PHỦ
THỦ TƯỚNG
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
463-TTg
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 12 năm 1961
|
QUY CHẾ
VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÁC ĐỘI MÁY NÔNG NGHIỆP
Thực hiện chủ trương cơ giới hóa
nông nghiệp từng bước, ở nhiều địa phương đã bắt đầu làm thí điểm cày bừa bằng
máy trên một số ruộng đất của hợp tác xã. Để phát huy tác dụng của các đội máy
nông nghiệp, tạo cơ sở tốt tiến lên thành lập các trạm máy kéo và nông nghiệp
sau này. Thủ tướng Chính phủ tạm thời quy định việc tổ chức và quản lý các đội
máy nông nghiệp như sau:
Điều 1. – Mục
đích tổ chức các đội máy nông nghiệp
- Rút kinh nghiệm về tổ chức
và quản lý đội máy, về xây dựng các tiêu chuẩn sử dụng, bảo quản và sửa chữa
nông nghiệp, về xây dựng chính sách phương hướng tổ chức và hoạt động của đội
máy để tiến lên thành lập các tổ chức cao hơn.
- Góp phần giúp đỡ hợp tác xã
nông nghiệp phát triển sản xuất, làm cho hợp tác xã quen dần với việc sử dụng
máy móc trong sản xuất nông nghiệp, làm cơ sở thực tập trong việc đào tạo cán bộ
và công nhân, chuẩn bị điều kiện để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp sau này.
Điều 2. –
Nhiệm vụ cụ thể của đội máy nông nghiệp
- Hoàn thành các kế hoạch và
chỉ tiêu về số lượng, chất lượng và giá thành, sử dụng và bảo quản máy móc tốt.
- Giúp đỡ, hướng dẫn thực tập
sinh sử dụng máy móc góp phần đào tạo cán bộ, công nhân.
- Thi hành đúng đắn các chính
sách và chế độ đã ban hành, đề nghị những ý kiến cụ thể góp phần xây dựng chính
sách và cải tiến các chế độ.
Ngoài ra, đội máy có thể tùy
theo khả năng mà góp ý kiến và trao đổi kinh nghiệm với hợp tác xã nông nghiệp
trong việc lập quy hoạch ruộng đất, cải tiến công cụ và sử dụng công cụ cải tiến,
công cụ nửa cơ giới, góp phần cho hợp tác xã hoàn thành tốt kế hoạch.
Điều 3. – Phương châm tổ chức và hoạt
động của đội máy nông nghiệp
- Phải thực hiện cần kiệm xây dựng
đội, tận dụng mọi khả năng và công suất của máy móc, phục vụ sản xuất nông nghiệp
và gây tác dụng tốt trong nhân dân.
- Phải kết hợp hiện đại với thủ
công, cơ khí, nửa cơ khí và công cụ cải tiến.
- Phải dựa vào địa phương, và kết
hợp chặt chẽ với hợp tác xã nông nghiệp và xã viên tạo điều kiện thuận lợi cho
đội máy hoạt động.
- Tổ chức đến đâu, củng cố đến
đó, tổ chức từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao với tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh,
tiến vững chắc.
Điều 4. –
Nguyên tắc quản lý đội máy nông nghiệp
- Đội máy nông nghiệp là xí
nghiệp quốc doanh hoạt động ở địa phương nào do Ủy ban Hành chính cấp tỉnh của
địa phương do trực tiếp quản lý về mọi mặt.
- Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm
chỉ đạo chung, hướng dẫn giúp đỡ nghiệp vụ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, đào
tạo cán bộ, nghiên cứu xây dựng chính sách, chế độ, và sửa chữa máy móc trong
trường hợp địa phương không có khả năng. Khi cần thiết Bộ Nông nghiệp có thể điều
động một số máy từ tỉnh này sang tỉnh khác để phục vụ cho sản xuất trong một thời
gian nhất định.
- Bộ Nông nghiệp sẽ cùng với Ủy
ban hành chính các địa phương có tổ chức đội máy, căn cứ vào những nguyên tắc
trên đây quy định cụ thể sau khi đã thỏa thuận với các Bộ có liên quan.
Điều 5. – Địa
bàn hoạt động của đội máy nông nghiệp
Để sử dụng máy móc được hợp lý
nhất, tăng thời gian hoạt động của đội máy, tiết kiệm được nhiên liệu, hạ giá
thành, địa bàn hoạt động của đội máy phải dựa vào mấy điều kiện:
- Địa hình phải thích hợp với từng
loại máy kéo và máy nông nghiệp, diện tích ruộng đất phải đủ để sử dụng hết khả
năng của máy và chủ động được về nước.
- Những khu vực dùng máy kéo
trong phạm vi từng đội hoặc từng tổ phải gần nhau, có đường giao thông thuận tiện
cho việc di chuyển máy móc.
- Ở những nơi có điều kiện chính
trị đảm bảo, quản lý của hợp tác xã nông nghiệp có nề nếp và cán bộ lãnh đạo
quyết tâm, quần chúng nông dân thiết tha yêu cầu.
- Các địa phương phải tùy theo số
máy và công suất máy do Bộ Nông nghiệp cấp mà định địa bàn hoạt động cho thích
hợp.
Điều 6. – Tổ
chức đội máy nông nghiệp
- Mỗi tỉnh có một đội máy nông
nghiệp. Đội máy nông nghiệp là một đơn vị tổ chức.
- Mỗi đội có từ 2 máy kéo trở
lên và một số máy nông nghiệp cần thiết và tùy theo tình hình máy móc và yêu cầu
về canh tác mà có thể chia thành từng tổ cần thiết hoạt động ở những địa bàn
khác nhau.
- Biên chế của đội máy sẽ do Bộ
Nông nghiệp, Bộ Lao động với sự tham gia ý kiến của Ủy ban hành chính khu,
thành, tỉnh căn cứ vào số lượng máy, điều kiện lao động của từng đội mà quy định
cho thích hợp, gọn, nhẹ.
Điều 7. –
Nguyên tắc sử dụng máy nông nghiệp
- Phải tìm mọi cách vận dụng
công suất của máy, giảm bớt giờ chết của máy và ngoài công việc canh tác có thể
sử dụng máy vào nhiều việc khác có hiệu suất về kinh tế như bơm nước, chế biến
nông sản v.v…
- Phải bảo quản tốt, không để
máy móc han rỉ và hư hỏng, chăm sóc máy đúng nội quy và thực hiện đúng chế độ sửa
chữa; chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ sử dụng máy và giao nhận máy.
- Hết sức tiết kiệm nhiên liệu,
đảm bảo chỉ tiêu sử dụng nhiên liệu đã quy định.
- Chỉ những người có bằng lái
máy kéo do các trường dạy lái máy kéo của Nhà nước cấp mới được phép điều khiển
máy kéo; công nhân thực tập chỉ được phép điều khiển máy dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của công nhân có bằng lái. Công nhân được chỉ định phụ trách sửa chữa ở
các đội máy phải có bằng sửa chữa do cơ quan có trách nhiệm và quyền hạn cấp.
Điều 8. –
Nguyên tắc quản lý tài vụ, thu, chi
- Đội máy nông nghiệp là một
đơn vị kinh doanh sản xuất, cần phải tiến tới quản lý theo chế độ kinh tế hạch
toán. Nhưng hiện nay đội còn tiếp tục nhiệm vụ thí điểm, nên bước đầu phải thực
hiện hạch toán theo đơn vị sự nghiệp, đội máy kinh donah không lấy lãi. Trường
hợp chưa thăng bằng được thu chi thì Nhà nước có chính sách bù lỗ thông qua
ngân sách của địa phương, riêng đối với những đội đã hoạt động trên hai năm thì
nhất thiết phải thực hiện thăng bằng thu chi.
- Thông qua Bộ Nông nghiệp Nhà
nước cấp vốn cố định giúp địa phương về thiết bị lớn (cung cấp máy móc). Vốn
lưu động để mua nhiên, vật liệu, trả lương cho cán bộ, công nhân và các chi phí
bất thường khác đều do ngân sách địa phương đài thọ.
- Phải không ngừng ra sức phấn đấu
hạ giá thành, làm cho giá công cày bừa máy phải hạ hơn giá công cày bừa bằng
trâu bò và không chênh lệch nhiều giữa địa phương này với địa phương khác.
- Bộ Nông nghiệp cùng với Bộ Tài
chính và Ủy ban hành chính địa phương căn cứ vào các nguyên tắc trên, xây dựng
các chế độ thu chi, chế độ sử dụng nhiên liệu, quy định việc thưởng phạt trong
việc chấp hành các chế độ nói trên.
Điều 9. – Chế
độ công nhân đội máy nông nghiệp
Do tính chất và đặc điểm riêng
của các đội máy phục vụ hợp tác xã nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp cùng với Bộ Lao
động cần xây dựng một thang lương riêng cho cán bộ, công nhân làm việc tại các
đội máy nông nghiệp, dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm phát huy
mọi khả năng và không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ cho cán bộ,
công nhân.
Điều 10. – Quan hệ giữa đội máy nông
nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp
Để hoàn thành tốt kế hoạch sản
xuất hàng năm và từng vụ, đội máy nông nghiệp cùng với hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp ký kết hợp đồng và bảo đảm việc đúng với những điều đã quy định trong hợp
đồng trên tinh thần bàn bạc dân chủ, tự nguyện và đoàn kết tương trợ.
Điều 11. –
Nguyên tắc sử dụng máy nông nghiệp
Các ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp,
Bộ Lao động, Bộ Tài chính, quy định các chi tiết của những điều khoản nói trên
và cùng các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh có đội máy hoạt
động chịu trách nhiệm thi hành quy chế này.
|
KT.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Hùng
|