Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1038/QĐ-LĐTBXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Thanh Hòa
Ngày ban hành: 24/08/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1038/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM”

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 946/QĐ-LĐTBXH ngày 24/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2009-2010 và định hướng đến năm 2015;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Việc làm và Giám đốc Trung tâm Thông tin,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào Quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam” (đính kèm).

Điều 2. Giao Trung tâm Thông tin chủ trì, phối hợp với Cục Việc làm để tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Cục trưởng Cục Việc làm, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu VP, KH-TC, CVL, TTTT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa

ĐỀ ÁN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-LĐTBXH ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Căn cứ pháp lý

- Tại Điều 131, 132 và 133 mục V của Bộ Luật Lao động quy định quyền hạn, trách nhiệm của người lao động nước ngoài tại Việt Nam.

- Tại Điều 18 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ qui định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: "Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động và hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động; thực hiện cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động; theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn quản lý; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định này".

- Tại Quyết định số 946/QĐ-LĐTBXH ngày 24/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2009-2010 và định hướng đến năm 2015 đã đưa vào kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động và chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

2. Thực trạng lao động nước ngoài (Người nước ngoài) làm việc tại Việt Nam

2.1. Thực trạng số lượng Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

- Qua số liệu báo cáo của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thì số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua các năm có xu hướng ngày một tăng cao, nhất là 2 năm gần đây, cụ thể như sau:

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Số Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

21.217

34.117

43.766

52.633

55.482

- Số liệu thống kê trên cho thấy số lượng lao động nước ngoài ngày càng tăng về số tuyệt đối, tốc độ tăng bình quân từ năm 2005 đến năm 2009 khoảng 27,16%.

- Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp như ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng, tổ chức tuyên truyền tập huấn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường sự phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan, nhất là ngành Công an ở các cấp, nhưng tỷ lệ người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động năm 2008 cũng chỉ đạt gần 44%, tăng trên 8% so với năm 2007.

Nhìn chung, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được cấp giấy phép thường giữ những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp (trừ những trường hợp lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng dịch vụ, làm việc cho các công trình do nhà đầu tư nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam). Bên cạnh những lao động nước ngoài đã được cấp phép còn một bộ phận không nhỏ lao động chưa được cấp giấy phép hoặc những đối tượng lao động phổ thông nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam đã vào Việt Nam làm việc bằng nhiều con đường và nhiều hình thức khác nhau thì chưa được các địa phương tổng hợp và báo cáo.

2.2. Tình hình quản lý Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Việc quản lý Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chưa thực hiện được đầy đủ, kịp thời và thiếu sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các đơn vị ở địa phương.

- Theo quy định tại Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người sử dụng lao động phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài trước khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người sử dụng lao động phải có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,… Tuy nhiên, đến nay đa số các trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc rồi mới làm các thủ tục để cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động không báo cáo tình hình sử dụng lao động, các cơ quan chưa có sự phối hợp trong việc quản lý lao động nước ngoài, dẫn đến việc theo dõi, quản lý lao động nước ngoài chưa chặt chẽ.

- Hiện nay, người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế đường không do Bộ Công an quản lý (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng,…); hoặc cửa khẩu quốc tế đường bộ do Bộ Quốc phòng quản lý;… Sau khi nhập cảnh, người nước ngoài được phép đi lại, tạm trú bất cứ ở đâu mà pháp luật không cấm. Do đó, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin kịp thời giữa các cơ quan chức năng và sự giám sát chặt chẽ đối với người nước ngoài tạm trú tại các địa phương thì rất khó khăn trong việc quản lý người nước ngoài tạm trú và làm việc tại Việt Nam.

- Về thực hiện chế độ báo cáo, theo quy định tại Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng và cả năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tuy nhiên rất ít doanh nghiệp báo cáo theo đúng quy định, vì vậy các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không thể tổng hợp được đầy đủ số lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn để báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Các số liệu báo cáo của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ yếu nắm được bằng phương pháp thủ công thông qua công tác kiểm tra và thực hiện cấp giấy phép lao động từ sổ ghi chép ban đầu, chưa có ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT), do vậy việc quản lý, tổng hợp số liệu gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, còn một số lượng lớn lao động nước ngoài làm việc tự do hoặc lao động phổ thông đang làm việc nhưng chưa có một đơn vị nào quản lý tổng hợp báo cáo được.

Tình hình thực tiễn trên đây đòi hỏi việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là rất cần thiết nhằm cập nhật thông tin, dữ liệu đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, chính xác, quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương, phục vụ việc quản lý, chỉ đạo, điều hành và thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.

II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu của Đề án

- Xây dựng một hệ thống ứng dụng CNTT vào quản lý dữ liệu người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho phép cập nhật, xử lý, tổng hợp, khai thác và cung cấp trực tuyến các thông tin, dữ liệu liên quan đến đối tượng nhằm phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Góp phần quan trọng đẩy nhanh cải cách hành chính trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tạo cơ sở vững chắc để cung cấp trực tuyến các dịch vụ công.

2. Nhiệm vụ của Đề án

- Thiết lập quy trình thu thập, cập nhật, xử lý, tổng hợp trực tuyến và quản lý thống nhất các thông tin dữ liệu về Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

- Xây dựng cơ chế pháp lý và các quy định cụ thể cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia hệ thống, bảo đảm cho sự hoạt động có hiệu quả và lâu dài của Đề án;

- Xây dựng hệ thống phần mềm cập nhật, xử lý, tổng hợp trực tuyến thông tin dữ liệu, phục vụ các yêu cầu quản lý và hoạch định chính sách về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

III. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN

1. Khảo sát thực trạng quản lý Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1.1. Nắm số lượng Người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam (doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế);

1.2. Chất lượng Người nước ngoài (trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp, tuổi…)

1.3. Quốc tịch;

1.4. Công việc đảm nhận;

1.5. Có giấy phép/không có giấy phép;

1.6. Hình thức làm việc;

1.7. Doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng Người nước ngoài;…

2. Xây dựng quy trình quản lý

- Cục Việc làm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thiết lập cơ chế để thu thập và cập nhật số liệu ở cơ sở bao gồm các công việc rà soát văn bản hiện hành, đề xuất điều chỉnh hoặc ban hành văn bản quy định trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) và các cơ quan liên quan đến việc quản lý lao động là người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam (các Dự án, Chương trình hợp tác, cơ quan đại diện, khu chế xuất, …) để tổng hợp, theo dõi được số lượng lao động cụ thể và công việc hoặc cơ quan người lao động trong suốt quá trình đến làm việc tại Việt Nam.

- Trên cơ sở ứng dụng CNTT, tiến hành thiết kế mẫu biểu thu thập thông tin, thống nhất về ghi chép, cập nhật, xử lý và tổng hợp thông tin về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

3. Xây dựng hệ thống phần mềm về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

3.1. Xây dựng module quản lý hệ thống (quản trị người dùng, phân quyền chức năng hệ thống…);

3.2. Xây dựng module cập nhật, xem, sửa, xóa thông tin gốc ban đầu;

3.3. Xây dựng module xử lý, tổng hợp báo cáo thống kê tĩnh, động;

3.4. Xây dựng module tìm kiếm (tra cứu) thông tin;

3.5. Xây dựng module xử lý giao dịch trực tuyến (tạo, xóa tài khoản; truy vấn tài khoản; bảo mật và xác thực tài khoản);

3.6. Thu thập và cập nhật thông tin, dữ liệu gốc.

4. Tập huấn, đào tạo cán bộ cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế để quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng thông tin.

IV. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CỦA ĐỀ ÁN

TT

Nội dung công việc

Tiến độ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

Khảo sát hạ tầng và quy trình nghiệp vụ quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Xây dựng mẫu thu thập thông tin nghiệp vụ quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

01/8 đến 10/8

Cục VL

TTTT

Đi khảo sát thực tế 05 tỉnh có người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

15/8 đến 15/9

Cục VL

TTTT

Hoàn thiện mẫu thu thập thông tin gốc

15/9 đến 30/9

Cục VL

TTTT

2

Xây dựng hệ thống phần mềm

01/10 đến 18/11

TTTT

3

Tập huấn, đào tạo cán bộ cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

19/11 đến 15/12

TTTT

Cục VL

V. KINH PHÍ

1. Nguồn kinh phí thực hiện đề án

Từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách ứng dụng CNTT được giao hàng năm của Trung tâm Thông tin.

2. Dự toán chi tiết

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Đơn giá (1000đ)

Số lượng

Thành tiền (1000đ)

Ghi chú

1

Xây dựng quy trình nghiệp vụ quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

22.000

TT số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN

+ Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và hoàn thiện mẫu thu thập thông tin gốc (cả hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia,…)

10.000

01

10.000

+ Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp, báo cáo thống kê

12.000

01

12.000

2

Khảo sát hạ tầng và quy trình nghiệp vụ quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

76.600

TT số 51/2008/TT-BTC và NĐ số 102/2009/NĐ-CP và TT số 23/2007/TT-BTC

+ Khảo sát hạ tầng công nghệ và thực trạng quy trình quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (05 tỉnh x 3 người x 3 ngày x 2 công)

Công

300

90

27.000

+ Phân tích đặc tả yêu cầu hệ thống

Công

800

10

8.000

+ Phân tích thực thể thông tin quản lý

Công

800

10

8.000

+ Thiết kế kiến trúc tổng thể, mô hình Hệ thống ứng dụng

Công

800

12

9.600

+ Thiết kế Hệ thống thông tin, dữ liệu

Công

800

10

8.000

+ Thiết kế chức năng của Hệ thống phần mềm

Công

800

20

16.000

3

Xây dựng hệ thống phần mềm

624.000

+ Xây dựng module quản lý hệ thống (Quản trị người dùng; phân quyền chức năng hệ thống,…)

Công

800

90

72.000

+ Xây dựng module cập nhật, xem, sửa, xóa thông tin gốc ban đầu

Công

800

160

128.000

+ Xây dựng module xử lý, tổng hợp báo cáo thống kê tĩnh, động

Công

800

250

200.000

+ Xây dựng module tìm kiếm (tra cứu) thông tin

Công

800

70

56.000

+ Xây dựng module xử lý giao dịch trực tuyến (Tạo, xóa tài khoản; Truy vấn tài khoản; Bảo mật và sát thực tài khoản)

Công

800

140

112.000

+ Thiết kế sao lưu, phục hồi Hệ thống thông tin dữ liệu

Công

800

30

24.000

+ Thiết kế kịch bản và kiểm thử chương trình

Công

800

37

29.600

4

Tập huấn, đào tạo cán bộ cho các Sở LĐ-TBXH

Lớp

3

50.000

150.000

TT số 23/2007/TT-BTC

5

Quản lý phí (5%)

42.780

6

Kinh phí dự phòng (10%)

87.020

Tổng kinh phí

1.000.000

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Cục Việc làm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan:

+ Thiết lập cơ chế và hướng dẫn quy trình thu thập và cập nhật số liệu ở cơ sở bao gồm các công việc rà soát văn bản hiện hành, đề xuất điều chỉnh hoặc ban hành văn bản quy định trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) và các cơ quan liên quan đến việc quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

+ Phối hợp với Trung tâm Thông tin tổ chức khảo sát thực trạng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trên cơ sở kết quả thu được, Trung tâm Thông tin có trách nhiệm triển khai ứng dụng CNTT-TT để xây dựng quy trình Quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Trung tâm Thông tin chủ trì xây dựng hệ thống phần mềm Quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và phối hợp với Cục Việc làm tổ chức tập huấn, đào tạo cán bộ cho các Sở LĐ-TBXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính phân bổ kinh phí triển khai trên cơ sở đề xuất của Trung tâm Thông tin.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1038/QĐ-LĐTBXH ngày 24/08/2010 phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ thông tin vào Quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam" do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.818

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.20.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!