|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
55/1999/NĐ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị định
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
10/07/1999
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
55/1999/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 7 năm 1999
|
NGHỊ ĐỊNH
SỐ: 55/1999/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 1999 CỦA CHÍNH PHỦ QUY
ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH VỀ NGƯỜI TÀN TẬT
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30 tháng 7 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP
DỤNG
Điều 1.
Bảo vệ, giúp đỡ và tạo điều kiện để người tàn tật hòa nhập cộng đồng là trách
nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội.
Người tàn tật còn sức khỏe và khả
năng hoạt động, được hỗ trợ để học văn hóa, học nghề, tạo việc làm.
Người tàn tật nặng không có nguồn
thu nhập và không nơi nương tựa; người tàn tật nặng tuy có người thân thích
nhưng già yếu, gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc; trẻ em tàn
tật được Nhà nước và xã hội quan tâm chăm sóc và được trợ giúp xã hội theo quy
định của Pháp lệnh về người tàn tật và của Nghị định này.
Điều 2.
Người tàn tật là thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương
binh, được hưởng những chế độ ưu đãi theo ''Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động
cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động
kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng''. Ngoài ra, còn được hưởng những
quyền lợi quy định chung đối với người tàn tật.
Người tàn tật được hưởng các quyền
lợi sau:
1. Được cơ quan y tế hướng dẫn về
chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, sử dụng các dụng cụ chỉnh hình;
2. Được hưởng sự trợ giúp của tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
3. Được thành lập, gia nhập và
hoạt động trong các tổ chức xã hội, các hiệp hội sản xuất, kinh doanh của người
tàn tật theo quy định của pháp luật;
4. Khi có nhu cầu hướng nghiệp,
tư vấn nghề, học nghề và tìm việc làm, thì được trung tâm dịch vụ việc làm giúp
đỡ, giảm hoặc miễn phí dịch vụ; trong trường hợp tự tạo việc làm và làm việc tại
nhà, thì được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của pháp luật;
5. Được tạo điều kiện thuận lợi
để tham gia hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và sử dụng công trình công cộng.
Điều 3.
Người lao động bị tàn tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số
12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ. Ngoài ra, còn được hưởng những
quyền lợi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 2 của Nghị định này.
Điều 4.
Người tàn tật là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, sinh
sống, làm việc tại Việt Nam được áp dụng những quy định của Pháp lệnh về người
tàn tật như sau:
1. Được khám, chữa bệnh tại các
cơ sở y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Pháp lệnh;
2. Được cơ quan y tế hướng dẫn về
chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, sử dụng các dụng cụ chỉnh hình theo quy
định tại khoản 2 Điều 11 của Pháp lệnh;
3. Được tạo điều kiện để tham
gia hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và sử dụng công trình công cộng.
Điều 5.
Người tàn tật được giám định về dạng tật và mức độ tàn tật, để làm căn cứ thực
hiện các chính sách trợ giúp theo quy định của Pháp lệnh về người tàn tật.
Chương 2:
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRỢ
GIÚP NGƯỜI TÀN TẬT
Điều 6.
1. Mức trợ
cấp thường xuyên tối thiểu do ngân sách nhà nước cấp đối với người tàn tật nặng
không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa; người tàn tật nặng, tuy có người
thân thích nhưng già yếu, gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc
theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Pháp lệnh về người tàn tật như sau:
a) Trợ cấp tại cộng đồng xã, phường
quản lý bằng 45.000 đồng/người/ tháng;
b) Trợ cấp nuôi dưỡng tập trung
tại cơ sở xã hội của Nhà nước bằng 100.000 đồng/người/tháng;
c) Đối với người tâm thần thể nặng,
đã qua điều trị dài ngày, được cơ quan y tế có thẩm quyền giám định là mãn tính
và có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, thì cơ quan y tế lập hồ sơ bệnh án theo
quy định, chuyển đến cơ sở xã hội nuôi dưỡng tập trung người tâm thần của Nhà
nước, mức trợ cấp bằng 115.000 đồng/người/tháng.
2. Trường hợp người tàn tật nặng,
đang hưởng trợ cấp xã hội, thuộc diện xã, phường quản lý mà bị chết, thì ủy ban
nhân dân xã, phường có trách nhiệm hỗ trợ tổ chức mai táng và quyết định mức
chi phí theo khả năng của địa phương; trường hợp người tàn tật nặng, đang được
nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở xã hội của Nhà nước mà bị chết, thì cơ sở xã hội
tổ chức mai táng, mức chi phí do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quyết định.
Điều 7. Việc
bảo đảm khám, chữa bệnh miễn phí đối với người tàn tật nặng, không có nguồn thu
nhập và không nơi nương tựa, người tâm thần phân liệt và người tàn tật nghèo,
được thực hiện theo Nghị định số 95/CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về
thu một phần viện phí.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn mức miễn giảm phí về khám, chữa
bệnh cho người tàn tật, trừ những người tàn tật đã được các cơ quan đoàn thể, tổ
chức xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế nhân đạo họăc được tổ chức quốc tế tài trợ.
Điều 8.
1. Người
tàn tật được các cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng của Nhà nước chỉ định cần
có chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình thì được mua theo giá quy định của Nhà nước
hoặc được xét cấp không phải trả tiền do ủy ban nhân dân xã, phường đề nghị với
cơ quan y tế có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định sau:
a) Người tàn tật nặng, không có
nguồn thu nhập và không nơi nương tựa; người tàn tật nặng, tuy có người thân
thích nhưng già yếu, gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc; trẻ
em tàn tật dưới 15 tuổi nhưng gia đình nghèo được cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh
hình không phải trả tiền do ngân sách địa phương đài thọ.
b) Những người tàn tật nghèo
khác được hỗ trợ từ ngân sách địa phương 50% tiền mua chân tay giả, dụng cụ chỉnh
hình.
Chuẩn mực nghèo do Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định.
2. Liên Bộ Y tế, Lao động -
Thương binh và Xã hội và Tài chính quy định thủ tục cấp chân tay giả, dụng cụ
chỉnh hình; chế độ tiền ăn, tiền thuốc tại các cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức
năng, tiền xe đi lại của người tàn tật; thời hạn sử dụng các loại chân tay giả,
dụng cụ chỉnh hình.
Điều 9.
Nhân viên được giao nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp chăm
sóc người tàn tật nặng trong các cơ sở nuôi dưỡng tập trung do Nhà nước quản lý,
được hưởng phụ cấp theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Pháp lệnh về người tàn
tật. Trong thời gian hưởng chế độ theo quy định này thì không được hưởng các chế
độ phụ cấp khác.
Ban Tổ chức -
Cán bộ Chính phủ chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp cho nhân viên được giao
nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp chăm sóc người tàn tật nặng.
Điều 10. Người
học nghề, bổ túc nghề, học sinh, sinh viên là người tàn tật đang học trong các
cơ sở dạy nghề, các trường công lập, được cơ sở dạy nghề hoặc nhà trường xét giảm
hoặc miễn học phí và các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng và trợ cấp
xã hội theo quy định hiện hành của Nhà nước, kinh phí lấy trong dự toán Ngân
sách chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được bố trí hàng năm.
Học sinh, sinh viên là người tàn
tật trong các trường bán công, dân lập, tư thục cũng được hưởng chế độ xét giảm
hoặc miễn học phí, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 11.
1. Học sinh
là trẻ em tàn tật không nơi nương tựa, được ủy ban nhân dân xã, phường đề nghị
và được cơ sở giáo dục, nuôi dưỡng nội trú tiếp nhận, được miễn học phí; trong
thời gian nội trú, được hưởng trợ cấp xã hội là 100.000 đồng/tháng và được cấp
sách, vở, đồ dùng học tập phù hợp với bậc học, theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, từ kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được bố trí hàng năm.
2. Giáo viên trực tiếp giảng dạy
ở các trường, lớp chuyên biệt bao gồm các trường dạy văn hóa, dạy nghề dành
riêng cho người tàn tật, được hưởng chế độ ưu đãi như chế độ áp dụng đối với
giáo viên trong các trường công lập theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân mở trường, lớp
từ thiện dạy văn hóa, dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, được chính quyền địa
phương sở tại tạo thuận lợi cho việc cấp phép hoạt động. Cơ sở dạy nghề thu nhận
người tàn tật vào học nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho người tàn
tật được giảm, miễn thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 12.
Lao động
và việc làm của người tàn tật, thực hiện theo Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng
11 năm 1995 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về
lao động là người tàn tật.
Điều 13.
Các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên, các đơn vị sự nghiệp có
nhu cầu tuyển mới cán bộ, công chức, viên chức hoặc những công việc tuyển theo
hợp đồng lao động, đều phải thông báo công khai và không được từ chối nhận người
tàn tật đủ năng lực phù hợp với tiêu chuẩn chức danh công việc. Các tiêu chuẩn
tuyển chọn phải được áp dụng chung cho cả người không tàn tật và người tàn tật,
trừ trường hợp do có liên quan đến tính chất nghề nghiệp, công việc.
Điều 14.
Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài trợ giúp nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho người tàn tật, có quyền kiến
nghị mục tiêu và đối tượng trợ giúp thông qua Quỹ nhân đạo trợ giúp người tàn tật,
các hiệp hội sản xuất, kinh doanh của người tàn tật, các cấp chính quyền, tổ chức
xã hội hoặc trợ giúp trực tiếp cho cơ sở xã hội nuôi dưỡng người tàn tật hoặc
cho cá nhân người tàn tật.
Tổ chức, đơn vị nhận nguồn tài
trợ có trách nhiệm chuyển đầy đủ, trực tiếp nguồn tài trợ đến đối tượng được trợ
giúp.
Điều 15.
Uỷ ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm thực hiện chi trợ cấp theo quy định tại
điểm a, khoản 1 Điều 6 của Nghị định này, đồng thời phối hợp với Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức xã hội khác của địa phương tạo các hình thức và biện pháp thích
hợp trợ giúp người tàn tật theo khả năng; xem xét các trường hợp người tàn tật
nặng đặc biệt khó khăn tại địa bàn quản lý, đề nghị với Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội cấp huyện trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thu nhận vào cơ
sở xã hội của Nhà nước.
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 16.
1. Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc người
tàn tật trong phạm vi cả nước; nghiên cứu ban hành hoặc trình Chính phủ ban
hành các chính sách áp dụng đối với người tàn tật về dạy nghề, tạo việc làm và
trợ giúp xã hội; tổ chức và quản lý các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng
cho người tàn tật là thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương
binh và các cơ sở xã hội khác.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm quản
lý nhà nước về chỉnh hình, phục hồi chức năng; phối hợp với Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định việc phân loại, phân hạng tàn tật; xây dựng và
thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu để phòng ngừa tàn tật, chương
trình phục hồi chức năng cho người tàn tật dựa vào cộng đồng phù hợp với khả
năng, trình độ phát triển kinh tế và khoa học, kỹ thuật của đất nước; tổ chức
và quản lý các cơ sở điều dưỡng phục hồi chức năng, các trung tâm chỉnh hình phục
hồi chức năng, hệ thống phục hồi chức năng trong các bệnh viện đa khoa, chuyên
khoa.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm đào tạo giáo viên và biên soạn chương trình, giáo trình sách giáo
khoa áp dụng cho học sinh là người tàn tật; phối hợp với Bộ Y tế biên soạn
chương trình đào tạo cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng, giáo trình y học
phục hồi chức năng trong các trường trung học, đại học y; cung ứng các thiết bị
dạy học cho giáo viên và phương tiện học tập thích hợp với từng loại tàn tật
cho học sinh là người tàn tật; tổ chức mạng lưới trường, lớp với những điều kiện
cần thiết để có thể thu nhận trẻ em tàn tật học theo hướng giáo dục hòa nhập;
chỉ đạo việc mở lớp, tuyển sinh, dạy và học, chế độ sinh hoạt ở các trường, lớp
chuyên biệt cho người tàn tật.
4. Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận
tải và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng quy hoạch, các tiêu chuẩn về xây dựng
các công trình công cộng, bệnh viện, trường học, công sở, phương tiện phục vụ
giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng tối thiểu của người tàn tật, trước
hết là người tàn tật vận động và người tàn tật thị giác, đặc biệt là ở các
thành phố và đầu mối giao thông quan trọng theo quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh
về người tàn tật.
Bộ Giao thông vận tải quy định
chế độ ưu tiên khi đi tàu xe công cộng và giảm, miễn cước phí, miễn phí vận
chuyển xe lăn, xe đẩy phục vụ sự di chuyển áp dụng cho người tàn tật.
5. Bộ Văn hóa - Thông tin và các
cơ quan thông tin đại chúng có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các biện
pháp phòng ngừa tàn tật, chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người tàn tật,
việc trợ giúp người tàn tật tại cộng đồng; xây dựng và truyền thông các chương
trình, các tác phẩm văn học, nghệ thuật có ý nghĩa giáo dục về người tàn tật,
các chương trình bằng thủ ngữ trên vô tuyến truyền hình; tạo điều kiện để người
tàn tật tham gia các hoạt động văn hóa phù hợp với khả năng và sức khỏe.
6. Các Bộ, ngành khác có trách
nhiệm tổ chức thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc người tàn tật theo chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Bộ, ngành.
7. Uỷ ban
nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc
người tàn tật ở địa phương; xác định số lượng, cơ cấu người tàn tật trên địa
bàn, tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ đối với người tàn tật và vận động
nhân dân phòng ngừa tàn tật, trợ giúp người tàn tật.
Điều 17.
Căn cứ các quy định của Pháp lệnh về người tàn tật và đối tượng người tàn tật
thuộc diện quản lý, hàng năm các địa phương, Bộ, ngành lập kế hoạch tài chính
và dự toán ngân sách trợ giúp người tàn tật trong phạm vi được giao, gửi Bộ Tài
chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương, Bộ, ngành về việc
lập kế hoạch và dự toán nói trên.
Điều 18.
1. Hội bảo
trợ người tàn tật Việt Nam thành lập và quản lý ''Quỹ nhân đạo trợ giúp người tàn
tật'' ở Trung ương.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương thành lập và quản lý ''Quỹ nhân đạo trợ giúp
người tàn tật'' ở địa phương.
2. ''Quỹ nhân đạo trợ giúp người
tàn tật'' được sử dụng trong việc nuôi dưỡng, mua dụng cụ chỉnh hình, học nghề,
tạo việc làm, giải quyết khó khăn đột xuất, hỗ trợ xây dựng khu vui chơi giải
trí cho người tàn tật, hỗ trợ học bổng cho học sinh là người tàn tật nghèo.
Kinh phí trợ giúp người tàn tật,
''Quỹ nhân đạo trợ giúp người tàn tật'' phải bảo đảm chi đúng mục đích; thu chi
và quyết toán theo quy định hiện hành về tài chính; chịu sự kiểm tra, thanh tra
của các cơ quan tài chính.
3. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ xây dựng, trình Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ''Quỹ nhân đạo trợ
giúp người tàn tật''.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Những quy định trước đây trái với
Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 20.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài
chính và các Bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 21.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này.
Nghị định 55/1999/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh người tàn tật
THE
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:
55/1999/ND-CP
|
Hanoi,
July 10, 1999
|
DECREE
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE
ORDINANCE ON THE DISABLED THE GOVERNMENT Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Disabled of July 30, 1998;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, DECREES: Chapter I OBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION Article 1.- To protect,
assist and create conditions for the disabled to integrate themselves into the
community is the responsibility of the family, the State and the society. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Seriously disabled persons without any source of
income and without support; seriously disabled persons having close relatives
who, however, are old and their families are poor, being economically incapable
of taking care of them; and disabled children shall be cared for by the State
and society and entitled to social support according to the provisions of the
Ordinance on the Disabled and this Decree. Article 2.- Disabled
persons who are war invalids, diseased soldiers and beneficiaries of
preferences like war invalids shall enjoy the preferential treatment regime
according the "Ordinance on preferential treatment of revolutionary
activists, fallen heroes and families of fallen heroes, war invalids, diseased
soldiers, activists in the wars of resistance and persons with merits in
assisting the revolution". Besides, they shall be entitled to the
interests commonly provided for the disabled. Disabled persons shall enjoy the following
interests: 1. To be provided with guidance by medical
agencies on health care, functional rehabilitation and use of orthopedic aids; 2. To benefit from the assistance of
organizations and individuals at home and abroad; 3. To be entitled to establish, join and operate
in social organizations as well as production and business associations of
disabled persons according to the provisions of law; 4. To be assisted by the employment service
centers through service charge exemption or reduction, when they have the demand
for vocational guidance, vocational consultancy, job training and employment;
To be given priority to borrow capital with preferential interest rates as
prescribed by law, if they create jobs by themselves and work at their homes; 5. To be given favorable conditions for
participation in cultural, physical training and sport activities as well as in
the use of public facilities. Article 3.- Laborers who
become disabled due to labor accidents or occupational diseases shall be
entitled to the social insurance regime under the Regulation on Social
Insurance, issued together with the Government�s Decree No.12/CP of
January 26, 1995. Besides, they shall enjoy the interests provided for in
Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Article 2 of this Decree. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. To be entitled to medical examination and
treatment at medical establishments as prescribed in Clause 1, Article 10 of
the Ordinance; 2. To be provided with guidance by medical
agencies on health care, functional rehabilitation and use of orthopedic aids
as prescribed in Clause 2, Article 11 of the Ordinance; 3. To be given conditions for participation in cultural,
physical training and sport activities as well as in the use of public
facilities. Article 5.- Disabled
persons shall be entitled to the evaluation of their disability forms and
extents, which shall serve as basis for the implementation of support policies
according to the provisions of the Ordinance on the Disabled. Chapter II PROVISIONS ON SUPPORT FOR DISBALED PERSONS Article 6.- 1. The minimum monthly
allowances provided by the State budget for seriously disabled persons without
sources of income and support; seriously disabled persons having close
relatives who, however, are old and their families are poor, being economically
incapable of taking care of them as stipulated in Clause 2, Article 12 of the
Ordinance on the Disabled shall be as follows: a/ Allowance managed by the communes and wards:
45,000 dong/person/month; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ For seriously mentally diseased persons, who
have gone through long medical treatment, who are examined and evaluated by the
competent medical agency as having the chronic, mental diseases and having acts
which may cause dangers to the society, medical agencies shall compile the
disease dossiers as prescribed and transfer them to the State-run social
establishments for concentrated fostering of mentally diseased persons, with
the allowance of 115,000 dong/person/month. 2. In cases where a seriously disabled person,
who is enjoying the social allowance and placed under the commune or ward
management, dies, the commune/ward People�s
Committee shall have to support the organization of funeral of such person and
decide the spending level according to the locality�s financial capability; where a seriously
disabled person, being fostered at a State-run social establishment, dies, such
social establishment shall organize funeral for that person and the spending
level shall be decided by the provincial/municipal People�s Committee. Article 7.- The
provision of free medical examinations and treatments for seriously disabled
persons who have no sources of income and no support, mentally diseased persons
and poor disabled persons shall comply with the Government�s
Decree No.95/CP of August 27, 1994 on the partial collection of hospital fee. The Ministry of Health shall coordinate with the
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance
in guiding the levels of medical examination and treatment charge
reduction/exemption for disabled persons, except for those who have been
granted humanitarian medical insurance cards by mass and/or social
organizations and agencies or are financially supported by international
organizations. Article 8.- 1. Disabled persons who
need to have artificial limps and/or orthopedic aids as prescribed by State-run
functional rehabilitation establishments may buy them at prices set by the
State or be considered for free supply proposed by the commune/ward People�s
Committees to the competent medical agency for consideration and decision
according to the following stipulations: a/ Seriously disabled persons without sources of
income and support; seriously disabled persons having close relatives, who,
however, are old and their families are poor, being economically incapable of
taking care of them; disabled children of under 15 whose families are poor
shall be provided with artificial limps and/or orthopedic aids free of charge,
which shall be covered by the local budget. b/ Other poor disabled persons shall enjoy a 50%
subsidy from the local budget to the purchase of artificial limps and/or
orthopedic aids. The criteria for being rated as poor shall be
stipulated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 9.- The
personnel assigned the task of regularly and directly tending disabled persons
in the State-run fostering establishments shall enjoy allowances provided for
in Clause 4, Article 12 of the Ordinance on the Disabled. During the time of
entitlement to the regime prescribed herein, they shall not be entitled to any
other types of allowance. The Government Commission for Organization and
Personnel shall assume the prime responsibility and coordinate with the
Ministry of Health, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and
the Ministry of Finance in guiding the implementation of the allowance regime
for those personnel who are assigned the task of regularly and directly tending
seriously disabled persons. Article 10.- Disabled
apprentices, disabled job-retrainees as well as disabled pupils and students in
the vocational training establishments and/or public schools shall be
considered by such establishments or schools for reduction or exemption of
school fees and other contributions; shall be considered for the award of
scholarships and social allowances according to the current stipulations of the
State, with the fund therefor being taken from the annual budget estimate for
education and training. Disabled pupils and students in semi-public
schools, people-founded or private schools shall also be entitled to the
consideration for school fee exemption or reduction under the guidance of the
Finance Ministry or the Ministry of Education and Training. Article 11.- 1. Disabled pupils
without support shall, at the proposal of the commune/ward People�s
Committees, be admitted to boarding educational and fostering establishments
and be entitled to the school fee exemption; during their stays at such
boarding schools, they shall enjoy a social allowance of 100,000 dong/month and
be provided free of charge with textbooks, notebooks and learning aids suited
to the educational levels as provided for by the Ministry of Education and
Training, which shall be allocated annually by the non-business fund for
education and training. 2. Teachers directly teaching at special schools
and classes, including the general education schools and vocational training
schools reserved exclusively for disabled persons shall enjoy preferential
treatment regime as that applicable for teachers in public schools in
accordance with the current stipulations of the State. 3. Organizations and/or individuals that open
general education schools or vocational training schools for charitable
purposes, which are reserved exclusively for disabled persons shall be given
favorable conditions in licensing their operations. Vocational training
establishments that admit disabled persons for apprenticeship and
production/business establishments reserved exclusively for disabled persons
shall be eligible for tax exemption or reduction under the current regulations
of the State. Article 12.- ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 13.- The State
administrative bodies from the district level upwards and non-business units
which wish to recruit officials and employees or recruit laborers to work under
labor contracts shall all have to make public announcements thereon and must
not refuse to admit disabled persons who are fully qualified for the offered
titles or jobs. The recruitment criteria must be applied commonly to both the
able persons and disabled persons, except for cases relating to the nature of
the job or work. Article 14.- Domestic
or foreign organizations and/or individuals and overseas Vietnamese that
provide humanitarian or non-refundable aids to disabled persons may recommend
the objectives and objects of their support through the humanitarian fund in
support of the disabled through their production/business associations,
administration of different levels or social organizations; or provide the
support directly to the social establishments where disabled persons are
fostered, or directly to disabled persons. The aid receiving organizations and/or units
shall have to fully and directly hand over aid sources to the aid
beneficiaries. Article 15.- The
commune/ward People Committees shall have to give allowances as stipulated at
Point a, Clause 1, Article 6 of this Decree and at the same time coordinate
with the Fatherland Front and other social organizations in the localities in
creating appropriate forms and measures to support disabled persons according
to their capabilities; consider cases of seriously disabled persons in their
respective localities, who meet with particular difficulties, propose the
district Labor, War Invalids and Social Affairs Offices to report thereon to
the competent agencies for deciding the admission of disabled persons to the
State-run social establishments. Chapter III RESPONSIBILITIES OF THE STATE AGENCIES Article 16.- 1. The Ministry of Labor,
War Invalids and Social Affairs shall exercise the State management over the
protection of and care for the disabled throughout the country; study and
promulgate or submit to the Government for promulgation policies applicable to
disabled persons on vocational training, job creation and social support;
organize and manage sanatoriums and functional rehabilitation establishments
for disabled persons who are war invalids, diseased soldiers and preference
beneficiaries like war invalids, and other social establishments. 2. The Ministry of Health shall exercise the
State management over the orthopedics and functional rehabilitation; coordinate
with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in classifying
forms and grades of disability; work out and realize the community-based
primary healthcare program for the prevention of disability as well as
functional rehabilitation program for disabled persons which are suitable to
the country�s capability
and levels of economic, scientific and technological development; organize and
manage sanatoriums, functional rehabilitation establishments, orthopedic
centers for functional rehabilitation and functional rehabilitation systems in
polyclinics and specialized hospitals. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. The Ministry of Construction, the Ministry of
Communications and Transport and concerned ministries and branches shall
elaborate the planning and criteria on the construction of public works,
hospitals, schools, working offices and facilities in service of the public
transportation, thus meeting the disabled people�s
minimum demand therefor, first of all, those disabled in their movement or
vision, especially in cities and important traffic hubs according to the
provisions of Article 26 of the Ordinance on the Disabled. The Ministry of Communications and Transport
shall prescribe the priority regime on public transportation and freight
reduction and exemption for wheelchairs in service of the disabled persons� movement. 5. The Ministry of Culture and Information and
mass media agencies shall elaborate plans on the propagation and popularization
of measures for disability prevention, the State�s
regimes and policies for the disabled and support for disabled persons at the
community; work out and broadcast literary and art programs and works of
educational significance on the disabled and sign language programs on
television; and create conditions for disabled persons to take part in cultural
activities suited to their capability and health. 6. The other ministries and branches shall have
to organize the protection of and care for disabled persons according to their
respective functions, tasks and powers. 7. The People�s
Committees of different levels shall have to exercise the State management over
the protection of and care for disabled persons in their respective localities;
determine the number and categories of disabled persons in the localities,
organize the implementation of policies and regimes for disabled persons and
mobilize people to prevent disability and assist disabled persons. Article 17.- Basing
themselves on the provisions of the Ordinance on the Disabled and the number of
disabled persons under their respective management, the localities, ministries
and branches shall annually elaborate financial plans and budget estimates to
assist the disabled persons within their allocated amounts, send them to the
Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and
submit them to the competent levels for decision. The Ministry of Finance shall assume the prime
responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs in guiding the localities, ministries and branches to elaborate
the above-said plans and estimates. Article 18.- 1. The Vietnam Society
for Protection and Support of the Disabled shall set up and manage the
"humanitarian aid fund for disabled persons" at the central level. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. The "humanitarian aid funds for disabled
persons" shall be used for tending and purchasing orthopedic aids for,
disabled persons; as well as for vocational training, job creation, settlement
of urgent difficulties, support for the construction of recreation centers for
disabled persons, and award of scholarships for poor disabled pupils. The funds in support of disabled persons and the
"humanitarian aid funds for disabled persons" must be used for the
right purposes; the revenue, expenditure as well as account settlement thereof
shall comply with the current financial regulations; and such funds shall be
subject to inspection and examination by financial agencies. 3. The Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the
Government Commission for Organization and Personnel in elaborating and
submitting to the Prime Minister for promulgation the Regulation on
Organization and Operation of the "Humanitarian Aid Funds for Disabled
Persons". Chapter IV IMPLEMENTATION PROVISIONS Article 19.- This
Decree takes effect 15 days after its signing. The earlier regulations which are contrary to
this Decree are all now annulled. Article 20.- The
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, the
Ministry of Education and Training, the Ministry of Finance, the concerned
ministries and branches as well as the People�s Committees of the provinces and centrally-run cities
shall have to guide the implementation of this Decree. Article 21.- The
ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the
agencies attached to the Government and the presidents of the People�s
Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement
this Decree. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10/07/1999 thi hành Pháp lệnh người tàn tật
11.496
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|