ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
|
Số:
648/CT-UB
|
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 6 năm 1977
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ
NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TH ÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp, ngày 27-10-1962 ;
- Căn cứ Nghị định 24-CP ngày 2-2-1976 của Hội đồng Chính phủ ban hành quy định
về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh trong
lĩnh vực quản lý kinh tế ;
- Căn cứ Nghị định 77-CP ngày 26/4-1966 của Hội đồng Chính phủ ban hành bản
điều lệ tạm thời về huy động và sử dụng dân công thời chiến ;
- Xét yêu cầu cần thiết huy động sức lao động phục vụ cho công cuộc cải tạo,
khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa của Thành phố,
- Theo đề nghị của ông Giám đốc Sở Lao động Thành phố,
QUY ĐỊNH
Điều 1. - Tất cả các công
dân, nam từ 18 đến 50 tuổi, nữ từ 18 đến 45 tuổi cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh,
đều có quyền lợi và nghĩa vụ lao động xã hội chủ nghĩa xây dựng các công trình
công ích.
Người đi nghĩa vụ lao động không
lãnh tiền công và không được thuê mướn người khác đi thay.
Điều 2. - Những người trên
và dưới tuổi quy định ở điều 1 có sức khoẻ và tình nguyện, có thể tham gia lao
động xã hội chủ nghĩa nếu được Ủy ban nhân dân cấp huy động xét chấp thuận.
Điều 3. - Thời gian làm nghĩa
vụ lao động xã hội chủ nghĩa quy định cho mỗi người công dân không quá 12 (mười
hai) ngày một năm. Riêng đối với công nhân viên chức xí nghiệp quốc doanh, công
tư hợp doanh, hợp tác sản xuất hoặc tổ hợp sản xuất lãnh gia công cho Nhà nước,
các cơ quan Nhà nước, bệnh viện, trường học không quá 7 (bảy) ngày một năm.
Người đi nghĩa vụ lao động sẽ tham
gia vào các công trình công ích như sửa chữa hoặc làm mới công viên, bệnh viện,
trường học, đường giao thông, công trình thủy lợi, nhà trẻ, mẫu giáo, nạo vét
cống rảnh, làm vệ sinh công cộng, trồng cây, v.v.. nơi gần nhất.
Điều 4. - Việc huy động đi
lao động xã hội chủ nghĩa được quy định như sau :
a/ Công nhân viên chức Nhà nước,
xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh và hợp tác xã sản xuất, tổ hợp sản xuất
lãnh gia công cho Nhà nước được huy động đi nghĩa vụ lao động xã hội chủ nghĩa vào
ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần (chủ nhựt) mỗi tháng nhiều nhất không quá hai buổi.
b/ Nhân dân ở nội thành, mỗi tuần,
lao động nhiều nhất một ngày.
c/ Nhân dân ở ngoại thành được huy
động theo thời gian thích hợp để không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Số
ngày làm nghĩa vụ lao động xã hội chủ nghĩa một năm không quá 12 (mười hai) ngày.
Trường hợp các Ủy ban nhân dân xã cần huy động làm lao động quá số ngày quy
định để làm công việc phục vụ lợi ích nhân dân trong xã phải được Ủy ban nhân
dân Thành phố cho phép theo đề nghị của Ủy ban nhân dân quận.
d/ Học sinh các trường phổ thông,
đại học, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề được huy động vào thời
gian thích hợp (sau mỗi kỳ thi hoặc vào lúc nghỉ hè, ngày chủ nhựt, ngày lễ,
...).
Điều 5. - Trách nhiệm tổ chức
thực hiện ngày công lao động xã hội chủ nghĩa
a/ Các công trường sử dụng lao động
xã hội chũ nghĩa kết hợp với các cơ quan huy động lao động xã hội chủ nghĩa có
nhiệm vụ cung cấp đầy đủ dụng cụ cho người lao động (trừ nhân dân ngoại thành
phải tự túc dụng cụ), giao khoán khối lượng công việc, tổ chức an toàn lao động
và trạm cấp cứu.
b/ Các cơ quan, xí nghiệp, trường
học và các phường, xã tổ chức những người đi lao động xã hội chủ nghĩa thành
những đơn vị lao động như tiểu đội, trung đội, đại đội có ban chỉ huy đại đội
chịu trách nhiệm nhận khối lượng công trình, mượn, bảo quản và giao trả dụng
cụ, bố trí lao động hợp lý, bảo đảm an toàn lao động và thuốc cấp cứu.
c/ Các công trình công ích cấp Thành
và quận (công trình sửa chữa và làm mới công viên, bệnh viện, trường học, thủy
lợi, ...) đang sử dụng lao dộng thường xuyên, chuyên nghiệp, nhưng có những
công việc giản đơn, nếu cần sử dụng lao động xã hội chủ nghĩa, phải lập kế
hoạch khối lượng công việc, thời gian khởi công, số ngày công gởi cho Sở Lao động
tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố xét duyệt.
d/ Các phường, xã có nhu cầu sửa
chữa, làm mới các đường giao thông, nhà trẻ, mẫu giáo, nạo vét cống rãnh, trồng
cây, tiểu thủy nông, ... nhằm mục đích phục vụ nhân dân phải lập kế hoạch lao động
xã hội chủ nghĩa trình Ủy ban nhân dân quận, huyện xét duyệt.
Điều 6. - Quyền huy động nghĩa
vụ lao động xã hội chủ nghĩa :
a/ Ủy ban nhân dân Thành phố ký lệnh
huy động công nhân viên chức ở cơ quan xí nghiệp Nhà nước và xí nghiệp công tư
hợp doanh, bệnh viện, học sinh của các trường học.
b/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận,
huyện, được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận, được ký lệnh huy động nhân
dân, công nhân xí nghiệp tư, các công đoàn vận tải, bốc vác, hợp tác xã sản
xuất, tổ hợp sản xuất, nông dân cá thể và tập đoàn sản xuất nông nghiệp đi lao
động xã hội chủ nghĩa theo đơn vị phường, xã. Đồng thời, căn cứ lệnh huy động
lao động xã hội chủ nghĩa của Ủy ban nhân dân Thành phố, huy động công nhân
viên chức cơ quan, bệnh viện, các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp công tư hợp
doanh, giáo chức, học sinh các trường học đóng tại địa phương.
c/ Ủy ban nhân dân phường, xã, căn
cứ lệnh huy động nghĩa vụ lao động xã hội chủ nghĩa của Ủy ban nhân dân quận,
huyện được quyền huy động nhân dân phường, xã, kể cả công nhân các xí nghiệp tư
nhân, công đoàn vận tải, bốc vác, các hợp tác xã sản xuất, tổ hợp sản xuất, tập
đoàn sản xuất nông nghiệp đóng tại phường, xã đúng chỉ tiêu số lượng.
Điều 7. - Miễn nghĩa vụ lao
động xã hội chủ nghĩa :
- Thương binh được chánh quyền cách
mạng cấp sổ thương tật.
- Người tàn tật, tàn phế không thể
lao động được.
- Người mắc bịnh mãn tính không thể
làm được việc nặng (có giấy chứng nhận của bác sĩ công do Sở Y tế quy định).
- Những người giữ vai trò chủ chốt
trong các nhà thờ, chùa, đình lớn.
Điều 8. - Tạm miễn nghĩa vụ
lao động xã hội chủ nghĩa :
- Người mắc bệnh đang điều trị (có
giấy chứng nhận của bác sĩ công do Sở Y tế quy định).
- Phụ nữ có thai.
- Phụ nữ nuôi con nhỏ chưa đầy
12 tháng.
- Học sinh lớp 12, học sinh các trường
học nghề, trung học chuyên nghiệp, đại học đang ôn thi.
- Người lao động chính duy nhất phải
nuôi cả gia đình đông người có người già yếu, trẻ con, người tàn tật.
Điều 9. - Trường hợp tai nạn
lao động :
a/ Công nhân viên chức các cơ quan
Nhà nưóc, các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp công tư hợp doanh bị tai nạn lao
động được hưởng chế độ điều trị và trợ cấp như khi làm việc tại cơ quan, xí nghiệp.
b/ Học sinh và nhân dân trong suốt
thời gian điều trị được bệnh viện đài thọ tiền thuốc men, ăn uống kể cả bồi
dưỡng.
c/ Nhân dân bị tai nạn lao động nếu
trở thành cố tật được Hội đồng Giám định y khoa xếp hạng thì được trợ cấp 1 lần
theo chế độ lao động nghĩa vụ công dân.
Trường hợp chết vì tai nạn lao động
sẽ được chôn cất tử tế và thân nhân (cha mẹ, vợ chồng, con) được hưởng trở cấp
một lần bằng 120đ (một trăm hai chục đồng) và được ưu tiên giải quyết công ăn
việc làm nếu có khả năng lao động.
Điều 10. - Khen thưởng và
kỷ luật :
Những đơn vị có thành tích xuất sắc
trong việc huy động và sử dụng ngày công nghĩa vụ lao động xã hội chủ nghĩa được
khen thưởng. Người phạm khuyết điểm như huy động sai chính sách, sử dụng lãng
phí sức lao động hoặc do thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến đời sống lao dộng
hoặc tuyên truyền xuyên tạc chính sách lao động nghĩa vụ, v.v.. sẽ bị thi hành
kỷ luật về chế độ trách nhiệm vật chất, hoặc truy tố trước pháp luật tùy theo
lỗi nặng nhẹ.
Điều 11. - Sở Lao động có
trách nhiệm điều hòa, phân phối lao động nghĩa vụ xã hội chủ nghĩa cho các công
trình, đồng thời theo dõi việc thực hiện chủ trương, chế độ sử dụng lao động xã
hội chủ nghĩa đúng quy định.
Điều 12. - Những điều quy
định trên đây có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Những văn bản ban hành trước đây
trái với quy chế nầy đều bãi bỏ.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC
Vũ Đình Liệu
|