Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 41/2002/NĐ-CP chính sách lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Số hiệu: 41/2002/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 11/04/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 41/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 41/2002/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ DO SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng Nghị định này là các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các biện pháp cơ cấu lại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:

1. Doanh nghiệp giữ 100% vốn Nhà nước.

2. Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

3. Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần; Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước có thời gian hoạt động không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.

4. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện sáp nhập, hợp nhất.

5. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.

6. Doanh nghiệp nhà nước bị giải thể, phá sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này là người lao động đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 01 đến 03 năm, gồm:

1. Người lao động dôi dư trong các doanh nghiệp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 1 Nghị định này đã được tuyển dụng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), gồm:

a) Người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại, doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng vẫn không bố trí được việc làm;

b) Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp nhưng không có việc làm, tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp vẫn không bố trí được việc làm.

2. Người lao động trong doanh nghiệp bị giải thể, phá sản.

Chương 2:

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ

Điều 3. Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn:

1. Đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên:

a) Được nghỉ hưu, nhưng không trừ phần trăm lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.

b) Được hưởng thêm hai khoản trợ cấp sau:

Trợ cấp 03 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho mỗi năm (12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi;

Trợ cấp 05 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng.

2. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 01 năm, thì được Nhà nước đóng một lần số tiền bảo hiểm xã hội cho những tháng còn thiếu với mức 15% tiền lương tháng để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng.

3. Các đối tượng còn lại thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ như sau:

a) Trợ cấp mất việc làm được tính theo số năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng tiền lương, phụ cấp lương đang hưởng;

b) Được hỗ trợ thêm hai khoản sau:

Trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước;

Trợ cấp một lần với mức 5 triệu đồng.

c) Được hưởng 06 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng để đi tìm việc làm.

Trường hợp người lao động có nguyện vọng học nghề thì ngoài khoản tiền được hưởng đi tìm việc làm nói trên còn được đào tạo tối đa 06 tháng tại các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quy định. Nhà nước cấp kinh phí cho các cơ sở dạy nghề này để đào tạo lao động dôi dư.

d) Người lao động còn thiếu tối đa 05 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động và có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, ngoài việc được hưởng các chế độ quy định tại các điểm a và b khoản này còn được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội với mức 15% tiền lương tháng trước khi nghỉ việc cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Trường hợp chưa đủ điều kiện để đóng tiếp bảo hiểm xã hội nói trên thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc hưởng trợ cấp một lần theo quy định hiện hành.

Điều 4. Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 đến 03 năm thì chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

1. Trợ cấp mất việc làm được tính theo số năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng.

2. Trợ cấp 70% tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng.

3. Người lao động còn thiếu tối đa 05 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động và có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, ngoài việc được hưởng các chế độ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này còn được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội với mức 15% tiền lương tháng trước khi nghỉ việc cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Trường hợp chưa đủ điều kiện để đóng tiếp bảo hiểm xã hội nói trên thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc hưởng trợ cấp một lần theo quy định hiện hành.

Điều 5. Người lao động đã nhận trợ cấp quy định tại Điều 3 Nghị định này nếu được tái tuyển dụng làm việc ở doanh nghiệp đã cho thôi việc, hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Doanh nghiệp tuyển dụng lao động có trách nhiệm thu hồi số tiền nêu trên từ người lao động và nộp toàn bộ vào Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thành lập theo Điều 7 Nghị định này.

Điều 6. Ngoài các chính sách quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này, người lao động dôi dư được tạo điều kiện vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để tự tạo việc làm và được giới thiệu tìm việc làm mới theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

NGUỒN KINH PHÍ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ

Điều 7. Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

1. Thành lập "Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước" (sau đây gọi là Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư) để hỗ trợ người lao động khi bị mất việc làm hoặc nghỉ hưu sớm do doanh nghiệp nhà nước thực hiện cơ cấu lại theo quy định tại Nghị định này.

2. Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư chịu trách nhiệm cấp kinh phí cho các doanh nghiệp; cơ quan bảo hiểm xã hội; cơ sở dạy nghề cho lao động dôi dư và các tổ chức được thành lập để giải quyết lao động dôi dư trong các doanh nghiệp bị giải thể, phá sản.

3. Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý và điều hành.

4. Nguồn của Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Viện trợ của các tổ chức, cá nhân;

c) Các nguồn khác.

Điều 8. Trách nhiệm chi trả các chế độ đối với người lao động

1. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp mất việc làm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3; khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Những doanh nghiệp thật sự khó khăn về tài chính, sau khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (nếu có) mà vẫn không đủ nguồn để giải quyết chế độ mất việc cho người lao động dôi dư thì được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư.

2. Người lao động tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Quỹ bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ Luật Lao động.

4. Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư chịu trách nhiệm chi trả các chế độ theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3; khoản 2 Điều 4 và kinh phí đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

Đối với doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư cấp kinh phí để giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của doanh nghiệp

1. Xây dựng phương án sắp xếp lao động, xác định số lao động cần thiết theo yêu cầu sản xuất - kinh doanh, xác định số lao động dôi dư và số tiền trợ cấp cho từng người lao động.

2. Phối hợp với tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước, thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp; công khai phương án sắp xếp lao động và danh sách lao động thuộc diện dôi dư.

3. Giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động theo quy định tại Nghị định này; thực hiện việc quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp cho người lao động theo quy định hiện hành.

4. Ban hành quy chế tuyển dụng lao động và có trách nhiệm giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư do doanh nghiệp tuyển dụng không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này bằng nguồn kinh phí của doanh nghiệp.

Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này;

Tham gia với các cơ quan liên quan về sắp xếp lao động trong phương án đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;

Quy định các cơ sở dạy nghề tiếp nhận đào tạo lao động dôi dư;

Định kỳ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Nghị định này.

2. Bộ Tài chính:

Ban hành quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư. Việc sử dụng Quỹ phải chặt chẽ, tránh bị lợi dụng; quy định cụ thể, rành mạch nội dung hồ sơ, tiêu chuẩn cần có để được hưởng trợ cấp và phải công khai, dân chủ.

Lập kế hoạch nguồn vốn và trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp bảo đảm nguồn vốn cho Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư;

Theo dõi, kiểm tra việc chi trả trợ cấp và việc quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp cho lao động dôi dư;

Định kỳ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Hướng dẫn việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này;

Giải quyết chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91:

Chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý xây dựng phương án sắp xếp lao động và thực hiện chính sách, chế độ đối với lao động dôi dư;

Phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư theo nguyên tắc 1 lần để thực hiện đối với từng doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Nghị định này.

Thành lập tổ chức để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư ở doanh nghiệp bị giải thể, phá sản;

Định kỳ báo cáo Chính phủ qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư.

Điều 11. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

1. Tham gia với các cơ quan nhà nước hướng dẫn thực hiện các chính sách đối với lao động dôi dư.

2. Chỉ đạo Công đoàn các cấp phối hợp với Thủ trưởng đơn vị tuyên truyền, giải thích cho người lao động hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để thực hiện đầy đủ các chế độ đối với lao động dôi dư theo quy định của pháp luật.

3. Giám sát việc thực hiện chế độ đối với người lao động.

Điều 12. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005.

Điều 13. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./..

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 41/2002/ND-CP

Hanoi, April 11, 2002

 

DECREE

ON POLICIES TOWARDS LABORERS REDUNDANT DUE TO THE RESTRUCTURING OF STATE ENTERPRISES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 23, 1994 Labor Code;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

SCOPE AND SUBJECTS OF APPLICATION

Article 1.- This Decree’s application scope covers State enterprises which undertake the restructuring measures approved by the competent State agencies, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. State enterprises converted into one-member limited liability companies.

3. State enterprises converted into joint-stock companies; joint-stock companies converted from State enterprises with operation duration of up to 12 months counting from the date they are granted business registration certificates under the Enterprises Law.

4. State enterprises undertaking merger or amalgamation.

5. State enterprises undertaking transfer, sale, business contracting, or lease.

6. State enterprises being dissolved or going bankrupt.

Article 2.- Subjects of application of this Decree are laborers performing labor contracts with indefinite terms or terms ranging from 1 to 3 years, including:

1. Redundant laborers in the enterprises defined in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Article 1 of this Decree, who had been recruited before April 21, 1998 (the time of implementation of the Prime Minister’s Directive No.20/1998/CT-TTg on boosting the restructuring and renovation of State enterprises), including:

a/ Working laborers, for whom, when being restructured, the enterprises cannot find jobs though every measure has been taken to create jobs.

b/ Laborers who are on the enterprises payrolls but have no work to do and, by the time of restructuring, the enterprises still cannot arrange jobs for them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

POLICIES FOR REDUNDANT LABORERS

Article 3.- For redundant laborers performing labor contracts with indefinite terms:

1. If they are aged between full 55 years and under 60 years, for men, and between full 50 years and under 55 years, for women, and have paid the social insurance premiums for full 20 years or more, they shall:

a/ Be entitled to retire without having their pension percentage cut due to the pre-mature retirement.

b/ Be entitled to the two following allowances:

- An allowance equal to 3 months rank or position salaries and salary allowances they are enjoying, for each year (12 months) of pre-mature retirement;

- An allowance equal to 5 months rank or position salaries and salary allowances they are enjoying, for the first 20 working years for which they have paid the social insurance premiums. From the 21st year on, for each working year with social insurance premium payment, they shall enjoy an allowance equal to half of their current monthly rank or position salaries and salary allowances.

2. If they reach the retiring age as prescribed by the Labor Code but still have to pay the social insurance premiums for 1 more year at most, their social insurance premiums for the remaining months shall be paid in lump sum by the State at the level equal to 15% of their monthly salaries so that they can enjoy the monthly pension regime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The job-loss allowance, which shall be calculated according to the actual number of years they worked in the State sector and for each of these years they shall enjoy an allowance equal to their one month’s current rank or position salaries and salary allowances, but their job-loss allowances must be equal to at least two months salaries and salary allowances they are enjoying.

b/ The two following additional allowances:

- An allowance equal to one month’s rank or position salaries and salary allowances they are enjoying, for each of the years they actually worked in the State sector.

- A lump-sum allowance of VND 5 million.

c/ Six months rank or position salaries and salary allowances for seeking new jobs.

In cases where the laborers aspire to learn new jobs, in addition to the above-mentioned job-seeking allowance, they shall be trained for at most 6 months at the job-teaching establishments prescribed by the State. The State shall allocate funds for these job-teaching establishments to train redundant laborers.

d/ Laborers, who will reach the retiring ages in 5 years at most as prescribed by the Labor Code and have paid the social insurance premiums for full 15 years or more but not yet received the lump-sum social insurance allowance shall, beside the regimes prescribed at Points a and b of this Clause, be entitled to further pay the social insurance premiums by themselves at the level equal to 15% of their pre-retirement monthly wages to the social insurance agencies at their residential places till they reach the retiring ages in order to enjoy the retirement and death allowance regimes. In cases where they are not eligible for further paying the social insurance premiums as mentioned above, their social insurance premium-payment durations shall be reserved and they shall be granted the social insurance books or enjoy the lump-sum allowance according to current regulations.

Article 4.- Redundant laborers performing labor contracts with terms ranging between 1 and 3 years shall terminate their labor contracts and enjoy the following regimes:

1. The job-loss allowance, which shall be calculated according to the actual number of years they worked in the State sector, with one month’s rank or position salaries and salary allowances they are enjoying for each year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Laborers, who will reach their retiring ages in 5 years at most as prescribed by the Labor Code and have paid the social insurance premiums for full 15 years or more but not yet received the lump-sum social insurance allowance shall, beside the regimes prescribed at Clauses 1 and 2 of this Article, be entitled to further pay the social insurance premiums by themselves at the level equal to 15% of their pre-retirement monthly salaries to the social insurance agencies at their residential places till they reach the retiring ages in order to enjoy the retirement and death allowance regimes. In cases where they are not eligible for further paying the social insurance premiums as mentioned above, their social insurance premium-payment durations shall be reserved and they shall be granted the social insurance books or enjoy the lump-sum allowance according to current regulations.

Article 5.- Laborers who have received the allowances prescribed in Article 3 of this Decree, if being recruited once again by the enterprises which have asked them to leave their jobs or by other State enterprises, shall have to refund the allowance amounts prescribed at Point b, Clause 3, Article 3 of this Decree. The labor-recruiting enterprises shall have to retrieve the above-mentioned money amounts from the laborers and remit the whole sums into the support fund for redundant laborers of the restructured State enterprises, which is set up according to Article 7 of this Decree.

Article 6.- In addition to the policies prescribed in Articles 3 and 4 of this Decree, redundant laborers shall be given conditions to borrow capital from the National Fund for Job Settlement to employ themselves and be recommended to new jobs according to the provisions of law.

Chapter III

FUNDING FOR THE SETTLEMENT OF REDUNDANT LABOR

Article 7.- Support fund for laborers redundant due to the restructuring of State enterprises

1. To set up the "support fund for laborers redundant due to the restructuring of State enterprises" (hereinafter called the redundant labor- support fund) to support laborers who lose their jobs or pre-maturely retire due to the restructuring of State enterprises under the provisions of this Decree.

2. The redundant labor-support fund shall have to provide funding for enterprises; social insurance agencies; establishments teaching jobs to redundant laborers and organizations set up to settle redundant labor in the dissolved and bankrupt enterprises.

3. The redundant labor-support fund shall be managed and administered by the Finance Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The State budget;

b/ The aids from organizations and individuals;

c/ Other sources.

Article 8.- Responsibilities to make payments to laborers under the prescribed regimes

1. Enterprises shall be responsible for settling the job-loss allowance regime according to the provisions at Point a, Clause 3 of Article 3; and Clause 1, Article 4 of this Decree.

Enterprises actually meeting with financial difficulties, which, after using up their job-loss allowance reserve fund (if any), still lack sources for payment of the job-loss allowances to redundant laborers, shall get support from the redundant labor-support fund.

2. Laborers shall further pay the social insurance premiums by themselves as prescribed at Point d, Clause 3 of Article 3 and Clause 3, Article 4 of this Decree.

3. The social insurance fund shall be responsible for settling the social insurance regime according to the provisions of the Labor Code.

4. The redundant labor-support fund shall be responsible for making payments under the regimes prescribed at Point b, Clause 1 and Points b and c, Clause 3, Article 3; Clause 2 of Article 4, and allocations for social insurance premium payment prescribed in Clause 2, Article 3 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 9.- Responsibilities of enterprises

1. To work out the labor-rearrangement plans, determine the number of laborers required for production and business, the number of redundant laborers and allowance money amount for each of them.

2. To coordinate with trade union organizations at enterprises in propagating and disseminating the Party’s and State’s undertakings, policies and regimes, implementing the regulation on democracy in enterprises; publicizing the labor-rearrangement plans and lists of redundant laborers.

3. To settle policies and regimes for laborers according to the provisions of this Decree; and settle funds for allowance payment to laborers under the current regulations.

4. To issue the Regulation on labor recruitment and settle the regimes for redundant laborers already recruited by enterprises other than subjects of application of this Decree, with the enterprises funding sources.

Article 10.- Responsibilities of the State management agencies

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To join the agencies involved in labor rearrangement in working out plans for renovation and raising of operation efficiency of enterprises;

- To stipulate the job-teaching establishments which receive and train redundant laborers;

- To periodically sum up and report the situation of implementation of this Decree to the Prime Minister.

2. The Finance Ministry:

- To issue the regulation on management and use of the redundant labor-support fund; the use of this fund must be strictly controlled in order to avoid appropriation; To specifically and clearly define contents of the dossiers and criteria for enjoyment of allowances in an open and democratic manner.

- To elaborate plans on capital sources and submit to the Prime Minister measures to ensure capital sources for the redundant labor-support fund;

- To monitor and inspect the payment of allowances and settlement of funds for allowance payment to redundant laborers.

- To periodically sum up and report the management and use of the redundant labor-support fund to the Prime Minister.

3. Vietnam Social Insurance:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To settle social insurance policies and regimes for laborers according to the provisions of this Decree and the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

4. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the Managing Boards of Corporations 91:

- To direct enterprises under their respective management to work out the labor-rearrangement plans and implement policies and regimes towards redundant laborers;

- To approve the plans for handling redundant labor according to one-time principle, which shall apply to each of the enterprises prescribed in Article 1 of this Decree.

- To set up organizations to settle policies for redundant laborers at the dissolved and bankrupt enterprises;

- To periodically report to the Government, through the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, on the settlement of policies for redundant laborers.

Article 11.- Vietnam Labor Confederation is requested to:

1. Join the State agencies in guiding the implementation of policies towards redundant laborers.

2. Direct the trade unions at all levels to coordinate with the heads of the units in propagating and explaining to laborers the Party’s and State’s undertakings and policies so as to implement all regimes towards redundant laborers according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- This Decree takes effect 15 days after its signing till the end of December 31, 2005.

Article 13.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.452

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.66.242
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!