HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
22/2016/NQ-HĐND
|
Điện Biên,
ngày 04 tháng 8 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV - KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng
12 năm 2002;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm
1989; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm
1999;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm
2012;
Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, ngày 13
tháng 6 năm 2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ
công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ
quan Nhà nước;
Căn cứ Nghị định 18/2014/NĐ-CP, ngày 14 tháng
3 năm 2014 của Chính phủ Quy định về Chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí,
xuất bản;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT, ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn Quản lý và sử dụng
kinh phí thực hiện Chương trình Quốc gia về Ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan Nhà nước;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
17/2010/TTLT-BTTTT-BNV, ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội
vụ về Hướng dẫn Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh
- Truyền hình, Đài Truyền thanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Xét Tờ trình số 2103/TTr-UBND, ngày 20 tháng
7 năm 2016 của UBND tỉnh Về việc ban hành Quy định chế độ nhuận bút trong lĩnh
vực báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn
hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu hội đồng
nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định chế độ nhuận
bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
1.1. Quy định này quy định mức chi trả chế độ
nhuận bút, trích lập quản lý và sử dụng quỹ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí (gồm
báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), xuất bản, bản tin, thông tin điện tử
(gồm cổng/trang thông tin điện tử tỉnh; các cổng/trang thông tin điện tử của
các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh và cấp huyện), Đài
Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là
Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện); thù lao cho người tham gia thực hiện
các công việc liên quan trực tiếp đến tác phẩm được sử dụng trên báo chí, xuất
bản phẩm, bản tin, cổng/trang thông tin điện tử, Đài Truyền thanh - Truyền hình
cấp huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
1.2. Các nội dung khác liên quan đến chế độ nhuận
bút, thù lao, không quy định trong Quy định này thực hiện theo quy định của
pháp luật hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cơ quan báo chí, cơ quan xuất
bản, xuất bản phẩm, cơ quan xuất bản bản tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp
huyện, cổng/trang thông tin điện tử; các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân
liên quan đến tác phẩm được sử dụng trên báo chí, xuất bản phẩm, bản tin, cổng/trang
thông tin điện tử, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện trên địa bàn tỉnh
Điện Biên.
3. Đối tượng được hưởng nhuận
bút, thù lao
3.1. Đối tượng hưởng nhuận bút
a) Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác
phẩm được cơ quan báo chí, xuất bản, cơ quan xuất bản bản tin, cổng/trang thông
tin điện tử, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện trên địa bàn tỉnh Điện
Biên sử dụng.
b) Biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ (không kể phần
nhạc qua băng tư liệu) - đối với phát thanh.
c) Biên kịch, đạo diễn, quay phim, người dựng
phim, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), họa sĩ - đối với truyền
hình.
d) Tác giả là người thuộc cơ quan sử dụng tác phẩm
(báo chí, xuất bản, bản tin, cổng/trang thông tin điện tử, Đài Truyền thanh -
Truyền hình cấp huyện), hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng với cơ quan sử dụng
tác phẩm hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, sáng tạo tác phẩm ngoài định mức được
giao thì được hưởng 100% nhuận bút theo quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng
tác phẩm.
3.2. Đối tượng hưởng thù lao
a) Người sưu tầm, người cung cấp tác phẩm, thông
tin, văn bản, tài liệu, Tổng Biên tập, Phó tổng Biên tập, Trưởng ban Biên tập,
chịu trách nhiệm xuất bản, Phó trưởng Ban Biên tập, Biên tập viên, Trưởng đài,
Phó trưởng Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện và những người thực hiện
các công việc có liên quan trực tiếp đến tác phẩm được xuất bản, phát sóng (đối
với báo in, báo điện tử, bản tin, cổng/trang thông tin điện tử, Đài Truyền
thanh - Truyền hình cấp huyện).
b) Lãnh đạo cơ quan báo nói và báo hình, phát
thanh viên, biên tập viên, diễn viên sân khấu, điện ảnh và các loại hình nghệ
thuật khác, đạo diễn chương trình, người chỉ huy dàn dựng âm nhạc, người thiết
kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật, đạo diễn và chuyên viên kỹ thuật âm thanh, quay
phim kỹ xảo (đối với báo nói, báo hình).
c) Người sưu tầm, người hiệu đính tác phẩm, người
cung cấp tác phẩm, văn bản, tài liệu gồm: Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;
văn bản của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những
văn bản đó (đối với xuất bản).
d) Người thuộc cơ quan báo chí, xuất bản, bản
tin, cổng/trang thông tin điện tử, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm
ngoài định mức được giao thì được hưởng 100% nhuận bút theo quy định của cơ
quan, đơn vị sử dụng tác phẩm.
3.3. Quy định về định mức lao động đối với công
chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến tác phẩm
a) Định mức lao động của công chức, viên chức dựa
trên cơ sở ngạch công chức, viên chức hoặc nhiệm vụ được giao và bậc lương của
công chức, viên chức. Đơn vị định mức lao động được ấn định bằng số lượng, chất
lượng tác phẩm (tin, bài, ảnh). Công chức, viên chức thuộc các cơ quan sử dụng
tác phẩm, có tác phẩm thực hiện ngoài định mức được giao thì được hưởng nhuận
bút, thù lao theo quy định.
b) Được trừ định mức lao động
trong thời gian: Đi công tác, đi học, nghỉ phép, nghỉ chế độ theo quy định hoặc
lý do khác khi có sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan và được quy định trong quy chế
chi trả nhuận bút, thù lao của đơn vị.
c) Định mức giao khoán tối thiểu của
phóng viên ở các cơ quan báo chí là 12 tin, 4 bài/người/tháng (Một bài được
tính tương đương bằng 04 tin). Đối với Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện
và các bản tin, cổng/trang thông tin điện tử có cán bộ được giao chuyên trách
thực hiện nội dung được tính bằng 65% định mức khoán của cơ quan báo chí.
Căn cứ vào đặc thù của cơ quan, Thủ
trưởng cơ quan báo chí, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, các bản tin,
cổng/trang thông tin điện tử quy định định mức phù hợp cho cán bộ, công chức,
viên chức được giao nhiệm vụ của cơ quan mình, nhưng không thấp hơn định mức
khoán tối thiểu.
4. Quy định chung về chi trả
nhuận bút, thù lao
Thực hiện theo quy định tại Điều 4, Nghị định
18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ Quy định về chế độ nhuận
bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
5. Quy định về hệ số khung
nhuận bút
5.1. Nhuận bút đối với tác phẩm báo in, báo điện
tử
Nhóm
|
Thể loại
|
Hệ số tối đa
|
1
|
Tin; trả lời bạn đọc.
|
5
|
2
|
Tranh.
|
5
|
3
|
Ảnh.
|
5
|
4
|
Chính luận.
|
15
|
5
|
Phóng sự; Ký (một kỳ); bài phỏng vấn.
|
15
|
6
|
Sáng tác văn học.
|
15
|
7
|
Nghiên cứu.
|
20
|
8
|
Trực tuyến media.
|
25
|
5.2. Nhuận bút đối với tác phẩm báo nói, báo
hình
Nhóm
|
Thể loại
|
Hệ số tối đa
|
1
|
Tin; trả lời bạn đọc.
|
5
|
2
|
Chính luận.
|
15
|
3
|
Phóng sự; Ký (một kỳ); bài phỏng vấn.
|
15
|
4
|
Sáng tác văn học.
|
15
|
5
|
Nghiên cứu, hướng dẫn khoa học giáo dục.
|
20
|
6
|
Tọa đàm, giao lưu.
|
25
|
a) Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả quy định
tại Tiết a, Điểm 3.1, Khoản 3 điều này có tác phẩm được cơ quan phát thanh,
truyền hình sử dụng được hưởng nhuận bút theo quy định tại khung nhuận bút của
báo nói, báo hình.
b) Nhuận bút cho biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ
(không kể phần nhạc qua băng tư liệu) đối với báo nói (phát thanh) hưởng nhuận
bút bằng 20% - 30% đối với các thể loại 1, 2, 3, 5, 6; hưởng 50% - 100% của thể
loại 4 trong khung nhuận bút của báo nói, báo hình.
c) Nhuận bút cho biên kịch, đạo diễn, quay
phim, người dựng phim, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), họa
sĩ đối với báo hình (truyền hình), hưởng nhuận bút bằng 50% - 70% đối với
các thể loại 1, 2, 3, 5, 6; hưởng 100% - 150% của thể loại 4 trong khung nhuận
bút của báo nói, báo hình.
d) Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình
nghệ thuật biểu diễn khác, tác phẩm điện ảnh, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm
hưởng nhuận bút bằng mức 50 - 60% nhuận bút tương ứng theo quy định của pháp luật
về chế độ nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn
khác, nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video.
5.3. Nhuận bút đối với tác phẩm được đăng trên bản
tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, cổng/trang thông tin điện tử.
a) Khung nhuận bút đối với bản tin, Đài Truyền
thanh - Truyền hình cấp huyện
Nhóm
|
Thể loại
|
Hệ số tối đa
|
1
|
Tin; ảnh; trả lời bạn đọc.
|
3
|
2
|
Chính luận; phóng sự, bài phỏng vấn; sáng tác
văn học (thơ, nhạc); nghiên cứu.
|
10
|
b) Khung nhuận bút đối với cổng/trang thông tin
điện tử
Nhóm
|
Thể loại
|
Hệ số tối đa
|
1
|
Tin; trả lời bạn đọc; tranh, ảnh.
|
3
|
2
|
Chính luận; phóng sự; ký (một kỳ); bài phỏng vấn;
nghiên cứu.
|
10
|
3
|
Sáng tác văn học (thơ nhạc).
|
10
|
4
|
Media.
|
15
|
5.4. Nhuận bút đối với xuất bản phẩm
Thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị
định 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ Quy định về Chế độ
nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
5.5. Giá trị hệ số nhuận bút, cách tính nhuận
bút
a) Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút được quy định
bằng 10% mức tiền lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang.
b) Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một
đơn vị hệ số nhuận bút.
6. Nhuận bút khuyến khích đối
với tác phẩm báo in, báo điện tử
6.1. Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi,
dân tộc thiểu số hưởng thêm khoản nhuận bút khuyến khích bằng 10% đến 20% nhuận
bút của tác phẩm đó.
6.2. Tác giả của tác phẩm được thực hiện trong
điều kiện khó khăn, nguy hiểm, được hưởng thêm nhuận bút khuyến khích tối đa bằng
mức nhuận bút của tác phẩm đó.
6.3. Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng
tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người
dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác hưởng thêm
30% đến 50% nhuận bút của tác phẩm đó.
7. Chi trả thù lao
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng tác phẩm quy
định mức trả thù lao tùy theo mức độ đóng góp cho những người có liên quan trực
tiếp đến tác phẩm theo quy định tại Điểm 3.2, Khoản 3 của điều này.
8. Một số quy định khác
8.1. Tác giả phần lời của bản nhạc,
của truyện tranh, phụ đề thể loại Media hưởng từ 20% - 50%
nhuận bút của tác phẩm đó.
8.2. Tác giả bản dịch từ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt hoặc ngược lại hưởng từ
40% - 65% đối với báo in, báo điện tử, cổng thông
tin điện tử, bản tin theo nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại
tương ứng bằng tiếng Việt. Mức nhuận bút do thủ trưởng cơ quan sử dụng tác phẩm
quyết định.
8.3. Đối với báo điện tử nhuận
bút, thù lao thông tin do độc giả cung cấp sẽ do Tổng Biên
tập quyết định, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.
8.4. Đối với các bài phỏng vấn,
người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn thuộc báo in, báo điện tử được trả nhuận bút theo quy chế của cơ quan báo chí.
8.5. Tác phẩm báo nói, báo
hình phát nhiều lần trên sóng hưởng nhuận bút theo thỏa thuận
trong hợp đồng giữa cơ quan báo chí với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền
tác giả có tác phẩm, nhưng không quá 30% mức nhuận bút phát lần đầu (đối với
phát lần thứ 2) và 10% đối với phát lần thứ ba trở đi.
8.6. Đối với thể loại cầu phát
thanh, cầu truyền hình, chương trình phát thanh trực tiếp, chương trình truyền
hình trực tiếp và những thể loại khác chưa quy định trong Quy định này, tuỳ theo tính chất, quy mô, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh quyết
định mức nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những
người liên quan thực hiện các chương trình đó.
9. Lập quỹ nhuận bút
9.1. Quỹ nhuận bút được hình thành từ các nguồn
sau:
a) Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho các cơ
quan báo chí, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
b) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.
9.2. Xây dựng quỹ nhuận bút
a) Đối với các loại hình báo in, báo điện tử:
- Đối với cơ quan báo chí hoạt động chủ yếu bằng
ngân sách Nhà nước: Cơ quan chủ quản xem xét cấp kinh phí cho các cơ quan, đơn
vị sau khi trừ định mức, chi nhuận bút từ các nguồn thu hoạt động báo chí, hoạt
động kinh tế của cơ quan báo chí, nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài trên cơ sở xây dựng dự toán như sau:
Quỹ nhuận bút hằng năm = Tổng số nhuận bút phải
trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến
khích sáng tạo tác phẩm + Thù lao.
Trong đó:
+Tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ
báo, tạp chí xuất bản trong năm = Tổng hệ số nhuận bút bình quân trong một kỳ
báo, tạp chí x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút x Số kỳ báo, tạp chí trong
năm.
+ Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo
tác phẩm tối đa không quá 20% tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp
chí xuất bản trong năm.
+ Tổng số thù lao tối đa không quá 40% tổng số
nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản trong năm.
- Đối với cơ quan báo chí tự bảo đảm
chi phí hoạt động, quỹ nhuận bút do cơ quan báo chí quyết định trên cơ sở cân đối
tài chính của đơn vị.
b) Đối với báo nói, báo hình
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khi chưa bảo
đảm kinh phí hoạt động, ngân sách tỉnh cấp kinh phí trích lập Quỹ nhuận bút cho
đơn vị (sau khi trừ định mức, chi nhuận bút từ các hoạt động báo chí, hoạt động
kinh tế của cơ quan báo chí, nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài) trên cơ sở dự toán xây dựng như sau:
Quỹ nhuận bút hằng năm = Tổng số nhuận bút phải
trả trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm + Thù
lao.
Trong đó:
+ Tổng số nhuận bút phải trả trong năm = Số lượng
bình quân nhuận bút cho một chương trình phát thanh, truyền hình x Tổng thời lượng
chương trình phát thanh, truyền hình trong năm.
+ Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo
tác phẩm tối đa không quá 20% tổng số nhuận bút phải trả trong năm.
+ Tổng số thù lao tối đa không quá 60% tổng số
nhuận bút phải trả trong năm.
- Khi tự bảo đảm chi phí hoạt động hoặc hoạt động
theo cơ chế tài chính đặc thù, quỹ nhuận bút do Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
quyết định trên cơ sở cân đối tài chính của đơn vị.
c) Đối với cơ quan xuất bản bản tin, cổng/trang
thông tin điện tử, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện
- Cơ quan có xuất bản bản tin xây dựng quỹ nhuận
bút như sau:
Quỹ nhuận bút hằng năm = Tổng số nhuận bút phải
trả cho các kỳ bản tin xuất bản trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến
khích sáng tạo tác phẩm + Thù lao (không bao gồm định mức).
Trong đó:
+ Tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ bản tin
trong năm = Tổng hệ số nhuận bút bình quân trong một kỳ bản tin x Giá trị một
đơn vị hệ số nhuận bút x Số kỳ bản tin trong năm.
+ Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo
tác phẩm tối đa không quá 10% tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ bản tin xuất
bản trong năm.
+ Tổng số thù lao tối đa không quá 20% tổng số
nhuận bút phải trả cho các kỳ bản tin xuất bản trong năm.
- Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, cơ
quan có cổng/trang thông tin điện tử xây dựng quỹ nhuận bút như sau:
Quỹ nhuận bút hằng năm = Tổng số nhuận bút phải
trả cho các tác phẩm trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo
tác phẩm + Thù lao (không bao gồm định mức).
Trong đó:
+ Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo
tác phẩm tối đa không quá 5% tổng số nhuận bút phải trả cho tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả trong năm.
+ Tổng số thù lao tối đa không quá 20% tổng số
nhuận bút phải trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trong năm.
- Nguồn kinh phí thực hiện: Các cơ quan, đơn vị
sử dụng nguồn ngân sách được phân bổ định mức hằng năm và các nguồn thu hợp
pháp khác (nếu có) để chi trả.
10. Quản lý, sử dụng và
thanh quyết toán Quỹ nhuận bút
10.1. Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán
quỹ nhuận bút thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
10.2. Trên cơ sở Quy định này và quy định khác của
pháp luật có liên quan, các cơ quan báo chí, cơ quan xuất bản bản tin, Đài Truyền
thanh - Truyền hình cấp huyện, cơ quan có cổng/trang thông tin điện tử xây dựng
quy định cụ thể định mức lao động, mức chi trả nhuận bút, thù lao cho từng thể
loại tác phẩm phù hợp với ngân sách được cấp cho quỹ nhuận bút và được quy định
trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị gửi Sở Thông tin và Truyền thông, Sở
Tài chính để thẩm định trước khi ban hành và gửi Sở Thông tin và Truyền thông,
Sở Tài chính, UBND tỉnh, cơ quan chủ quản báo chí để theo dõi, quản lý trong thời
hạn 5 ngày sau khi ban hành.
10.3. Quỹ nhuận bút cuối năm đơn vị chi không hết
được chuyển sang năm sau.
10.4. Đối với các cơ quan, đơn vị chủ yếu sử dụng
ngân sách Nhà nước để chi trả nhuận bút (không có nguồn thu tự chủ hoặc có nguồn
thu dưới 40% tổng kinh phí nhuận bút) chỉ được thực hiện chi trả nhuận bút tối
đa bằng 50% mức tối đa của khung hệ số nhuận bút tại Quy định này.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân
tỉnh quy định cụ thể và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định của
pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội
đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này thay
thế Nghị quyết số 269/2012/NQ-HĐND13, ngày 24 tháng 5 năm 2012 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Quy định chế độ nhuận bút đối với tác phẩm báo chí trên địa bàn tỉnh
Điện Biên.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện
Biên Khóa XIV, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 04 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực
từ ngày 14 tháng 8 năm 2016./.