HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
09/2022/NQ-HĐND
|
Bắc
Ninh, ngày 07 tháng 7 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
V/V QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG, CHỨC DANH; MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ; Ở THÔN, KHU PHỐ VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM
GIA CÔNG VIỆC Ở THÔN, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 26 tháng 5 năm 2015;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 34/2019/NĐ-CP
ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán
bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 13/2019/TT-BNV, ngày 06 tháng 11 năm 2019, hướng dẫn một số quy định về
cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở
thôn, tổ dân phố;
Xét Tờ trình số 361/TTr-UBND ngày
04 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định số lượng, chức
danh; một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã; ở thôn, khu phố và người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, khu phố
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến thảo luận của các đại biểu.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định số lượng, chức danh; một số chế độ,
chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; ở thôn, khu phố
và người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh
1. Số lượng,
chức danh, mức phụ cấp, mức khoán quỹ phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức
chính trị - xã hội ở cấp xã
a) Số lượng người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại
đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, cụ thể:
- Loại 1 bố trí tối đa 12 người;
- Loại 2 bố trí tối đa 11 người;
- Loại 3 bố trí tối đa 10 người.
b) Chức danh, mức phụ cấp đối với người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (đã bao gồm cả hỗ trợ Bảo hiểm xã hội
và Bảo hiểm y tế), cụ thể:
TT
|
Chức
danh
|
Mức
phụ cấp hàng tháng
(Hệ số so với mức lương cơ sở)
|
Cấp
xã loại 1
|
Cấp
xã loại 2
|
Cấp
xã loại 3
|
1
|
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc
|
1.8
|
1.5
|
1.2
|
2
|
Chủ tịch Hội Người cao tuổi
|
1.8
|
1.5
|
1.2
|
3
|
Phó Chỉ huy trưởng Quân sự
|
1.7
|
1.5
|
1.2
|
4
|
CB phụ trách Nhà Văn hóa - Đài truyền
thanh
|
1.7
|
1.4
|
1.2
|
5
|
Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh
|
1.6
|
1.35
|
1.15
|
6
|
Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ
|
1.6
|
1.35
|
1.15
|
7
|
Phó Chủ tịch Hội Nông dân (đối với
cấp xã nơi có tổ chức Hội Nông dân)
|
1.6
|
1.35
|
1.15
|
8
|
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
|
1.6
|
1.35
|
1.15
|
9
|
Cán bộ Văn phòng Đảng ủy
|
1.5
|
1.4
|
1.2
|
10
|
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ
|
1.1
|
1.0
|
0,8
|
|
Tổng
cộng:
|
16.0
|
13.7
|
11.4
|
Đối với phường, thị trấn không có tổ chức Hội Nông dân thì số lượng chức danh và số người giảm tương ứng.
c) Các chức danh được bố trí kiêm nhiệm
nhưng không được hưởng phụ cấp, bao gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra; Trưởng ban
Tuyên giáo; Trưởng ban Tổ chức; Trưởng khối Dân vận; Chủ nhiệm Trung tâm Văn
hóa.
d) Mức khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (đã
bao gồm cả hỗ trợ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế):
- Cấp xã loại 1 được khoán quỹ
phụ cấp bằng 16,0 lần mức lương cơ sở;
- Cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp
bằng 13,7 lần mức lương cơ sở;
- Cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp
bằng 11,4 lần mức lương cơ sở.
đ) Mức khoán kinh phí hoạt động của
các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã
Các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp
xã, gồm: Mặt trận Tổ quốc; Đoàn thanh niên; Hội phụ nữ; Hội Cựu chiến binh; Hội
Nông dân mức khoán kinh phí hoạt động là 25.000.000 đồng/tổ chức/năm.
2. Số lượng,
chức danh, mức phụ cấp; mức khoán quỹ phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động
không chuyên trách ở thôn, khu phố và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ
chức đoàn thể ở thôn, khu phố
a) Số lượng người hoạt động không
chuyên trách ở thôn, khu phố: Mỗi thôn, khu phố được bố trí tối đa là 03 người.
b) Chức danh, mức phụ cấp những người
hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố, cụ thể:
TT
|
Chức
danh
|
Mức
phụ cấp hàng tháng
(Hệ số so với mức lương cơ sở)
|
Bí thư
Chi bộ thôn, khu phố
|
Trưởng thôn, Trưởng khu phố
|
Trưởng
ban công tác Mặt trận thôn, khu phố
|
1
|
Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên
và thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của
cơ quan có thẩm quyền
|
1,7
|
1,7
|
1,6
|
2
|
Thôn có dưới 350 hộ gia đình và khu
phố
|
1,05
|
1,05
|
0,9
|
c) Mức khoán quỹ phụ cấp để chi trả
hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố:
- Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên và
thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở;
- Thôn có dưới 350 hộ gia đình và khu
phố được khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở.
d) Mức khoán kinh phí hoạt động của
các tổ chức đoàn thể ở thôn, khu phố, gồm: Mặt trận Tổ quốc;
Đoàn thanh niên; Hội phụ nữ; Hội Cựu chiến binh; Hội Nông dân; Hội Người cao tuổi
và Tổ dân vận mức khoán kinh phí hoạt động là 10.000.000đ/tổ chức/năm (không bao gồm kinh phí
5.000.000đ/thôn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh”).
3. Số
lượng, chức danh, mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia
công việc của thôn, khu phố
a) Số lượng, chức danh công việc ở
thôn, khu phố:
- Mỗi thôn, khu phố bố trí tối đa không quá 09 người được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp
tham gia vào công việc của thôn, khu phố và chỉ áp dụng đối với các chức danh:
Phó Bí thư Chi bộ, Thôn (khu) đội trưởng; Tổ trưởng Tổ Dân vận; Kế toán; Nhân
viên y tế; Cộng tác viên dân số - Kế hoạch hóa gia đình và
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Bí thư Đoàn Thanh niên; Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ;
Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh; Chi hội trưởng Chi hội Người Cao tuổi;
Chi hội trưởng Chi hội Nông dân;
- Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia
đình trở lên và khu phố có từ 400 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm,
phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được bố
trí thêm chức danh Phó Trưởng thôn hoặc Phó Trưởng khu phố
và được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc
của thôn, khu phố; được bố trí tối đa là 10 người/thôn, khu phố.
b) Người trực tiếp tham gia công việc
của thôn, khu phố mà không thuộc các chức danh không chuyên trách ở thôn, khu
phố (được hưởng phụ cấp hàng tháng), khi tham gia vào các hoạt động theo kế hoạch, chương trình hoạt động
của thôn, khu phố, của cấp xã thì được hưởng mức bồi dưỡng tối đa là 100.000 đồng/người/ngày.
Trong đó:
- Mức bồi dưỡng hàng tháng đối với Phó
Trưởng thôn (Phó trưởng khu phố): không quá 0,9 lần mức lương cơ sở;
- Mức bồi dưỡng hàng tháng đối với:
Phó Bí thư Chi bộ, Thôn (khu) đội trưởng; Tổ trưởng Tổ Dân vận; Kế toán; Nhân
viên y tế; Cộng tác viên dân số - Kế hoạch hóa gia đình và
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Bí thư Đoàn Thanh niên; Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ;
Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh; Chi hội trưởng Chi hội Người Cao tuổi;
Chi hội trưởng Chi hội Nông dân không quá 0,6 lần mức lương cơ sở.
4. Hỗ trợ
kinh phí để chi trả cho những người trực tiếp tham gia công việc của thôn, khu
phố
Thực hiện hỗ trợ kinh phí hoạt động
cho các thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh theo loại hình của từng thôn, khu phố,
mức hỗ trợ như sau:
a) Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên
và khu phố có từ 400 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng
điểm, phức tạp về an ninh, trật tự được hỗ trợ 12.000.000 đồng/tháng;
b) Đối với các thôn và khu phố còn lại
được hỗ trợ 10.000.000 đồng/tháng.
5. Mức hưởng
phụ cấp (bồi dưỡng) kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã; ở thôn, khu phố, người trực tiếp tham gia công việc của thôn,
khu phố
a) Một người có thể kiêm nhiệm nhiều
chức danh, nhưng chỉ được hưởng phụ cấp (bồi dưỡng) tối đa 02 chức danh kiêm
nhiệm; cụ thể:
- Hưởng phụ cấp (bồi dưỡng) kiêm nhiệm
bằng 100% mức phụ cấp (mức bồi dưỡng) của chức danh kiêm nhiệm thứ nhất; chức
danh kiêm nhiệm thứ 2 được hưởng phụ cấp (bồi dưỡng) bằng 75% mức phụ cấp (mức
bồi dưỡng) của chức danh kiêm nhiệm thứ hai;
- Riêng người trực tiếp tham gia vào
công việc của thôn, khu phố được bố trí kiêm nhiệm chức danh người trực tiếp
tham gia công việc của thôn, khu phố thì được hưởng mức bồi
dưỡng bằng 100% của các chức danh kiêm nhiệm (hưởng không quá 02 chức danh).
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không
dùng để tính đóng, hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
- Các chức danh kiêm nhiệm nếu đang
có người đảm nhiệm, chưa phân công được người kiêm nhiệm thay thế do quy chế bầu
cử thì được tiếp tục thực hiện và được hưởng 100% mức phụ
cấp quy định cho từng chức danh đến hết nhiệm kỳ bầu cử.
b) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã
xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ công tác; bố trí kiêm
nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố
và người trực tiếp tham gia công việc của thôn, khu phố, đảm bảo các lĩnh vực
công tác ở địa phương đều có người đảm
nhiệm; các chức danh kiêm nhiệm phải có tính tương đồng, phù hợp với chuyên
môn, năng lực công tác, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trình Ủy ban
nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định.
Điều 2. Nguồn
kinh phí thực hiện
1. Nguồn
kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã; ở thôn, khu phố do ngân sách địa phương đảm
bảo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
2. Nguồn
kinh phí để thực hiện mức bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia vào công việc
của thôn, khu phố được quy định tại Nghị quyết này lấy từ đoàn phí, hội phí
khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).
Điều 3. Tổ chức
thực hiện
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng
dẫn cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất. Chủ động
nắm tình hình để kịp thời hướng dẫn, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá
trình triển khai thực hiện Nghị quyết này. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện
tại kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân
tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 07 tháng 7 năm 2022, có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2022 và thay thế Nghị quyết số
133/2018/NQ-HĐND ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh
quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp, mức khoán quỹ phụ
cấp đối với cán bộ không chuyên trách và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ
chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn,
khu phố thuộc tỉnh Bắc Ninh./.
Nơi nhận:
- Ủy ban TVQH; Chính phủ
(để b/c);
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ;
- TTTU, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn đại biểu QH tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh;
- HU, Thành
ủy; TT.HDND, UBND các huyện TP;
- Công báo; Đài PTTH; Báo BN, Cổng
TTĐT tỉnh; TTXVN tại BN;
- Lưu: VT, CVP, phòng CTHĐND.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Quốc Chung
|