
Công thương
Khuyến
khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao
chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. Tiếp tục hoàn thiện đề
án “Nhân cấy nghề mới”; đề án “Khôi phục và phát triển các làng nghề công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp”.
- Tiếp
tục triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển thương mại, du lịch.
- Xây
dựng và phát triển hệ thống trung tâm thương mại và siêu thị kinh doanh bán lẻ,
các ngành hàng hoặc chuyên doanh. Khuyến khích phát triển HTX thương mại - dịch
vụ ở các huyện để cung cấp dịch vụ, vật tư kỹ thuật; hàng công nghiệp, tiêu
dùng và tiêu thụ nông sản.
6. Sở Tài
chính
- Chủ
trì, phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư và các cơ quan liên quan đề xuất, trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán ngân sách hàng năm, đảm bảo cấp đủ kinh phí
thực hiện Quy hoạch.
- Hướng
dẫn cơ chế tài chính thực hiện Quy hoạch; phối hợp với các ngành kiểm tra, giám
sát việc sử dụng kinh phí, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
7. Các
Sở, ban, ngành khác trên cơ sở Quy hoạch Phát triển nhân lực của tỉnh và theo
Quy hoạch của các Bộ, ngành Trung ương tổ chức triển khai và xây dựng Quy hoạch
phát triển nhân lực của mình cho phù hợp với Quy hoạch Phát triển nhân lực của
tỉnh và yêu cầu phát triển của ngành.
8. UBND
các huyện, thị xã, thành phố rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của
mình, bổ sung cho phù hợp với thực tế; lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp của Quy hoạch phát triển nhân lực với quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương; khẩn trương xây dựng hoàn thiện hạ tầng cơ sở các cụm công
nghiệp đã được phê duyệt.
9. Đề
nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của mình, chỉ đạo các tổ chức thành viên, các hội viên, đoàn viên tham
gia thực hiện Quy hoạch này.
Định kỳ
hàng năm các Sở, ban, ngành, địa phương đánh giá và tổ chức sơ, tổng kết theo
quy định báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (Thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng
hợp). Trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị cần thường xuyên tiến
hành xem xét, bổ sung, điều chỉnh cũng như đề ra giải pháp, chính sách đồng bộ,
đảm bảo thực hiện tốt Quy hoạch.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành
trực thuộc UBND tỉnh và các cơ quan liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tử Quỳnh
|
MỤC LỤC
QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
2020.
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng quy
hoạch.
2. Mục đích, yêu cầu và phạm vi
quy hoạch.
3. Những căn cứ chủ yếu xây dựng
quy hoạch.
4. Kết cấu của quy hoạch.
Phần I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH.
I. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội
II. Đặc điểm phát triển nhân lực
1. Xu hướng biến động dân cư trên địa bàn
tỉnh.
2. Cơ cấu dân cư.
3. Đặc điểm lao động của tỉnh.
4. Đặc điểm tâm lý - xã hội và những kỹ năng
mềm của nhân lực.
III. Hiện trạng đào
tạo nhân lực.
1. Hiện trạng đào tạo nhân lực.
2. Các điều kiện đảm bảo phát triển
đào tạo.
3. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính
sách phát triển đào tạo nhân lực.
4. Kết quả đào tạo nhân lực.
IV. Hiện trạng sử dụng nhân lực.
V. Đánh giá tổng quan những mặt mạnh, hạn
chế, thách thức và thời cơ đối với nhân lực của tỉnh.
1. Những điểm mạnh.
2. Những điểm yếu.
3. Nguyên nhân.
4. Thời cơ.
5. Thách thức.
Phần II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
THỜI KỲ 2011 - 2020
I. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
II. Những nhân tố tác động.
1. Những nhân tố bên ngoài.
2. Những nhân tố trong nước.
III. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân
lực thời kỳ 2011 - 2020
1. Quan điểm phát triển nhân lực.
2. Mục tiêu phát triển nhân lực.
IV. Dự báo cung - cầu nhân lực
1. Dự báo cung lao động thời kỳ 2011 - 2020
2. Dự báo cầu lao động thời kỳ 2011 - 2020
V. Phương hướng phát triển nhân lực thời kỳ
2011 - 2020
1. Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực.
2. Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của
nhân lực.
3. Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
4. Hợp lý hóa phân bổ nhân lực theo lãnh thổ
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các địa bàn trong tỉnh.
Phần III. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
CỦA TỈNH
I. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành
và của toàn xã hội về phát triển nhân lực.
II. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển
nhân lực.
1. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân
lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt
động bộ máy quản lý.
2. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa
các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.
III. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân
lực.
1. Nâng cao thể lực và tầm vóc của nhân lực.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
trong hệ thống trường phổ thông.
3. Đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức và
kỹ năng lao động
IV. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính
sách và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực.
1. Chính sách đầu tư và chính sách chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
2. Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách
cho phát triển nguồn nhân lực.
3. Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã
hội.
4. Chính sách huy động các nguồn lực trong xã
hội cho phát triển nguồn nhân lực.
5. Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài.
6. Chính sách phát triển thị trường lao động
và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động.
V. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác
để phát triển nhân lực.
1. Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ
chức Trung ương.
2. Sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành
phố.
3. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế.
VI. Dự báo nhu cầu vốn và giải pháp huy động
vốn cho phát triển nhân lực.
1. Dự báo nhu cầu vốn.
2. Khả năng huy động các nguồn vốn.
VII. Các chương trình dự án ưu tiên
1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng
lưới cơ sở đào tạo nhân lực.
2.Tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại và
bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động.
3. Hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực
Phần IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
II. Kiến nghị và kết
luận
1. Kiến nghị với Trung
ương.
2.
Kết luận.
QUY
HOẠCH
PHÁT
TRIỀN NHÂN LỰC TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 126/2011/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Bắc Ninh)
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây
dựng quy hoạch
Nhân lực của mỗi quốc gia hay một địa
phương là tổng hợp những tiềm năng lao động có trong một thời điểm xác định,
bao gồm các nhóm yếu tố biểu thị về thể chất, trí tuệ, năng lực, tính năng động
xã hội và khả năng phát triển việc làm của bộ phận dân số trong độ tuổi quy
định đang có việc làm và chưa có việc làm nhưng có khả năng làm việc.
Phát triển nhân lực là quá trình biến
đổi nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những
tiềm năng con người, phát triển toàn bộ nhân cách và từng bộ phận trong cấu
trúc nhân cách, phát triển cả năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng
và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và
hành vi từ trình độ chất lượng này lên trình độ chất lượng khác cao hơn, toàn
diện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển
đất nước. Phát triển nhân lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội đối với mọi quốc gia và đặc biệt là được các
nước đang phát triển quan tâm.
Nâng cao chất lượng dân số và phát
triển nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển, là
chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sách
kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng
khi chuyển sang giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối
cảnh hội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định:
“Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu
cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn
lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm Bắc bộ, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh, là tỉnh có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, về con người và
các tiềm năng phát triển khác. Để khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn
lực sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hoàn
cảnh mới, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp vào năm 2015 và trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực là
những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020. Đồng thời phát triển nhân lực còn vì lợi
ích thiết thân của chính bản thân mỗi người lao động trong việc nâng cao trình
độ, kỹ năng tay nghề, năng lực xã hội và sự nghiệp phát triển con người của mỗi
cá nhân và cộng đồng.
2. Mục đích, yêu cầu
và phạm vi quy hoạch
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
giai đoạn 2011 - 2020 là cụ thể hóa một bước của chiến lược quy hoạch phát
triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, góp phần thực hiện Quy hoạch
phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, là kế hoạch dài hạn của
tỉnh về phát triển nguồn nhân lực.
Mục đích của quy hoạch phát triển nhân
lực của tỉnh là trên cơ sở luận chứng một cách có khoa học về quan điểm, mục
tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển nhân lực làm cho quy hoạch trở thành
một trong những công cụ hữu hiệu của chính quyền để tổ chức, chỉ đạo việc phát
triển nhân lực, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh
quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Bản quy hoạch này: Đánh giá nhận dạng,
thực trạng phát triển nhân lực về số lượng, chất lượng, cơ cấu xác định rõ thế
mạnh và yếu kém của nhân lực so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh…
làm rõ thực trạng những điều kiện phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh (trình
độ phát triển KT - XH, mạng lưới cơ sở đào tạo, các cơ chế chính sách và đào
tạo, sử dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài), đúc rút những tác động tích cực, hạn
chế bài học kinh nghiệm và hướng khắc phục. Quy hoạch sẽ cụ thể hóa các mục
tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện của Quy hoạch phát triển nhân lực
Việt Nam 2011 - 2020 phù hợp và đồng bộ với mục tiêu phương hướng của Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch chủ
yếu đề cập đến nhân lực trong độ tuổi lao động, đào tạo và sử dụng nguồn lực
con người, phân tích đánh giá xác định nhu cầu, đề xuất phương hướng giải pháp
phát triển nhân lực đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh.
3. Những căn cứ chủ
yếu xây dựng quy hoạch
+ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
+ Luật Dạy nghề ngày 29/11/2009;
+ Các Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản
Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh;
+ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020;
+ Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày
19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt
Nam thời kỳ 2011 - 2020.
+ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày
22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020;
+ Văn bản số 178/TB -VPCP ngày
05.7.2010 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 của các địa phương;
+ Công văn số 5458/BKH-CLPT ngày
06/8/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển
nhân lực các ngành, địa phương;
+ Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp trực tuyến "Hội nghị toàn quốc triển khai
việc lập Quy hoạch phát triển nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương" ngày
10.8.2010;
+ Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày
14/4/2011 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh về phát triển nguồn nhân lực giải quyết việc làm
giai đoạn 2011 - 2015;
+ Quyết định 383/QĐ-UBND ngày
04/4/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020;
+ Công văn số 1006/BKHĐT-CLPT ngày
22/2/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển
nhân lực địa phương giai đoạn 2011 - 2020;
+ Báo cáo thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh từ khi tái lập tỉnh đến nay, bao gồm: các báo cáo
hàng năm; 5 năm 2001 - 2005; 5 năm 2006 - 2010; kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020.
+ Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
của các ngành và nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo; Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội; các ngành và các địa phương có liên quan.
4. Kết cấu của quy hoạch
Bao gồm các phần chính sau:
+ Mở đầu;
+ Phần I: Đặc điểm phát triển kinh tế
xã hội và nhân lực của tỉnh;
+ Phần II: Phương hướng phát triển
nhân lực thời kỳ 2011 - 2020;
+ Phần III: Những giải pháp phát triển
nhân lực;
+ Phần IV: Tổ chức thực hiện quy
hoạch.
Phần I
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH
I. Đặc điểm phát
triển kinh tế xã hội
Tỉnh Bắc Ninh nằm liền kề Thủ đô Hà
Nội, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô… có nhiều lợi thế để
phát triển kinh tế xã hội. Sau hơn 20 năm đổi mới và hơn 10 năm tái lập, tỉnh
Bắc Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Cơ sở vật chất kỹ
thuật của các ngành kinh tế được tăng cường, truyền thống văn hiến và cách mạng
được khơi dậy và phát huy, môi trường đầu tư hấp dẫn, kinh tế tăng trưởng liên
tục, bền vững. Nhất là trong 5 năm 2006 - 2010 tình hình kinh tế xã hội của
tỉnh đã phát triển nhanh theo hướng bền vững, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không
ngừng, năm 2010 lớn gấp 2 lần năm 2005. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và
luôn ở mức cao, bình quân 5 năm đạt 15,3% hơn mức 13,9% bình quân năm của thời
kỳ 2001 - 2005. Sự phát triển nhanh của kinh tế tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài đã thu hút giải quyết được nhiều việc làm cho lao động. Do
sản xuất phát triển, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm đời sống nhân
dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người tăng bình quân mỗi năm 27,9%, năm
2010 đạt 1.780 USD.
Bảng 1: Tăng trưởng
kinh tế 2001 - 2005 và 2006 - 2010 (%năm)
|
Ngành
|
2001 - 2005
|
2006 - 2010
|
Tăng trưởng toàn ngành kinh tế
|
13,9
|
15,3
|
I. Nông lâm nghiệp và thuỷ sản
|
5,2
|
1,15
|
II. Công nghiệp và xây dựng
|
20,3
|
18,7
|
III. Dịch vụ
|
14,9
|
18,9
|
* Nguồn: Số liệu
Thống kê và Kế hoạch.
Bảng 2: cơ cấu GDP và
cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngành
|
2000
|
2005
|
2010
|
GDP
|
Lao động
|
GDP
|
Lao động
|
GDP
|
Lao động
|
Giá trị (tỷ đồng)
|
Cơ cấu (%)
|
Số lượng (1000
người)
|
Cơ cấu (%)
|
Giá trị (tỷ đồng)
|
Cơ cấu (%)
|
Số lượng (1000
người)
|
Cơ cấu (%)
|
Giá trị (tỷ đồng)
|
Cơ cấu (%)
|
Số lượng (1000
người)
|
Cơ cấu (%)
|
Tổng số
|
3.366,8
|
100
|
528,2
|
100
|
8.331,1
|
100
|
563,2
|
100
|
35.963,4
|
100
|
593,1
|
100
|
I. Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
|
1.277,9
|
38,0
|
421,5
|
79,8
|
2.187,6
|
26,3
|
356,3
|
63,3
|
3.759,4
|
10,5
|
284,5
|
48,0
|
II.Công nghiệp và
xây dựng
|
1.201,0
|
35,6
|
62,0
|
11,6
|
3.825,6
|
45,9
|
131,7
|
23,4
|
23.775,2
|
66,1
|
188,7
|
31,8
|
III. Dịch vụ
|
887,9
|
26,4
|
44,7
|
8,5
|
2.371,9
|
27,8
|
75,2
|
13,4
|
8.428,8
|
23,4
|
119,9
|
30,2
|
* Nguồn: Số liệu
Thống kê và Kế hoạch.
Bảng 3: Một số chỉ
tiêu kinh tế đáng lưu ý của tỉnh
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
2001
|
2005
|
2010
|
Cân đối ngân sách
|
|
|
|
|
+ Thu ngân sách trên địa bàn
|
Tỷ đồng
|
254.7
|
1194
|
5718
|
+ Chi ngân sách địa phương
|
Tỷ đồng
|
531.2
|
1403
|
5724
|
Số lượng các khu công nghiệp
|
KCN
|
1
|
5
|
15
|
Số dự án đầu tư nước ngoài
|
Dự án
|
1
|
16
|
275
|
Giá trị kim ngạch xuất khẩu
|
Triệu USD
|
38.75
|
95.7
|
2185
|
Giá trị kim ngạch nhập khẩu
|
Triệu USD
|
49.01
|
161.3
|
2100
|
Số trường Đại học, Cao đẳng
|
Trường
|
2
|
4
|
10
|
Số trường dạy nghề
|
Trường
|
6
|
19
|
32
|
* Nguồn: Số liệu
Thống kê và Kế hoạch.
Qua các bảng số liệu trên cho ta thấy mức độ
phát triển nhanh của kinh tế Bắc Ninh, trong vòng 10 năm GDP tăng 10,6 lần, thu
ngân sách tăng 22,4 lần; giá trị xuất khẩu tăng 56,3 lần. Có được kết quả này
là do có sự dịch chuyển mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế: phát triển công nghiệp với
15 KCN tập trung và hàng chục cụm công nghiệp nhỏ, công nghiệp làng nghề, số dự
án đầu tư nước ngoài tăng nhanh, quy mô lớn đã tạo ra nhiều việc làm thu hút
một lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp với năng suất thấp sang lĩnh vực
công nghiệp xây dựng và dịch vụ có năng suất cao hơn, làm thay đổi cả cơ cấu
lao động xã hội. Cùng quá trình này số trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề
trên địa bàn cũng phát triển mạnh (tăng hơn 5 lần) nhằm đào tạo nguồn lao động mới
cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới xây dựng
đất nước mục tiêu phấn đấu của Bắc Ninh là đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh
công nghiệp và đến năm 2020 Bắc Ninh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.
Trên con đường phát triển chất lượng nguồn nhân lực là một trong những điều
kiện quan trọng quyết định sự thành công để thực hiện được mục tiêu trên. Quy
hoạch phát triển nhân lực của tỉnh thời kỳ 2011 - 2020 nhằm để đáp ứng về số
lượng và chất lượng lao động cho giai đoạn phát triển mới.
II. Đặc điểm phát
triển nhân lực
1. Xu hướng biến động dân cư trên địa bàn
tỉnh
Bắc Ninh là một trong những tỉnh, thành phố
có mật độ dân cư cao nhất cả nước (hơn 1240 người/km2). Nếu chỉ phát
triển nông nghiệp là chính thì trên địa bàn tỉnh không thể tạo đủ việc làm cho
số lao động tại chỗ. Trước thời điểm tái lập tỉnh (01/01/1997) lao động Bắc
Ninh thường phải ra tỉnh ngoài, nhất là các tỉnh phía Nam tìm việc. Nhưng từ 10
năm trở lại đây, với việc khôi phục, phát triển các làng nghề, các cụm công
nghiệp nhỏ và vừa, các KCN tập trung để phát triển công nghiệp, dịch vụ đã tạo
nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh và còn thu hút thêm nhiều lao động tỉnh
ngoài đến làm việc. Xu hướng biến động dân cư đã bắt đầu có sự thay đổi.
Bảng 4: Quy mô dân số
và lực lượng lao động (giai đoạn 2000 - 2010)
Chỉ tiêu
|
2000
|
2005
|
2010
|
Tăng trưởng bình
quân (% năm)
|
2001-2005
|
2001-2005
|
1. Dân số trung
bình (1000 người)
|
951,12
|
991,09
|
1.038,2
|
0,83
|
0,93
|
Chia theo giới tính
|
|
|
|
|
|
- Nam
|
461,73
|
481,67
|
511,7
|
0,85
|
1,22
|
- Nữ
|
489,39
|
509,42
|
526,5
|
0,81
|
0,66
|
Chia theo thành thị
và nông thôn
|
|
|
|
|
|
+ Thành thị
|
89,96
|
133,64
|
409,7
|
8,24
|
36,29
|
+ Nông thôn
|
861,16
|
857,45
|
628,5
|
-0,09
|
-13,73
|
2. Dân số trong độ
tuổi lao động so với dân số (%)
|
573,12
|
603,8
|
652,3
|
1,05
|
1,56
|
Tỷ lệ dân số trong
độ tuổi lao động so với dân số (%)
|
60,3
|
60,9
|
62,8
|
x
|
x
|
* Nguồn: Số liệu
Thống kê và Kế hoạch.
2. Cơ cấu dân cư
Dân số Bắc Ninh thời điểm 01/4/2009 là
1.024.151 người, năm 2010 khoảng 1038,2 nghìn người (trong đó có 593,1 nghìn
người đang làm việc trong các ngành kinh tế), trung bình mỗi năm dân số tăng
thêm 7.000 - 8.000 người (tương đương 4.094 người khi đủ 15 tuổi sẽ tham gia
hoạt động kinh tế).
Giai đoạn 2001 - 2005, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên của Bắc Ninh bình quân là 0,83%/năm. Dự báo mức độ tăng dân số tự nhiên
bình quân thời kỳ 2011 - 2015 là 1,1%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 là 1,06%/năm.
Như vậy, nguồn nhân lực của Bắc Ninh chủ yếu do tăng tự nhiên về dân số nhưng
mức độ tăng qua các thời kỳ là khác nhau thời kỳ đầu công nghiệp hóa tăng nhanh
sau chậm dần.
Năm 2010, toàn tỉnh Bắc Ninh có 652,3 nghìn
người trong độ tuổi lao động. Bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 tăng
1,56% tương đương quy mô tăng 9.130 người/năm.
Theo giới tính: Năm 2010, trên địa
bàn toàn tỉnh, lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 593,1
nghìn người, trong đó lao động nữ là 304,9/593,1 nghìn người (51,4%). Ở khu vực
thành thị, lực lượng lao động nữ là 34/66,4 nghìn người (50,99%); ở khu vực
nông thôn, lực lượng lao động nữ là 270,9/526,4 nghìn người (51,46%).
Theo nhóm tuổi: Trong số 593,1 nghìn
người từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, lực lượng lao động
trong độ tuổi lao động có 563,1 nghìn người, chiếm 90,4%.
Chia theo nhóm tuổi, lực lượng lao động ở
nhóm tuổi 35 - 44 chiếm tỷ lệ cao nhất (27,17%); tiếp đến là nhóm tuổi 25 - 34
(24,55%); thấp nhất là nhóm tuổi 55 trở lên (9,6%); các nhóm tuổi khác, tỷ lệ ở
mức trên dưới 20%.
Nhìn chung cũng như các tỉnh trong vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh thuộc loại trẻ, tỷ
lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ loại cao. Tuy nhiên tỷ
lệ lực lượng lao động ở nhóm tuổi trẻ (15 - 24 và 25 - 34) có xu hướng giảm và
tỷ lệ lực lượng lao động ở các nhóm tuổi cao (45 - 54 và 55 tuổi trở lên) có xu
hướng tăng.
3. Đặc điểm lao động
của tỉnh
*Cơ cấu theo nhóm tuổi:
Lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh nhìn
chung thuộc loại trẻ, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ
lệ loại cao, trong tổng số 593,1 nghìn người từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia lực
lượng lao động, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có 563,1 nghìn người,
chiếm 90,4%. Lực lượng lao động ở nhóm tuổi 35 - 44 chiếm tỷ lệ cao nhất
(27,17%); tiếp đến là nhóm tuổi 25 - 34 (24,55%).
Bảng 5: Quy mô và cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi
Đơn vị:
nghìn người
Nhóm
tuổi
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
Số
lượng
|
Cơ cấu
(%)
|
Số
lượng
|
Cơ cấu
(%)
|
Số
lượng
|
Cơ cấu
(%)
|
Số
lượng
|
Cơ cấu
(%)
|
Số
lượng
|
Cơ cấu
(%)
|
Tổng số
|
570,3
|
100
|
582,2
|
100
|
585,5
|
100
|
589,4
|
100
|
593,1
|
100
|
15-24
|
109,8
|
19,25
|
112,1
|
19,25
|
110,1
|
18,81
|
108,0
|
18,32
|
106,6
|
17,97
|
25-34
|
156,9
|
27,51
|
160,2
|
27,51
|
157,0
|
26,81
|
153,7
|
26,08
|
145,6
|
24,55
|
35-44
|
156,9
|
27,51
|
160,2
|
27,51
|
160,5
|
27,42
|
159,6
|
27,08
|
161,1
|
27,17
|
45-54
|
96,8
|
16,97
|
98,8
|
16,97
|
116,6
|
19,92
|
115,0
|
19,51
|
122,8
|
20,71
|
55 trở
lên
|
49,9
|
8,76
|
50,9
|
8,76
|
41,3
|
9,04
|
53,1
|
9,01
|
57,0
|
9,60
|
* Nguồn: Số liệu
Thống kê và Kế hoạch.
* Theo giới và khu
vực thành thị nông thôn:
Tỷ trọng lực lượng
lao động nữ chiếm trong tổng lực lượng lao động nói chung có xu hướng giảm nhẹ
(từ 52,2% năm 2006 giảm xuống còn 51,4% năm 2010); khu vực thành thị, tỷ lệ lực
lượng lao động nữ có xu hướng tăng (từ 50,54% năm 2006 tăng lên 50,99% năm
2010); khu vực nông thôn, tỷ lệ lực lượng lao động nữ có xu hướng giảm (từ
52,38% năm 2006 giảm xuống còn 51,46% năm 2010).
Tỷ lệ lao động ở khu vực thành thị tăng từ
9,74% (55.545/570.300) lên 13,33% (85.115/638.520) năm 2010. Tỷ lệ lao động
nông thôn giảm từ 90,26% (514.755/570.300) năm 2006 xuống còn 86,67%
(553.405/638.520) năm 2010.
Bảng 6:
Lực lượng lao động chia theo giới tính, khu vực thành thị, nông thôn
Đơn vị
tính: 1000 người
Nhóm
tuổi
|
Lao
động đang làm
việc
toàn tỉnh
|
Chia
ra:
|
Thành
thị
|
Nông
thôn
|
Tổng số
|
Trong
đó: Nữ
|
Tổng số
|
Trong
đó: Nữ
|
Tổng số
|
Trong
đó: Nữ
|
Số LĐ
|
Tỷ lệ
nữ (%)
|
Số LĐ
|
Tỷ lệ
nữ (%)
|
Số LĐ
|
Tỷ lệ
nữ (%)
|
2006
|
570,3
|
297,7
|
2006
|
570,3
|
297,7
|
2006
|
570,3
|
297,7
|
2006
|
2007
|
582,2
|
302,0
|
2007
|
582,2
|
302,0
|
2007
|
582,2
|
302,0
|
2007
|
2008
|
585,5
|
33,2
|
2008
|
585,5
|
33,2
|
2008
|
585,5
|
33,2
|
2008
|
2009
|
589,4
|
302,3
|
2009
|
589,4
|
302,3
|
2009
|
589,4
|
302,3
|
2009
|
2010
|
593,1
|
304,9
|
2010
|
593,1
|
304,9
|
2010
|
593,1
|
304,9
|
2010
|
*Nguồn: Số liệu Thống
kê và Kế hoạch.
a. Trình độ học vấn của nhân lực
Trình độ học vấn của lao động đang làm việc
không ngừng được cải thiện: Hằng năm, nhóm lao động có trình độ văn hoá THCS và
THPT tăng 7,73%/năm (năm 2010 là 69,5%). Năm 2010, tỷ lệ tốt nghiệp trung học
cơ sở 42,1%; tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông 27,46%. Nếu so sánh với một
số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng về trình độ học vấn của người lao động (2010) thì
Bắc Ninh có tỷ lệ số người không biết chữ thấp hơn Vĩnh Phúc và Nam Định (0,42%
so với 2,05% và 1,59%); chưa tốt nghiệp tiểu học Bắc Ninh thấp hơn Vĩnh Phúc
(6,1% và 9,83%) nhưng cao hơn Nam Định (6,1% và 4,3%); tốt nghiệp Tiểu học và
THCS Bắc Ninh đều cao hơn Vĩnh Phúc (23,06% so với 22,4% và 42,1% so với
30,03%), nhưng lại thấp hơn Nam Định (22,86% so với 29,79%,) và (42,1% so với
48,23%); riêng tỷ lệ tốt nghiệp THPT thì ngược lại, Bắc Ninh thấp hơn Vĩnh Phúc
(27,46% so với 35,69%) nhưng lại cao hơn Nam Định (27,46% so với 18,09%).
Bảng
7: Hiện trạng lao động theo trình độ học vấn năm 2010
(Dân
số từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành KTQD)
Chỉ
tiêu
|
Bắc
Ninh
|
Vĩnh
Phúc
|
Nam
Định
|
I. Tổng số
(1000 người)
|
593,1
|
617,0
|
960,0
|
Phân theo trình độ học
vấn
|
|
|
|
1. Chưa bao giờ đi học
(không biết chữ)
|
2,5
|
12,649
|
15,285
|
2. Chưa tốt nghiệp
Tiểu học
|
36,6
|
60,658
|
41,247
|
3. Tốt nghiệp Tiểu học
|
141,5
|
138,208
|
285,990
|
4. Tốt nghiệp Trung
học cơ sở
|
249,7
|
185,285
|
443,783
|
5. Tốt nghiệp Trung
học phổ thông
|
162,8
|
220,2
|
173,695
|
II. Cơ cấu (%)
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
Phân theo trình độ học
vấn
|
|
|
|
1. Chưa bao giờ đi học
(không biết chữ)
|
0,42
|
2,05
|
1,59
|
2. Chưa tốt nghiệp
Tiểu học
|
6,17
|
9,83
|
4,3
|
3. Tốt nghiệp Tiểu học
|
23,86
|
22,4
|
19,79
|
4. Tốt nghiệp Trung
học cơ sở
|
42,1
|
30,03
|
46,23
|
5. Tốt nghiệp Trung
học phổ thông
|
27,45
|
35,69
|
18,09
|
*
Nguồn: Số liệu QH phát triển nhân lực 2010 - 2020 của các tỉnh
Nhìn chung, trình độ học vấn phổ thông của
lực lượng lao động tỉnh Bắc Ninh cao hơn mức trung bình của cả nước và tương
đương với mức trung bình của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
(xem phụ bảng 1).
b. Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Tính chung cả tỉnh, tỷ lệ qua đào tạo nói
chung của lực lượng lao động đã tăng từ 29,5% năm 2005 lên 45% năm 2010, trong
đó: tỷ lệ đã qua đào tạo nghề tăng từ 20,5% lên 25,3%; tốt nghiệp trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học tăng từ 6,4% lên 12,0%; so với
bình quân của vùng đồng bằng Sông Hồng tỷ lệ lao động có trình độ Trung cấp
nghề của Bắc Ninh còn thấp hơn (4,2% so với 6,5%), nhưng trình độ cao đẳng nghề
của Bắc Ninh là 2,58% cao hơn bình quân vùng là 2,2%, trình độ Đại học và trên
Đại học Bắc Ninh thấp hơn (5,53% so với 6,8%). So với Vĩnh Phúc lao động chưa
qua đào tạo ở Bắc Ninh cao hơn (55,0% so với 48,8%); nhóm sơ cấp nghề và CNKT
không có bằng cấp thấp hơn (26,2% và 32,52%); nhóm trung cấp nghề tương đương
Vĩnh Phúc (4,6% và 4,45%); nhóm cao đẳng nghề Bắc Ninh cao hơn Vĩnh Phúc (2,58%
so với 1,26%); nhóm trung cấp chuyên nghiệp Bắc Ninh thấp hơn Vĩnh Phúc (3,4%
so với 7,13%); song ở nhóm cao đẳng, đại học Bắc Ninh hơn hẳn Vĩnh Phúc (8,34%
so với 5,72%); còn trình độ trên đại học tỷ lệ này ở Bắc Ninh cao gần gấp đôi
Vĩnh Phúc (0,28% so với 0,15%).
Bảng
8: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo năm 2010
(Dân
số từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân)
Chỉ tiêu
|
Bắc Ninh
|
Vĩnh Phúc
|
Nam Định
|
I. Tổng số
(1000 người)
|
593,1
|
617,0
|
960,0
|
Phân theo trình độ đào
tạo
|
|
|
|
1. Chưa qua đào tạo
|
351,1
|
301,096
|
528,0
|
2. Sơ cấp nghề
|
21,8
|
163,321
|
6,601
|
3. Công nhân kỹ thuật
không bằng
|
133,4
|
37,338
|
316,947
|
4. Trung cấp nghề
|
25,1
|
27,256
|
17,117
|
5. Cao đẳng nghề
|
15,3
|
7,779
|
4,008
|
6. Trung cấp chuyên
nghiệp
|
20,2
|
43,895
|
27,111
|
7. Cao đẳng
|
18,3
|
25,863
|
16,311
|
8. Đại học
|
31,1
|
9,436
|
23,25
|
9. Trên Đại học
|
1,7
|
0,926
|
0,66
|
II. Cơ cấu (%)
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
Phân theo trình độ đào
tạo
|
|
|
|
1. Chưa qua đào tạo
|
54,49
|
48,8
|
55,0
|
2. Sơ cấp nghề
|
3,68
|
26,47
|
0,69
|
3. Công nhân kỹ thuật
không bằng
|
22,49
|
6,05
|
33,02
|
4. Trung cấp nghề
|
4,29
|
4,42
|
1,78
|
5. Cao đẳng nghề
|
2,58
|
1,26
|
0,42
|
6. Trung cấp chuyên
nghiệp
|
3,4
|
7,13
|
2,82
|
7. Cao đẳng
|
3,09
|
4,19
|
1,7
|
8. Đại học
|
5,25
|
1,53
|
2,42
|
9. Trên Đại học
|
0,28
|
0,15
|
0,07
|
* Nguồn: Số liệu QH phát
triển nhân lực 2010 - 2020 của các tỉnh
Bình quân hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo
tăng 3%/năm; tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động tỉnh Bắc
Ninh cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Riêng trình độ học vấn và
chuyên môn kỹ thuật của lao động trong các KCN cũng nói lên điều đó, qua biểu
so sánh sau:
Bảng số 9: Trình độ
học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động trong các KCN: Bắc Ninh và Bình
Dương (Quý II/2010) - %/tổng số lao động.
Theo các cấp trình
độ
|
Bắc Ninh
|
Bình Dương
|
Mù chữ
|
0
|
0,2
|
Tốt nghiệp tiểu học
|
7,2
|
8,2
|
Tốt nghiệp THCS
|
29,2
|
63,1
|
Tốt nghiệp THPT
|
63,6
|
28,5
|
Tỷ lệ LĐ qua đào
tạo
|
42,2
|
30
|
Nguồn: Phụ chương
Việc làm - Báo Lao động - ngày 25/8/2010
Nhóm cán bộ - công chức
Toàn tỉnh Bắc Ninh có 19.212 cán bộ, công
chức, viên chức, bao gồm: Cán bộ, công chức cấp tỉnh 919 người; cán bộ, công
chức cấp huyện 640 người; cán bộ, công chức cấp xã 2.381 người và viên chức
15.272 người (viên chức giáo dục - đào tạo 11.802 người; y tế 2.701 người; văn
hóa - thể dục - thể thao - phát thanh truyền hình 286 người; các lĩnh vực khác
483 người). Trong số cán bộ, công chức cấp huyện, tỉnh: có 9 tiến sỹ, 151 thạc
sỹ, 1.141 đại học, 52 cao đẳng, 141 trung cấp và trình độ khác là 65 người; có
260 người trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên, 472 trung cấp chính trị.
Viên chức có 14 tiến sỹ, 517 thạc sỹ, 8.491 đại học, còn lại 6.250 người thuộc
các trình độ khác; có 42 người trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên,
trung cấp 1.643 người. Đối với cán bộ, công chức cấp xã: Có 551 người có trình
độ đại học, 1.259 trung cấp và sơ cấp là 131 người; có 27 người trình độ cao
cấp lý luận chính trị trở lên, 1.612 trung cấp chính trị và 472 sơ cấp.
Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
của tỉnh đã cơ bản được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, cơ
cấu, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức đã được đào tạo, bồi dưỡng lại thiếu
hụt về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, chưa thực sự phù hợp và chiếm tỷ
lệ còn thấp. Phần đông cán bộ trẻ có kiến thức, có trình độ học vấn, năng động,
sáng tạo nhưng lại thiếu kinh nghiệm quản lý, điều hành. Kiến thức và kinh
nghiệm thực tiễn về kinh tế thị trường, quản lý nhà nước, quản lý đô thị chậm
được đào tạo mới, bồi dưỡng.
4. Đặc điểm tâm lý - xã hội và những kỹ năng
mềm của nhân lực
Trong tổng số nhân lực tỉnh Bắc Ninh, phần
lớn đang làm việc tại khu vực ngoài Nhà nước, trong đó đa số xuất thân từ nông
thôn, đã quen với lối sản xuất nông nghiệp nên khi bước vào nền sản xuất công
nghiệp, lao động chưa thể thích nghi ngay với môi trường làm việc mới. Do đó,
trong giai đoạn đầu, việc chấp hành ý thức tổ chức, kỷ luật, pháp luật lao động
còn hạn chế, cần thời gian để thích nghi. Lực lượng này chủ yếu làm việc theo
sự phân công của cấp trên. Khi có sự hướng dẫn thì họ luôn có tinh thần hợp
tác, phối hợp để hoàn thành công việc được giao (ví dụ: làm việc theo dây
chuyền, theo nhóm, tổ…), đức tính của người lao động là cần cù, chịu khó, thông
minh.
Trong những năm gần đây, công tác tuyên
truyền, công tác quản lý được tăng cường, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp
luật của người dân nói chung và người lao động nói riêng được nâng lên. Thói
quen làm việc tuân thủ những quy định, có kỷ luật đã có bước tiến bộ, đặc biệt
trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến có quy mô lớn, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Trong quá trình CNH -HĐH, các doanh nghiệp không ngừng mở
rộng sản xuất, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, làm việc theo dây
truyền, ca kíp,… cộng với công tác giáo dục, áp dụng các quy trình quản lý chất
lượng, quản lý lao động khoa học, tiên tiến được quan tâm, coi trọng, góp phần
nâng cao tinh thần hợp tác, năng suất lao động, chất lượng công việc, sản phẩm
được nâng lên.
Có thể khái quát thực trạng nguồn nhân lực
của tỉnh như sau:
- Nguồn nhân lực khá dồi dào, có trình độ học
vấn tương đối cao so với trung bình của cả nước, người lao động chăm chỉ, cần
cù, khéo léo, năng động trong mô hình sản xuất truyền thống, tuy nhiên chưa
được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, khai thác, nhiều người chưa
được đào tạo.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao do chưa
được đào tạo theo yêu cầu của sự phát triển công nghiệp, dẫn đến tình trạng mâu
thuẫn giữa lượng và chất.
- Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn
nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự
cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng, phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh…
III. Hiện
trạng đào tạo nhân lực
1. Hiện trạng đào tạo
nhân lực
Bắc Ninh đã xây dựng được hệ thống trường lớp
phát triển đồng bộ, cân đối đa dạng và tương đối hoàn chỉnh. Quy mô các ngành
học, bậc học được huy động và duy trì tốt đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao
của nhân dân. Phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS đạt sớm và vững chắc. Chất
lượng giáo dục đại trà ngày càng cải thiện tốt theo hướng thực chất.
Hiện nay, 62% học sinh tốt nghiệp THCS được
vào THPT công lập, 10 - 12% THPT dân lập, 10% học bổ túc TH (các TTGDTX) và gần
10% đi học các trường Trung cấp chuyên nghiệp và các trường nghề… Mục tiêu tới
năm 2015 - 2016, tỷ lệ vào các loại hình trường này cơ bản giữ nguyên, chỉ tăng
số học sinh vào THPT công lập là 65% và số học sinh đi học các trường Trung cấp
chuyên nghiệp và các trường nghề còn 5%.
Hằng năm 40 - 45% học sinh tốt nghiệp THPT
(các loại hình) đỗ vào các trường đại học, cao đẳng; khoảng 25 - 30% đi học các
trường trung cấp chuyên nghiệp và học nghề. Nhìn chung xu hướng của học sinh
tỉnh Bắc Ninh là hướng tới bậc học cao hơn để hoàn thiện tri thức nhằm phục vụ
sự nghiệp xây dựng đất nước được nhiều hơn, tốt hơn; Đến 2015 - 2016 tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp THPT đỗ vào các trường ĐH, CĐ có thể đạt 45 - 50%, đi học các
trường Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề 30 - 35%.
Bảng 10: Số sinh
viên là con em ở tỉnh được đào tạo.
|
Đơn vị: người
|
|
2001
|
2005
|
2010
|
Hệ Giáo dục (Bộ GD và ĐT)
|
|
|
|
I. Đại học
|
34.593
|
36.670
|
41.390
|
Số SV ĐH/1 vạn dân
|
360
|
370
|
400
|
II. Cao đẳng
|
27.866
|
24.733
|
33.110
|
Số SV CĐ/1 vạn dân
|
290
|
300
|
320
|
III. Trung cấp chuyên nghiệp
|
61.018
|
49.555
|
47.600
|
Số HS CĐ/1 vạn dân
|
635
|
500
|
460
|
Hệ dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề)
|
|
|
|
IV. Cao đẳng nghề
|
|
|
91
|
Số SV CĐN/1 vạn dân
|
|
|
1
|
V. Trung cấp nghề
|
1.220
|
1.303
|
2.096
|
Số HSTCN/1 vạn dân
|
13
|
13
|
20
|
VI. Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3
tháng
|
5.623
|
6.451
|
33.680
|
- Số HS SCN/1 vạn dân
|
9
|
27
|
303
|
- HS học nghề dưới 3 tháng/1 vạn dân
|
50
|
38
|
19
|
Tổng số SV (ĐH, CĐ, TCCN và
học nghề)
|
130.320
|
123.713
|
157.967
|
Tổng số HS, SV các loại/1 vạn dân
|
1.357
|
1.248
|
1.523
|
* Nguồn: Số liệu của
Sở GDĐT và Sở LĐTB - XH.
Qua bảng trên cho ta thấy người dân Bắc Ninh
vẫn có xu hướng cho con em mình theo học lên những bậc học cao, ít có trường
hợp rẽ ngang học nghề. Điều này cũng đúng với truyền thống Bắc Ninh là đất khoa
bảng xưa nay.
Bảng 11: Hiện trạng
năng lực đào tạo tại tỉnh năm học 2009 - 2010
|
|
Đơn vị: người
|
Trường
|
Diện tích đất (ha)
|
Giáo viên
|
Sinh viên
|
Tổng số
|
Đại học
|
Thạc sĩ
|
Tiến sĩ
|
GS, PGS
|
Hệ giáo dục
|
|
|
|
|
|
|
|
(Bộ GD&ĐT)
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Đại học
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Công nghệ Đông Á
|
78,348
|
89
|
15
|
15
|
33
|
26
|
67
|
2. Quốc tế Bắc Hà
|
14,973
|
31
|
3
|
15
|
2
|
11
|
750
|
3. Thể dục thể thao
|
32,000
|
398
|
282
|
90
|
24
|
2
|
5.800
|
Cộng
|
|
518
|
300
|
120
|
59
|
39
|
6.617
|
II. Cao đẳng
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Thống kê
|
2,260
|
56
|
21
|
34
|
1
|
0
|
1826
|
2. Thuỷ sản
|
66,600
|
100
|
55
|
43
|
2
|
0
|
2495
|
3. Công nghiệp Hưng
Yên cơ sở 2
|
2,800
|
80
|
46
|
34
|
0
|
0
|
1815
|
4. Công nghệ Bắc Hà
|
21,100
|
149
|
91
|
25
|
16
|
17
|
1755
|
5. Cao đẳng Sư phạm
Bắc Ninh
|
4,388
|
125
|
51
|
73
|
1
|
0
|
3109
|
6. Ngoại ngữ - Công
nghệ Việt Nhật
|
4,589
|
109
|
95
|
12
|
2
|
0
|
2134
|
7. Học viện Ngân
hàng - Phân viện Bắc Ninh
|
1,700
|
60
|
47
|
13
|
0
|
0
|
1741
|
Cộng
|
|
679
|
406
|
234
|
22
|
17
|
14875
|
III. Trung cấp
chuyên nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Văn hóa - nghệ
thuật
|
1,996
|
18
|
15
|
3
|
0
|
0
|
102
|
2.Y tế Bắc Ninh
|
5,052
|
31
|
22
|
9
|
0
|
0
|
1830
|
3. Kinh tế kỹ thuật
thương mại số 1
|
|
21
|
21
|
0
|
0
|
0
|
1315
|
4. Kinh tế - Kỹ
thuật - Công thương -CCI
|
|
76
|
62
|
14
|
0
|
0
|
285
|
5. Kinh tế - Kỹ
thuật Á Châu
|
|
11
|
9
|
2
|
0
|
0
|
62
|
6. Y dược Thăng
Long
|
|
211
|
182
|
27
|
2
|
0
|
1678
|
7. Y - Dược Bắc
Ninh
|
|
145
|
123
|
20
|
2
|
0
|
2307
|
8. Kinh tế - Kỹ
thuật - Dược Tuệ Tĩnh
|
|
73
|
59
|
10
|
2
|
2
|
1343
|
Cộng
|
|
586
|
493
|
85
|
6
|
2
|
8922
|
Hệ dạy nghề
|
|
|
|
|
|
|
|
(TC Dạy nghề)
|
IV. Trường CĐN,
TCN, TTDN
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tên trường Cao
đẳng nghề
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trường CĐN Cơ
điện và Xây dựng Bắc Ninh
|
5
|
94
|
76
|
17
|
0
|
0
|
1464
|
- Trường CĐN KT -
KT Bắc Ninh
|
5
|
60
|
45
|
15
|
0
|
0
|
1500
|
2. Tên trường Trung
cấp nghề
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trường TCN KT -
KT Bắc Ninh
|
2
|
25
|
23
|
2
|
0
|
0
|
1530
|
- Trường TCN KT -
KT và Thủ công mỹ nghệ truyền thống
|
|
5
|
5
|
0
|
0
|
0
|
1400
|
- Trường TCN Âu
Lạc
|
18
|
115
|
25
|
0
|
0
|
0
|
10777
|
- Trường TCN Đông
Đô
|
6
|
26
|
16
|
0
|
0
|
0
|
800
|
- Trường TCN
KT-KT Hà Nội
|
10
|
17
|
|
0
|
0
|
0
|
300
|
- Trường TCN kỹ
thuật cao Bắc Ninh
|
18
|
46
|
14
|
16
|
0
|
0
|
1310
|
- Trường TCN Thuận
Thành
|
|
176
|
7
|
0
|
0
|
0
|
4815
|
3. Tên TTDN
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trung tâm dạy
nghề TP Bắc Ninh
|
1,5
|
19
|
14
|
0
|
0
|
0
|
1020
|
- Trung tâm dạy
nghề huyện Yên Phong
|
0,5
|
23
|
13
|
0
|
0
|
0
|
780
|
- Trung tâm dạy nghề
huyện Tiên Du
|
0,2
|
5
|
3
|
0
|
0
|
0
|
692
|
- Trung tâm dạy
nghề huyện Quế Võ
|
0,2
|
7
|
4
|
0
|
0
|
0
|
1020
|
- Trung tâm dạy
nghề huyện Lương Tài
|
3
|
3
|
3
|
0
|
0
|
0
|
1081
|
- Trung tâm dạy
nghề huyện Gia Bình
|
1,5
|
5
|
3
|
0
|
0
|
0
|
692
|
- Trung tâm dạy
nghề thị xã Từ Sơn
|
|
8
|
5
|
0
|
0
|
0
|
240
|
- Trung tâm đào
tạo lái xe cơ giới đường bộ
|
3
|
45
|
8
|
0
|
0
|
0
|
900
|
- Trung tâm dạy
nghề lái xe Đông Đô
|
3,5
|
127
|
8
|
0
|
0
|
0
|
5990
|
- Trung tâm DN và
ứng dụng công nghệ CTA
|
1
|
7
|
3
|
0
|
0
|
0
|
586
|
- Trung tâm dạy
nghề IDT
|
0,15
|
6
|
6
|
0
|
0
|
0
|
270
|
Cộng
|
|
819
|
281
|
50
|
0
|
0
|
37167
|
* Nguồn: Số liệu của
Sở GDĐT và Sở LĐTB - XH.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có trên
60 đơn vị, cơ sở (trường, trung tâm...) làm nhiệm vụ đào tạo nhân lực với danh
mục ngành nghề đào tạo rộng khắp từ các nghề nông, lâm, ngư, công nghiệp, văn
hóa xã hội, tài chính kế toán đến tin học, ngoại ngữ. Riêng hệ thống dạy nghề
đã có 48 đơn vị, trong đó 32 đơn vị đang trực tiếp dạy nghề các cấp trình độ
(sơ, trung cấp, cao đẳng nghề), trong đó có 2 trường cao đẳng nghề (công lập),
15 trường trung cấp nghề (3 trường công lập, 12 trường ngoài công lập), 20
trung tâm dạy nghề (7 trung tâm công lập của các huyện, thị xã, thành phố), 8
trường đại học, cao đẳng, trung cấp có dạy nghề và 3 trung tâm giới thiệu việc
làm có dạy nghề. Tổng số giáo viên dạy nghề 1.205, (tỉnh quản lý 881) giáo viên
cơ hữu 836, thỉnh giảng 369. Tổng số nghề đào tạo 44, trong đó: cao đẳng nghề
10, tuyển sinh 2000 học sinh/năm; trung cấp nghề 20, tuyển sinh 3000 - 3500 học
sinh/năm; sơ cấp nghề 14, năm 2010 dạy 30.000 học viên.
Mỗi năm, toàn tỉnh tuyển mới trên 20 nghìn
học sinh học nghề. Riêng năm 2010, toàn tỉnh thực hiện dạy nghề 34.945 học
sinh, trong đó: cao đẳng nghề 2.000; trung cấp nghề 3.500; sơ cấp nghề và dạy
nghề thường xuyên 24.445; dạy nghề đặc thù (người tàn tật 350) ...
Như vậy, hệ thống đào tạo nghề của Bắc Ninh
phát triển mạnh, phân bố tương đối đồng đều, năng lực đào tạo lớn, có thể đáp
ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực cho địa phương. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở
đào tạo này mới ở cấp độ dạy nghề sơ, trung cấp, nghề thường xuyên; ở cấp độ
nghề cao như cao đẳng nghề mới có 2 trường, số học sinh chiếm tỷ lệ thấp 5,7%
tổng số học sinh học nghề. Phần lớn các nghề đào tạo là may công nghiệp, tin
học văn phòng, điện dân dụng, xây dựng, cơ khí... những nghề có hàm lượng kỹ
thuật thấp mang tính chất giải quyết việc làm cấp bách. Các cơ sở dạy nghề nhìn
chung quy mô còn nhỏ, năng lực không cao, sự phân bố cũng chưa thật sự đồng
đều, phần lớn tập trung tại thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn ... các huyện
Gia Bình, Lương Tài còn ít cơ sở đào tạo nghề.
2. Các điều kiện đảm
bảo phát triển đào tạo
a. Tài chính
Để nâng cao và phát triển nguồn nhân lực,
hàng năm Ngân sách tỉnh và Trung ương đều bố trí kinh phí để các Sở, ban, ngành
tổ chức, thực hiện việc giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trên địa bàn.
Mặc dù chưa tự cân đối được Ngân sách hàng năm, Bắc Ninh vẫn dành phần kinh phí
xứng đáng chi cho sự nghiệp đào tạo khoảng 5% tổng chi thường xuyên, cộng với
phần hỗ trợ của Trung ương thông qua các CTMTQG thì tỷ lệ này còn cao hơn. Ví dụ,
năm 2010: Chi cho sự nghiệp đào tạo 77.217 triệu đồng (Ngân sách địa phương),
Trung ương hỗ trợ 35.870 triệu đồng. Như vậy, tổng chi cho đào tạo đạt 113.087
triệu đồng, chiếm 6,49% tổng chi thường xuyên của tỉnh.
b. Cơ sở vật chất -
kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo
Nhìn chung, các cơ sở đào tạo nghề trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh có quy mô nhỏ, mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây
nên đất đai vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất nghèo, nhà xưởng ít. Trang thiết bị,
máy móc, dụng cụ dạy nghề thiếu và lạc hậu. Các máy móc, trang thiết bị dạy
nghề phần lớn là phổ thông như máy may công nghiệp, máy tính, dụng cụ điện dân
dụng... thiếu những trang thiết bị như dạng máy CNC, máy tiện, máy phay, máy
bào, máy hàn công nghệ cao... Trang bị máy móc dạy nghề thường không theo kịp
sự phát triển nhanh nhạy của thực tiễn sản xuất đang diễn ra, cho nên kết quả
đào tạo thường có sự chênh lệch (độ trễ) của trình độ, kỹ năng đào tạo và nhu
cầu thực tế.
c. Đội ngũ giảng
viên, giáo viên, cán bộ quản lý
Đến nay, đội ngũ giảng viên, giáo
viên dạy nghề toàn tỉnh có 1.205 người. Đa số giáo viên đáp ứng được yêu
cầu về chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực, nhiệt tình, tích cực
trong công tác giảng dạy, đào tạo, tự học nâng cao trình độ, tự làm đồ dùng
giảng dạy... Nhưng do các cơ sở mới thành lập nhiều dẫn đến tình trạng thiếu
giáo viên, một số giáo viên năng lực trình độ còn yếu, thiếu tinh thần tự vươn
lên. Đối với các trường ngoài công lập và các Trung tâm dạy nghề cấp huyện,
tình trạng thiếu giáo viên là phổ biến.
d. Nội dung và phương
pháp giảng dạy, đào tạo
Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo
được chú trọng quan tâm đổi mới, tuy nhiên tốc độ còn chậm, chưa tạo được sự
liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao
động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các trường dạy
nghề với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao
động tại chỗ, mặc dù UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình
này.
Nội dung đào tạo đã tiếp cận với thực tế,
nhưng so sánh với trình độ quốc tế để đảm bảo nâng cao yêu cầu năng lực cạnh
tranh của nhân lực Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
vẫn còn hạn chế.
3. Hệ thống quản lý,
cơ chế, chính sách phát triển đào tạo nhân lực
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tổ chức quản
lý, đào tạo nhân lực theo đúng các Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan từ Trung ương đến địa phương, áp dụng đầy đủ các chế độ đối với
người lao động cũng như với các cơ sở đào tạo, sử dụng lao động. Ngoài ra, các
ban, ngành của tỉnh đã tham mưu các cơ chế, chính sách nhằm phát triển nhân lực
của tỉnh, ban hành các quy định tạo điều kiện cho lao động như: Quy định phối hợp
giữa Ban quản lý các KCN Bắc Ninh - Sở Lao động Thương binh & Xã hội về
công tác quản lý lao động đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Ngày
31/5/2010, tỉnh có quyết định số 57/2010/QĐ-UBND v/v hỗ trợ đào tạo nghề trong
các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. Chính sách này ra đời đã tạo điều kiện
cho nhân lực địa phương có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, tìm kiếm việc
làm, là chính sách xã hội quan trọng để doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao
động địa phương, lao động có điều kiện đi xuất khẩu lao động... nhằm giảm tình
trạng thiếu việc làm trên địa bàn tỉnh. Qua đó tổng hợp nhu cầu về tuyển dụng
lao động, hỗ trợ, phối hợp trong công tác đào tạo, tuyển dụng lao động cho
doanh nghiệp.
Bắc Ninh luôn khuyến khích bằng các ưu đãi cụ
thể (tạo mặt bằng xây dựng, đất đai, vay vốn ưu đãi, chính sách thu nộp và sử
dụng phí, lệ phí... đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc thành lập
các cơ sơ ngoài công lập theo quy định, thực hiện cơ chế hậu kiểm...) cho các
tổ chức trong và ngoài nước thành lập các trường, trung tâm đào tạo nhằm hỗ trợ
cho các doanh nghiệp có địa chỉ đào tạo tin cậy, chất lượng, đồng thời các
trường, trung tâm là nơi cung cấp thông tin, tư vấn về đào tạo tại chỗ cho các
doanh nghiệp.
Tỉnh đặc biệt chú trọng thực hiện Nghị quyết
số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008
của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường nhằm huy động
các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đào tạo nhân lực.
Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo, doanh
nghiệp đã tự chủ động trong công tác đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cho sản
xuất kinh doanh. Các cơ sở đào tạo đã nâng cấp trang thiết bị, đào tạo đội ngũ
giáo viên đủ năng lực, trình độ, cải tiến nội dung - phương pháp để đáp ứng yêu
cầu giảng dạy hiện nay.
4. Kết quả đào tạo nhân lực
Trong 5 năm qua đào tạo được 118.702 người
(23.614 người/năm), góp phần nâng tỷ lệ đào tạo từ 31,5% năm 2006 lên 45% năm
2010, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 xấp xỉ 3%/năm. Trong đó:
- Đào tạo nghề là 99.326 người (các cơ sở dạy
nghề trên địa bàn đào tạo được 42.911 người; các doanh nghiệp, làng nghề đào
tạo được 37.534 người; các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh được 18.881 người), nâng tỷ
lệ từ 20,5% năm 2006 lên 25,3% năm 2010, tốc độ tăng bình quân là 1,33% năm;
- Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
và trên đại học 18.719 người (đào tạo trong tỉnh là 7.141 người; đào tạo ở tỉnh
ngoài là 11.578 người), nâng tỷ lệ từ 10% năm 2006 lên 13,8% năm 2010, tốc độ
tăng bình quân 0,93% năm.
* Chất lượng đào tạo:
Chất lượng đào tạo nhìn chung chưa cao, còn
có học sinh ra trường chưa đảm đương ngay được công việc, cần thời gian làm
quen, tập sự, đào tạo bổ sung, đào tạo lại mới đảm nhiệm được công việc được
giao. Trong đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo còn thiếu nhiều nhóm có
chuyên môn kỹ thuật cao như công nghệ sinh học, cơ khí, vật liệu mới, đặc biệt
thiếu những kỹ sư, kỹ thuật viên khuôn mẫu, những lao động quan trọng của công
nghiệp phụ trợ (hỗ trợ) để có thể tăng dần tỷ lệ nội địa của những sản phẩm giá
trị cao như: ô tô, xe máy, điện thoại, máy tính, máy in... mà các doanh nghiệp
FDI đang sản xuất, thiếu lao động chuyên môn khối ngành dịch vụ. Trình độ ngoại
ngữ của đội ngũ lao động được đào tạo còn yếu, điều này ảnh hưởng rất lớn tới
công việc của người lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
IV. Hiện trạng sử
dụng nhân lực
Năm 2010, tổng số lao động đang làm việc toàn
tỉnh 593,1 nghìn người, lao động được phân bổ trong 3 khu vực (chia theo ngành
kinh tế) là: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 284,5 nghìn người; công nghiệp,
xây dựng là 188,7 nghìn người; và dịch vụ là 119,9 nghìn người. So với năm
2005, quy mô, cơ cấu lao động đang làm việc có sự biến đổi.
Lao động trong các khu vực (theo ngành): Khu
vực 1 - Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 15,18%; bình quân mỗi năm giảm hơn
3%; Khu vực 2 - Công nghiệp, xây dựng tăng 8,5%, bình quân mỗi năm tăng 1,7%;
và Khu vực 3 - Dịch vụ tăng 6,9%, bình quân mỗi năm tăng 1,4%. Tỷ trọng lao
động của các khu vực trong tổng số lao động đang làm việc của năm 2010 và
chuyển dịch so với năm 2005 tương ứng là: 48%, giảm 15,2%; 31,8%, tăng 8,4% và
20,2%, tăng 6,8%. Như vậy, nhân lực của các ngành kinh tế cấp 1 có sự biến động
khác nhau tạo ra chuyển dịch lao động giữa các ngành trong tổng số nhân lực
toàn tỉnh:
+ Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp là các
ngành có năng suất lao động thấp, thời gian lao động có hiệu quả không cao,
người lao động thiếu việc làm và phải làm thêm trong thời gian nông nhàn. Đặc
biệt, khi ruộng đất canh tác có xu hướng thu hẹp, sản xuất được đầu tư máy móc,
thiết bị nâng cao năng suất. Vì vậy, quy mô nhân lực trong ngành kinh tế này
giảm nhanh. Trong 5 năm qua, số lao động nông nghiệp và lâm nghiệp giảm 15,2%,
bình quân mỗi năm giảm hơn 3%, tốc độ giảm này tương đương tốc độ giảm thời kỳ
5 năm trước (tương ứng: 5 năm giảm 16,36% và bình quân 1 năm giảm 3,27%). Số
lao động của các ngành này được bổ sung cho các ngành kinh tế khác song do năng
suất lao động còn thấp nên số lượng lao động của các ngành này vẫn chiếm tỷ
trọng 48% trong tổng số lao động các ngành kinh tế.
+ Tuy nhiên, cũng trong KV1, ngành thuỷ sản
có hiệu quả kinh tế cao hơn các ngành nông, lâm nghiệp nên vẫn có xu hướng tăng
quy mô nhân lực. Trong 5 năm, số lao động của ngành tăng 94,77%, bình quân 1
năm tăng 18,95%. Số lao động của ngành này chủ yếu được bổ sung từ lao động
ngành nông, lâm nghiệp và nguồn lao động mới. Quy mô lao động của ngành này
hiện cũng chỉ chiếm tỷ trọng 1,35% tổng số.
+ Ngành công nghiệp chế biến: Đây là ngành
kinh tế đang tạo ra giá trị sản xuất, GTTT trong kinh tế của tỉnh và cũng là
ngành thu hút đông nhân lực thứ 2 sau nhóm các ngành ngành nông và lâm nghiệp.
Thực hiện chủ trương CNH, quy hoạch quỹ đất dành cho 15 khu công nghiệp tập
trung được hình thành và hàng chục cụm công nghiệp làng nghề; các chính sách
thu hút đầu tư với nhiều ưu đãi, số lượng doanh nghiệp, quy mô SXKD, quy mô vật
lực, nhân lực tăng nhanh. Sau 5 năm, lao động ngành này tăng 59,61%, bình quân
1 năm tăng 9,8%. Tốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước (tương ứng: 5 năm
tăng 101,04% và bình quân 1 năm tăng 14,99%). Với nhiều mức thu nhập khác nhau
tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, sức khoẻ, kinh nghiệm làm
việc,… đây là nguồn thu hút chủ yếu lao động sau tốt nghiệp phổ thông, mới được
đào tạo từ các trường nghề, trường chuyên nghiệp. Quy mô lao động của ngành này
tăng nhanh hiện chiếm tỷ trọng 28,16% tổng số, tăng hơn so với 5 năm trước gần
10%.
+ Ngành xây dựng: Là ngành vốn có truyền
thống lâu đời của tỉnh nên đã phát triển nhanh khi quy mô đầu tư hạ tầng và của
các cơ sở kinh tế tăng cao; đồng thời quy mô nhân lực của ngành cũng tăng tương
ứng. 5 năm trước, mỗi năm số lao động của ngành này tăng 16,06% và 5 năm vừa
qua con số này cũng vẫn còn ở mức 13,37%. Hiện, quy mô lao động của ngành chiếm
tỷ trọng 5,84% tổng số.
+ Một số ngành kinh tế khác cũng có quy mô
nhân lực tăng cao như: Ngành thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, vận tải kho
bãi và thông tin liên lạc, ngành tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản,…
là những ngành có số lao động tăng hằng năm ở mức trên 5%. Đáng chú ý là ngành
tài chính, tín dụng, ngành đòi hỏi nhân lực chất lượng khá cao cũng nằm trong
nhóm này. 5 năm trước tốc độ tăng lao động của ngành này ở mức 13,05% khi có
nhiều đơn vị mới thành lập và 5 năm vừa qua con số này vẫn còn ở mức 5,44% khi
chủ yếu do các đơn vị bổ sung lao động để mở rộng quy mô hoạt động.
Bảng 12: Năng suất
lao động tính theo GDP.
|
|
Đơn vị: Nghìn
đồng/người/năm
|
Ngành
|
2000
|
2005
|
2010
|
Tăng trưởng BQ
(%/năm)
|
2001 -2005
|
2006 -2010
|
I. Năng suất chung theo giá CĐ
|
4.710,9
|
8.462,5
|
16.350,2
|
12,43
|
14,08
|
1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
|
2.224,0
|
3.385,1
|
4.441,1
|
8,76
|
5,58
|
2. Công nghiệp và xây dựng
|
14.196,8
|
16.670,5
|
27.938,5
|
3,26
|
10,88
|
3. Dịch vụ
|
15.004,5
|
18.144,9
|
26.370,5
|
3,87
|
7,76
|
II. Năng suất chung theo giá
TT
|
6.374,1
|
14.792,4
|
60.636,3
|
X
|
X
|
1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
|
3.031,8
|
6.139,8
|
13.214,0
|
X
|
X
|
2. Công nghiệp và xây dựng
|
19.371,0
|
29.047,8
|
125.994,6
|
X
|
X
|
3. Dịch vụ
|
19.863,5
|
30.823,1
|
70.298,8
|
X
|
X
|
So sánh NSLĐ
các ngành với năng suất chung (giá TT)
|
|
|
|
|
|
1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
|
0,48
|
0,42
|
0,22
|
X
|
X
|
2. Công nghiệp và xây dựng
|
3,04
|
1,96
|
2,08
|
X
|
X
|
3. Dịch vụ
|
3,12
|
2,08
|
1,16
|
X
|
X
|
* Nguồn: Số liệu
Thống kê và Kế hoạch.
Qua bảng trên cho ta thấy năng suất lao động
của ngành CN - XD qua 10 năm đã tăng 6,5 lần, từ vị trí thứ 2 trở thành vị trí
số 1 ngành có năng suất cao nhất, ngành nông lâm thuỷ sản vẫn là ngành có năng
suất thấp nhất trong 3 ngành kinh tế chính của xã hội.
V. Đánh giá tổng quan
những mặt mạnh, hạn chế, thách thức và thời cơ đối với nhân lực của tỉnh
1. Những điểm mạnh
- Nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào, lực lượng
lao động ở khu vực thành thị các ngành công nghiệp, dịch vụ của tỉnh ngày càng
tăng cùng với quá trình phát triển đô thị hoá.
- Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của
lực lượng lao động tiếp tục được nâng cao. Tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp
với ngành nghề đào tạo có việc làm khá cao so với nhiều tỉnh, thành phố.
- Việc làm tăng cao, vượt tốc độ tăng của lực
lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị liên tục giảm và là một
trong số ít tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp thấp so với tỷ lệ chung của cả nước cũng
như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Năm 2009, 2010 chỉ số đào tạo, lao động
trong chỉ số PCI đều đứng trong tốp 10 tỉnh, thành phố tốt nhất. Thu nhập bình
quân của một lao động có việc làm, đặc biệt là lao động làm công ăn lương tiếp
tục được cải thiện.
Nhìn chung, giai đoạn 2006 - 2010, nguồn nhân
lực của tỉnh không chỉ duy trì được tốc độ phát triển hợp lý về mặt số lượng mà
còn được cải thiện khá rõ rệt về mặt chất lượng và tình trạng việc làm, tạo
điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo ở những năm tới.
2. Những điểm yếu
- Phần lớn dân số (60,5%) và lực lượng lao
động (88,7%) tập trung ở khu vực nông thôn. Trình độ học vấn, trình độ chuyên
môn kỹ thuật cũng như chất lượng cuộc sống có sự cách biệt giữa nông thôn và
thành thị, cơ cấu lao động chưa hợp lý.
- Công tác đào tạo nghề theo phương châm xã
hội hoá tuy có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường
lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chưa đủ điều kiện đào tạo
lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên còn ít, chưa đáp ứng
kịp yêu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước; cơ cấu ngành, nghề đào tạo
lao động còn nhiều bất cập với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động.
Những bất cập và yếu kém trên đây của lực lượng lao động đã dẫn đến một thực tế
là: Thị trường lao động còn thiếu nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật trình
độ cao, trong khi đó thừa nhiều lao động chưa qua đào tạo.
- Nhu cầu việc làm đối với lực lượng lao động
trẻ trong tỉnh đang bức xúc; tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài còn thấp so với tỷ lệ chung của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ.
- Số lao động được giải quyết việc làm hàng
năm liên tục tăng nhưng chưa bền vững, giải quyết việc làm ở những địa phương
đã thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và quá trình đô
thị hoá còn gặp nhiều khó khăn.
- Công tác quản lý nhà nước về lao động việc
làm và dạy nghề còn có thiếu sót và bất cập, các doanh nghiệp và người lao động
chưa thực hiện nghiêm túc pháp luật lao động. Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn
thể từ tỉnh đến cơ sở trong công tác giải quyết việc làm và dạy nghề chưa được
phát huy, hiệu quả thấp.
3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân của điểm mạnh
- Các lợi thế so sánh về vị trí địa lý và
điều kiện tự nhiên là một trong những thuận lợi để Bắc Ninh mở rộng quan hệ
giao lưu, trao đổi và hợp tác trong nước và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh
có nhiều chuyển biến tích cực mang tính ổn định và vững chắc. Tốc độ GDP bình
quân 5 năm gần đây ở mức cao so với mức tăng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế
tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá. Tỷ trọng GDP công nghiệp
- xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhanh, tạo thêm nhiều việc làm mới cho
người lao động. Các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp đã dần ổn
định và hoạt động mang lại hiệu quả.
- Cơ sở hạ tầng liên quan trực tiếp đến chất
lượng cuộc sống của người dân trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể
dục thể thao đã được cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện.
- Tư duy về kinh tế thị trường, về thị trường
lao động từng bước được đổi mới theo hướng phát triển nền kinh tế đa thành phần,
giải phóng sức sản xuất và sức lao động, cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản
hoá các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế thị trường nói
chung và thị trường lao động nói riêng hình thành và phát triển.
- Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về
phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế
đã được cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của tỉnh, tạo thành hành lang pháp lý
thông thoáng cho kinh tế thị trường và thị trường lao động hoạt động ngày càng
lành mạnh và có hiệu quả.
- Các cấp, các ngành đã có nhiều đổi mới và
nâng cao vai trò, hiệu quả trong quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám
sát và đẩy mạnh cải cách hành chính.
b. Nguyên nhân của điểm yếu
- Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị và bản
thân người lao động về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc
làm và tự tìm việc làm còn nhiều hạn chế.
- Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn;
chất lượng lao động nói chung còn thấp; khả năng tiếp cận thị trường và cạnh
tranh của lao động còn yếu; cơ cấu ngành nghề và cấu trúc đào tạo không hợp lý,
thiếu lao động lành nghề, thiếu các chuyên gia kỹ thuật giỏi.
- Đầu tư giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được
yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH, phương tiện thí nghiệm và thực hành cho các
trường phổ thông còn thiếu. Trong hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề
của tỉnh còn thiếu cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề
thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn. Nội dung, chương trình và
phương thức đào tạo chậm đổi mới; chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần
thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Sự
phối hợp giữa các trường dạy nghề với doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Các doanh
nghiệp chưa quan tâm đầu tư đúng mức để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù UBND
tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này.
- Thể chế kinh tế thị trường đã hình thành
nhưng còn mới; cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện; chưa thực sự bình đẳng giữa
các thành phần kinh tế; hệ thống pháp luật lao động chưa hoàn thiện.
4. Thời cơ
- Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi. Tại vùng kinh tế trọng điểm có nhiều
ngành công nghiệp mũi nhọn với công nghệ hiện đại; nhiều cơ sở tài chính,
thương mại, du lịch và cơ sở đào tạo lớn, là nơi tập trung phần lớn đội ngũ cán
bộ khoa học kỹ thuật hàng đầu của cả nước; có ảnh hưởng tích cực đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho
tỉnh điều chỉnh cơ cấu đầu tư đúng hướng, thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát
triển các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, đẩy
nhanh tốc độ đô thị hoá, hình thành các vùng chuyên canh về lương thực, thực
phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, các vùng hoa, vùng rau sạch với khả năng
thâm canh lớn, thu hút và phân bố lại lực lượng lao động.
5. Thách thức
Các xu thế lớn có tác động trực tiếp phát
triển nhân lực trong những năm tới là:
- Nhân lực của tỉnh vẫn đang trong giai đoạn
đầu của sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng do nền
kinh tế được thúc đẩy phát triển với tốc độ cao nên tạo điều kiện cho nguồn
nhân lực phát triển nhanh hơn. Tuy vậy, việc làm cho lao động xã hội nói chung
vẫn là vấn đề rất bức xúc; đặc biệt khi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao hơn, nếu chất lượng và cơ cấu lao động
nông thôn không chuyển dịch theo kịp yêu cầu phát triển, lao động làm công ăn
lương không tăng nhanh sẽ có nguy cơ tăng thất nghiệp không chỉ ở thành thị mà
còn cả nông thôn.
- Nguồn nhân lực của tỉnh thiếu lao động có
trình độ chuyên môn cao, nhiều lao động chưa qua đào tạo, cơ cấu lao động chưa
hợp lý khó đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong
những năm tới. Cùng với sự phát triển của thị trường lao động trong những năm
tới, tỷ lệ lao động làm công ăn lương sẽ ngày càng tăng (dự báo đến năm 2015,
toàn quốc sẽ có khoảng trên 40% lao động làm công ăn lương), xu hướng giá cả
lao động do thị trường quyết định ngày càng chiếm ưu thế và tăng, các vùng kinh
tế trọng điểm; vai trò điều tiết của tiền lương, tiền công đối với quan hệ cung
- cầu lao động trên thị trường lao động cũng sẽ mạnh hơn, dẫn đến một bộ phận
người lao động có thu nhập rất cao và không ít nguời lao động có thu nhập thấp
do tay nghề kém.
- Nhân lực phát triển không đồng đều, ở các
đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nhanh có xu hướng phát triển mạnh. Nguồn nhân lực nông thôn, nhất là ở các vùng
kinh tế chậm phát triển, thuần nông hoặc có nhiều khó khăn về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, phát triển chậm hơn. Nguồn nhân lực còn diễn ra khác nhau
giữa các loại hình kinh tế (khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước, khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài), giữa các ngành, nhất là giữa ngành có lợi thế và
không lợi thế...
- Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, bao trùm
các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng, sức ép cạnh tranh và tính tuỳ
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các
quốc gia ngày càng sâu rộng thúc đẩy sự phát triển các nguồn nhân lực ở các
quốc gia.
- Khi hội nhập đầy đủ và sâu hơn vào nền kinh
tế khu vực và thế giới sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường lao
động khu vực và quốc tế cũng như giữa các vùng gay gắt hơn, lợi thế cạnh tranh
do tiền công rẻ sẽ mất dần và yếu thế của lao động Việt Nam nói chung và Bắc
Ninh nói riêng trong cạnh tranh sẽ bộc lộ rõ hơn do trình độ tay nghề, chuyên
môn, ngoại ngữ, kỷ luật, tác phong công nghiệp, tính năng động xã hội, trình độ
hiểu biết pháp luật và thể lực kém. Do vậy, nếu không nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực để đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động (cả trong nước và
ngoài nước) trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế tất yếu sẽ khó
khăn hơn trong giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như thực hiện
các mục tiêu phát triển và ổn định xã hội.
Phần II
PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THỜI KỲ 2011 - 2020
I. Nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI, Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII, nhiệm vụ phát triển KT - XH
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tới được xác định là:
Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trên cơ
sở tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các KCN, đô thị hiện đại với
công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, tăng cường đầu tư vùng sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng
đồng bộ hiện đại, nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội
nhập quốc tế, phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa xã hội,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi
trường, thực hiện tốt chính sách an ninh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao năng lực, hiệu quả
hoạt động của các cơ quan nhà nước. Phấn đấu đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh
công nghiệp vào năm 2015, xây dựng Bắc Ninh trở thành Thành phố trực thuộc Trung
ương vào năm 2020.
II. Những nhân tố tác
động
1. Những nhân tố bên ngoài
Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa nền kinh tế
là xu hướng phát triển của các nước đang phát triển và các quốc gia trên thế
giới hiện nay. Hội nhập quốc tế là mức độ tham gia vào sự hợp tác, phân công
quốc tế (quan hệ thương mại, đầu tư…) giữa nước này với nước khác, toàn cầu hóa
chỉ mức độ các nước trên thế giới mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nhau,
thúc đẩy cạnh tranh để phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Trong thời kỳ này,
mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một biện pháp khai thác ngoại lực thúc
đẩy nội lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá đem lại
nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam; việc đối mặt với những cơ hội và thách
thức này cũng chính là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trong bối
cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những yếu tố thuận lợi mới tác động
tích cực đến việc thu hút đầu tư đồng thời và cũng đã xuất hiện một số khó
khăn, thách thức mới cần được tháo gỡ nhằm tạo đà tăng trưởng trong các năm
tới, trong đó chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định
thành công quá trình hội nhập.
2. Những nhân tố trong nước
Báo cáo chính trị Đại hội XI của Đảng nêu rõ:
“Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại… Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng
sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú
trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái
cấu trúc cơ cấu nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch
vụ… Tăng nhanh hàm lượng nội địa giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản
phẩm doanh nghiệp và cả nền kinh tế”.
Phương hướng, quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh
tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Xuất phát từ các quan điểm phát triển, từ vị
trí địa lý, kinh tế, chính trị của tỉnh, đặt phát triển của Bắc Ninh trong tổng
thể phát triển chung của cả nước và của vùng. Phát triển kinh tế nhanh và bền
vững trên cơ sở tiếp tục chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển các
KCN, đô thị hiện đại với công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, tăng cường
đầu tư vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa giá trị kinh tế cao, xây dựng nông
thôn mới, phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại. Nâng cao hiệu
quả sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Phát triển toàn diện các lĩnh
vực y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường. Thực hiện tốt
chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Bảng 13: Dự báo một
số chỉ tiêu đến năm 2015
Ngành
|
2005
|
2010
|
2015
|
2020
|
Tăng trưởng bình
quân (%/năm)
|
2006 -2010
|
2011 -2015
|
2016 -2020
|
1. GDP theo giá CĐ
1994 (Tỷ đồng)
|
4.766,1
|
9.697,3
|
17.867,8
|
29.152
|
15,27
|
13,0
|
10,29
|
a. Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
|
1.206,1
|
1.263,5
|
1.400,0
|
1.845
|
0,93
|
2,07
|
5,68
|
b. Công nghiệp và
xây dựng
|
2.195,5
|
5.272,0
|
10.264,6
|
17.419
|
19,15
|
14,25
|
11,16
|
c. Dịch vụ
|
1.364,5
|
3.161,8
|
6.203,2
|
9.888
|
18,30
|
14,43
|
9,77
|
2. Cơ cấu GDP theo
giá thực tế (%)
|
100
|
100
|
100
|
100
|
|
|
|
a. Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
|
26,26
|
10,45
|
6,1
|
3,2
|
x
|
x
|
x
|
b. Công nghiệp và
xây dựng
|
45,92
|
66,11
|
69,6
|
61,0
|
x
|
x
|
x
|
c. Dịch vụ
|
27,82
|
23,44
|
24, 3
|
35, 8
|
x
|
x
|
x
|
3. Dân số trung
bình (1000 người)
|
991, 1
|
1.038, 2
|
1.096,6
|
1.155,9
|
0,93
|
1,10
|
1,06
|
4. GDP BQ đầu
người/năm giá thực tế.
|
|
|
|
|
|
|
|
- VNĐ (1000đ)
|
8.405,9
|
34.640
|
79.390
|
136.006
|
|
|
|
- USD (USD)
|
526,4
|
1.780
|
3.500
|
6.007
|
|
|
|
* Nguồn: Số liệu
Thống kê và Kế hoạch.
Về phát triển kinh tế
Thời kỳ 2011 - 2015 mức tăng trưởng kinh tế
13%. Thời kỳ 2016 - 2020 mức tăng trưởng kinh tế trên 10%.
+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng
các ngành nông lâm năm 2015 xuống dưới 6,1% và năm 2020 khoảng 3,2%. Công
nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 69,6% năm 2015 và khu vực dịch vụ chiếm khoảng
24,3%; đến năm 2020, công nghiệp vẫn đạt trên 61% và dịch vụ đạt khoảng 35,8%.
+ Tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh
phấn đấu tăng bình quân hàng năm trên 25%.
+ Tăng thu ngân sách nhằm đảm bảo các nhiệm
vụ chi của tỉnh và từng bước có tích luỹ đóng góp cho ngân sách Trung ương. Năm
2015 thu 8.500 tỷ đồng, tăng bình quân 12% năm.
+ Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết
tốt tích luỹ và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, phấn đấu đến
năm 2015 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 50% GDP.
Bảng 14: Quy
mô đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 201 - 2020
Ngành
|
2011 - 2015
|
2016 - 2020
|
Gia tăng
GDP (tỷ đồng)
|
ICOR
|
Vốn
|
Gia tăng
GDP (tỷ đồng)
|
ICOR
|
Vốn
|
Tỷ đồng
|
Triệu USD
|
Tỷ đồng
|
Triệu USD
|
Tổng số
|
30.941
|
3,81
|
117.981
|
7.661
|
71.435
|
3.9
|
279.696
|
18.162
|
CN - XD
|
19.504
|
3,8
|
74.116
|
4.813
|
42.762
|
3.9
|
166.711
|
10.829
|
Nông - lâm
|
1.540
|
3,1
|
4.772
|
310
|
2.210
|
3.2
|
7.071
|
459
|
Dịch vụ và
kết cấu hạ tầng
|
9.897
|
3,95
|
39.092
|
2.538
|
26.463
|
4.0
|
105.853
|
6.874
|
* Nguồn: Quy hoạch
phát triển KT - XH tỉnh Bắc Ninh đến 2020.
Như vậy là giai đoạn 2011 - 2015 và cả giai
đoạn 2016 - 2020, Bắc Ninh sẽ tiếp tục tập trung đầu tư phát triển mạnh các
ngành công nghiệp dịch vụ và kết cấu hạ tầng. Điều đó sẽ thu hút nhiều nhân lực
cho việc phát triển công nghiệp và dịch vụ nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Bảng 15: Dự
báo một số chỉ tiêu đến năm 2015, 2020.
Ngành
|
2005
|
2010
|
2015
|
2020
|
Tăng trưởng bình
quân (%/năm)
|
2006 -2010
|
2011 -2015
|
2016 -2020
|
1 - Dân số TB (1000
người)
|
991,1
|
1.038,2
|
1.096,6
|
1.155,9
|
0,93
|
1,10
|
1,06
|
Chia theo thành
thị, nông thôn:
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thành thị
|
133,6
|
268,5
|
383,8
|
520,2
|
14,98
|
7,41
|
6,27
|
- Nông thôn
|
857,5
|
769,7
|
712,8
|
635,7
|
-2,14
|
-1,52
|
-2,26
|
Cơ cấu theo thành
thị, nông thôn:
|
100
|
100
|
100
|
100
|
|
|
|
- Thành thị
|
13,48
|
25,86
|
35,0
|
45,0
|
|
|
|
- Nông thôn
|
86,52
|
74,14
|
65,0
|
55,0
|
|
|
|
2. Nhân khẩu nông
nghiệp (1000 người)
|
703,2
|
577,3
|
499,0
|
413,2
|
-3,87
|
-2,87
|
-3,70
|
% so với nông thôn
|
82
|
75
|
70
|
65
|
|
|
|
3. Nhân khẩu trong
tuổi lao động (1000 người)
|
603,8
|
652,3
|
683,4
|
721,6
|
1,56
|
0,94
|
1,09
|
% so với tổng số
|
60,9
|
62,8
|
62,3
|
62,4
|
|
|
|
* Nguồn: Số liệu
Thống kê và Kế hoạch.
Căn cứ vào xu thế và mục tiêu giảm tỷ lệ sinh
bình quân hàng năm khoảng 0,2 -0,3%o, tỷ lệ sinh giảm dần, mức giảm sẽ nhỏ dần
và ổn định sau năm 2015, do tuổi thọ tăng, tỷ suất chết của trẻ sơ sinh và trẻ
dưới 5 tuổi giảm nên tỷ lệ chết cũng giảm do đó tỷ lệ tăng tự nhiên dân số và
tỷ lệ tăng trưởng dân số vẫn tăng khoảng 1,1% giai đoạn 2011 - 2015 và thời kỳ
2016 - 2020 là 1,06%, quy mô dân số sẽ khoảng 1.096,0 nghìn người năm 2015 và
1.155,9 nghìn người năm 2020. Dân số trong độ tuổi 0 - 14 sẽ có xu hướng giảm
dần. Dân số trong tuổi lao động tăng cả tuyệt đối và tỷ trọng đến 2015, sau đó
cũng giảm dần. Dân số trên tuổi lao động tăng dần cả tuyệt đối và tỷ trọng đến
năm 2020. Quá trình này sẽ giảm dần áp lực đối với các cấp giáo dục phổ thông,
tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, song lại tăng áp lực đối với hệ
thống dạy nghề, tạo việc làm và tăng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đối với
người cao tuổi. Tuy vậy lực lượng lao động trẻ, sức khỏe và được đào tạo tốt là
yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa -
hiện đại hóa.
Trong quá trình phát triển sẽ phát sinh quá
trình ứng dụng khoa học công nghệ, dây chuyền thiết bị máy móc mới... đòi hỏi
lao động ngành nghề mới, có kiến thức, trình độ kỹ năng lao động cao hơn, do đó
cơ cấu lao động thay đổi theo trình độ nghề và kỹ năng lao động. Dự báo nhiều
ngành nghề kỹ thuật cao phát triển sẽ thu hút rất nhiều lao động có trình độ kỹ
năng được đào tạo tốt vào dây chuyền sản xuất, tạo ra những sản phẩm có giá trị
cao, sức cạnh tranh lớn của nền kinh tế.
Trong giai đoạn từ 2011 - 2020, Nhà nước sẽ
tiếp tục có các chính sách phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, gắn
tăng trưởng kinh tế với đảm bảo và nâng cao mức sống cho nhân dân. Các chính
sách về giải quyết việc làm: Cho vay vốn ưu đãi, đào tạo nghề xóa đói giảm
nghèo, bảo hiểm y tế toàn dân, chăm lo sức khỏe, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
xã hội… nhằm đảm bảo đời sống con người, hướng phát triển nhân lực cho đất
nước.
Truyền thống và các đặc điểm văn hoá của
tỉnh.
Bắc Ninh là tỉnh giàu truyền thống hiếu học,
khoa bảng; đời sống văn hóa tinh thần phong phú, dân ca quan họ được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Song song với sự
phát triển kinh tế, Bắc Ninh đang phấn đấu xây dựng môi trường và đời sống văn
hoá lành mạnh, phát triển các giá trị văn hoá truyền thống, tiên tiến. Đẩy mạnh
và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
nhằm tạo điều kiện cho văn hoá phát triển lành mạnh, rộng khắp, nâng cao dần
mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Đây cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy
phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước.
III. Quan điểm và mục
tiêu phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020
1. Quan điểm phát triển nhân lực
Con người có trình độ và khả năng lao động
cao là nguồn lực quý nhất của đất nước, của địa phương - chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm.
Phát triển nhân lực thực hiện thành công các
mục tiêu của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 của tỉnh.
Phát triển nhân lực một cách toàn diện đó là
sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu từ nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sức
khỏe, giáo dục - đào tạo, dạy nghề đến tạo việc làm, quản lý và sử dụng nhân
lực
Phát triển nhân lực phải thực hiện song song
2 nhiệm vụ cơ bản là xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, đi đôi với sử
dụng lao động, tạo việc làm, ổn định cho đại bộ phận lao động trong tỉnh.
Phát triển nhân lực phải đặt trong mối quan
hệ gắn kết hữu cơ với phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường
xã hội thống nhất.
Phát triển nhân lực là sự nghiệp vì dân, do
dân, vì vậy cần coi trọng và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, tạo cơ hội
cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế, các khu vực chậm
phát triển tham gia.
Phát triển nhân lực đi đôi tăng cường và mở
rộng hợp tác quốc tế.
2. Mục tiêu phát triển nhân lực
Đưa nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện môi trường kinh
doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo
về chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và
cơ cấu hợp lý theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Nâng cao tính
khả thi và hiệu quả của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh giai đoạn 2011 - 2020. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, năm 2015 tỷ lệ
lao động qua đào tạo 60%, giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 26.000 - 27.000 lao
động, trong đó 50% là lao động nữ. Năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75%.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong
khu vực nông nghiệp đến năm 2015 lao động trong khu vực này còn 33,9%, năm 2020
còn 22,2%.
Đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, phấn đấu cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp và thành Thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát triển nhân lực trong mối quan hệ mật
thiết giữa công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa, tiếp tục phân bổ lại
dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm đạt tới sự phát triển hài hòa giữa thành thị và
nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác và tạo ra sự bứt phá mới về phát
triển kinh tế - xã hội.
Phát triển nhân lực làm điểm tựa và thúc đẩy
thị trường lao động phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của tỉnh và
đất nước, đồng thời có thể chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động
khu vực và thế giới bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng lao động xuất
khẩu (giai đoạn 2011 - 2015 dự tính xuất khẩu 15.000 lao động).
IV. Dự báo cung - cầu
nhân lực
1. Dự báo cung lao động thời kỳ 2011 - 2020
Thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ, mỗi
năm giảm tỷ lệ sinh 0,2%o -0,3%o, nhưng dân số Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam
nói chung vẫn đang ở giai đoạn phát triển “dân số trẻ” nên nhịp độ tăng trưởng
bình quân hàng năm vẫn vào khoảng 1,01% (2011 - 2015) và 1,06 % (2016 - 2020).
Dự báo dân số toàn tỉnh năm 2015 là 1.096,6 nghìn người, năm 2020 là 1.155,9
nghìn người; nhân khẩu trong độ tuổi lao động năm 2015 ước hơn 683,4 nghìn
người, năm 2020 là 721,6 nghìn người.
Bảng 16: Dự
báo nguồn cung lao động đến năm 2020.
Đơn vị tính:
Nghìn người
Ngành
|
2005
|
2010
|
2015
|
2020
|
Tăng trưởng bình
quân (%/năm)
|
2006-2010
|
2011-2015
|
2016-2020
|
1. Dân số trung bình
|
991,5
|
1.038,2
|
1.096,6
|
1.155,9
|
0,93
|
1,10
|
1,06
|
2. Nhân khẩu trong
độ tuổi lao động
|
603,8
|
652,3
|
683,4
|
721,6
|
1,56
|
0,94
|
1,09
|
3. Lao độngg cần việc làm
|
570,5
|
609,5
|
644,6
|
680,6
|
1,33
|
1,13
|
1,09
|
4. Lao động làm
việc trong các ngành
|
563,2
|
593,1
|
636,9
|
672,5
|
1,04
|
1,43
|
1,09
|
a. Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
|
356,3
|
284,5
|
216,0
|
136,0
|
-4,40
|
-5,36
|
-8,84
|
b. Công nghiệp và
xây dựng
|
131,7
|
188,7
|
256,7
|
320,0
|
7,46
|
6,36
|
4,50
|
c. Dịch vụ.
|
75,2
|
119,9
|
164,1
|
216,5
|
9,78
|
6,48
|
5,70
|
* Nguồn: Số liệu
Thống kê và Kế hoạch.
Theo cơ cấu nhóm tuổi, năm 2015, lao động ở
nhóm tuổi 25 - 34 là 26,45%, nhóm 35 - 44 chiếm 25,18%, nhóm tuổi trên 45 chiếm
34,37%; đến năm 2020, cơ cấu này sẽ có dịch chuyển do bắt đầu có sự già hóa dân
số, cơ cấu tỷ lệ tương ứng là: 25,23%, 24,49% và 40,28%.
Trên thực tế, quy mô lao động đang làm việc
(nhân lực) của địa phương liên tục tăng qua các năm. Trình độ học vấn, trình độ
theo các cấp bậc đào tạo nghề của người lao động cũng không ngừng tăng để đáp
ứng đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH ngày càng cao. Nhân lực giữa các ngành, các
thành phần kinh tế, giữa các huyện, thị xã, thành phố được phân bố lại do có sự
thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị, từ khu vực dân cư thuần nông vào
các khu, cụm công nghiệp, từ địa phương ít ngành nghề sang địa phương nhiều
ngành nghề, từ những công việc có mức lương thấp sang công việc có mức lương
cao hơn, …
2. Dự báo cầu lao động thời kỳ 2011 - 2020
* Những yếu tố tác
động đến nhu cầu lao động
- Tốc độ tăng trưởng, quy mô và thay đổi cơ
cấu sản xuất, dịch vụ:
Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng
năm giai đoạn 2011 - 2015 là 13%; (2016 - 2020) khoảng 10,3%.
+ Tăng trưởng nông nghiệp 2011 - 2015 là
2,07%; (2016 - 2020) là 5,68%. Năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chiếm
10,45%; năm 2015 chiếm 6,1% và năm 2020 chiếm 3,2%.
+ Tăng trưởng công nghiệp - xây dựng: 2011 -
2015 khoảng 14,25%; (2016 -2020) từ là 11,16%. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng
trong GDP năm 2010 chiếm 66,1%; năm 2015 là 69,6%; năm 2020 trên 61%.
+ Tăng trưởng dịch vụ 2011 - 2015 khoảng
14,43%; (2016 - 2020) là 9,7%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP năm 2010 chiếm 23,56;
năm 2015 là 24,3%; năm 2020 là 35,8%.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ.
- Khả năng xuất hiện những ngành nghề mới
hoặc nhu cầu về những kiến thức, kỹ năng mới trong tương lai.
- Mức độ phát triển của thị trường lao động
và thị trường đào tạo. Khả năng cung ứng từ nguồn lao động tại chỗ, khu vực ...
* Tổng nhu cầu lao
động
Tổng số lao động làm việc trong các
ngành kinh tế xã hội đến năm 2015 là 636,9 nghìn người và tới năm 2020 dự báo
là 672,5 nghìn người.
Lao động tăng thêm do mở rộng quy mô sản
xuất, dịch vụ, trong đó có số lao động tăng thêm do các công trình sản xuất,
dịch vụ mới được xây dựng và đưa vào sử dụng.
Lao động tăng thêm do lao động giảm tự nhiên
(chủ yếu nghỉ hưu và chuyển).
Năm 2011 (nhu cầu lao động được đào tạo
128.447 người, trong đó cho các ngành nông nghiệp 32.274 người, các ngành công
nghiệp - xây dựng 72.998 người và các ngành dịch vụ 23.175 người. Trong đó:
trình độ sơ, trung cấp nghề là 53.550 người cho các ngành nông nghiệp, công
nghiệp - xây dựng; 4.096 trình độ cao đẳng nghề cho công nghiệp và xây dựng.
- Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế
đến năm 2015 (GDP đạt 17.867,8 tỷ đồng, giá 1994) bình quân đầu người đạt
3.500USD/năm), dự đoán có 636,9 nghìn người làm việc trong các ngành kinh tế
với cơ cấu khu vực nông nghiệp 33,9%, công nghiệp - xây dựng 40,3% và khu vực
dịch vụ 25,8%.
Trong tổng số lao động làm việc, ít nhất có
khoảng 382,14 nghìn người được đào tạo. Để đảm bảo số lao động này năm 2015 khu
vực nông nghiệp cần 50.237 lao động qua đào tạo, trong đó: sơ cấp nghề 19.250,
trung cấp nghề 1.980, TCCN 6.840… ; khu vực công nghiệp - XD cần 73.464
người, trong đó: sơ cấp nghề 13.570, TCCN 31.939, cao đẳng nghề 2.050, TCCN
7.960, đại học 9.010; khu vực dịch vụ cần 49.012 người, trong đó: sơ cấp nghề
21.180, TC nghề 2.081, TCCN 6.050, cao đẳng nghề 1.095, đại học 9.390 người.
Đến năm 2020 dự báo nhu cầu lao động được đào
tạo là 169.669 người, trong đó: trình độ sơ, trung cấp nghề 64.750, cao đẳng
nghề 14.070, TCCN 22.660 người, cao đẳng và đại học 55.340 người …
- Các nhóm nguồn nhân lực đặc biệt.
Đến năm 2015 đội ngũ cán bộ - công chức:
20.172 người, trong đó yêu cầu trình độ đại học và trên đại học 11.961 người,
riêng đội ngũ cán bộ - viên chức các ngành giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa -
thể thao… là 16.035 người, trong đó có trình độ đại học và trên đại học là
9.925 người. Riêng ngành y tế cần 643 bác sỹ, dược sỹ có trình độ trên đại học
vào năm 2020.
+ Lực lượng lao động cho các khu công nghiệp
tập trung của tỉnh đến 2015 cần khoảng 201.301 người, trong đó, trình độ đại
học và trên đại học 21.731 người, đến năm 2020 nhu cầu lao động được đào tạo
là: 88.286 người, trình độ đại học và trên đại học 13.331 người (xem thêm phụ
biểu 7, 8, 9).
+ Đặc biệt chú trọng đáp ứng nhu cầu lao động
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có FDI, đây là khu vực kinh tế
quan trọng của tỉnh đang phát triển mạnh, tính đến ngày 15/3/2011 trên địa bàn
tỉnh đã có 299 doanh nghiệp FDI với tổng số vốn đăng ký hoạt động 3,218 tỷ USD,
có 59.390 lao động đang làm việc. Năm 2010 tạo ra giá trị tăng thêm 2.169 tỷ
đồng (giá cố định 1994), tạo ra năng suất lao động cao: 36,52 triệu đồng (giá
1994)/người/năm, gấp hơn 2,4 lần năng suất bình quân của cả tỉnh, gấp hơn 7,8
lần của khu vực nông nghiệp, gấp 1,5 của khu vực công nghiệp - XD nói chung.
Khu vực có vốn ĐTNN phần lớn là những trung tâm sản xuất với công nghệ tiên
tiến (Công ty Samsung Việt Nam, Canon Việt Nam…) cung cấp đủ lao động (số lượng
và chất lượng) cho khu vực FDI phát triển chính là một trong những mục tiêu về
phát triển nhân lực, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng để nền kinh tế tỉnh ta
phát triển nhanh hơn nữa.
Bảng 17: Nhu cầu
lao động được đào tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
|
Đơn vị tính: Người
|
|
Hệ dạy nghề (Tổng
cục Dạy nghề)
|
Hệ đào tạo (Bộ GD
ĐT)
|
Dạy nghề dưới 3
tháng
|
Sơ cấp nghề
|
Trung cấp nghề
|
Cao đẳng nghề
|
TCCN
|
Cao đẳng
|
Đại học
|
Trên ĐH
|
Năm 2011
|
10.500
|
45.750
|
7.800
|
5.750
|
19.694
|
20.744
|
17.074
|
1.135
|
I. Nông nghiệp
|
7.050
|
18.200
|
1.240
|
673
|
2.078
|
1.746
|
1.250
|
37
|
II. Công nghiệp-XD
|
2.780
|
20.577
|
5.879
|
4.096
|
11.682
|
14.993
|
12.033
|
958
|
III. Dịch vụ
|
670
|
6.973
|
681
|
981
|
5.934
|
4.005
|
3.791
|
140
|
Năm 2015
|
11.000
|
54.000
|
36.000
|
3.850
|
20.850
|
23.250
|
22.340
|
1.423
|
I. Nông nghiệp
|
8.100
|
19.250
|
1.980
|
705
|
6.840
|
7.980
|
5.340
|
42
|
II. Công nghiệp-XD
|
1.950
|
13.570
|
31.939
|
2.050
|
7.960
|
5.880
|
9.010
|
1.105
|
III. Dịch vụ
|
950
|
21.180
|
2.081
|
1.095
|
6.050
|
9.390
|
7.990
|
276
|
Năm 2020
|
10.000
|
57.250
|
7.500
|
14.970
|
22.660
|
27.890
|
27.450
|
1.949
|
I. Nông nghiệp
|
6.500
|
20.500
|
2.040
|
910
|
8.760
|
9.180
|
7.790
|
99
|
II. Công nghiệp-XD
|
2.050
|
20.800
|
2.270
|
11.870
|
4.530
|
8.230
|
10.610
|
1.543
|
III. Dịch vụ
|
1.450
|
15.950
|
3.190
|
2.190
|
9.370
|
10.480
|
9.050
|
307
|
V. Phương hướng phát
triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020
Nhu cầu về nhân lực ngày càng tăng và đòi hỏi
cao về chất lượng, do đó phương hướng phát triển nhân lực trong thời gian tới
là:
- Nâng cao về số lượng nhân lực được đào tạo
theo các cấp trình độ. Chú ý tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung
cấp lao động cho các ngành kinh tế ưu tiên của tỉnh (điện, điện tử, chế tạo cơ
khí…).
- Thu hút nguồn nhân lực của địa phương và
các vùng, đảm bảo đủ nhu cầu nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các cơ sở
đào tạo và các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, đồng
thời phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao và sử dụng có hiệu quả nguồn
nhân lực đã được đào tạo.
- Thúc đẩy xây dựng mối quan hệ giữa người
lao động và người sử dụng lao động thông qua thị trường lao động, nâng cao chất
lượng hoạt động của Sàn giao dịch việc làm và các trung tâm giới thiệu việc
làm.
1. Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực
- Củng cố và phát triển mạng lưới trường học
hiện có ở các ngành học, bậc học, cấp học; Củng cố vững chắc kết quả công tác
phổ cập THCS đúng độ tuổi.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
thực chất cho học sinh, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, có nhiều học sinh đạt
giải quốc gia và quốc tế. Ngành giáo dục cần nâng cao chất lượng giáo dục phổ
thông các cấp, đổi mới giáo trình, nội dung chương trình phù hợp với từng thời
kỳ, từng giai đoạn, đặc biệt nắm bắt xu thế của thời đại, của thế giới để giáo
dục đúng mục tiêu, coi trọng chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh
trên cơ sở nắm bắt, dự báo đúng theo xu thế phát triển của các ngành, lĩnh vực
trong tương lai.
- Đẩy mạnh việc dạy học và ứng dụng công nghệ
thông tin trong nhà trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên. Mở rộng và
nâng cao chất lượng học ngoại ngữ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ, đồng
bộ, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả chương
trình kiên cố hoá trường, lớp học; chỉ đạo xây dựng trường trọng điểm, trường
chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục
và chủ trương đa dạng hoá các loại hình học tập đáp ứng yêu cầu học tập của
nhân dân, xây dựng một xã hội học tập, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hoá.
2. Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật
của nhân lực
Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ
năng lao động: Hàng năm doanh nghiệp, người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực tại chỗ (đào tạo tay nghề, kỹ năng lao
động, tác phong làm việc, pháp luật lao động…). Tổ chức thi và nâng cao tay
nghề cho đội ngũ lao động để họ phát huy khả năng phấn đấu vươn lên hoàn thành
tốt công việc.
Có kế hoạch bồi dưỡng, cử nhân lực chủ chốt
đi đào tạo để tiếp thu kinh nghiệm quản lý để tiếp thu kinh nghiệm quản lý mới,
khoa học công nghệ mới, ngoại ngữ… sau đó truyền đạt lại cho người lao động còn
lại của đơn vị.
3. Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Thời kỳ 2011 - 2020, nền kinh tế phát triển
theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng, vì thế phát triển việc làm bằng cách
lựa chọn các dự án có chất lượng, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường để
đầu tư vào địa bàn tỉnh. Qua đó nâng cao chất lượng của các công việc và cải
thiện cơ cấu việc làm. Nâng cao năng suất lao động bằng cách áp dụng khoa học
công nghệ tiên tiến, giúp giảm giờ làm đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn nhân
lực. Trên cơ sở đó, đã đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hóa.
4. Hợp lý hóa phân bổ nhân lực theo lãnh thổ
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các địa bàn trong tỉnh
Những năm qua Bắc Ninh đã đưa công nghiệp về
nông thôn, biến những người nông dân với năng suất lao động thấp thành những
công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp, các KCN có năng suất lao động cao
hơn với phương châm “ly nông bất ly hương”. Toàn tỉnh đã có 15 KCN tập trung
được Chính phủ phê duyệt tổng diện tích 7.525 ha, nhiều KCN đã đi vào hoạt động
và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương như: Tiên Sơn, Quế Võ
1, 2, Yên phong 1, Đại Đồng - Hoàn Sơn… Bên cạnh xây dựng các nhà máy, xí
nghiệp sản xuất tỉnh đã dành một phần đất xây dựng các khu nhà ở, hình thành
các khu đô thị cho công nhân (đất KCN 6.541 ha, đất đô thị 984 ha đã được phê
duyệt). Một số doanh nghiệp còn xây dựng ký túc xá cho công nhân thuê với giá
rẻ như Sam Sung có khu ký túc xá Đông Yên. Ngoài nhà ở cho công nhân các kết
cấu hạ tầng xã hội khác như nhà trẻ, trường học, chợ, bệnh xá… cũng đang được
quan tâm xây dựng.
Nhìn chung, Bắc Ninh là tỉnh có sự chênh lệch
về phát triển giữa các vùng miền là không lớn. Trên cơ sở đó, cần tiếp tục phát
huy và sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có của các địa bàn để thu hút vào các
khu công nghiệp, các doanh nghiệp… trên từng huyện, thị xã, thành phố để giảm thiểu
các chi phí ăn ở đi lại của người lao động. Tuy nhiên vẫn cần chú ý ưu tiên
phân bổ nguồn lực cho một số địa bàn ở khu vực Nam Đuống, phát triển mạnh thêm
các khu, cụm công nghiệp… ở địa bàn này.
Phần III
NHỮNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH
I. Nâng cao nhận thức
của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về phát triển nhân lực
Mỗi cấp, mỗi ngành, tổ chức và cá nhân cần
nhận thức sâu rộng về phát triển nhân lực cho tương lai để phục vụ cho quá
trình phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay vì con người là nhân tố quan
trọng hàng đầu để phát triển đất nước. Từng cấp, ngành cần có kế hoạch, chương
trình cụ thể để có giải pháp cụ thể, tích cực phát triển nhân lực của ngành,
cấp mình.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục,
đào tạo và pháp luật liên quan đến vấn đề phát triển nhân lực, trong đó làm tốt công
tác tuyên truyền hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, nhất
là học sinh Trung học phổ thông.
Thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, các chương trình hành động, hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, kịp
thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát
triển nhân lực thường xuyên, liên lục nhằm đem lại hiệu quả thiết thực và nâng
cao chất lượng công tác tuyên truyền. Tạo sự chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc
tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước
về phát triển nhân lực tới mọi lực lượng từ nông dân, công nhân, trí thức,
doanh nhân...
Chú trọng tuyên truyền, thông báo, tập huấn
kịp thời cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động về chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lao động, việc làm để họ
có định hướng, kế hoạch thực hiện.
II. Đổi mới quản lý
nhà nước về phát triển nhân lực
1. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân
lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt
động bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý phát triển nhân lực phải được
hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhân lực và tạo nhân lực
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đào tạo, bổ sung
cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch, khối đào tạo khác nhau tại Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Ban quản lý các KCN, Sở Lao động - TBXH. Thường xuyên đổi mới, nâng
cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản
lý phát triển nhân lực. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của UBND
các cấp, các sở, ban, ngành trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch phát
triển nguồn nhân lực. Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố, thị xã chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết
quả phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, đơn vị.
2. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa
các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh
Các cấp, các ngành và các địa phương trên địa
bàn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở
quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương tăng
cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ,
thống nhất tốt nhất cho sự phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường hơn nữa sự phối hợp khép kín và
hoàn chỉnh việc đào tạo, góp phần đảm bảo cân đối quan hệ cung - cầu về nhân
lực; theo đó các ngành, đơn vị có chương trình cụ thể để đào tạo nâng cao chất
lượng nhân lực theo mối quan hệ sau: [Thông tin dự báo] - [Doanh nghiệp, người
sử dụng lao động] - [Các cấp chính quyền] - [Các sở, ban, ngành] - [Cơ sở đào
tạo] - [Người lao động].
III. Giải pháp về đào
tạo và bồi dưỡng nhân lực
1. Nâng cao thể lực và tầm vóc của nhân lực
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, đặc
biệt là người lao động. Những năm gần đây, do đời sống, kinh tế phát triển, thể
lực của người Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng đã được cải thiện, tuy
nhiên do đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp, thể lực và tầm vóc của người lao
động vẫn cần được quan tâm tăng cường hơn nữa. Để đảm bảo nâng cao thể lực và
tầm vóc của người lao động, cần chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe
ban đầu, nâng cao thể lực toàn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các CTMTQG,
đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm; phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, mục tiêu
mỗi năm giảm 1% tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (dạng thấp, bé, nhẹ cân) đến năm
2015 còn <13%. Làm tốt công tác sức khỏe học đường cho học sinh, đảm bảo có
sức khỏe tốt khi trưởng thành. Phấn đấu nâng tuổi thọ trung bình lên 75 tuổi
năm 2015 và đạt 76 tuổi vào năm 2020.
- Tăng cường chế độ ăn uống giữa ca cho người
lao động nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cơ cấu dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm… để người lao động có sức khoẻ tốt, nhanh hồi phục sức
lao động, đồng thời tái tạo sức lao động mới phục vụ cho công việc được giao.
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động
của các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, nghiên cứu thành lập Trung tâm
y tế tại các khu công nghiệp để khám chữa bệnh kịp thời cho người lao động.
- Thường xuyên cải thiện điều kiện lao động,
đảm bảo máy móc, nhà xưởng sạch sẽ, vệ sinh, an toàn, đảm bảo về môi trường cho
người lao động làm việc.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí,
văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho người lao động sau thời gian làm việc
căng thẳng, mệt mỏi. Hàng năm, có chế độ nghỉ nghép, nghỉ dưỡng sức hợp lý cho
người lao động.
- Nâng cao chất lượng các phong trào rèn
luyện thân thể, tập thể dục, nâng cao thể lực... xây dựng đời sống lành mạnh
trong nhân dân, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong lối sống xã hội.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
trong hệ thống trường phổ thông
Muốn phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân
lực chất lượng cao, ngoài việc chăm lo sức khỏe (thể lực) cho toàn dân thì việc
nâng cao trình độ văn hóa là vô cùng quan trọng. Nói cách khác chất lượng giáo
dục phổ thông chính là nền tảng cho sự phát triển nhân lực của đất nước, đó là
những con người có đủ “trí, đức, thể, mỹ” để làm chủ cuộc đời, có tinh thần
vươn lên trong cuộc sống.
Năm học 2010 - 2011 Bắc Ninh tiếp tục đứng
trong tốp 10 dẫn đầu toàn quốc về giáo dục đào tạo, xếp thứ 8 trong kỳ thi tốt
nghiệp Trung học của các Trung tâm GDTX, xếp thứ 6 về kết quả kỳ thi tốt nghiệp
THPT… kỳ thi vào các trường ĐH, CĐ năm 2011 toàn tỉnh có 7 học sinh đỗ thủ khoa
các trường. Toàn tỉnh hiện có 96/146 trường Mầm non, 146/150 trường Tiểu học,
75/134 trường THCS, 8/23 trường THPT công lập đạt chuẩn quốc gia, bậc học Mầm
non và Tiểu học có tỷ lệ trường chuẩn quốc gia cao nhất nước, tỷ lệ phòng học
kiên cố cả tỉnh đã đạt trên 95%. Tuy nhiên so với truyền thống hiếu học khoa
bảng của địa phương với điều kiện các mặt có được thì những kết quả trên chưa
tương xứng. Để khắc phục những yếu kém, vươn lên ngành giáo dục đào tạo Bắc
Ninh cần triển khai tốt các cuộc vận động của ngành, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ
luật, đổi mới công tác quản lý, tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng học tập và
trong các kỳ thi.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực làm việc độc lập, sáng tạo,
kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục
đào tạo ở các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và
phương pháp dạy và học ở tất cả các bậc học.
Mở rộng học 2 buổi/ngày ở các cấp học, tăng
cường học tin học và triển khai học ngoại ngữ ở bậc tiểu học ngay từ năm học
2011. Xây dựng đội ngũ giáo viên theo phương châm giỏi về chuyên môn nghiệp vụ,
yêu nghề… Tăng cường cơ sở vật chất trường học theo hướng đồng bộ, hiện đại;
khuyến khích xã hội hóa, chú trọng đầu tư trang bị thiết bị, đồ dùng giảng dạy.
Triển khai đề án xây dựng trường THPT chuyên Bắc Ninh và các trường THCS chất
lượng cao ở các huyện, thị xã, thành phố theo hướng hiện đại đồng bộ. Đặc biệt
cố gắng hoàn thành phổ cập Mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2012 và thực hiện tốt
chương trình kiên cố hóa và chuẩn hóa trường, lớp học.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Nói không
với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử” một cách thực chất và hiệu quả
hơn, bởi vì một xã hội trong sạch với nguồn nhân lực chất lượng cao chỉ có thể
được xây dựng trên một nền tảng giáo vững chắc, dựa trên những chuẩn mực đạo
đức của xã hội.
3. Đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức và
kỹ năng lao động
Nhằm đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất phát
triển, người lao động được đào tạo với ngành nghề phù hợp, kỹ năng đáp ứng yêu
cầu thực tế.
Hàng năm, đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ để theo
kịp sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, đồng thời
phù hợp với đường lối, chính sách, luật pháp về phát triển xã hội và phát triển
doanh nghiệp.
Hỗ trợ nâng cao nhận thức của người lao động
về ý thức, tác phong, kỷ luật trong lao động là một trong những nhiệm vụ đặc
biệt quan trọng nhằm hạn chế, đẩy lùi các mặt yếu, tồn tại của đội ngũ nhân lực
hiện nay. Để làm tốt việc này thì tổ chức công đoàn và các đoàn thể chính trị,
các ngành quản lý lao động có vai trò quyết định. Giáo dục để người lao động
thấy rõ thành công trong lao động, sản xuất không chỉ do kỹ năng, chuyên môn
của cá nhân mà còn là sự phối hợp tập thể, là kỷ luật của doanh nghiệp, là tính
hợp lý, khoa học của quy trình lao động, sản xuất, là yêu cầu của người sử dụng
lao động, doanh nghiệp mà người lao động phải đáp ứng.
IV. Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân
lực
1. Chính sách đầu tư và chính sách chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 2011 - 2020, Bắc Ninh vẫn tiếp tục
đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Phát triển nhanh và mạnh công
nghiệp và dịch vụ đồng thời hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Để đạt được mục tiêu,
căn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và sẽ ban hành về công cụ
khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực để tỉnh xây dựng cơ chế thông thoáng,
giải quyết thủ tục nhanh chóng, nhiệt tình với các nhà đầu tư để thu hút các dự
án đầu tư.
Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của
tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý
chung của nhà nước, chú trọng các hình thức đầu tư mới gắn quyền lợi với trách
nhiệm của nhà đầu tư.
Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách đầu tư
khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực.
Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai,
giảm tiền thuê đất; vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở phát triển nhân
lực; cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị giảng dạy; có chế độ ưu đãi với giáo
viên…
Bắc Ninh hiện đã và đang lựa chọn các dự án
đầu tư có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, sử dụng nhân lực có chuyên môn, tay
nghề cao. Do đó, sự hỗ trợ cũng tính tới các ngành, nghề, doanh nghiệp cần đào
tạo phù hợp với cơ cấu nhân lực và xu thế phát triển của các ngành mũi nhọn
trong tương lai, tỉnh định hướng những ngành mũi nhọn để phấn đấu trong những
năm tới sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp là công nghệ thông
tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ điện tử, viễn thông, dịch vụ tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm…
2. Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách
cho phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực cho
phát triển kinh tế - xã hội là công việc đòi hỏi phải huy động tài chính từ
nhiều nguồn, trong đó, nguồn từ ngân sách tỉnh có vai trò quan trọng. Việc hỗ
trợ kinh phí đào tạo này vừa phải thực hiện hàng năm và phải duy trì liên tục
trong suốt quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH của tỉnh từ nay đến năm 2020. Chi ngân
sách cho đào tạo cần trở thành một khoản mục chi thường xuyên của ngân sách
tỉnh, đây là biện pháp tác động trực tiếp của chính quyền tới quá trình hỗ trợ
đào tạo nghề nâng cao chất lượng nhân lực phù hợp với quy định của pháp luật
Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động
mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển nhân lực; đổi mới cơ chế quản lý tài
chính. Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục, đào tạo. Nhà
nước ưu tiên đầu tư cho phát triển nhân lực trong tương quan với các ngành
khác.
Hàng năm, tỉnh dành kinh phí từ ngân sách và
sử dụng các nguồn khác để đưa cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền
khoa học và công nghệ tiên tiến; phấn đấu dành từ 1% - 2% tổng chi Ngân sách
địa phương.
3. Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã
hội
Để đảm bảo an sinh xã hội, Nhà nước luôn có
chính sách tạo việc làm, hỗ trợ đối tượng nghèo khi tham gia các loại hình bảo
hiểm. Đây là hình thức thiết thực để cứu giúp, hỗ trợ những người lao động,
người yếu thế trong xã hội nhằm mang lại cho họ cuộc sống tốt đẹp. Trên cơ sở
sản xuất phát triển để phù hợp với thông lệ quốc tế, Nhà nước đã ban hành và
thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi bị mất việc làm
để đảm bảo đời sống cho họ và tạo điều kiện tìm việc làm mới. Thực hiện chính
sách nhà ở, chăm lo đời sống, vật chất tinh thần cho công nhân ở các khu công
nghiệp tập trung.
4. Chính sách huy động các nguồn lực trong xã
hội cho phát triển nguồn nhân lực
Để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển nguồn
nhân lực trong xã hội, cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các
nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ
phát triển chính thức ODA, vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của
các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hoá để thực hiện các dự án cho
phát triển nguồn nhân lực.
5. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ và chính
sách thu hút nhân tài
- Tỉnh cần có chính sách ưu đãi về tiền
lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác cho những chuyên gia,
nhân tài về tỉnh công tác, nghiên cứu theo Quyết định 66/2008/QĐ-UBND ngày
14/5/2008.
- Thu hút chuyên gia, kỹ thuật viên giỏi từ
bên ngoài (kể cả Việt kiều và người nước ngoài), đồng thời có chính sách riêng
cho những đối tượng này.
- Có cơ chế, chính sách đãi ngộ khác như: bổ
nhiệm vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn; giao các nhiệm vụ quan trọng
để họ phát huy khả năng vốn có; cấp đất làm nhà ở, bố trí phương tiện đi lại…
- Ưu tiên tăng chi ngân sách đầu tư cho giáo
dục - đào tạo, đặc biệt chú ý đến vấn đề đào tạo lại cho nhân lực đang làm
việc.
- Nhà nước, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ kịp
thời cho đơn vị sử dụng nhân lực. Tiếp tục thực hiện quyết định 57/2010/QĐ-UBND
ngày 31/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh v/v hỗ trợ đào tạo nghề trong các doanh
nghiệp và xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh với mức hỗ trợ từ
380.000đ/người/tháng - 1.000.000đ/người/tháng (tối thiểu 01 tháng, tối đa 05
tháng) và một số khoản chi phí làm thủ tục cho lao động được xuất khẩu.
6. Chính sách phát triển thị trường lao động
và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động
Nhanh chóng xây dựng và phát triển mạng lưới
thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc
làm, mạng lưới này sẽ thực hiện chức năng làm cầu nối liên kết giữa cung và cầu
lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ
quan liên quan đẩy mạnh công tác điều tra, tổng hợp phân loại danh mục ngành
nghề chủ yếu và các yêu cầu về chất lượng, trình độ tiêu chuẩn của nhân lực
trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh để thông tin và cung cấp
cho các trường, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ việc làm… thông qua hệ
thống thông tin tại Sàn giao dịch lao động việc làm và các cơ quan thông tin
truyền thông đại chúng của tỉnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, người sử
dụng lao động cần hỗ trợ thông tin đến các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo
nghề với những ngành, nghề đào tạo nhằm giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao
động có thể lựa chọn nơi đào tạo nhân lực theo yêu cầu của mình, giảm thiểu chi
phí cho hoạt động đào tạo lại của doanh nghiệp.
V. Mở rộng, tăng
cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực
1. Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ
chức Trung ương
Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ
quan, tổ chức Trung ương và cấp Trung ương đóng trên địa bàn, tạo điều kiện về
chương trình dạy - học mới, giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và
nguồn vốn để hỗ trợ Bắc Ninh phát triển nhân lực…
2. Sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành
phố
Tận dụng các lợi thế về vị trí, điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các
địa phương lân cận, vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước, tạo cơ hội thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sở chuyên ngành tăng cường
hợp tác với các tỉnh để liên kết trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực,
có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các tỉnh để điều tiết cung - cầu
trên thị trường lao động.
3. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế
Bằng các mối quan hệ với đại sứ quán các nước
tại Việt Nam, thông qua các tổ chức phi chính phủ, qua các nhà đầu tư nước
ngoài đang hoạt động tại Bắc Ninh, qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
và các tổ chức liên quan khác để có chiến lược tăng cường hoạt động đào tạo,
chuyển giao nhân lực với các nước nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh.
VI. Dự báo nhu cầu
vốn và giải pháp huy động vốn cho phát triển nhân lực
1. Dự báo nhu cầu vốn
Để đạt được các mục tiêu trong Quy hoạch phát
triển nhân lực của tỉnh, cần có một nguồn tài chính để thực hiện. Dự báo giai
đoạn 2011 - 2020, tổng nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh là
3.760.710 triệu đồng, trong đó, đào tạo nhân lực 2.078.160 triệu đồng; giai
đoạn 2011- 2015, nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực là 1.671.430 triệu đồng,
trong đó đào tạo nhân lực 923.630 triệu đồng (năm 2011: 142.247 triệu đồng;
2012: 160.329 triệu đồng; 2013: 180.536 triệu đồng; 2014: 205.545 triệu đồng;
2015: 234.973 triệu đồng); nhu cầu vốn từ 2016 -2020 là 2.089.280 triệu đồng,
trong đó đào tạo nhân lực 1.154.530 triệu đồng.
Bảng 18: Nhu cầu vốn
đầu tư phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020
Đơn vị tính: Tỷ
đồng
|
Nhu cầu
|
2011 - 2015
|
2016 - 2020
|
2011 - 2020
|
Tổng số
|
1.671,430
|
2.089,28
|
3.760,71
|
I. Vốn đào tạo nhân lực
|
923,630
|
1.154,53
|
2.078,16
|
II. Vốn đầu tư cơ sở đào tạo
|
747,8
|
934,75
|
1.682,55
|
Trong đó:
|
|
|
|
1. Ngân sách Trung ương
|
668,57
|
835,71
|
1.504,28
|
2. Ngân sách Địa phương
|
409,06
|
511,32
|
920,38
|
3.Nguồn vốn khác
|
593,8
|
742,25
|
1.336,05
|
2. Khả năng huy động các nguồn vốn
Trong chiến lược phát triển ở thời kỳ mới,
tầm quan trọng của nguồn nhân lực với chất lượng cao đã được xác định, vì vậy
ngân sách nhà nước sẽ đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp vốn để thực
hiện quy hoạch phát triển nhân lực. Dự tính, Ngân sách Trung ương sẽ chi khoảng
40%, ngân sách địa phương huy động 20%, các chương trình, dự án hỗ trợ 20%; các
doanh nghiệp cũng cần được đóng góp tài chính cho đào tạo nhân lực, dự kiến
10%; người lao động đóng góp 5%, còn lại là các nguồn huy động khác.
VII. Các chương trình
dự án ưu tiên
1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng
lưới cơ sở đào tạo nhân lực
Tích cực khẩn trưởng xây dựng và triển khai
dự án hợp phần “Chương trình đào tạo nghề 2008” (Sử dụng vốn ODA của Cộng hòa
Liên bang Đức) 2011 - 2013. Đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật và Thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận
Thành. Triển khai thực hiện Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 07/7/2011 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt nghề trọng điểm của Trường
Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh với 3 cấp độ: Quốc gia (kỹ thuật lắp
đặt và điều khiển trong công nghiệp), Khu vực ASEAN (cắt gọt kim loại, hàn) và
Quốc tế (lắp đặt thiết bị cơ khí) và của Trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ
thuật và Thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành có nghề trọng điểm cấp quốc
gia là: đúc, dát đồng mỹ nghệ; cơ điện nông thôn và kỹ thuật điêu khắc gỗ.
Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở
dạy nghề hợp lý, tập trung vào nâng cao năng lực các trường, các trung tâm dạy
nghề cấp huyện bằng nâng cấp trang thiết bị, xây dựng trường, lớp học, tăng
cường số lượng và năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nâng cao chất
lượng đổi mới giáo trình dạy nghề sát với yêu cầu của thực tế sản xuất…
Từ 51 cơ sở dạy nghề hiện có,
tiếp tục đầu tư, mở rộng cho phù hợp với yêu cầu thực tế; đồng thời tiến hành
thành lập thêm một số cơ sở dạy nghề, dự kiến năm 2015 sẽ có 62 cơ sở và đến
năm 2020 là 65 cơ sở.
2. Tổ chức đào tạo
mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động
Xây dựng các dự án đào tạo lại, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Đặc biệt quan trọng là thực hiện Quyết định
số 383/QĐ-UBND ngày 04/4/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định
hướng đến năm 2020”. Mục tiêu dạy nghề cho 120.000 lao động (trung bình 12.000
lao động/năm), tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo 80 - 85%. Đào tạo trình
độ TC, CĐ, ĐH cho cán bộ công chức cấp xã 3.000 người (trung bình 300
người/năm), bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN 84.400 lượt người (8.440 lượt người/năm).
Tổ chức đào tạo mới trong các cơ sở dạy nghề
trong tỉnh:
Dự án đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất mới
xây dựng, các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị mới: Tiến hành khảo sát
tại các khu công nghiệp lớn của tỉnh để xây dựng dự án đào tạo nghề cho các
ngành nghề áp dụng công nghệ mới đòi hỏi lao động có các kỹ năng nghề chuyên
biệt nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Dự án đào tạo lao động các nghề đặc biệt:
Khảo sát tại các làng nghề truyền thống để xây dựng các dự án đào tạo nghề thủ
công mỹ nghệ nhằm giữ gìn và nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng truyền
thống như nghề (gốm, tranh Đông Hồ, trạm khắc gỗ , đúc đồng ...).
3. Hợp tác quốc tế về
đào tạo nhân lực
- Cử người đi đào tạo ở nước ngoài.
- Mời chuyên gia, giảng viên nước ngoài tham
gia đào tạo ở trong nước.
- Thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài (ODA,
FDI...) xây dựng cơ sở đào tạo ở Việt Nam, tranh thủ các nguồn vốn từ nước
ngoài để nâng cao năng lực các trường nghề hiện có đảm bảo chất lượng đào tạo.
Phần IV
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. Tổ chức thực hiện
quy hoạch
Để Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020 được thực hiện có kết quả,
đề nghị Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành xây dựng quy hoạch, chương
trình, đề án phát triển của ngành. Cụ thể:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng kế hoạch 5
năm và hàng năm để thực hiện Quy hoạch này; chủ trì, hướng dẫn các Sở, ban,
ngành, địa phương xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp với Quy hoạch
phát triển nhân lực của tỉnh và đưa vào kế hoạch 5 năm, hàng năm của mình;
- Hàng năm phối hợp với Sở Tài chính cân đối
ngân sách của địa phương, ngân sách trung ương và các chương trình mục tiêu cho
các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi để các ngành,
địa phương tổ chức triển khai theo Quy hoạch;
- Định kỳ đánh giá và tổ chức sơ, tổng kết
theo quy định, có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Chủ
tịch UBND tỉnh.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào
tạo nhân lực đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đẩy mạnh thực hiện đề án “quy hoạch mạng
lưới dạy nghề”;
- Tiếp tục thực hiện đề án “Xã hội hoá công
tác dạy nghề”;
- Thực hiện tốt đề án Dạy nghề cho lao động
nông thôn giai đoạn 2011 - 2020;
- Tiếp tục thực hiện đề án “Xuất khẩu lao
động”.
- Điều tra, khảo sát và xây dựng đề án “Giải
quyết việc làm cho lao động ở các khu vực phải thu hồi đất” để xây dựng các
khu, cụm công nghiệp và đô thị hoá;
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề và việc thực hiện các dự án đầu tư
đã phê duyệt trên địa bàn. Định kỳ đánh giá và tổ chức sơ, tổng kết theo quy
định.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và
cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng năm và giai đoạn
để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Quy hoạch.
- Rà soát lại năng lực đào tạo của ngành,
đồng thời đánh giá mức độ đáp ứng và số lượng thiếu hụt cần bổ sung, đào tạo từ
bên ngoài. Căn cứ từ nguồn nhân lực của tỉnh, chủ động mở rộng các hình thức
liên kết đào tạo với các trung tâm đào tạo lớn ở ngoài tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Xây dựng và thực hiện các đề án phát triển nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi,
trồng trọt, thuỷ sản, nông sản tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020; Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng chuyển đồng trồng sang nuôi trồng thuỷ sản; Chăn nuôi tập
trung tách khỏi khu dân cư; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
công nghệ cao.
5. Ban quản lý các KCN: Xây dựng và hoàn
thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt; Triển khai thực
hiện quy hoạch các khu công nghiệp tập trung.
6. Sở Công thương: Khuyến khích hỗ trợ các
doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm
và sức cạnh tranh trên thị trường. Tiếp tục hoàn thiện đề án “Nhân cấy nghề
mới”; đề án “Khôi phục và phát triển các làng nghề công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp”.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy hoạch
phát triển thương mại, du lịch.
- Xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm
thương mại và Siêu thị kinh doanh bán lẻ, các ngành hàng hoặc chuyên doanh.
Khuyến khích phát triển HTX thương mại - dịch vụ ở các huyện để cung cấp dịch
vụ, vật tư kỹ thuật; hàng công nghiệp, tiêu dùng và tiêu thụ nông sản.
7. Sở Y tế: Nâng cấp cơ sở vật chất, trang
thiết bị và đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ, đặc biệt cho tuyến y tế cơ sở. Tăng
cường công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong
y học, làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, từng bước nâng cao thể lực
cho người lao động. Thực hiện tốt công tác dân số.
8. Sở Nội vụ: Tiếp tục thực hiện các chương
trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành
chính của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020
9. Các Sở, ban, ngành khác trên cơ sở Quy
hoạch Phát triển nhân lực của tỉnh và theo Quy hoạch của các Bộ, ngành Trung
ương tổ chức triển khai và xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực của mình cho
phù hợp với Quy hoạch Phát triển nhân lực của tỉnh và yêu cầu phát triển của
ngành.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát
quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của mình, bổ sung cho phù hợp với thực tế;
lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Quy hoạch phát triển nhân lực
với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; khẩn trương xây dựng
hoàn thiện hạ tầng cơ sở các cụm công nghiệp đã được phê duyệt.
11. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể của tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, chỉ đạo các tổ
chức thành viên, các hội viên, đoàn viên tham gia thực hiện Quy hoạch này.
II. Chế độ thông tin
báo cáo
1. Căn cứ vào các nội dung của Quy hoạch này,
yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh và các cơ quan
liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện; hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện Quy hoạch phát
triển nhân lực của đơn vị mình (Thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp).
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đôn
đốc, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình triển khai
thực hiện Quy hoạch.
Trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn
vị cần thường xuyên tiến hành xem xét, bổ sung, điều chỉnh cũng như đề ra giải
pháp, chính sách đồng bộ, đảm bảo thực hiện tốt Quy hoạch. Trường hợp nếu có
vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để kịp thời có hướng chỉ
đạo, giải quyết.
III.
Kiến nghị và kết luận
1. Kiến nghị với Trung
ương
Sớm nghiên cứu hoàn thiện luật và các chính
sách liên quan: Bộ Luật Lao động Việt Nam (1994) đến nay nhiều lần được sửa đổi
và còn một số văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện tuy nhiên đến nay vẫn còn
nhiều bất cập.
Ưu tiên tăng chi ngân sách đầu tư cho giáo
dục - đào tạo, đặc biệt chú ý đến vấn đề đào tạo lại cho nhân lực đang làm
việc. Tăng định mức kinh phí đào tạo nghề từ 4,3 triệu đồng lên 5,5 - 6,0 triệu
đồng/học sinh/năm tùy chuyên ngành đào tạo.
Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập các trường
TCCN, Cao đẳng, Đại học ngoài công lập, tránh để các trường này phát triển ồ ạt
không đảm bảo chất lượng, làm sai lệch tính đúng đắn của công tác phân luồng
đào tạo học sinh sau bậc THCS và THPT.
Giải quyết các vấn đề tồn tại và liên thông
giữa các cấp học giữa hai ngành Giáo dục - Đào tạo và Lao động - Thương binh và
Xã hội.
Bố trí khoản phụ cấp chi cho giáo viên dạy
nghề, hỗ trợ và tạo cơ hội cho họ đi tu nghiệp ở một số nước phát triển về đào
tạo nghề cho người lao động.
Cải cách nhanh và mạnh chính sách đãi ngộ,
khen thưởng, chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng
cao chất lượng công việc, năng suất lao động.
2. Kết luận
Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020 có vai trò quan trọng trong việc
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, đẩy nhanh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt
chẽ của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp đồng bộ thống nhất của các sở,
ngành và các địa phương, sẽ được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần đạt
mục tiêu đưa tỉnh Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và
đến 2020 Bắc Ninh là thành phố trực thuộc Trung ương./.