BỘ
LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
--------------
|
Số:
09/2008/QĐ-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH
TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29
tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này là Quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban
hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của các Tổ chức chính trị - xã hội; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Văn phòng Bộ,
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu: VT, TCDN (20 bản)
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đàm Hữu Đắc
|
QUY ĐỊNH
NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH TIÊU CHUẨN KỸ
NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 3 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về nguyên tắc,
quy trình tổ chức xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng
nghề; trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức có liên quan trong việc xây dựng
và ban hành chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề theo quy định tại Điều 80
của Luật Dạy nghề.
Điều 2. Tiêu
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
bao gồm các quy định về mức độ thực hiện và yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ
cần có để thực hiện các công việc của một nghề.
2. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
(sau đây gọi chung là Bộ trưởng) chủ trì, phối hợp với cơ quan, hội nghề nghiệp
có liên quan tổ chức xây dựng và ban hành theo quy định của của Luật dạy nghề
và Quy định này.
Điều 3. Mục
đích xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được
xây dựng và ban hành làm công cụ giúp cho:
1. Người lao động định hướng phấn đấu
nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học tập
hoặc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến
trong nghề nghiệp;
2. Người sử dụng lao động có cơ sở
để tuyển chọn lao động, bố trí công việc và trả lương hợp lý cho người lao động;
3. Các cơ sở dạy nghề có căn cứ để
xây dựng chương trình dạy nghề tiếp cận chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
4. Cơ quan có thẩm quyền có căn cứ
để tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người
lao động.
Chương 2.
NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH
XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
MỤC 1. NGUYÊN TẮC
XÂY DỰNG, CẤU TRÚC TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 4. Nguyên
tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
được xác định theo danh mục nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
được xây dựng theo bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và phù hợp với khung
của từng bậc trình độ kỹ năng nghề.
3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
được xây dựng có cấu trúc và định dạng thống nhất.
4. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
được xây dựng theo hướng phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động, thể hiện
được yêu cầu về kiến thức và kỹ năng thực hành đáp ứng được yêu cầu của sản xuất,
kinh doanh.
5. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
được xây dựng đảm bảo lượng hóa về kiến thức, kỹ năng, mức độ và thái độ thực
hiện các công việc của nghề.
6. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
được xây dựng phù hợp với xu thế hội nhập với tiêu chuẩn kỹ năng nghề của các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Điều 5. Nguyên
tắc, tiêu chí xác định bậc trình độ kỹ năng nghề quốc gia
1. Số lượng bậc trình độ kỹ năng
nghề trong một nghề tối đa 5 bậc. Số lượng bậc trình độ kỹ năng của một nghề cụ
thể phụ thuộc vào mức độ phức tạp của nghề đó. Mức độ phức tạp của một nghề phụ
thuộc vào tính chất, hình thức và mức độ thực hiện các công việc của nghề đó.
2. Bậc trình độ kỹ năng nghề được
xác định dựa trên 3 nhóm tiêu chí chủ yếu sau:
a) Phạm vi, độ khó và độ phức tạp của
công việc;
b) Mức độ linh hoạt và sáng tạo
trong thực hiện công việc;
c) Mức độ phối hợp và trách nhiệm
trong thực hiện công việc.
Điều 6. Các bậc
trình độ kỹ năng nghề quốc gia
Trên cơ sở các nhóm tiêu chí xác định
bậc trình độ kỹ năng nghề quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này, yêu cầu
cho từng bậc trình độ kỹ năng nghề như sau:
1. Bậc 1 (chứng chỉ 1):
a) Làm được các công việc đơn giản
và công việc của nghề có tính lặp lại;
b) Hiểu biết và có kiến thức cơ bản
ở một phạm vi hẹp về hoạt động của nghề trong một số lĩnh vực, áp dụng được một
số kiến thức nhất định khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng tiếp nhận, ghi chép
và chuyển thông tin theo yêu cầu, chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả
công việc, sản phẩm của mình.
2. Bậc 2 (chứng chỉ 2):
a) Làm được các công việc đơn giản,
công việc có tính lặp lại và làm được một số công việc có tính phức tạp trong một
số tình huống khác nhau nhưng cần có sự chỉ dẫn;
b) Hiểu biết và có kiến thức cơ bản
về hoạt động của nghề; áp dụng được một số kiến thức chuyên môn và có khả năng
đưa ra được một số giải pháp để giải quyết vấn đề thông thường khi thực hiện
công việc;
c) Có khả năng suy xét, phán đoán
và giải thích thông tin; có khà năng làm việc theo nhóm, trong một số trường hợp
có khả năng làm việc độc lập và chịu phần lớn trách nhiệm đối với kết quả công
việc, sản phẩm của mình.
3. Bậc 3 (chứng chỉ 3):
a) Làm được phần lớn các công việc
của nghề có tính phức tạp, công việc có sự lựa chọn khác nhau và có khả năng
làm việc độc lập mà không cần có sự chỉ dẫn;
b) Hiểu biết và có kiến thức cơ bản
về lý thuyết cơ sở, kiến thức chuyên môn của nghề; áp dụng được các kiến thức
chuyên môn và có khả năng nhận biết để vận dụng các kiến thức để xử lý, giải
quyết các vấn đề thông thường trong các tình huống khác nhau:
c) Có khả năng nhận biết, phân tích
và đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; có khả năng hướng dẫn người
khác trong tổ, nhóm; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của
mình về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với
kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm.
4. Bậc 4 (chứng chỉ 4):
a) Làm được hầu hết các công việc của
nghề có tính phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong các tình huống khác
nhau và có khả năng làm việc độc lập, tự chủ cao;
b) Hiểu biết và có kiến thức rộng về
lý thuyết cơ sở, kiến thức chuyên môn tương đối sâu trong một số lĩnh vực của
nghề; có khả năng truyền tải và vận dụng sáng tạo các kiến thức, kỹ năng để xử
lý, giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong các tình huống khác nhau;
c) Biết phân tích, đánh giá thông
tin và sử dụng kết quả phân tích đánh giá để đưa ra ý kiến, kiến nghị cho mục
đích quản lý và nghiên cứu; có khả năng quản lý, điều hành được tổ, nhóm trong
quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản
phẩm do mình đảm nhiệm về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm
một phần đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm.
5. Bậc 5 (chứng chỉ 5):
a) Làm được các công việc của nghề
với mức độ tinh thông, thành thạo và làm việc độc lập, tự chủ cao;
b) Hiểu biết rộng về lý thuyết cơ sở
và sâu về kiến thức chuyên môn trong nhiều lĩnh vực của nghề; có kỹ năng phân
tích, chẩn đoán, thiết kế, suy xét để giải quyết các vấn đề về mặt kỹ thuật và
yêu cầu quản lý trong phạm vi rộng;
c) Biết phân tích, đánh giá thông
tin và tổng quát hóa để đưa ra các quan điểm, sáng kiến của mình; quản lý, điều
hành tổ, nhóm trong thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả
công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm về chất lượng và chịu trách nhiệm về kết
quả công việc của tổ, nhóm theo tiêu chuẩn quy định và các thông số kỹ thuật.
Điều 7. Cấu
trúc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Cấu trúc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc
gia đối với từng nghề bao gồm 3 phần cơ bản sau:
1. Mô tả nghề:
Mô tả phạm vi, vị trí làm việc, các
nhiệm vụ chính cần phải thực hiện, điều kiện và môi trường làm việc, bối cảnh
thực hiện các công việc, công cụ, máy, thiết bị, dụng cụ chủ yếu cần thiết để
thực hiện các công việc của nghề.
2. Danh mục công việc:
Liệt kê đầy đủ các công việc cần phải
thực hiện và sắp xếp các công việc đó theo các bậc trình độ kỹ năng nghề.
3. Tiêu chuẩn thực hiện công việc:
Tiêu chuẩn thực hiện công việc của
từng công việc trong danh mục công việc được trình bày theo 5 mục có nội dung
như sau:
a) Mô tả công việc: Nêu khái quát về
công việc và các bước cần phải tiến hành khi thực hiện công việc;
b) Các tiêu chí thực hiện: xác định
và mô tả chi tiết các tiêu chí cần phải đạt được khi thực hiện các bước công việc
về quy trình, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, thái độ nghề nghiệp, an toàn lao động,
thời gian thực hiện … Các tiêu chí phải lượng hóa hoặc tính toán xác định được;
c) Các kỹ năng và kiến thức thiết yếu:
nêu rõ các kỹ năng quan trọng và kiến thức lý thuyết cần thiết để thực hiện
công việc một cách hiệu quả;
d) Các điều kiện thực hiện: nêu rõ
các công cụ, máy, thiết bị, trang bị dụng cụ, tài liệu và nguyên vật liệu cần
thiết để tiến hành thực hiện công việc;
đ) Tiêu chí và cách thức đánh giá:
nêu các hướng dẫn lựa chọn bằng chứng hỗ trợ cho việc đánh giá và cách thức để
xác định một cá nhân có năng lực thực hiện công việc trong một môi trường làm
việc cụ thể.
MỤC 2. QUY TRÌNH
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 8. Ban Chủ
nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Thành lập Ban Chủ nhiệm xây dựng
tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia:
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ) chủ trì việc tổ chức xây dựng và ban hành
tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thành lập các Ban Chủ nhiệm xây dựng
tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi tắt là Ban Chủ nhiệm) cho từng
nghề. Ban Chủ nhiệm của từng nghề do Bộ trưởng Bộ chủ trì quyết định thành lập
để giúp Bộ trưởng chỉ đạo, điều hành việc tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng
nghề quốc gia cho nghề đó.
2. Thành phần, số lượng, cơ cấu,
tiêu chuẩn thành viên của Ban Chủ nhiệm:
a) Thành phần của Ban Chủ nhiệm gồm
có: Chủ nhiệm, 2 Phó Chủ nhiệm, 1 Ủy viên Thư ký và các ủy viên khác, trong đó
Chủ nhiệm và Ủy viên Thư ký là người thuộc Bộ chủ trì;
b) Số lượng thành viên của Ban Chủ
nhiệm có từ 9 đến 15 người tùy thuộc từng nghề được giao xây dựng tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia;
c) Cơ cấu các thành viên của Ban Chủ
nhiệm:
- Thành viên là người thuộc Bộ chủ
trì không vượt quá 1/2 (một phần hai) số thành viên của Ban Chủ nhiệm;
- Số thành viên còn lại trong Ban
Chủ nhiệm là người đại diện cho người sử dụng lao động, người lao động, các hội
nghề nghiệp ở Trung ương có liên quan đến các nghề cần xây dựng tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia và các chuyên gia, nhà khoa học.
d) Tiêu chuẩn thành viên của Ban Chủ
nhiệm: là những người có năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý và tổ
chức phân công lao động hoặc có năng lực và kinh nghiệm về xây dựng tiêu chuẩn
kỹ năng nghề.
3. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban
Chủ nhiệm:
a) Được thành lập một bộ phận giúp
việc cho Ban Chủ nhiệm (sau đây được gọi là Tiểu ban Phân tích nghề) để tiến
hành các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho nghề được giao
theo quy định tại các điều 9, 10, 11 và 12 của Quy định này. Tiểu ban Phân tích
nghề có từ 10 đến 12 thành viên là những người có uy tín được lựa chọn từ:
doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề hoặc do hội nghề nghiệp đề cử hoặc giới thiệu,
trong đó có từ 7 đến 9 thành viên là kỹ sư hoặc người có trình độ đại học trở
lên và người có bậc trình độ kỹ năng nghề cao nhất hoặc tương đương với bậc cao
nhất của nghề cần xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề (sau đây gọi chung là chuyên
gia có kinh nghiệm thực tiễn). Các thành viên khác của Tiểu ban Phân tích nghề
là người có trình độ đại học trở lên đang trực tiếp làm công tác quản lý, có
kinh nghiệm trong tổ chức phân công lao động của nghề cần xây dựng tiêu chuẩn kỹ
năng nghề;
b) Trường hợp không thành lập Tiểu
ban Phân tích nghề theo quy định tại điểm a của khoản này, Ban Chủ nhiệm được
quyền ký hợp đồng với một tổ chức có kinh nghiệm và năng lực về xây dựng tiêu
chuẩn kỹ năng nghề như: cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, doanh
nghiệp và tổ chức khác (sau đây gọi chung là cơ quan nhận hợp đồng xây dựng
tiêu chuẩn kỹ năng nghề) để tiến các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề
quốc gia cho nghề được giao theo quy định tại các điều 9, 10, 11 và 12 của Quy
định này;
c) Tổ chức tập huấn phương pháp khảo
sát, phương pháp phân tích nghề, phân tích công việc, phương pháp xây dựng tiêu
chuẩn kỹ năng nghề cho những người trực tiếp tham gia vào việc xây dựng tiêu
chuẩn kỹ năng nghề là các thành viên của Tiểu ban Phân tích nghề hoặc thuộc cơ
quan nhận hợp đồng xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề;
d) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất
lượng của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được giao tổ chức xây dựng;
đ) Lập hồ sơ trình thẩm định dự thảo
tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề đã được biên soạn, bao gồm: báo cáo về
quá trình tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề được giao,
dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được giao xây dựng theo quy định tại
Điều 12 và các sản phẩm trung gian như: sơ đồ phân tích nghề, bộ phiếu phân
tích công việc theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Quy định này;
e) Hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia theo yêu cầu của Hội đồng Thẩm định theo quy định tại khoản
3 Điều 5 của Quy định này (nếu có);
g) Hoàn chỉnh hồ sơ tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia để trình Bộ trưởng Bộ chủ trì xem xét theo quy định tại khoản
1 Điều 16 của Quy định này.
Điều 9. Phân
tích nghề
1. Nghiên cứu, thu thập thông tin về
các tiêu chuẩn liên quan đến nghề được giao tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng
nghề quốc gia.
2. Nghiên cứu lựa chọn cho doanh
nghiệp cần được khảo sát về quy trình của sản xuất, kinh doanh để phục vụ cho
phân tích nghề, phân tích công việc và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
3. Khảo sát quy trình sản xuất,
kinh doanh tại các doanh nghiệp được lựa chọn.
4. Phân tích nghề thông qua các cuộc
hội thảo và phân tích kết quả khảo sát để lập sơ đồ phân tích nghề theo Phụ lục
I của Quy định này.
5. Nghiên cứu, tham khảo sơ đồ phân
tích nghề của nước ngoài (nếu có), tổ chức lấy ý kiến của ít nhất 30 chuyên gia
có kinh nghiệm thực tiễn không tham gia Tiểu ban Phân tích nghề hoặc thuộc cơ
quan nhận hợp đồng xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề đối với sơ đồ phân tích nghề
được lập theo khoản 4 của Điều này và hoàn thiện sơ đồ phân tích nghề sau khi
nhận được ý kiến của các chuyên gia đó.
Điều 10. Phân
tích công việc
1. Lập phiếu phân tích công việc theo
mẫu tại Phục lục II của Quy định này cho tất cả các công việc có trong sơ đồ
phân tích nghề để phân tích theo các nội dung: trình tự thực hiện các bước công
việc, tiêu chuẩn thực hiện mà sản xuất hay hoạt động kinh doanh đòi hỏi; kỹ
năng cần thiết và kiến thức có liên quan; các điều kiện về công cụ, máy, thiết
bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và môi trường làm việc để thực hiện công việc có
hiệu quả.
2. Nghiên cứu, tham khảo tài liệu của
nước ngoài (nếu có), tổ chức lấy ý kiến của ít nhất 30 chuyên gia có kinh nghiệm
thực tiễn không tham gia Tiểu ban Phân tích nghề hoặc thuộc cơ quan nhận hợp đồng
xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề đối với phiếu phân tích công việc được lập
theo quy định tại khoản 1 của Điều này và hoàn chỉnh sau khi có ý kiến của các
chuyên gia đó.
3. Tiến hành hội thảo để hoàn thiện
phiếu phân tích công việc, Thành phần tham dự hội thảo bao gồm: các thành viên
của Tiểu ban Phân tích nghề hoặc những người trực tiếp tham gia vào việc xây dựng
tiêu chuẩn kỹ năng nghề của cơ quan nhận hợp đồng xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng
nghề; các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn của Bộ chủ trì tổ chức xây dựng
và ban hành tiêu tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; các chuyên gia có kinh nghiệm
thực tiễn của các doanh nghiệp và cơ quan, hội nghề nghiệp có liên quan đến nghề
cần được xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Điều 11. Xây dựng
danh mục các công việc
1. Căn cứ theo khung của từng bậc
trình độ kỹ năng nghề được quy định tại Điều 6 của Quy định này, tiến hành lựa
chọn và sắp xếp các công việc trong sơ đồ phân tích nghề đã hoàn thiện theo quy
định tại khoản 5 Điều 9 của Quy định này thành danh mục các công việc theo các
bậc trình độ kỹ năng nghề theo mẫu tại Phụ lục III của Quy định này.
2. Tổ chức lấy ý kiến của ít nhất
30 chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn không tham gia Tiểu ban Phân tích nghề
hoặc thuộc cơ quan nhận hợp đồng xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề đối với danh
mục các công việc đã được xây dựng theo quy định tại khoản 1 của Điều này và
hoàn thiện sau khi có ý kiến của các chuyên gia đó.
Điều 12. Biên
soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Căn cứ vào phiếu phân tích công
việc đã được hoàn thiện theo quy định tại khoản 3 của Điều 10, danh mục các
công việc được xây dựng theo quy định tại Điều 11 và cấu trúc tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia được quy định tại Điều 7 của Quy định này, tiến hành biên soạn
tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu định dạng tiêu chuẩn kỹ năng nghề tại
Phụ lục IV của Quy định này.
2. Tổ chức lấy ý kiến của ít nhất
30 chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn không tham gia biên soạn kỹ năng nghề quốc
gia đối với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được biên soạn theo quy định tại
khoản 1 của Điều này và hoàn chỉnh sau khi có ý kiến của các chuyên gia đó.
3. Tiến hành hội thảo lấy ý kiến đối
với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được biên soạn theo quy định tại khoản
2 của Điều này để hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và giao
cho Ban Chủ nhiệm nghiệm thu trước khi tổ chức thẩm định.
Thành phần tham gia hội thảo bao gồm:
các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn, đại diện của các cơ quan quản lý nhà
nước về lao động các cấp, đại diện của người sử dụng lao động, đại diện của người
lao động, đại diện của hội nghề nghiệp và đại diện của các doanh nghiệp, tổ chức
kinh doanh, viện nghiên cứu, trường đào tạo, cơ quan, tổ chức khác có liên quan
đến nghề được xây dựng tiêu kỹ năng nghề quốc gia.
MỤC 3. TỔ CHỨC
THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 13. Hội đồng
Thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Hội đồng Thẩm định tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia cho từng nghề (sau đây gọi tắt là Hội đồng Thẩm định) do Bộ
trưởng Bộ chủ trì quyết định thành lập để thực hiện các công việc theo quy định
tại Điều 15 của Quy định này.
2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Thẩm
định gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên thư ký và các ủy viên khác.
3. Số lượng, cơ cấu thành phần của
Hội đồng Thẩm định như sau:
a) Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm
định có từ 7 – 9 người;
b) Cơ cấu thành phần của Hội đồng
Thẩm định gồm những người được các cơ quan đại diện cho người sử dụng lao động,
người lao động, hội nghề nghiệp ở Trung ương và các cơ quan khác đề cử hoặc giới
thiệu nhưng không phải là người tham gia Ban Chủ nhiệm và Tiểu ban Phân tích
nghề hoặc cơ quan nhận hợp đồng xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Hội
đồng Thẩm định có ít nhất 1/3 (một phần ba) thành viên đang trực tiếp làm việc
tại doanh nghiệp có nghề được xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
4. Thành viên của Hội đồng Thẩm định
phải có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Là kỹ sư hoặc người có trình độ
đại học trở lên có uy tín và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tiễn trong nghề
thẩm định;
b) Là người có bậc trình độ kỹ năng
nghề cao nhất hoặc tương đương với bậc cao nhất của nghề thẩm định;
c) Các thành viên khác làm công tác
quản lý là người có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực
tiễn trong tổ chức phân công lao động của nghề thẩm định.
5. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
Thẩm định:
a) Hội đồng Thẩm định làm việc dưới
sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng Thẩm định;
b) Phiên họp của Hội đồng Thẩm định
phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng Thẩm định và phải ghi
biên bản. Biên bản cuộc họp của Hội đồng Thẩm định phải có chữ ký của Chủ tịch
và ủy viên Thư ký của Hội đồng Thẩm định;
c) Hội đồng Thẩm định làm việc theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, từng thành viên trong Hội đồng Thẩm định có ý kiến
phân tích, đánh giá công khai mặt được, mặt chưa được và bỏ phiếu kín đánh giá
đối với dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề thẩm định theo mẫu Phiếu đánh giá tại
Phụ lục V của Quy định này;
d) Kết luận của Chủ tịch Hội đồng
Thẩm định theo đa số Phiếu đánh giá của các thành viên và là ý kiến chính thức
của Hội đồng Thẩm định. Các ý kiến khác với kết luận của Chủ tịch Hội đồng Thẩm
định được bảo lưu và gửi báo cáo Bộ trưởng Bộ chủ trì.
Điều 14. Thời
hạn và nội dung thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ trình thẩm định dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của
Ban Chủ nhiệm, Bộ trưởng Bộ chủ trì ra quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định
theo quy định tại Điều 13 của Quy định này. Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày Quyết
định thành lập Hội đồng Thẩm định có hiệu lực, Hội đồng Thẩm định tiến hành thực
hiện công việc thẩm định theo quy định tại Điều 15 của Quy định này.
2. Việc tiến hành thẩm định tiêu
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia tập trung vào một số nội dung như sau:
a) Thẩm định sự tuân thủ về quy
trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề thẩm định theo quy
định tại các điều 9, 10, 11 và 12 của Quy định này;
b) Thẩm định sự phù hợp về cấu trúc
và định dạng tiêu chuẩn kỹ năng nghề được tổ chức xây dựng theo quy định tại Điều
7 và Phụ lục số IV của Quy định này;
c) Thẩm định về chất lượng của tiêu
chuẩn kỹ năng nghề được xây dựng theo các tiêu chí được ghi trong Phiếu đánh
giá theo mẫu tại Phụ lục V của Quy định này.
Điều 15. Trình
tự thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Tổ chức thẩm định tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia được thực hiện theo các bước sau:
1. Bước 1: chuẩn bị
a) Hội đồng Thẩm định xây dựng kế
hoạch thẩm định và thông báo cho Ban Chủ nhiệm thời gian, địa điểm và chuẩn bị
các nội dung cần báo cáo trước Hội đồng Thẩm định;
b) Ban Chủ nhiệm gửi hồ sơ trình thẩm
định dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản 3
Điều 8 của Quy định này cho các thành viên Hội đồng Thẩm định để nghiên cứu,
chuẩn bị ý kiến nhận xét;
c) Các thành viên Hội đồng Thẩm định
nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến nhận xét bằng văn bản đánh giá mặt được và
mặt chưa được đối với dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trình thẩm định
để làm cơ sở cho việc tham gia ý kiến tại cuộc họp của Hội đồng Thẩm định và gửi
Chủ tịch Hội đồng Thẩm định trước khi Hội đồng Thẩm định họp.
2. Bước 2: tiến hành thẩm định
a) Ban Chủ nhiệm báo cáo các nội
dung theo thông báo của Hội đồng Thẩm định;
b) Các thành viên của Hội đồng Thẩm
định thảo luận, đánh giá công khai về dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
trình thẩm định. Trong quá trình họp thẩm định, Ban Chủ nhiệm có trách nhiệm giải
đáp các câu hỏi của các thành viên Hội đồng Thẩm định;
c) Các thành viên của Hội đồng Thẩm
định bỏ phiếu kín đánh giá chất lượng của dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc
gia trình thẩm định theo 3 mức độ: đạt yêu cầu đề nghị ban hành ngay, đạt yêu cầu
nhưng phải chỉnh sửa trước khi đề nghị ban hành, chưa đạt yêu cầu phải xây dựng
lại, được quy định trong Phiếu đánh giá theo mẫu tại Phụ lục V của Quy định
này;
d) Chủ tịch Hội đồng Thẩm định tổng
hợp các ý kiến đánh giá của các thành viên và kết luận về chất lượng của dự thảo
tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trình thẩm định.
3. Bước 3: báo cáo kết quả thẩm định
Chủ tịch Hội đồng Thẩm định báo cáo
Bộ trưởng Bộ chủ trì kết quả thẩm định dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
trình thẩm định (kèm theo biên bản cuộc họp và các ý kiến nhận xét đánh giá bằng
văn bản của các thành viên Hội đồng Thẩm định) đồng thời gửi Ban Chủ nhiệm để
xem xét, thực hiện theo yêu cầu của Hội đồng Thẩm định.
Điều 16. Ban
hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Sau khi Hội đồng Thẩm định đánh
giá đạt yêu cầu đối với dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trình thẩm định,
Ban Chủ nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được giao tổ chức
xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ chủ trì cho ý kiến trước khi gửi Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội xem xét thỏa thuận bằng văn bản.
Hồ sơ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc
gia gồm có: công văn của Bộ trưởng Bộ chủ trì gửi Bộ trưởng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội đề nghị thỏa thuận cho ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề
quốc gia kèm theo dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và bản báo cáo kết
quả thẩm định của Hội đồng Thẩm định.
2. Bộ trưởng Bộ chủ trì căn cứ vào
công văn thỏa thuận của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết
định ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia để áp dụng thống nhất trong toàn
quốc.
3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
của các nghề do Bộ trưởng Bộ chủ trì quyết định ban hành được gửi Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội để theo dõi và thống nhất quản lý.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ
TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 17. Trách
nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Quy định nguyên tắc, quy trình
và tổ chức chỉ đạo việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
2. Thống nhất kế hoạch, phân công
cho các Bộ chủ trì tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng
nghề và thỏa thuận bằng văn bản đề các Bộ ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc
gia cho các nghề sau khi thẩm định đạt yêu cầu.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra
việc tổ chức xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các Bộ.
4. Thống nhất quản lý các tiêu chuẩn
kỹ năng nghề quốc gia do các Bộ ban hành
Điều 18. Trách
nhiệm của các Bộ chủ trì tổ chức xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề
quốc gia
1. Lập kế hoạch về việc tổ chức xây
dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề thuộc phạm vi quản
lý.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, hội
nghề nghiệp có liên quan tổ chức xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề
quốc gia cho các nghề theo kế hoạch đã thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc
tổ chức xây dựng và thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các nghề được
giao.
4. Báo cáo định kỳ và báo cáo theo
yêu cầu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình tổ chức xây dựng,
thẩm định và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các nghề được giao
5. Quản lý lưu giữ các hồ sơ tài liệu
có liên quan đến việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các nghề được
giao để đề xuất cập nhật, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
đã quyết định ban hành cho phù hợp với những đổi thay của hoạt động sản xuất,
kinh doanh và với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đàm Hữu Đắc
|
PHỤ LỤC I
SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ
trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: ............................................................................................................................
Mã số nghề:
..............................................................................................................................................
Mô tả nghề: (Mô tả phạm
vi, vị trí làm việc, các nhiệm vụ chính cần phải thực hiện, điều kiện và môi
trường làm việc, bối cảnh thực hiện các công việc, công cụ, máy, thiết bị, dụng
cụ chính được sử dụng để thực hiện các công việc của nghề)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
CÁC
NHIỆM VỤ
|
CÁC
CÔNG VIỆC
|
A- ……………..
|
A1- ………
|
A2- ……
|
A3- ………
|
A4- ………
|
A5- ………
|
A6- ………
|
A7- ………
|
A8- ……….
|
B- ……………...
|
B1- ………
|
B2- ……
|
B3- ……
|
B4- ……...
|
B5- ……...
|
B6- ……...
|
B7- ……...
|
B8- ……...
|
C- ………………
|
C1-………
|
C2-……
|
C3-………
|
C4-………
|
C5-………
|
C6-………
|
C7-………
|
………
|
D-……………….
|
D1-………
|
D2-……
|
D3-………
|
D4-………
|
D5-………
|
………
|
………
|
………
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC II
PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ
trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tên nhiệm vụ:
Tên công việc:
Mô tả nghề: (ghi ngắn gọn,
rõ ràng công việc này làm gì)
|
Ngày:
Người biên soạn:
Người thẩm định:
|
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Các
bước thực hiện công việc
|
Tiêu
chuẩn thực hiện
|
Dụng
cụ, trang thiết bị, vật liệu...
|
Kiến
thức cần có
|
Kỹ
năng cần có
|
Thái
độ cần có
|
Các
quyết định, tín hiệu và lỗi thường gặp
|
1.
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
|
|
3.
|
|
|
|
|
|
|
4.
|
|
|
|
|
|
|
5.
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC THEO CÁC BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG
NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ
trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: ............................................................................................................................
Mã số nghề: ...............................................................................................................................................
SỐ
TT
|
MÃ
SỐ CÔNG VIỆC
|
CÔNG
VIỆC
|
TRÌNH
ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
|
|
A
|
|
Bậc
1
|
Bậc
2
|
Bậc
3
|
Bậc
4
|
Bậc
5
|
1
|
A1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
A2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
A3
|
|
|
|
|
|
|
4
|
A4
|
|
|
|
|
|
|
5
|
A5
|
|
|
|
|
|
|
6
|
A6
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
|
|
|
|
|
|
7
|
B1
|
|
|
|
|
|
|
8
|
B2
|
|
|
|
|
|
|
9
|
B3
|
|
|
|
|
|
|
10
|
B4
|
|
|
|
|
|
|
11
|
B5
|
|
|
|
|
|
|
|
C
|
|
|
|
|
|
|
12
|
C1
|
|
|
|
|
|
|
13
|
C2
|
|
|
|
|
|
|
14
|
C3
|
|
|
|
|
|
|
…
|
…
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC IV
MẪU ĐỊNH DẠNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
TIÊU
CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ
(font
chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 16, Bold)
TÊN
NGHỀ:..........................................................
MÃ
SỐ NGHỀ: ....................................................
(font
chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
Hà
Nội,
/200......
(font
chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold, Italic)
|
GIỚI
THIỆU CHUNG
(font
chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG (font
chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 12, Bold)
..............................................................
(1) ........................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM
GIA XÂY DỰNG
(font chữ: Times New Roman, in
hoa, cỡ chữ: 12, Bold)
TT
|
Họ
và tên
|
Nơi
làm việc
(font
chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold)
|
1
|
|
|
2
|
|
|
3
|
|
|
…
|
|
|
III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM
GIA THẨM ĐỊNH
(font chữ: Times New Roman, in
hoa, cỡ chữ: 12, Bold)
TT
|
Họ
và tên
|
Nơi
làm việc
(font
chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold)
|
1
|
|
|
2
|
|
|
3
|
|
|
…
|
|
|
MÔ
TẢ NGHỀ
(font
chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
TÊN
NGHỀ:
................................................................................
MÃ
SỐ NGHỀ:
...........................................................................
(font
chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 12, Bold)
..............................................................
(2).........................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
DANH
MỤC CÔNG VIỆC
(font
chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
TÊN
NGHỀ: ...................................................................
MÃ
SỐ NGHỀ: ...............................................................
(font
chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 12, Bold)
TT
|
Mã
số công việc
|
Công
việc
(font
chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold)
|
Trình
độ kỹ năng nghề
|
Bậc
1
|
Bậc
2
|
Bậc
3
|
Bậc
4
|
Bậc
5
|
|
A
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
|
|
|
|
|
|
9
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
…
|
…
|
|
|
|
|
|
…
|
…
|
…
|
|
|
|
|
|
TIÊU
CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
(font
chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
TÊN
CÔNG VIỆC: .......................................................
MÃ
SỐ CÔNG VIỆC: ...................................................
(font
chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC (font
chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 12, Bold)
........................................................
(3)...............................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN (font
chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 12, Bold)
........................................................
(4)...............................................................................
............................................................................................................................................
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT
YẾU (5) (font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 12, Bold)
1. Kỹ năng (font chữ:
Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
2. Kiến thức (font chữ:
Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG
VIỆC (font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)
........................................................
(6)
.............................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH
GIÁ KỸ NĂNG
(font chữ: Times New Roman, in
hoa, cỡ chữ: 12, Bold)
Tiêu
chí đánh giá
(font
chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold)
|
Cách
thức đánh giá
(font
chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold)
|
.............................................................
.............................(7)............................
.............................................................
.............................................................
|
.............................................................
.............................(8)............................
.............................................................
.............................................................
|
Ghi chú:
(1) – Giới thiệu tóm tắt về quá
trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và định hướng sử dụng tiêu chuẩn
kỹ năng nghề quốc gia;
(2) – Mô tả phạm vi, vị trí làm việc,
các nhiệm vụ chính cần phải thực hiện, điều kiện và môi trường làm việc, bối cảnh
thực hiện các công việc, công cụ, máy, thiết bị, dụng cụ chính được sử dụng để
thực hiện các công việc của nghề;
(3) – Trong phần này ghi khái quát
về công việc và các bước chính thực hiện công việc đó, ghi rõ, ngắn gọn và bắt
đầu bằng một động từ chỉ hành động.
(4) – Xác định và mô tả chi tiết
các tiêu chí cần phải đạt được khi thực hiện các bước công việc về quy trình, kỹ
thuật, chất lượng sản phẩm, thái độ nghề nghiệp, an toàn lao động, thời gian thực
hiện. Các tiêu chí phải lượng hóa hoặc tính toán xác định được;
(5) – Nêu rõ các kỹ năng quan trọng
và kiến thức lý thuyết cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả;
(6) – Trong phần này nêu rõ tất cả
các tài liệu kỹ thuật như sổ tay, phiếu công nghệ, các thiết bị, công cụ,
nguyên vật liệu và các yêu cầu khác cần có để thực hiện công việc, nêu rõ đặc
tính kỹ thuật của một số trang thiết bị nếu cần thiết;
(7) – Trong phần này nêu rõ tính chất,
dấu hiệu thể hiện kỹ năng làm căn cứ đánh giá tiêu chuẩn thực hiện;
(8) – Trong phần này nêu rõ phương
pháp, công cụ được sử dụng để đánh giá các tiêu chí theo các tiêu chuẩn thực hiện.
* Quy định về cách trình bày
- Những phần nội dung không quy định
về cỡ chữ thì sử dụng font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ 13-14,
(không nghiêng, không đậm);
- Định dạng trang in: trang in được
định hướng theo chiều dài của khổ giấy A4 (210x297mm); lề trên: 20mm; lề dưới:
20mm, lề phải: 20mm; lề trái: 30-35mm; các trang có nội dung là bảng, biểu dữ
liệu có thể định hướng trang in theo chiều rộng khổ giấy A4; lề trên: 30-35mm;
lề trái, lề phải, lề dưới: 20mm;
- Số trang: được đánh ở giữa lề dưới;
sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13-14, kiểu chữ thường./.
PHỤ LỤC V
PHIẾU
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Nghề:
...........................................................
1. Họ tên người đánh giá: ……………………………………
2. Chức vụ, đơn vị công tác: ………………………………..
3. Đánh giá theo các tiêu chí:
STT
|
Các
tiêu chí đánh giá
|
Mức
độ đánh giá
|
Những
nội dung cần chỉnh sửa và bổ sung
|
Đạt
yêu cầu
|
Đạt
yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa
|
Không
đạt yêu cầu
|
1
|
Về sơ đồ phân tích nghề
|
|
|
|
|
1.1
|
Trong phần mô tả nghề, nêu được:
phạm vi, vị trí làm việc và các hoạt động chính của nghề, các dụng cụ, trang
thiết bị, nguyên vật liệu chủ yếu một cách khái quát, ngắn gọn, phù hợp với
hoạt động thực tế của nghề
|
|
|
|
|
1.2
|
* Sơ đồ phân tích nghề thể
hiện đầy đủ các nhiệm vụ và công việc cần có của nghề.
|
|
|
|
|
1.3
|
* Tên và mã số các nhiệm vụ, công
việc được ghi chính xác và rõ ràng
|
|
|
|
|
2
|
Bảng phân tích công việc
|
|
|
|
|
2.1
|
Trình tự và nội dung các bước thực
hiện chủ yếu của công việc được ghi khái quát, phù hợp với yêu cầu tổ chức sản
xuất trong thực tế.
|
|
|
|
|
2.2
|
* Các điều kiện để thực hiện công
việc được ghi rõ ràng, đầy đủ về: kiến thức, kỹ năng, thái độ, dụng cụ, trang
thiết bị, nguyên vật liệu để thực hiện công việc.
|
|
|
|
|
2.3
|
Các tiêu chuẩn thực hiện công việc
được ghi rõ ràng và phù hợp với thực tế.
|
|
|
|
|
3
|
Danh mục các công việc theo bậc
trình độ:
* Các công việc của nghề được sắp
xếp phù hợp vào các bậc trình độ kỹ năng nghề.
|
|
|
|
|
4
|
Tiêu chuẩn thực hiện công việc
|
|
|
|
|
4.1
|
Các bước thực hiện công việc được
ghi trong mô tả công việc là phù hợp với thực tế.
|
|
|
|
|
4.2
|
* Các tiêu chí thực hiện công việc
được ghi rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với thực tế.
|
|
|
|
|
4.3
|
*Các kỹ năng, kiến thức thiết yếu
đủ để đạt được tiêu chí thực hiện công việc đã đề ra
|
|
|
|
|
4.4
|
Các điều kiện để thực hiện công
việc được ghi rõ ràng và phù hợp thực tế.
|
|
|
|
|
4.5
|
* Các tiêu chí đánh giá được ghi
rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với điều kiện thực hiện công việc và đủ để đánh
giá tiêu chuẩn thực hiện công việc.
|
|
|
|
|
4.6
|
Tương ứng với mỗi tiêu chí đánh
giá có cách thức đánh giá rõ ràng, phù hợp với thực tế.
|
|
|
|
|
4. Đánh giá chung:
………………………………………………………………………..
|
Ngày
….. tháng ….. năm 200 …
Người đánh giá
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
1. Các tiêu chí có đánh dấu * có ý
nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
2. Các mức độ đánh giá chung:
• Đạt yêu cầu: Không phải sửa chữa
gì hoặc chỉ cần sửa chữa vài lỗi nhỏ về biên tập;
• Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa:
Phải sửa chữa một số lỗi về cả nội dung chuyên môn và biên tập, sau đó trình chủ
tịch, phó chủ tịch và thư ký hội đồng xem xét, nếu thông qua thì đạt yêu cầu;
• Không đạt yêu cầu: Có nhiều lỗi về
cả nội dung chuyên môn và biên tập, phải biên soạn lại để trình Hội đồng thẩm định
lần thứ hai./.