Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 79/2020/NQ-HĐND bảo đảm chế độ cho Dân quân tự vệ tỉnh Kon Tum 2021 2025

Số hiệu: 79/2020/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Văn Hòa
Ngày ban hành: 14/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/2020/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 14 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CHO DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 9 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư số 43/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ sẵn sàng chiến đấu và kế hoạch về Dân quân tự vệ;

Xét Tờ trình số 660/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 389/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2020, số 392/BC-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân; ý kiến thảo luận Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành Đề án tổ chức lựa lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Tổ chức Thực hiện:

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2021./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Bộ Tư lệnh Quân khu 5;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Văn phòng HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh (CVP, PCVP);
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Công báo tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TH.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hòa

 

ĐỀ ÁN

TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CHO DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 79/2020/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum)

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang địa phương; là một trong những công cụ để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; là lực lượng nòng cốt trong xây dựng, tác chiến khu vực phòng thủ; phối hợp với các lực lượng khác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; là lực lượng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng trong đường lối quân sự của Đảng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong 04 năm (từ năm 2017-2020), thực hiện Đề án Tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh; lực lượng Dân quân tự vệ được tổ chức chặt chẽ, thường xuyên củng cố, kiện toàn về số lượng và chất lượng. Hàng năm, việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, huấn luyện dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh đạt trên 89% quân số; trình độ, nhận thức và năng lực hoạt động của cán bộ, chiến sỹ Dân quân tự vệ được nâng cao. Lực lượng Dân quân tự vệ đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn; phối hợp với các lực lượng liên quan xử lý kịp thời, hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai bão lũ, cháy nổ, cháy rừng.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: việc quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật, nhất là ở cơ sở còn hạn chế; việc tổ chức đăng ký, quản lý lực lượng Dân quân tự vệ chưa chặt chẽ, đầy đủ (nhất là lực lượng dân quân tự vệ ở các doanh nghiệp đóng chân tại các địa phương với chính quyền cấp xã); tỷ lệ đảng viên, đoàn viên trong lực lượng dân quân tự vệ chưa đạt chỉ tiêu đề ra; thời gian, nội dung tập huấn, huấn luyện hiệu quả chưa cao; chế độ, chính sách chưa đảm bảo.

Luật Dân quân tự vệ năm 2019 đã thay thế Luật Dân quân tự vệ năm 2009; Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 đã thay thế Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ và Thông tư số 77/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2020 đã thay thế Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ chính sách cho Dân quân tự vệ giai đoạn 2021-2025 bảo đảm tính kế thừa một số nội dung của Đề án giai đoạn 2017-2020, phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, xây dựng Đề án giai đoạn 2021 - 2025 bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở địa phương.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

- Kết luận số 41-KL/TW, ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Ban Bí thư (Khóa X) tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05 tháng 10 năm 2002 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Dân quân tự vệ và dự bị động viên trong tình hình mới;

- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

- Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;

- Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ;

- Căn cứ Thông tư số 43/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ sẵn sàng chiến đấu và kế hoạch về Dân quân tự vệ;

- Căn cứ Thông tư số 77/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thực hiện một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ.

- Căn cứ Thông tư số 69/2020/TT-BQP ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ.

- Căn cứ Thông tư số 76/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trang bị, đăng ký, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu quân dụng, công cụ hỗ trợ và trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của Dân quân tự vệ.

2. Cơ sở thực tiễn

Tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 theo Nghị quyết số 79/2016/NQ- HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua “Đề án tổ chức, xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020” là cơ sở để xây dựng Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ chính sách cho Dân quân tự vệ giai đoạn 2021-2025. Cụ thể như sau:

2.1. Kết quả triển khai thực hiện

a. Công tác triển khai thực hiện

- Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác Dân quân tự vệ trong tình hình mới; đã chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự các cấp trong tỉnh tham mưu, giúp cấp ủy cùng cấp tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 41-KL/TW ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới; Luật Quốc phòng năm 2018, Luật Dân quân tự vệ năm 2009; Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ; các văn bản của bộ, ngành Trung ương và địa phương về công tác dân quân tự vệ.

- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Ban chỉ huy quân sự các cấp đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ có quy mô, số lượng hợp lý; xây dựng kế hoạch hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ đúng sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.

- Xây dựng quy chế, kế hoạch phối hợp hoạt động của Dân quân tự vệ với các lực lượng như: Công an, Biên phòng, Kiểm lâm…; tổ chức huấn luyện theo kế hoạch; lập dự phù kinh phí cho nhiệm vụ huấn luyện, hoạt động, sẵn sàng chiến đấu.

b. Kết quả đạt được

- Cấp ủy, chính quyền các cấp đã nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của lực lượng Dân quân tự vệ trong việc củng cố, kiện toàn, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Nhiều địa phương đã quan tâm tổ chức xây dựng lực lượng; đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ gắn với việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy quân sự cấp xã; đầu tư mua sắm trang thiết bị, bố trí nơi làm việc, trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng Dân quân tự vệ để thực thi nhiệm vụ được giao.

- Lực lượng Dân quân tự vệ được tổ chức chặt chẽ, thường xuyên và củng cố, kiện toàn về số lượng, chất lượng, nhất là lực lượng dân quân thường trực. Đến nay, hầu hết các xã, phường, thị trấn đã củng cố Ban chỉ huy quân sự. Trong đó, có 85 Ban chỉ huy quân sự cấp xã (không phải xã trọng điểm về quốc phòng an ninh) bố trí 04 đồng chí(1); 17 Ban chỉ huy quân sự xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh bố trí 05 đồng chí(2); 47 Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức(3) và 45 đầu mối tự vệ; 12 Ban chỉ huy quân sự tổ chức, doanh nghiệp(4). Lực lượng Dân quân tự vệ thực hiện tốt các quy định của pháp luật, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là lực lượng dân quân thường trực ở 17 xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

- Cùng với việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, các cấp ủy đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực và tinh thần sẵn sàng chiến đấu trong lực lượng Dân quân tự vệ. Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn có chi bộ quân sự. Trong đó: 86 chi bộ có cấp ủy, đạt 84,31%; 100% xã, phường, thị trấn có chi đoàn dân quân.

- Cơ cấu thành phần, quy mô tổ chức xây dựng lực lượng được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Ban chỉ huy quân sự các cấp thực hiện theo đúng quy định(5). Công tác huấn luyện có đổi mới về nội dung; phương pháp huấn luyện phù hợp với từng đối tượng, sát với tình hình thực tế của địa phương. Quân số huấn luyện đạt trên 85% (riêng dân quân tự vệ, dân quân cơ động, dân quân thường trực năm thứ nhất huấn luyện đạt 100% quân số). Việc sử dụng vũ khí, đạn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập hàng năm được quản lý chặt chẽ, đúng quy định.

- Ngoài ra, lực lượng Dân quân tự vệ còn tham gia phối hợp thực hiện tốt công tác tuần tra, bảo vệ vùng biên, cột mốc; phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương và làm tốt công tác bảo vệ Đảng, chính quyền ở địa phương và cơ sở.

2.2. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

a. Hạn chế, khuyết điểm

- Về cơ sở vật chất: Nhà làm việc, nơi nghỉ ngơi cho dân quân ở một số xã, phường, thị trấn chưa bảo đảm theo Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh(6). Đến nay, có 32/102 xã xây dựng nhà ở, nhà làm việc riêng cho lực lượng dân quân.

- Thao trường huấn luyện: Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn chưa có thao trường huấn luyện nên Ban chỉ huy quân sự cấp xã bị động và gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huấn luyện. Công cụ hỗ trợ như: còng số 8; roi điện... ở hầu hết các đơn vị được giám sát chưa được trang bị đầy đủ. Công tác bảo quản công cụ hỗ trợ chưa được quan tâm đúng mức.

- Về tỷ lệ đảng viên, tỷ lệ đoàn viên trong lực lượng Dân quân tự vệ không đạt mục tiêu đề ra(7), cá biệt có một số nơi đạt rất thấp (tỷ lệ đảng viên: Rờ Kơi 11,8%; Ia Chim đạt 13,83%; Măng Cành 14%...). Đảng viên trong thôn đội trưởng (đạt tỷ lệ 43,36%), đảng viên trong Tiểu đội trưởng dân quân cơ động (đạt tỷ lệ 17,5%), đảng viên trong Tiểu đội trưởng dân quân thường trực (đạt tỷ lệ 47,05%) không đạt mục tiêu đề ra(8).

- Một số xã, phường, thị trấn chậm kiện toàn Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự(9). Tỉ lệ Chỉ huy trưởng đạt trình độ cao đẳng, đại học còn thấp, khoảng 8% so với chỉ tiêu đề ra là 35%. Tỉ lệ Phó chỉ huy trưởng có trình độ từ trung cấp trở lên đạt 56% so với chỉ tiêu đề ra là 80%; Phó Chỉ huy trưởng chưa qua đào tạo chuyên môn về quân sự còn nhiều (chiếm 34,32%). Việc củng cố, kiện toàn lực lượng tự vệ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức(10).

- Chất lượng huấn luyện và hoạt động; khả năng huy động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ khi xử lý các tình huống theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ ở cơ sở có mặt hạn chế. Công tác đăng ký, quản lý lực lượng dân quân tự vệ đi làm ăn xa, nhất là lực lượng Dân quân tự vệ ở các doanh nghiệp đóng chân tại các địa phương với chính quyền cấp xã chưa được quản lý chặt chẽ, đầy đủ.

- Một số địa phương, ngân sách nhà nước bố trí cho lực lượng Dân quân tự vệ hoạt động chưa bảo đảm theo quy định. Việc thực hiện một số chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ chưa đầy đủ, kịp thời.

b. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

+ Kon Tum là tỉnh nghèo, ngân sách thu được hằng năm chưa đáp ứng đầy đủ cho các nguồn chi, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến công tác huấn luyện, trang bị các công cụ hỗ trợ, xây dựng nhà làm việc riêng và triển khai thực hiện các hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ.

+ Công tác phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân gặp rất nhiều khó khăn do vướng các quy định hiện hành (như: quy định về trình độ học vấn; một số thủ tục; thời gian tham gia dân quân ngắn, hết thời gian thử thách cũng gần hết thời gian tham gia dân quân...và tâm lý của các đối tượng).

- Nguyên nhân chủ quan

+ Công tác phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Dân quân tự vệ chưa thật sâu rộng và đầy đủ. Nội dung, cách thức phổ biến, tuyên truyền chưa phù hợp với trình độ nhận thức, phong tục tập quán và đặc điểm của từng địa phương.

- Công tác phối hợp giữa Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy quân sự các huyện và thành phố Kon Tum với các cơ quan hữu quan có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, kịp thời; nhất là trong việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy quân sự các xã, phường, thị trấn.

- Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của Ban chỉ huy quân sự huyện với cấp ủy, chính quyền cấp xã, các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý chưa được thường xuyên, sâu sát, nhất là đối với lực lượng tự vệ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Công tác phối hợp giữa doanh nghiệp với chính quyền cấp xã trong việc rà soát, đăng ký số người tham gia lực lượng dân quân tự vệ chưa chặt chẽ.

PHẦN II

TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đảm bảo số lượng, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, lấy chất lượng chính trị là chính; tổ chức biên chế tinh gọn, chặt chẽ; trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phù hợp; được giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự toàn diện, thiết thực; khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu ngày càng cao; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, thực sự là lực lượng chính trị tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương. Chú trọng xây dựng nâng cao chất lượng Dân quân tự vệ ở các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh nhằm bảo đảm đủ sức đối phó với các tình huống xảy ra.

b. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ có số lượng phù hợp với dân số, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và đầy đủ thành phần lực lượng theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 77/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thực hiện một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ.

- Tỷ lệ đảng viên trong lực lượng Dân quân tự vệ đạt từ 21% trở lên (riêng Dân quân đạt 18%); %), đoàn viên đạt 60% trở lên; 86% chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn có cấp ủy.

- Hàng năm, 100% cơ sở Dân quân tự vệ được huấn luyện; cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ được tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện đúng nội dung, chương trình và đủ thời gian quy định; tỷ lệ quân số được huấn luyện đạt 90% trở lên.

- Đến hết năm 2025, có 100% số cán bộ quân sự cấp xã được đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở; trong đó có 50% được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.

- Đến hết năm 2025, hoàn thành xây dựng chốt dân quân thường trực các xã biên giới đạt 12/12 chốt (năm 2021 xây dựng 02 chốt, năm 2022 xây dựng 02 chốt, năm 2023 xây dựng 02 chốt, năm 2024 xây dựng 03 chốt, năm 2025 xây dựng 03 chốt). Xây nhà ở cho Dân quân thường trực đạt 100%, nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã đạt 40% số cấp xã còn lại (70 xã).

- Bảo đảm đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách, trang phục, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu

- Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Kết luận số 41-KL/TW ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Ban Bí thư (khóa X) tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05 tháng 10 năm 2002 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Dân quân tự vệ và dự bị động viên trong tình hình mới; Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, trước hết là cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ trong tình hình hiện nay. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và địa phương trong xây dựng, huy động và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ.

- Thực hiện nghiêm chế độ đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; thực hiện tuyển chọn công dân vào Dân quân tự vệ bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ theo đúng phương châm “Vững mạnh, rộng khắp”; thực hiện ở đâu có dân, có tổ chức cơ sở Đảng, ở đó có Dân quân tự vệ; gắn việc xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ với việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Các doanh nghiệp trên địa bàn phải thành lập đơn vị tự vệ khi đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 17, Luật Dân quân tự vệ năm 2019.

- Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ có số lượng phù hợp, chất lượng chính trị ngày càng cao; thành phần lực lượng phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với địa bàn và của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương, cơ quan, tổ chức.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quan tâm bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ tham gia huấn luyện, hoạt động, gắn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với quyền lợi của người tham gia Dân quân tự vệ; tạo điều kiện động viên lực lượng Dân quân tự vệ cả về vật chất và tinh thần, phù hợp với khả năng của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.

- Cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, nhiệm vụ trong tình hình mới; đề cao trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Gắn xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ với xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, tăng cường quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

II. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

1. Quy mô tổ chức Dân quân tự vệ trong thời bình

Thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ năm 2019; Nghị định của Chính phủ; quy định, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, của Quân khu 5 và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

2. Tổ chức, biên chế đơn vị Dân quân tự vệ: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 77/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thực hiện một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ .

3. Về chất lượng Dân quân tự vệ

- Chỉ tuyển chọn vào Dân quân tự vệ những công dân có lý lịch gia đình và bản thân rõ ràng; phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Có đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ tham gia Dân quân tự vệ do cơ sở y tế cấp xã trở lên xác nhận. Công dân được tuyển chọn vào dân quân thường trực phải có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên. Không được tuyển chọn vào Dân quân tự vệ các trường hợp nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng.

- Thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chi bộ quân sự, chi đoàn dân quân; chú trọng phát triển đảng viên, đoàn viên trong Dân quân tự vệ; phấn đấu giữ vững tỷ lệ đảng viên đạt 21% trở lên (riêng Dân quân đạt 18%), đoàn viên đạt 60% trở lên; 86% chi bộ quân sự có chi ủy; 100% Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã tham gia cấp ủy địa phương; 100% Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở; thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng thực thi công vụ, năng lực làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự góp phần nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cấp xã.

4. Số lượng Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã

- Đơn vị hành chính cấp xã loại 1, xã biên giới được bố trí 02 Phó Chỉ huy trưởng.

- Đơn vị hành chính cấp xã loại 2, loại 3 bố trí 01 Phó Chỉ huy trưởng.

5. Xây dựng mô hình điểm về Dân quân tự vệ: Theo Hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

III. CÔNG TÁC TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG, HUẤN LUYỆN, HỘI THI, HỘI THAO, DIỄN TẬP CHO DÂN QUÂN TỰ VỆ

1. Tập huấn, bồi dưỡng

Hàng năm, các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, cán bộ kiêm nhiệm công tác quốc phòng, quân sự ở cơ quan, tổ chức phải được tập huấn, bồi dưỡng đúng chương trình, nội dung, thời gian quy định cho từng đối tượng được quy định tại Thông tư số 69/2020/TT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ. Trong đó:

a) Phân cấp tổ chức

- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: Tổ chức tập huấn cho các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức); cán bộ đại đội; trung đội trưởng Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh; khẩu đội trưởng Dân quân tự vệ pháo phòng không 37mm, pháo 85mm; tổ chức bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức).

- Ban chỉ huy quân sự cấp huyện: Tổ chức tập huấn cho trung đội trưởng Dân quân cơ động, thôn đội trưởng, tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng Súng máy phòng không 12,7mm, ĐKZ 82mm, Cối 82mm, Cối 60mm.

b) Thời gian, chương trình tập huấn, bồi dưỡng: Thực hiện theo Điều 3, Thông tư số 69/2020/TT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ.

2. Huấn luyện Dân quân tự vệ

a) Quân số, thời gian huấn luyện cho từng đối tượng Dân quân tự vệ

- Dân quân tự vệ năm thứ nhất (trừ dân quân thường trực): Huấn luyện 100% quân số, thời gian huấn luyện 15 ngày/năm.

- Dân quân tự vệ từ năm thứ hai trở đi:

+ Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế: Huấn luyện 90% quân số trở lên, thời gian huấn luyện là 12 ngày/năm;

+ Dân quân tự vệ tại chỗ: Huấn luyện 80% quân số trở lên, thời gian huấn luyện là 07 ngày/năm.

- Dân quân thường trực: Huấn luyện 100% quân số, thời gian huấn luyện là 60 ngày/năm.

b) Chương trình huấn luyện Dân quân tự vệ: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 69/2020/TT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ.

c) Phân cấp tổ chức huấn luyện

- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: Tổ chức huấn luyện Đại đội tự vệ Pháo Phòng không 37mm, Đại đội dân quân tự vệ Pháo 85mm.

- Ban chỉ huy quân sự cấp huyện: Tổ chức huấn luyện cho đơn vị Dân quân tự vệ tổ chức ở cấp huyện; Dân quân tự vệ năm thứ nhất, Dân quân trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế và khẩu đội Cối 60mm của cấp xã. Căn cứ tình hình của địa phương, có thể tổ chức huấn luyện theo cụm xã, cụm cơ quan, tổ chức.

- Ban chỉ huy quân sự cấp xã: Tổ chức huấn luyện cho đơn vị dân quân thường trực, dân quân cơ động, dân quân tại chỗ ở cấp xã. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức: Tổ chức huấn luyện cho tự vệ thuộc quyền.

3. Hội thi, hội thao, diễn tập

a) Hội thi, hội thao: Thực hiện theo quy định tại Điều 8, Thông tư 69/2020/TT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ.

b) Diễn tập

- Diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã: Hằng năm tổ chức diễn tập 25% trở lên số đơn vị hành chính cấp xã, bảo đảm trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng phải tổ chức diễn tập ít nhất một lần.

- Diễn tập phòng thủ dân sự ở cấp xã: Giao Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

IV. HOẠT ĐỘNG CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ

1. Hoạt động sẵn sàng chiến đấu: Thực hiện theo Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Chương II, Thông tư số 43/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ sẵn sàng chiến đấu và kế hoạch về Dân quân tự vệ.

2. Tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, vùng trời Việt Nam; bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

3. Tham gia phòng, chống khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ.

4. Tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

5. Nhiệm vụ phòng thủ dân sự và các nhiệm vụ đột xuất.

V. BẢO ĐẢM SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CHO DÂN QUÂN TỰ VỆ

1. Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng: Thực hiện theo quy định của Thông tư số 76/2020/TT-BQP ngày 26 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trang bị, đăng ký, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của Dân quân tự vệ.

2. Công cụ hỗ trợ, vũ khí thô sơ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật: Ngoài vũ khí trang bị theo quy định, lực lượng Dân quân tự vệ trong hoạt động sẵn sàng chiến đấu, tuần tra được trang bị một số công cụ hỗ trợ cầm tay như: Roi điện, súng bắn đạn cao su, áo giáp, côn, gậy, dùi cui bằng gỗ, nhựa, cao su…Sau khi thực hiện nhiệm vụ phải tập trung quản lý tại trụ sở của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức; tuyệt đối không giao cho cá nhân quản lý.

3. Bảo đảm cơ sở vật chất

- Bảo đảm nhà, phòng làm việc riêng cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

- Bảo đảm trang thiết bị làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

- Bảo đảm vật chất huấn luyện, hoạt động cho Dân quân tự vệ.

- Bảo đảm tủ đựng vũ khí trang bị, công cụ hỗ trợ cho Dân quân tự vệ.

- Bảo đảm nơi ăn, nghỉ cho dân quân thường trực và công trình chiến đấu cho Dân quân tự vệ.

VI. KINH PHÍ BẢO ĐẢM

1. Bảo đảm quân phục, sao mũ, phù hiệu: Trang phục Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ năm 2019 và Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.

2. Bảo đảm chế độ chính sách

a. Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.

b. Chế độ phụ cấp hàng tháng của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 36/2020/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

c. Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực

- Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp hàng tháng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên.

- Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó.

d. Chế độ phụ cấp thâm niên của các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã

- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp được hưởng như sau: Sau 05 năm (đủ 60 tháng) công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hàng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1 %.

- Chỉ huy trường, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác ở các ngành nghề khác nếu được hưởng phụ cấp thâm niên thì được cộng nối thời gian đó với thời gian giữ các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại khoản 1 Điều này nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.

- Chế độ phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương, phụ cấp hàng tháng và được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

* Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên

- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian tự ý nghỉ việc;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương hoặc phụ cấp liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

đ. Định mức bảo đảm trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, chi phí đi lại đối với dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, dân quân pháo binh, dân quân trinh sát, dân quân thông tin, dân quân công binh, dân quân phòng hóa, dân quân y tế (trừ dân quân thường trực).

Dân quân khi có quyết định huy động, điều động làm nhiệm vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt được hưởng trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, chi phí đi lại như sau:

- Mức trợ cấp ngày công lao động bằng 119.200 đồng, trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, được hưởng trợ cấp tăng thêm bằng 59.600 đồng.

- Mức tiền ăn bằng tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được bố trí nơi ăn, nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã.

e. Định mức bảo đảm trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực

- Mức trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn của dân quân thường trực: Được quy định tại đoạn thứ 2, thứ 3 điểm đ, Khoản 2, Mục VI kinh phí bảo đảm.

- Mức trợ cấp một lần cho dân quân thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình; mức hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tiêu chuẩn vật chất hậu cần thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 4, 5 Điều 12, Nghị định số 72/2020/NĐ-CP .

f. Các chế độ, chính sách khác đối với Dân quân tự vệ không quy định trong Đề án này, được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

3. Phân kỳ kinh phí bảo đảm hàng năm

Tổng kinh phí bảo đảm cho Đề án là 392.866.372.400 đồng, trong đó: Năm 2021 là 78.089.493.360 đồng, năm 2022 là 75.344.219.760 đồng, năm 2023 là 75.344.219.760 đồng, năm 2024 là 82.044.219.760 đồng và năm 2025 là 82.044.219.760 đồng.

4. Nguồn ngân sách bảo đảm

- Theo phân cấp ngân sách, chi cho công tác quốc phòng của cấp huyện (bao gồm chi thường xuyên cho các nhiệm vụ lực lượng dân quân tự vệ, diễn tập, bảo đảm thường xuyên quốc phòng, biên giới và hợp tác với các nước bạn đối với các huyện có biên giới) do ngân sách cấp huyện đảm bảo theo quy định.

- Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho Dân quân tự vệ của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và địa phương được bố trí trong dự toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm. Việc lập, quản lý và sử dụng, thanh quyết toán ngân sách thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Kinh phí bảo đảm cho tự vệ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Dân quân tự vệ và được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo chế độ kế toán tài chính áp dụng đối với các đơn vị.

- Nội dung nhiệm vụ chi: Thực hiện theo Điều 38, điều 39 Luật Dân quân tự vệ năm 2019.

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền; sự chỉ huy thống nhất của Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự các cấp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Dân quân tự vệ; nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ.

3. Quan tâm phát triển đảng viên mới trong lực lượng Dân quân tự vệ, xây dựng chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn vững mạnh. Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đủ số lượng, bảo đảm chất lượng; nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng dân quân thường trực, dân quân cơ động, Dân quân tự vệ ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng. Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng huấn luyện và hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ.

4. Bảo đảm đầy đủ chế độ, chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ năm 2019, Nghị định số 72/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Bảo đảm cơ sở vật chất, vũ khí trang bị, công cụ hỗ trợ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng Dân quân tự vệ, trước hết là lực lượng dân quân thường trực, dân quân cơ động, lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống cháy rừng.

5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm, phát huy những mặt tích cực, khắc phục khâu yếu, mặt yếu, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến, xử lý các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm theo quy định của pháp luật.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

1. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

a. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện Đề án này.

b. Lập kế hoạch xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, trình Bộ Tư lệnh Quân khu V phê duyệt. Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai cho Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, cơ sở lập kế hoạch thực hiện công tác Dân quân tự vệ đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

c. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương, cơ quan, tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc.

d. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, sát yêu cầu, nhiệm vụ của cơ sở, đạt hiệu quả thiết thực.

đ. Hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cơ quan tổ chức, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện bảo đảm thực hiện thống nhất về chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ.

e. Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong công tác Dân quân tự vệ, sơ kết, tổng kết công tác Dân quân tự vệ ở các địa phương, cơ sở, tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo thực hiện.

2. Các sở, ban, ngành

a. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, địa phương xây dựng kế hoạch đảm bảo quốc phòng địa phương kết hợp với các nhiệm vụ phát triển kinh tế với quốc phòng và kế hoạch động viên quốc phòng.

- Hướng dẫn Bộ chỉ huy quân sự tỉnh trong quá trình lập dự án xây dựng trụ sở, nơi làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, xây dựng công trình chiến đấu cho Dân quân tự vệ trong khu vực phòng thủ; xây dựng thao trường, bãi tập cho công tác huấn luyện Dân quân tự vệ.

b. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh hướng dẫn các địa phương trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã; đề xuất chế độ, chính sách đối với các chức vụ Chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

c. Sở Tài chính phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện nhiệm xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ phù hợp với khả năng cân đối ngân sách tỉnh hàng năm.

d. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện quy hoạch đất quốc phòng làm thao trường, bãi tập bảo đảm cho công tác huấn luyện Dân quân tự vệ.

đ. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đối với lực lượng Dân quân tự vệ cho cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn tỉnh biết, thực hiện.

e. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn việc triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.

f. Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức xây dựng lực lượng tự vệ cơ quan theo Luật Dân quân tự vệ; phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, hướng dẫn cho các địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng lực lượng và bảo đảm chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở địa phương, cơ sở trong tình hình mới.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a. Chủ động cân đối ngân sách cấp huyện để đảm bảo thực hiện công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chính sách, chế độ hậu phương Quân đội cho lực lượng Dân quân tự vệ theo phân cấp quản lý hiện hành.

b. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Dân quân tự vệ, các văn bản hướng dẫn thi hành và Đề án này.

c. Chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện xây dựng kế hoạch tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn làm cơ sở triển khai thực hiện.

d. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự toán ngân sách của địa phương, trong đó xác định kinh phí bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng Dân quân trên địa bàn theo Đề án đã được phê duyệt.

đ. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ theo thẩm quyền.

e. Thực hiện các nhiệm vụ khác về Dân quân tự vệ của địa phương theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao.

4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức xây dựng, huấn luyện và chỉ đạo hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ thuộc quyền trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ theo quy định, thực hiện tốt chính sách hậu phương Quân đội.

- Chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn hàng năm lập kế hoạch xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ, dự toán ngân sách bảo đảm chi cho công tác quốc phòng, quân sự ở xã, phường, thị trấn trình Ủy ban nhân dân và Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, thành phố phê duyệt để tổ chức thực hiện, đồng thời tổng hợp kết quả triển khai thực hiện báo cáo cấp trên theo quy định.

5. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở

Chịu trách nhiệm trước cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, tổ chức về tổ chức xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ thuộc quyền. Hằng năm, lập dự toán ngân sách bảo đảm cho công tác quốc phòng, quân sự và công tác tự vệ trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt.

III. TIẾN ĐỘ CỦA ĐỀ ÁN

1. Năm 2021

- Kiện toàn, biên chế đủ các thành phần lực lượng Dân quân tự vệ theo Đề án. Tổ chức huấn luyện 100% cơ sở Dân quân tự vệ, quân số huấn luyện đạt trên 90% trở lên so với tổng số lực lượng Dân quân tự vệ, kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu (trong đó 75% khá giỏi trở lên).

- Triển khai thực hiện Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở theo Quyết định của Bộ Quốc phòng.

- Tổ chức triển khai xây dựng chốt Dân quân thường trực các xã biên giới (xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai và xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) và triển khai xây dựng nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

2. Năm 2022

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở đúng thành phần theo Luật Dân quân tự vệ.

- Đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở theo Quyết định của Bộ Quốc phòng.

- Tiếp tục xây dựng chốt Dân quân thường trực các xã biên giới (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai và xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi) và triển khai xây dựng nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Đề án và sơ kết, báo cáo đánh giá 02 năm triển khai thực hiện Đề án (dự kiến Quý IV/2022).

3. Năm 2023

- Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với Dân quân tự vệ kiện toàn, biên chế đủ các thành phần lực lượng Dân quân tự vệ theo Đề án. Tổ chức huấn luyện 100% cơ sở Dân quân tự vệ, quân số huấn luyện đạt trên 90% trở lên so với tổng số lực lượng Dân quân tự vệ, kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu (trong đó 75% khá giỏi trở lên).

- Đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở theo Quyết định của Bộ Quốc phòng.

- Tiếp tục xây dựng chốt Dân quân thường trực các xã biên giới (xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai và xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei) và triển khai xây dựng nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

4. Năm 2024

- Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với Dân quân tự vệ; kiện toàn, biên chế đủ các thành phần lực lượng Dân quân tự vệ theo Đề án. Tổ chức huấn luyện 100% cơ sở Dân quân tự vệ, quân số huấn luyện đạt trên 90% trở lên so với tổng số lực lượng Dân quân tự vệ; kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu (trong đó 75% khá, giỏi trở lên).

- Tiếp tục xây dựng chốt Dân quân thường trực các xã biên giới (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi; xã Rờ Kơi, Sa Thầy và xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei) và triển khai xây dựng nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

5. Năm 2025

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án đã xác định.

- Tiếp tục xây dựng chốt Dân quân thường trực các xã biên giới (xã Đăk Xú, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi và xã Đăk Long, huyện Đăk Glei) và triển khai xây dựng nhà làm việc cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

- Tổng kết, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 (dự kiến Quý IV năm 2025)./.

 

TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CHO LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ NĂM 2021- 2025

(Kèm theo Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và chế độ chính sách DQTV giai đoạn 2021-2025)

TT

Nội dung

NHU CẦU KINH PHÍ NĂM 2021 (Tính theo lương tối thiểu: 1.490.000 đồng)

NĂM 2022
(Tính theo lương tối thiểu: 1.490.000 đồng)

NĂM 2023
(Tính theo lương tối thiểu: 1.490.000 đồng)

NĂM 2024
(Tính theo lương tối thiểu: 1.490.000 đồng)

NĂM 2025
(Tính theo lương tối thiểu: 1.490.000 đồng)

Tổng kinh phí bảo đảm cho 5 năm

Số lượng

Thời gian

Mức chi

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

 

TỔNG CỘNG

8,348

 

 

78,089,493,360

8,304

75,344,219,760

8,304

75,344,219,760

8,304

82,044,219,760

8,304

82,044,219,760

392,866,372,400

I

Phụ cấp trách nhiệm cán bộ quản lý các đơn vị DQTV

1,887

 

 

5,079,170,400

1,883

5,070,588,000

1,883

5,070,588,000

1,883

5,070,588,000

1,883

5,070,588,000

25,361,522,400

1

Tiểu đội trưởng và tương đương

558

12

149,000

997,704,000

558

997,704,000

558

997,704,000

558

997,704,000

558

997,704,000

4,988,520,000

2

Tiêu đội trưởng DQ thường trực

22

12

178,800

47,203,200

18

38,620,800

18

38,620,800

18

38,620,800

18

38,620,800

201,686,400

3

Thôn đội trưởng kiêm nhiệm tổ trưởng DQ tại chỗ (178.800đ + 29.800đ = 208.600đ )

756

12

208,600

1,892,419,200

756

1,892,419,200

756

1,892,419,200

756

1,892,419,200

756

1,892,419,200

9,462,096,000

4

Trung đội trưởng DQ cơ động và tương đương

201

12

298,000

718,776,000

201

718,776,000

201

718,776,000

201

718,776,000

201

718,776,000

3,593,880,000

5

Phó Đại đội trưởng và Chính trị viên phó

4

12

298,000

14,304,000

4

14,304,000

4

14,304,000

4

14,304,000

4

14,304,000

71,520,000

6

Đại đội trưởng và chính trị viên trưởng

4

12

223,500

10,728,000

4

10,728,000

4

10,728,000

4

10,728,000

4

10,728,000

53,640,000

7

Chỉ huy trưởng và Chính trị viên

161

12

356,000

687,792,000

161

687,792,000

161

687,792,000

161

687,792,000

161

687,792,000

3,438,960,000

8

Phó Chỉ huy trưởng và Chính trị viên phó

181

12

327,000

710,244,000

181

710,244,000

181

710,244,000

181

710,244,000

181

710,244,000

3,551,220,000

II

Phụ cấp hàng tháng của Phó Chỉ huy trưởng và TĐT

906

 

327,000

9,593,280,000

906

9,593,280,000

906

9,593,280,000

906

9,593,280,000

906

9,593,280,000

47,966,400,000

1

Phó Chỉ huy trưởng cấp xã

150

12

1,549,600

2,789,280,000

150

2,789,280,000

150

2,789,280,000

150

2,789,280,000

150

2,789,280,000

13,946,400,000

2

Thôn đội trưởng

756

12

750,000

6,804,000,000

756

6,804,000,000

756

6,804,000,000

756

6,804,000,000

756

6,804,000,000

34,020,000,000

III

Phụ cấp thâm niên hàng tháng Phó chỉ huy trưởng

150

 

 

336,805,560

150

336,805,560

150

336,805,560

150

336,805,560

150

336,805,560

1,684,027,800

1

Thời gian công tác 5 năm (phụ cấp tháng: 1,04 + phụ cấp trách nhiệm: 0,22 = 1,26 x 5%)

48

12

93,870

54,069,120

48

54,069,120

48

54,069,120

48

54,069,120

48

54,069,120

270,345,600

2

Thời gian công tác 10 năm (10%)

55

12

187,740

123,908,400

55

123,908,400

55

123,908,400

55

123,908,400

55

123,908,400

619,542,000

3

Thời gian công tác 15 năm (15%)

47

12

281,610

158,828,040

47

158,828,040

47

158,828,040

47

158,828,040

47

158,828,040

794,140,200

IV

Phụ cấp đặc thù quốc phòng

636

 

 

2,231,781,600

632

2,227,490,400

632

2,227,490,400

632

2,227,490,400

632

2,227,490,400

11,141,743,200

1

Phó chỉ huy trưởng Ban CHQS xã (phụ cấp hàng tháng: 1,04 + phụ cấp trách nhiệm: 0,22 = 1,26 x 1.490.000đ x 50%)

150

12

938,700

1,689,660,000

150

1,689,660,000

150

1,689,660,000

150

1,689,660,000

150

1,689,660,000

8,448,300,000

2

Trung đội trưởng dân quân cơ động (phụ cấp trách nhiệm: 0,20 x 1.490.000đ x 50%)

116

12

149,000

207,408,000

116

207,408,000

116

207,408,000

116

207,408,000

116

207,408,000

1,037,040,000

3

Tiểu đội trưởng DQTT (phụ cấp trách nhiệm: 178.800 x 50%)

22

12

89,400

23,601,600

18

19,310,400

18

19,310,400

18

19,310,400

18

19,310,400

100,843,200

4

Tiểu đội trưởng dân quân cơ động (phụ cấp trách nhiệm: 149.000đ x 50%)

348

12

74,500

311,112,000

348

311,112,000

348

311,112,000

348

311,112,000

348

311,112,000

1,555,560,000

V

Hỗ trợ đóng BHXH cho Phó Chỉ huy trưởng và chi trả chính sách xã hội đối với cán bộ:

150

 

 

608,277,600

150

608,277,600

150

608,277,600

150

608,277,600

150

608,277,600

3,041,388,000

1

Hỗ trợ đóng BHXH cho Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã (1,26 x 18%)

150

12

337,932

608,277,600

150

608,277,600

150

608,277,600

150

608,277,600

150

608,277,600

3,041,388,000

VI

Tập huấn cán bộ DQTV: Gồm cán Phó Chỉ huy, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, TĐT

1,688

 

 

2,303,884,800

1,688

2,303,884,800

1,688

2,303,884,800

1,688

2,303,884,800

1,688

2,303,884,800

11,519,424,000

1

Hỗ trợ ngày công (không tính Chỉ huy phó cấp xã)

1,538

8

119,200

1,466,636,800

1,538

1,466,636,800

1,538

1,466,636,800

1,538

1,466,636,800

1,538

1,466,636,800

7,333,184,000

2

Hỗ trợ tiền ăn (cả Phó Chỉ huy trưởng cấp xã)

1,688

8

62,000

837,248,000

1,688

837,248,000

1,688

837,248,000

1,688

837,248,000

1,688

837,248,000

4,186,240,000

VII

Chi huấn luyện thường xuyên hàng năm

 

 

 

27,887,592,400

 

25,214,792,400

 

25,214,792,400

 

25,214,792,400

 

25,214,792,400

128,746,762,000

1

Cho trả ngày công trong thời gian huấn luyện

6,461

 

 

18,246,778,400

6,421

16,506,458,400

6,421

16,506,458,400

6,421

16,506,458,400

6,421

16,506,458,400

84,272,612,000

-

Chiến sĩ DQTV năm thứ nhất

1,025

15

119,200

1,832,700,000

1,025

1,832,700,000

1,025

1,832,700,000

1,025

1,832,700,000

1,025

1,832,700,000

9,163,500,000

-

Dân quân tại chỗ (80% quân số)

1,038

7

119,200

866,107,200

1,038

866,107,200

1,038

866,107,200

1,038

866,107,200

1,038

866,107,200

4,330,536,000

-

Dân quân phòng không, pháo binh

488

12

119,200

698,035,200

488

698,035,200

488

698,035,200

488

698,035,200

488

698,035,200

3,490,176,000

-

Dân quân binh chủng bảo đảm

464

12

119,200

663,705,600

464

663,705,600

464

663,705,600

464

663,705,600

464

663,705,600

3,318,528,000

-

Dân quân cơ động (100% quân số)

3,226

12

119,200

4,614,470,400

3,226

4,614,470,400

3,226

4,614,470,400

3,226

4,614,470,400

3,226

4,614,470,400

23,072,352,000

-

Dân quân thường trực

220

365

119,200

9,571,760,000

180

7,831,440,000

180

7,831,440,000

180

7,831,440,000

180

7,831,440,000

40,897,520,000

2

Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian huấn luyện

6,461

 

 

9,640,814,000

6,421

8,708,334,000

6,421

8,708,334,000

6,421

8,708,334,000

6,421

8,708,334,000

44,474,150,000

-

Chiến sĩ DQTV năm thứ nhất (25% quân số)

1,025

15

62,000

953,250,000

1,025

953,250,000

1,025

953,250,000

1,025

953,250,000

1,025

953,250,000

4,766,250,000

-

Dân quân tại chỗ (80% quân số)

1,038

7

62,000

450,492,000

1,038

450,492,000

1,038

450,492,000

1,038

450,492,000

1,038

450,492,000

2,252,460,000

-

Dân quân phòng không, pháo binh

488

12

62,000

363,072,000

488

363,072,000

488

363,072,000

488

363,072,000

488

363,072,000

1,815,360,000

-

Dân quân binh chủng bảo đảm

464

12

62,000

345,216,000

464

345,216,000

464

345,216,000

464

345,216,000

464

345,216,000

1,726,080,000

-

Dân quân cơ động (100% quân số)

3,226

12

62,000

2,400,144,000

3,226

2,400,144,000

3,226

2,400,144,000

3,226

2,400,144,000

3,226

2,400,144,000

12,000,720,000

-

Tiền ăn của Dân quân thường trực

220

365

62,000

4,978,600,000

180

4,073,400,000

180

4,073,400,000

180

4,073,400,000

180

4,073,400,000

21,272,200,000

-

Tiền ăn thêm DQTT trong các ngày lễ, tết trong năm

220

11

62,000

150,040,000

180

122,760,000

180

122,760,000

180

122,760,000

180

122,760,000

641,080,000

VIII

Chi cho hoạt động, diễn tập của lực lượng DQTV

 

 

 

5,596,362,000

 

5,596,362,000

 

5,596,362,000

 

5,596,362,000

 

5,596,362,000

27,981,810,000

1

Tuần tra biên giới và nội địa

 

 

 

2,083,800,000

 

2,083,800,000

 

2,083,800,000

 

2,083,800,000

 

2,083,800,000

10,419,000,000

-

Trợ cấp ngày công cho dân quân

2,300

5

119,200

1,370,800,000

2,300

1,370,800,000

2,300

1,370,800,000

2,300

1,370,800,000

2,300

1,370,800,000

6,854,000,000

-

Hỗ trợ tiền ăn cho Dân quân

2,300

5

62,000

713,000,000

2,300

713,000,000

2,300

713,000,000

2,300

713,000,000

2,300

713,000,000

3,565,000,000

2

Trực các ngày lễ, tết của Dân quân cơ động

 

 

 

2,634,648,000

 

2,634,648,000

 

2,634,648,000

 

2,634,648,000

 

2,634,648,000

13,173,240,000

-

Trợ cấp ngày công cho dân quân

1,454

10

119,200

1,733,168,000

1,454

1,733,168,000

1,454

1,733,168,000

1,454

1,733,168,000

1,454

1,733,168,000

8,665,840,000

-

Hỗ trợ tiền ăn cho Dân quân

1,454

10

62,000

901,480,000

1,454

901,480,000

1,454

901,480,000

1,454

901,480,000

1,454

901,480,000

4,507,400,000

3

Tham gia diễn tập ở các cấp, tham gia  khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

 

 

 

877,914,000

 

877,914,000

 

877,914,000

 

877,914,000

 

877,914,000

4,389,570,000

-

Trợ cấp ngày công tham gia diễn tập các cấp, phòng chống lụt bão, cháy rừng 3% quân số DQTV

323

15

119,200

577,524,000

323

577,524,000

323

577,524,000

323

577,524,000

323

577,524,000

2,887,620,000

-

Hỗ trợ tiền ăn cho huy động diễn tập ở các cấp, phòng chống lụt bão, cháy rừng 3% quân số DQTV

323

15

62,000

300,390,000

323

300,390,000

323

300,390,000

323

300,390,000

323

300,390,000

1,501,950,000

IX

Bảo đảm vật chất cho tập huấn cán bộ và huấn luyện chiến sỹ DQTV, văn hóa tinh thần và chính sách thương binh xã hội

 

 

 

2,824,539,000

 

2,824,539,000

 

2,824,539,000

 

2,824,539,000

 

2,824,539,000

14,122,695,000

1

Báo QĐND gồm: Ban CHQS cấp xã 102, CQ, TC 59, DQTT 22 = 183 đầu mối.

183

365

4,200

280,539,000

183

280,539,000

183

280,539,000

183

280,539,000

183

280,539,000

1,402,695,000

2

Bảo đảm vật chất đờì sống tinh thần cho các tiểu đội DQTT

22

12

4,500,000

99,000,000

22

99,000,000

22

99,000,000

22

99,000,000

22

99,000,000

495,000,000

3

Bảm đảm vật chất cho tập huấn cán bộ, huấn luyện DQTV hàng năm ở các cấp.

102

12

20,000,000

2,040,000,000

102

2,040,000,000

102

2,040,000,000

102

2,040,000,000

102

2,040,000,000

10,200,000,000

4

Bảm đảm chính sách TBXH và ốm đau của DQTV

102

12

3,000,000

306,000,000

102

306,000,000

102

306,000,000

102

306,000,000

102

306,000,000

1,530,000,000

X

Chi trả cho DQTT hoàn thành nghĩa vụ (2 năm)

110

 

2,980,000

327,800,000

90

268,200,000

90

268,200,000

90

268,200,000

90

268,200,000

1,400,600,000

XI

Trang bị quân trang cho lực lượng DQ (tính bằng năm 2019)

 

 

 

7,900,000,000

 

7,900,000,000

 

7,900,000,000

 

7,900,000,000

 

7,900,000,000

39,500,000,000

XII

Xây dựng Chốt DQTT các xã biên giới (tính bằng Chốt xã Bờ Y/Ngọc Hồi, năm 2019)

2

 

6,700,000,000

13,400,000,000

2

13,400,000,000

2

13,400,000,000

3

20,100,000,000

3

20,100,000,000

80,400,000,000

 



(1) Gồm: Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó.

(2) Gồm: Chỉ huy trưởng, 02 Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó.

(3) Trong đó: có 22 Ban CHQS cơ quan, tổ chức thuộc Bộ CHQS tỉnh quản lý; 25 Ban CHQS cơ quan, tổ chức thuộc cấp huyên quản lý.

(4) Trong đó: 02 Ban CHQS cơ quan, tổ chức thuộc Bộ CHQS tỉnh quản lý; 10 Ban CHQS cơ quan, tổ chức thuộc cấp huyện quản lý.

(5) Cơ cấu thành phần lực lượng: Lực lượng DQTV bộ binh gồm: DQTV cơ động, DQTV tại chỗ; Lực lượng DQTV phòng không gồm: Dân quân tự vệ Pháo phòng không 37 mm-1, DQTV súng máy phòng không 12,7mm; Dân quân tự vệ pháo binh gồm: DQTV Cối 82 mm, DQTV ĐKZ-82mm, DQTV Cối 60mm; Lực lượng DQTV binh chủng bảo đảm: Trinh sát, Thông tin,Công binh, Phòng hóa, Y tế. Về Quy mô tổ chức: Thực hiện đúng theo Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 của Bộ Quốc phòng quy định, hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.

(6) Đã xuống cấp (phường Quyết Thắng); chật chội (xã Măng Cành)…; giường ngủ của Tiểu đội Thường trực BCHQS xã Đăk Nhoong không bảo đảm, dễ gãy, sập.

(7) Tỷ lệ đảng viên trong lực lượng Dân quân 16,04%; tỷ lệ đảng viên trong lực lượng Tự vệ 47,15%. Tỷ lệ đoàn viên trong lực lượng Dân quân 56,88%; tỷ lệ đoàn viên trong lực lượng Tự vệ đạt 46,42%.

(8) Phấn đấu có 100% Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng dân quân cơ động, Tiểu đội trưởng dân quân cơ động, Tiểu đội trưởng dân quân thường trực là đảng viên.

(9) Khuyết Chỉ huy Trưởng BCHQS phường Quyết Thắng; huyện Kon Plông có 04 Chỉ huy trưởng BCHQS cấp xã chưa phải là công chức (trong đó có xã Măng Cành được Đoàn giám sát trực tiếp). Sa thầy có 7/11 Chỉ huy trưởng chưa phải là công chức. Chỉ huy trưởng BCHQS thị trấn Đăkl Glei do Phó Chủ tịch UBND thị trấn kiêm nhiệm.

(10) Tại 03 Hạt Kiểm lâm ở 03 huyện: Kon Plông; Đăk Glei; Sa Thầy cho thấy lực lượng tự vệ tại Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy thực hiện đúng quy định về việc thành lập Tiểu đội tự vệ trong đơn vị.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 79/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 về Đề án tổ chức lựa lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.265

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.227.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!