ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/2014/QĐ-UBND
|
Vị Thanh, ngày 12
tháng 02 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG, CHỨC DANH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP XÃ VÀ NGÀNH ĐÀO TẠO PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU, NHIỆM VỤ, CHỨC DANH CÔNG CHỨC
CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số
73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số
58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số
112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường,
thị trấn;
Căn cứ Nghị định số
29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Thông tư số
06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách,
tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định số lượng,
chức danh đối với cán bộ, công chức cấp xã và ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu,
nhiệm vụ, chức danh công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười)
ngày, kể từ ngày ký..
Điều 3.
Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch UBND huyện, thị xã,
thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Công Chánh
|
QUY ĐỊNH
SỐ LƯỢNG, CHỨC DANH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ
NGÀNH ĐÀO TẠO PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU, NHIỆM VỤ, CHỨC DANH CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 04/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2014
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về số lượng,
chức danh và hướng dẫn kiêm nhiệm các chức danh cán bộ, công chức cấp xã; các
ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, chức danh công chức cấp xã trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Cán bộ chuyên trách giữ chức
vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã (sau đây gọi là cán bộ cấp xã).
2. Công chức cấp xã.
Chương II
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 3.
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã bao gồm những
người giữ chức vụ được quy định tại Khoản 1, Điều 3 Mục I Chương II Nghị định số
92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ.
2. Công chức cấp xã gồm những
người giữ chức danh được quy định tại Khoản 2, Điều 3 Mục I Chương II Nghị định
số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ.
Điều 4. Số
lượng cán bộ, công chức cấp xã
Số lượng cán bộ, công chức cấp
xã được bố trí theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22
tháng 10 năm 2009 của Chính phủ.
Điều 5. Bố
trí và hướng dẫn kiêm nhiệm cán bộ, công chức cấp xã
1. Cán bộ cấp xã được bố trí ở
mỗi xã, phường, thị trấn bao gồm các chức vụ được quy định tại Khoản, 1 Điều 3
Quy định này tối đa là 12 cán bộ.
2. Công chức cấp xã được bố trí
ở mỗi xã, phường, thị trấn bao gồm các chức danh được quy định tại Khoản 2, Điều
3 Quy định này theo từng loại đơn vị hành chính cấp xã (đính kèm Phụ lục).
3. Việc bố trí kiêm nhiệm các
chức danh cán bộ, công chức cấp xã tùy theo tình hình thực tế ở địa phương và
phù hợp với các quy định của Đảng, Nhà nước và Đoàn thể, đảm bảo mỗi lĩnh vực đều
có người phụ trách.
Chương
III
NGÀNH ĐÀO TẠO PHÙ HỢP CHỨC
DANH CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 6.
Ngành đào tạo phù hợp
1. Ngành đào tạo phù hợp với
các chức danh công chức cấp xã được quy định căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng
chức danh công chức cấp xã và từng lĩnh vực phụ trách.
2. Các chuyên ngành đào tạo phù
hợp được quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều
13 là căn cứ để thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã, bao
gồm:
a) Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm
vào ngạch công chức;
b) Điều động, luân chuyển, chuyển
đổi vị trí công tác công chức cấp xã;
c) Quy hoạch, tạo nguồn cán bộ,
công chức; đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã;
d) Xếp lương, nâng ngạch lương
và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với công chức cấp xã.
3. Tên ngành đào tạo và văn bằng
tốt nghiệp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng.
Điều 7. Chức
danh Trưởng Công an
1. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
trở lên các ngành thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự xã hội, bao gồm:
a) Trung cấp các ngành: Kỹ thuật
hình sự; Điều tra trinh sát an ninh; Điều tra trinh sát cảnh sát; Quản lý hành
chính về trật tự xã hội; Quản lý trật tự an toàn giao thông; Quản lý, giáo dục
và cải tạo phạm nhân; Quản lý trật tự xã hội ở địa bàn cơ sở; Phòng cháy, chữa
cháy và cứu hộ, cứu nạn; Cảnh sát khu vực; Công an phụ trách xã về An ninh trật
tự; Cảnh sát vũ trang hoặc trung cấp các ngành khác và đã qua bồi dưỡng nghiệp
vụ Công an nhân dân từ 03 tháng trở lên.
b) Cao đẳng các ngành: Phòng
cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn; Điều tra trinh sát an ninh; Điều tra trinh
sát cảnh sát; Cảnh sát khu vực hoặc cao đẳng các ngành khác và đã qua bồi dưỡng
nghiệp vụ Công an nhân dân từ 06 tháng trở lên.
c) Đại học các ngành: Điều tra
trinh sát cảnh sát; Điều tra hình sự; Kỹ thuật hình sự; Quản lý Nhà nước về an
ninh trật tự; Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân; Phòng cháy, chữa cháy và
cứu hộ cứu nạn; Tham mưu, chỉ huy vũ trang bảo vệ an ninh trật tự hoặc Đại học
các ngành khác và đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân từ 06 tháng trở
lên.
2. Đối với những nơi chưa bố
trí lực lượng Công an chính quy: ngoài các chuyên ngành trên thì các ngành phù
hợp đối với chức danh Trưởng Công an xã, thị trấn bao gồm:
a) Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
Luật;
b) Trình độ thạc sĩ các ngành:
Luật Hiến pháp và Luật Hành chính; Luật Dân sự và Tố tụng dân sự; Luật Hình sự
và Tố tụng hình sự; Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm;
c) Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
các ngành khác và đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Công an cơ sở do
Công an tỉnh tổ chức.
Điều 8. Chức
danh Chỉ huy Trưởng Quân sự
Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
các ngành thuộc lĩnh vực quân sự, bao gồm:
1. Trung cấp chuyên nghiệp
ngành Quân sự cơ sở;
2. Cao đẳng ngành Quân sự cơ sở;
3. Đại học ngành Quân sự cơ sở.
Điều 9. Chức
danh Văn phòng - thống kê
1. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
các ngành thuộc lĩnh vực văn phòng, bao gồm:
a) Trung cấp: Văn thư - Lưu trữ;
Hành chính Văn thư; Lưu trữ và quản lý thông tin; Hành chính Văn phòng; Hệ thống
thông tin quản lý; Hệ thống thông tin văn phòng.
b) Cao đẳng, Đại học các ngành:
Lưu trữ học; Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Hành chính công,
Quản lý Nhà nước.
2. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
ngành Thống kê.
Điều 10.
Chức danh Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)
hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã)
1. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
các ngành thuộc lĩnh vực địa chính, bao gồm:
a) Trung cấp các ngành: Quản lý
đất đai; Trắc địa - Địa hình - Địa chính; Hệ thống thông tin địa lý (GIS); Biên
chế bản đồ; Quản lý thông tin địa chính. b) Cao đẳng ngành Quản lý đất đai;
c) Đại học các ngành: Quản lý đất
đai; Khoa học đất; Kỹ thuật trắc địa - bản đồ.
2. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
trở lên các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm:
a) Trung cấp các ngành: Trồng
trọt, Bảo vệ thực vật; Chăn nuôi, Thú y; Quản lý thủy nông; Phát triển nông
nghiệp nông thôn; Thủy lợi tổng hợp; Khuyến nông lâm; Nuôi trồng thủy sản; Khuyến
ngư; Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Sinh học ứng dụng; Công nghệ sinh
học;
b) Cao đẳng các ngành: Công nghệ
sinh học; Sinh học ứng dụng; Khuyến nông; Chăn nuôi; Khoa học cây trồng; Bảo vệ
thực vật; Kinh doanh nông nghiệp; Phát triển nông thôn; Nuôi trồng thủy sản;
c) Đại học các ngành: Công nghệ
sinh học; Sinh học ứng dụng; Nông nghiệp; Khuyến nông; Chăn nuôi; Nông học;
Khoa học cây trồng; Bảo vệ thực vật; Kinh doanh nông nghiệp; Kinh tế nông nghiệp;
Phát triển nông thôn; Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan; Nuôi trồng thủy sản;
Quản lý nguồn lợi thủy sản; Thú y;
d) Thạc sĩ các ngành: Công nghệ
sinh học; Chăn nuôi; Khoa học cây trồng; Bảo vệ thực vật; Kinh tế nông nghiệp;
Phát triển nông thôn; Di truyền và chọn giống cây trồng; Hệ thống nông nghiệp;
Nuôi trồng thủy sản; Quản lý nguồn lợi thủy sản; Thú y.
3. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
các ngành thuộc lĩnh vực xây dựng, bao gồm:
a) Trung cấp các ngành: Công
nghệ kỹ thuật xây dựng; Công nghệ kỹ thuật công trình giao thông; Xây dựng cầu
đường;
b) Cao đẳng các ngành: Công nghệ
kỹ thuật xây dựng; Công nghệ kỹ thuật giao thông; Quản lý xây dựng;
c) Đại học các ngành: Kỹ thuật
công trình xây dựng; Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình giao
thông; Quản lý xây dựng; Kinh tế xây dựng; Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Công
nghệ kỹ thuật công trình giao thông;
d) Thạc sĩ các ngành: Kỹ thuật
xây dựng công trình giao thông; Kỹ thuật cơ sở hạ tầng; Quản lý xây dựng.
4. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
các ngành thuộc lĩnh vực đô thị, bao gồm:
a) Trung cấp các ngành: Quản lý
công trình đô thị; Quản lý giao thông đô thị;
b) Đại học các ngành: Quy hoạch
vùng và đô thị; Quản lý đô thị và công trình, Quản lý Nhà nước (chuyên ngành Quản
lý Nhà nước về đô thị).
5. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
trở lên các ngành thuộc lĩnh vực môi trường, bao gồm:
a) Trung cấp các ngành: Quản lý
tài nguyên và môi trường; Công nghệ kỹ thuật môi trường;
b) Cao đẳng ngành Công nghệ kỹ
thuật môi trường;
c) Đại học các ngành: Quản lý
Tài nguyên và Môi trường; Kinh tế tài nguyên thiên nhiên; Khoa học môi trường;
Công nghệ kỹ thuật môi trường; Kỹ thuật môi trường;
d) Thạc sĩ các ngành: Quản lý
tài nguyên và môi trường; Khoa học môi trường; Kỹ thuật môi trường.
Điều 11.
Chức danh Tài chính - kế toán
1. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
trở lên các ngành thuộc lĩnh vực tài chính: Ngành Tài chính - Ngân hàng, Quản
lý Nhà nước (chuyên ngành Quản lý tài chính công).
2. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
các ngành thuộc lĩnh vực kế toán, bao gồm:
a) Trung cấp các ngành: Kế toán
hành chính sự nghiệp; Kế toán lao động tiền lương và bảo trợ xã hội;
b) Cao đẳng, Đại học trở lên ngành
Kế toán.
Điều 12.
Chức danh Tư pháp - hộ tịch
1. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
các ngành thuộc lĩnh vực Tư pháp, bao gồm:
a) Trung cấp các ngành: Pháp luật;
Dịch vụ pháp lý; Công chứng;
b) Cao đẳng ngành Dịch vụ pháp
lý;
c) Đại học các ngành: Luật; Dịch
vụ pháp lý;
d) Thạc sĩ các ngành: Lý luận
và lịch sử Nhà nước và pháp luật; Luật Hiến pháp và Luật Hành chính; Luật Dân sự
và Tố tụng dân sự; Luật Hình sự và Tố tụng hình sự; Tội phạm học và phòng ngừa
tội phạm; Luật kinh tế.
2. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
các ngành thuộc lĩnh vực hộ tịch, bao gồm:
a) Trung cấp ngành Pháp luật;
b) Đại học ngành Luật;
c) Thạc sĩ các ngành: Lý luận
và lịch sử Nhà nước và pháp luật; Luật Hiến pháp và Luật Hành chính; Luật Dân sự
và Tố tụng dân sự.
Điều 13.
Chức danh Văn hóa - xã hội
1. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa, bao gồm:
a) Trung cấp các ngành: Văn
hóa, văn nghệ quần chúng; Báo chí; Công nghệ truyền thông; Bảo tồn và khai thác
di tích, di sản lịch sử - văn hóa; Quản lý và kinh doanh du lịch; Quản lý thể dục
thể thao; Quản lý văn hóa; Thể dục thể thao;
b) Cao đẳng các ngành: Quản lý
văn hóa; Quản lý thể dục thể thao; Báo chí; Công nghệ truyền thông;
c) Đại học các ngành: Quản lý
văn hóa; Quản lý thể dục thể thao; Báo chí; Công nghệ truyền thông; Quản lý
giáo dục, Quản lý Nhà nước (chuyên ngành Quản lý Nhà nước về xã hội);
d) Thạc sĩ các ngành: Văn hóa học;
Quản lý văn hóa; Quản lý thể dục thể thao; Báo chí học; Truyền thông đại chúng;
Chính sách công; Quản lý giáo dục.
2. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
các ngành thuộc lĩnh vực xã hội, bao gồm:
a) Trung cấp các ngành: Quản lý
lao động, tiền lương và bảo trợ xã hội; Công tác xã hội; Lao động - xã hội;
b) Cao đẳng ngành Công tác xã hội;
c) Đại học các ngành: Xã hội học;
Công tác xã hội;
d) Thạc sĩ các ngành: Xã hội học;
Công tác xã hội; Bảo hộ lao động.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14.
Trách nhiệm thi hành
1. Sở Nội vụ có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc
thực hiện Quy định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
Quy định này ở cấp xã.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã triển khai thực hiện Quy định này trên địa bàn quản lý.
Điều 15.
Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với xã, phường, thị trấn
đã bố trí cán bộ, công chức đủ số lượng theo quy định tại Điều 4 Quy định này
mà chưa đúng theo số lượng của từng chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã
thì kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, các đơn vị chủ động điều chỉnh,
bố trí và thực hiện đúng Quy định này.
2. Đối với xã, phường, thị trấn
đã bố trí công chức cấp xã chưa đúng ngành đào tạo phù hợp với chức danh đảm
nhiệm thì xem xét sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp với nhiệm vụ.
3. Đối với xã, phường, thị trấn
khi tuyển dụng công chức cấp xã sau khi Quyết định ban hành có hiệu lực, phải
căn cứ thực hiện đúng theo Quy định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện
nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở
Nội vụ) để xem xét, chỉ đạo kịp thời./.