Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 72/2006/QH11

Số hiệu: 72/2006/QH11 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 29/11/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Luật số: 72/2006/QH 11

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 10

(Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2006)

LUẬT

NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sau đây:

1. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

2. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại Điều 6 của Luật này;

3. Người bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

4. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.

2. Hợp đồng cung ứng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Hợp đồng cá nhân là sự thỏa thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

5. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.

6. Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 4. Nội dung hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:

1. Ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

2. Tuyển chọn lao động;

3. Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

4. Thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

5. Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

6. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

7. Thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

8. Các hoạt động khác của tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài.

2. Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều người lao động; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động.

4. Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài.

5. Khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao; khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài.

Điều 6. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:

1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

4. Hợp đồng cá nhân.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.

2. Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.

5. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.

6. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.

7. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

8. Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.

9. Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.

10. Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật.

11. Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Chương II

DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Mục 1. DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 8. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

2. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Chính phủ quy định các loại hình doanh nghiệp được hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép

Doanh nghiệp có vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép:

1. Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

2. Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

3. Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

4. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.

Điều 10. Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép

1. Hồ sơ cấp Giấy phép bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định theo quy định tại khoản 2 Điều 8 và các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này.

2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:

a) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;

b) Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

3. Trư­ờng hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

4. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí. Mức lệ phí cấp Giấy phép do Chính phủ quy định.

Điều 11. Đổi Giấy phép

1. Doanh nghiệp dịch vụ được đổi Giấy phép khi được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh nếu có đủ điều kiện về vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 và các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này.

2. Hồ sơ đổi Giấy phép bao gồm:

a) Văn bản đề nghị đổi Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ;

b) Giấy phép đã được cấp cho doanh nghiệp dịch vụ;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp lại;

d) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 và các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này.

3. Thủ tục đổi Giấy phép được quy định như sau:

a) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ gửi hồ sơ đổi Giấy phép đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; quá thời hạn này mà doanh nghiệp không gửi hồ sơ đổi Giấy phép thì Giấy phép mặc nhiên hết hiệu lực;

b) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét đổi Giấy phép cho doanh nghiệp dịch vụ, nếu không đổi Giấy phép phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

4. Trong thời gian từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho đến khi được đổi Giấy phép hoặc nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép, doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

5. Trường hợp không được đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải chấm dứt việc ký kết các Hợp đồng cung ứng lao động, tuyển chọn lao động mới, kể từ ngày nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép.

Sau chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép, doanh nghiệp dịch vụ phải chấm dứt hoạt động quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 4 của Luật này.

6. Doanh nghiệp được đổi Giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp lệ phí bằng năm mươi phần trăm mức lệ phí cấp Giấy phép quy định tại khoản 4 Điều 10 của Luật này.

Điều 12. Cấp lại Giấy phép

1. Doanh nghiệp dịch vụ được cấp lại Giấy phép khi Giấy phép bị mất, bị cháy, bị hư hỏng.

2. Hồ sơ cấp lại Giấy phép bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ;

b) Giấy phép bị hư hỏng hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an nơi doanh nghiệp dịch vụ đặt trụ sở chính trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị cháy.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp dịch vụ.

4. Doanh nghiệp được cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp lệ phí bằng năm mươi phần trăm mức lệ phí cấp Giấy phép quy định tại khoản 4 Điều 10 của Luật này.

Điều 13. Công bố Giấy phép

1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy phép gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải đăng nội dung Giấy phép trên một trong các tờ báo viết của trung ương hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Điều 14. Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Doanh nghiệp dịch vụ bị đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

a) Không thực hiện đúng việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật này thì bị đình chỉ hoạt động từ ba tháng đến sáu tháng;

b) Bị xử phạt vi phạm hành chính từ hai lần trở lên trong thời hạn mười hai tháng do vi phạm quy định của Luật này thì bị đình chỉ hoạt động sáu tháng;

c) Vi phạm quy định tại một trong các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 của Luật này thì bị đình chỉ hoạt động từ sáu tháng đến mười hai tháng, trừ trường hợp bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật này.

2. Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ không được ký kết, đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động và không được tuyển chọn lao động.

Điều 15. Nộp lại Giấy phép, thu hồi Giấy phép

1. Doanh nghiệp dịch vụ phải nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;

b) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không làm thủ tục đổi Giấy phép hoặc không được đổi Giấy phép;

b) Không bảo đảm các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 của Luật này hoặc không thực hiện phương án tổ chức bộ máy quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này;

c) Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, mà không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

d) Vi phạm quy định tại một trong các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7, thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và tinh thần đối với người lao động.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi Giấy phép; công bố việc thu hồi Giấy phép, việc nộp lại Giấy phép trên một trong các tờ báo viết của trung ương hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp; thông báo việc thu hồi Giấy phép, việc nộp lại Giấy phép cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

4. Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này được xem xét cấp Giấy phép sau hai năm, kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép có hiệu lực, nếu có đủ điều kiện về vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 và các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này.

5. Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này được xem xét cấp Giấy phép sau năm năm, kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép có hiệu lực, nếu có đủ điều kiện về vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8, các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này và đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Doanh nghiệp dịch vụ được giao nhiệm vụ cho không quá ba chi nhánh ở ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này để thực hiện một số nội dung trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh;

b) Chi nhánh phải niêm yết công khai địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa chỉ giao dịch thư điện tử tại trụ sở chi nhánh;

c) Có phân công cụ thể cán bộ, viên chức phụ trách hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Chi nhánh quy định tại khoản 1 Điều này không được thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Ký kết Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

b) Thu tiền dịch vụ, tiền môi giới và tiền ký quỹ của người lao động, trừ trường hợp được doanh nghiệp ủy quyền.

4. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày giao nhiệm vụ cho chi nhánh, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chi nhánh.

5. Chi nhánh phải báo cáo định kỳ, đột xuất và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chi nhánh.

6. Chi nhánh phải niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chi nhánh.

Điều 17. Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và có những nội dung chính sau đây:

a) Thời hạn của hợp đồng;

b) Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài; ngành, nghề, công việc phải làm;

c) Địa điểm làm việc;

d) Điều kiện, môi trường làm việc;

đ) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

e) An toàn và bảo hộ lao động;

g) Tiền lương, tiền công, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ;

h) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt;

i) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;

k) Chế độ bảo hiểm xã hội;

l) Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

m) Trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại;

n) Tiền môi giới (nếu có);

o) Trách nhiệm của các bên khi người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

p) Giải quyết tranh chấp;

q) Trách nhiệm giúp đỡ người lao động gửi tiền về nước.

2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động phải có các nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động. Các thỏa thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với từng thị trường lao động.

Điều 18. Đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động

1. Hợp đồng cung ứng lao động phải được đăng ký với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hợp đồng cung ứng lao động có hiệu lực sau khi được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.

3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 19 của Luật này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

Điều 19. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động

Hồ sơ đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động bao gồm:

1. Văn bản đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động của doanh nghiệp dịch vụ;

2. Bản sao Hợp đồng cung ứng lao động, có bản dịch bằng tiếng Việt;

3. Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

4. Phương án thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động;

5. Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với từng thị trường lao động.

Điều 20. Tiền môi giới

1. Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động.

Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Doanh nghiệp dịch vụ đàm phán, quyết định mức tiền môi giới trong mức trần quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định mức trần tiền môi giới, việc quản lý và sử dụng tiền môi giới.

Điều 21. Tiền dịch vụ

1. Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp dịch vụ để thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nưc ngoài.

2. Doanh nghiệp dịch vụ thoả thuận với người lao động về việc thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài.

3. Trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định mức trần tiền dịch vụ.

Điều 22. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ

1. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ quy định tại khoản 4 Điều 9 của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 của Luật này, tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh đối với người lao động đến thời điểm chuyển giao; nếu tiền ký quỹ còn thừa thì doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán các khoản nợ khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

3. Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp.

Điều 23. Tiền ký quỹ của người lao động

1. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động.

3. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; quy định thống nhất trong phạm vi cả nước mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động.

Điều 24. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép

1. Doanh nghiệp dịch vụ nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.

2. Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này.

3. Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này.

Điều 25. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị giải thể

1. Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được giải thể sau khi đã hoàn thành mọi nghĩa vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.

3. Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép để chuyển giao quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực nếu phương án chuyển giao được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.

Khi chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển cho doanh nghiệp tiếp nhận. Sau khi hoàn thành việc chuyển giao, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bên nước ngoài biết.

4. Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ được sử dụng tiền ký quỹ còn lại của doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ khác.

Điều 26. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị phá sản

1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.

2. Doanh nghiệp dịch vụ tạm dừng việc ký kết hợp đồng, tổ chức tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản cho đến khi Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

3. Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp Tòa án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép để chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực nếu phương án chuyển giao được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.

Khi chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển cho doanh nghiệp tiếp nhận. Sau khi hoàn thành việc chuyển giao, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bên nước ngoài biết;

b) Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thỏa thuận được việc chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ khác thì bàn giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hồ sơ của người lao động đang làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tiền dịch vụ thu trước của người lao động để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đang làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp đưa đi theo quy định của Luật này.

Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ

1. Doanh nghiệp dịch vụ có các quyền sau đây:

a) Thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tuyển chọn người lao động tại các địa phương;

b) Ký kết Hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động, Hợp đồng bảo lãnh với người bảo lãnh trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

c) Thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ, giới thiệu người bảo lãnh;

d) Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật;

đ) Đơn phương thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp đã ba lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày người lao động chấm dứt Hợp đồng lao động, mà người lao động hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng;

e) Khiếu nại, khởi kiện về các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Các nghĩa vụ quy định tại các điều 13, 16, 18, 23, 24, 25 và 26 của Luật này;

b) Trực tiếp tuyển chọn người lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả tuyển chọn và số lượng người lao động của địa phương đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài;

c) Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động;

đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài;

e) Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;

g) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

h) Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;

i) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật;

k) Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;

l) Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Mục 2. DOANH NGHIỆP TRÚNG THẦU, NHẬN THẦU ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 28. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án mà doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài

Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép;

2. Người lao động được doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài phải có Hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

3. Chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các công trình, dự án mà doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài;

4. Có phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài; có phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng;

5. Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.

Điều 29. Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu phải gửi Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao Hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài, danh sách người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:

a) Phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, ngành, nghề, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác có liên quan đến người lao động;

b) Phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng.

3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu

Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

2. Trực tiếp tổ chức đưa đi, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài;

3. Ký kết và thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có nội dung phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này;

4. Bảo đảm tiền lương cho người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước mà người lao động đến làm việc;

5. Bảo đảm điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;

6. Bảo đảm để người lao động được kiểm tra sức khỏe định kỳ và khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn. Trường hợp người lao động không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp tổ chức và chịu chi phí đưa người lao động về nước;

7. Tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước và chịu mọi chi phí liên quan; thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;

8. Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

9. Định kỳ hằng năm, đột xuất và khi hoàn thành hợp đồng trúng thầu, nhận thầu, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình đưa người lao động của doanh nghiệp đi làm việc ở nước ngoài.

Mục 3. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 31. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài

Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư ra nước ngoài được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép;

2. Chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài;

3. Có phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài; có phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng;

4. Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật Việt Nam.

Điều 32. Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài phải gửi Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đầu tư và tóm tắt nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài, danh sách người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:

a) Phương án sử dụng và quản lý người lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, ngành, nghề, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác có liên quan đến người lao động;

b) Phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng.

3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

2. Trực tiếp tổ chức đưa đi, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài;

3. Ký kết và thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có nội dung phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này;

4. Bảo đảm quyền lợi của người lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

5. Bảo đảm điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật Việt Nam;

6. Bảo đảm để người lao động được kiểm tra sức khỏe định kỳ và khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn. Trường hợp người lao động không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải tổ chức và chịu chi phí đưa người lao động về nước;

7. Tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước và chịu mọi chi phí liên quan; thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp khác theo pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và quy định của pháp luật Việt Nam;

8. Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

9. Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Mục 4. DOANH NGHIỆP ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HÌNH THỨC THỰC TẬP NÂNG CAO TAY NGHỀ

Điều 34. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

Doanh nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có hợp đồng với cơ sở thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (sau đây gọi là Hợp đồng nhận lao động thực tập) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 của Luật này và đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

2. Có Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (sau đây gọi là Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập) quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật này; người lao động được doanh nghiệp đưa đi thực tập nâng cao tay nghề phải có Hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

3. Ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

4. Có tiền ký quỹ thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định của Chính phủ.

Điều 35. Hợp đồng nhận lao động thực tập, Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập và Hợp đồng thực tập nâng cao tay nghề

1. Hợp đồng nhận lao động thực tập là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

2. Hợp đồng nhận lao động thực tập phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động thực tập và có những nội dung chính sau đây:

a) Thời hạn thực tập;

b) Số lượng người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; ngành, nghề thực tập;

c) Địa điểm thực tập;

d) Điều kiện, môi trường thực tập;

đ) Thời giờ thực tập, thời giờ nghỉ ngơi;

e) An toàn và bảo hộ lao động;

g) Tiền lương, thu nhập;

h) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt;

i) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;

k) Chế độ bảo hiểm xã hội;

l) Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

m) Trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi thực tập và ngược lại;

n) Trách nhiệm của các bên trong trường hợp người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

o) Giải quyết tranh chấp;

p) Trách nhiệm giúp đỡ người lao động gửi tiền về nước.

3. Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề về quyền và nghĩa vụ của các bên.

4. Hợp đồng thực tập nâng cao tay nghề (sau đây gọi là Hợp đồng thực tập) là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với cơ sở tiếp nhận thực tập về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

5. Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập và Hợp đồng thực tập phải có nội dung phù hợp với nội dung của Hợp đồng nhận lao động thực tập.

Điều 36. Đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập

1. Hợp đồng nhận lao động thực tập phải đăng ký theo quy định sau đây:

a) Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian dưới chín mươi ngày đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

b) Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian từ chín mươi ngày trở lên đăng ký tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

Điều 37. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập

Hồ sơ đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập bao gồm:

1. Văn bản đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập;

2. Bản sao Hợp đồng nhận lao động thực tập, có bản dịch bằng tiếng Việt;

3. Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận người lao động thực tập;

4. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy tờ chứng minh việc ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này.

Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

1. Doanh nghiệp có các quyền sau đây:

a) Ký kết Hợp đồng nhận lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập; ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập với người lao động trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

b) Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật;

c) Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Doanh nghiệp có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về điều kiện của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

b) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở đào tạo dạy ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phù hợp với yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

c) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

d) Phối hợp với cơ sở tiếp nhận thực tập giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;

đ) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

e) Bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;

g) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập với người lao động theo quy định của pháp luật;

h) Giải quyết quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;

i) Định kỳ, đột xuất báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Mục 5. TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 39. Điều kiện để tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Tổ chức sự nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Là tổ chức sự nghiệp thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

2. Được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

3. Người lãnh đạo điều hành tổ chức sự nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

4. Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức sự nghiệp là hoạt động phi lợi nhuận.

Điều 40. Các trường hợp tổ chức sự nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Tổ chức sự nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

1. Thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

2. Thực hiện thoả thuận quốc tế do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài;

3. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định.

Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Tổ chức sự nghiệp có các quyền sau đây:

a) Tổ chức tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

b) Ký kết Hợp đồng cung ứng lao động với đối tác nước ngoài, ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định tại Điều 17 của Luật này;

c) Yêu cầu người lao động giới thiệu người bảo lãnh;

d) Được thu một khoản tiền của người lao động để chi phí cho việc thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội;

đ) Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật;

e) Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

g) Đơn phương thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng không về nước hoặc tổ chức sự nghiệp đã ba lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, mà người lao động hoặc người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng.

2. Tổ chức sự nghiệp có các nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng phương án tổ chức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động (nếu có), Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và phương án tổ chức thực hiện trước khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

c) Định kỳ, đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này;

đ) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; cử cán bộ đại diện để phối hợp với bên nước ngoài quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài tùy theo yêu cầu của từng thị trường lao động;

e) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật.

Chương III

NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Mục 1. NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG VỚI DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Điều 42. Điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

Người lao động được đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;

3. Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;

4. Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

5. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

6. Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

7. Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 43. Hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài

1. Người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài phải nộp hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài.

2. Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm có:

a) Đơn đi làm việc ở nước ngoài;

b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức;

c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

d) Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, chuyên môn, tay nghề và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

đ) Giấy tờ khác theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.

Điều 44. Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;

2. Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này;

3. Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập;

4. Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

5. Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

6. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 45. Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác;

2. Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;

3. Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

4. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

5. Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;

6. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

7. Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;

8. Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

9. Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này.

Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ

Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Luật này, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ;

2. Được bổ túc nghề và có ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng lao động;

3. Được vay vốn của tổ chức tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

4. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

5. Được gia hạn Hợp đồng lao động hoặc ký kết Hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

6. Trả tiền dịch vụ và hoàn trả tiền môi giới (nếu có) cho doanh nghiệp dịch vụ;

7. Ký quỹ hoặc giới thiệu người bảo lãnh theo thoả thuận với doanh nghiệp dịch vụ để bảo đảm thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

8. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ chậm nhất là một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động.

Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Luật này, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp nhận thầu, trúng thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài;

2. Được bổ túc nghề và có ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

3. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

4. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi lao động ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài.

Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Luật này, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

2. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập;

3. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp

Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Luật này, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp;

2. Giới thiệu người bảo lãnh theo yêu cầu của tổ chức sự nghiệp;

3. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp tổ chức sự nghiệp vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

4. Nộp khoản tiền theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 của Luật này;

5. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp chậm nhất là một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động;

6. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 46 của Luật này.

Mục 2. NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG CÁ NHÂN

Điều 50. Điều kiện đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân

Người lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 42 của Luật này;

2. Có Hợp đồng cá nhân theo quy định tại Điều 51 của Luật này;

3. Có Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú.

Điều 51. Hợp đồng cá nhân

1. Hợp đồng cá nhân phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.

2. Hợp đồng cá nhân bao gồm những nội dung chính sau đây:

a) Ngành, nghề, công việc phải làm;

b) Thời hạn của hợp đồng;

c) Địa điểm làm việc;

d) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

đ) Tiền lương, tiền công; tiền làm thêm giờ;

e) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;

g) Chế độ bảo hiểm xã hội;

h) Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

i) Giải quyết tranh chấp.

Điều 52. Hồ sơ, thủ tục đăng ký Hợp đồng cá nhân

1. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng cá nhân với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú bao gồm:

a) Đơn đăng ký kèm theo bản sao Hợp đồng cá nhân, có bản dịch bằng tiếng Việt;

b) Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động thường trú hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức.

2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân cho người lao động, nếu không chấp thuận phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân phải được xuất trình khi người lao động làm thủ tục xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân

1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân có các quyền sau đây:

a) Được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

b) Được cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích quy định trong Hợp đồng cá nhân;

c) Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

d) Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;

đ) Được gia hạn Hợp đồng hoặc ký Hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.

2. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân có các nghĩa vụ sau đây:

a) Đăng ký Hợp đồng cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này;

b) Tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;

c) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;

d) Thực hiện đúng Hợp đồng cá nhân và nội quy nơi làm việc;

đ) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;

g) Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;

h) Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;

i) Đăng ký công dân tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước mà người lao động đến làm việc.

Mục 3. BẢO LÃNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 54. Điều kiện của người bảo lãnh

Người bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong Hợp đồng bảo lãnh.

Điều 55. Phạm vi bảo lãnh

1. Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.

2. Người bảo lãnh thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp.

3. Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do người lao động gây ra cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Sau khi bù đắp thiệt hại, nếu tài sản của người bảo lãnh còn thừa thì phải trả lại cho người bảo lãnh.

Điều 56. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do người bảo lãnh và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp thoả thuận; nếu không thỏa thuận được thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp ấn định tính từ thời điểm người bảo lãnh nhận được thông báo của doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động.

Điều 57. Hợp đồng bảo lãnh

1. Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản.

2. Hợp đồng bảo lãnh phải có những nội dung chính sau đây:

a) Phạm vi bảo lãnh;

b) Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia Hợp đồng bảo lãnh;

c) Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

d) Xử lý tài sản của người bảo lãnh.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp quy định chi tiết nội dung của Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh.

Điều 58. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

1. Doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp có thể thỏa thuận với người bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

2. Việc cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong Hợp đồng bảo lãnh.

3. Việc xác lập, thực hiện biện pháp cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Mục 4. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI VỀ NƯỚC

Điều 59. Hỗ trợ việc làm

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo cho người lao động về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm phù hợp.

2. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận và tuyển dụng người lao động về nước vào làm việc hoặc đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 60. Khuyến khích tạo việc làm

1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động về nước đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

2. Người lao động gặp khó khăn thì được vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật để tạo việc làm.

Chương IV

DẠY NGHỀ, NGOẠI NGỮ VÀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT

Điều 61. Mục đích dạy nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết

Dạy nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động nhằm tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài có trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

Điều 62. Trách nhiệm của người lao động trong việc học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết

1. Người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài phải chủ động học nghề, ngoại ngữ, tìm hiểu pháp luật có liên quan và tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tổ chức.

2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với người lao động là đối tượng chính sách xã hội để học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết.

Điều 63. Dạy nghề, dạy ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 64. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề

Nhà nước có chính sách đầu tư cho các cơ sở dạy nghề tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; hình thành một số trường dạy nghề đủ điều kiện về trang bị, thiết bị, chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên để đào tạo người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Điều 65. Bồi dưỡng kiến thức cần thiết

1. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

2. Nội dung bồi dưỡng kiến thức cần thiết bao gồm:

a) Truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc;

b) Những nội dung cơ bản liên quan về pháp luật lao động, hình sự, dân sự, hành chính của Việt Nam và của nước tiếp nhận người lao động;

c) Nội dung hợp đồng ký giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài với người lao động;

d) Kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động;

đ) Phong tục tập quán, văn hoá của nước tiếp nhận người lao động;

e) Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống;

g) Sử dụng các phương tiện giao thông đi lại, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hằng ngày;

h) Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa trong thời gian sống và làm việc ở nước ngoài.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể chương trình, thời gian bồi dưỡng kiến thức cần thiết.

Chương V

QUỸ HỖ TRỢ VIỆC LÀM NGOÀI NƯỚC

Điều 66. Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước nhằm phát triển và mở rộng thị trường lao động ngoài nước, nâng cao chất lượng nguồn lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp.

Điều 67. Nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

1. Đóng góp của doanh nghiệp.

2. Đóng góp của người lao động.

3. Hỗ trợ của ngân sách nhà nước.

4. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 68. Thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

1. Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn nộp thuế, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập; quy định việc quản lý, sử dụng Quỹ; mức đóng góp của doanh nghiệp, của người lao động và hỗ trợ của ngân sách nhà nước; mức hưởng của các đối tượng.

Chương VI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 69. Nội dung quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Quy định nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Tổ chức quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; nghiên cứu để thực hiện quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mã số.

5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

6. Tổ chức hoạt động xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; quy định khu vực, ngành, nghề và công việc mà người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài; cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước cho các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động.

7. Cấp, đổi, thu hồi Giấy phép, đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; quản lý việc đăng ký và hướng dẫn tổ chức thực hiện các loại hợp đồng theo quy định tại Luật này.

8. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 70. Trách nhiệm quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân công của Chính phủ.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân cấp của Chính phủ.

Điều 71. Trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

1. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; xử lý hành vi vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.

2. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và phương thức tiếp nhận lao động nước ngoài của nước sở tại.

3. Thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận thị trường để ký kết Hợp đồng cung ứng lao động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.

4. Hỗ trợ cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong việc thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, địa vị pháp lý của đối tác nước ngoài.

5. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của đại diện các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp Việt Nam tại nước ngoài trong việc quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh đối với người lao động.

6. Báo cáo và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết đối với những trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật Việt Nam.

7. Phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và cơ quan, tổ chức của nước sở tại để đưa người lao động vi phạm về nước.

Điều 72. Thanh tra về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Chương VII

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 73. Giải quyết tranh chấp

1. Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.

3. Tranh chấp giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người sử dụng lao động hoặc bên môi giới nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.

Điều 74. Xử lý vi phạm

Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 75. Xử phạt vi phạm hành chính

1. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

3. Ngoài hình thức xử phạt chính, các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thu hồi Giấy phép;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

4. Ngoài hình thức xử phạt chính và bổ sung, các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 14 của Luật này;

b) Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động;

c) Đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;

d) Bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

đ) Các biện pháp khác do Chính phủ quy định.

5. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

6. Ngoài hình thức xử phạt chính quy định tại khoản 5 Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung buộc về nước.

7. Chính phủ quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính ở ngoài nước trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người lao động vi phạm.

Điều 76. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 75 của Luật này.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 77. Điều khoản áp dụng đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành

Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng Giấy phép đó trong thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, bổ sung các điều kiện phù hợp với quy định của Luật này và gửi hồ sơ đổi Giấy phép đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 78. Hồ sơ, thủ tục đổi Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành

1. Hồ sơ đổi Giấy phép bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của doanh nghiệp;

b) Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động đã được cấp;

c) Văn bản chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 và các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này;

2. Thủ tục đổi Giấy phép được quy định như sau:

a) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét đổi Giấy phép cho doanh nghiệp, nếu không đổi Giấy phép phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp;

b) Trong thời gian kể từ ngày doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho đến khi được đổi Giấy phép mới, doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

a) Sau một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày Luật này có hiệu lực mà doanh nghiệp không nộp đủ hồ sơ đổi Giấy phép quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Kể từ ngày doanh nghiệp nhận được văn bản thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc không đổi Giấy phép cho doanh nghiệp.

4. Trường hợp doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều này, doanh nghiệp phải thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 11 và khoản 1 Điều 24 của Luật này.

5. Doanh nghiệp đổi Giấy phép theo quy định tại Điều này không phải nộp lệ phí.

Điều 79. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 80. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 72/2006/QH11

Hanoi, November 29, 2006

 

LAW

ON VIETNAMESE GUEST WORKERS

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for Vietnamese guest workers under contract
.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

This Law provides for activities of sending workers abroad under contract; rights and obligations of guest workers under contract; rights and obligations of enterprises and non-business organizations sending workers abroad under contract, and of concerned organizations and individuals.

Article 2.- Subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Enterprises and non-business organizations sending workers abroad under contract;

2. Guest workers under contracts defined in Article 6 of this Law;

3. Guarantors for guest workers under contract;

4. Organizations and individuals involved in the sending of workers abroad under contract.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Law, the terms below are construed as follows:

1. Guest workers under contract (below referred to as guest workers) means Vietnamese citizens residing in Vietnam who meet all the conditions prescribed by laws of Vietnam and the host country, and work abroad in accordance with this Law.

2. Labor supply contract means a written agreement between a Vietnamese enterprise or non-business organization and a foreign party on the conditions and obligations of the two parties in the supply and receipt of Vietnamese guest workers.

3. Guest worker contract means a written agreement between an enterprise or a non-business organization and a worker on the rights and obligations of the two parties in the sending of that worker to work abroad.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Labor contract means a written agreement between a worker and an employer on the rights and obligations of the two parties in labor relations.

6. Guarantee for guest workers means that a third person (below referred to as guarantor) commits with an enterprise or a non-business organization sending workers abroad to perform the obligations of guest workers who fail to perform or fully perform such obligations under guest worker contracts.

Article 4.- Contents of activities of sending workers abroad

Activities of sending workers abroad include:

1. Signing contracts relating to the work of guest workers;

2. Recruiting workers;

3. Teaching jobs and foreign languages for workers; providing necessary knowledge for workers before sending them abroad.

4. Performing guest worker contracts;

5. Managing guest workers, protecting their lawful rights and interests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Liquidating contracts between enterprises or non-business organizations and guest workers;

8. Other activities of organizations or individuals related to guest workers.

Article 5.- State policies on Vietnamese guest workers

1. To create favorable conditions for qualified Vietnamese citizens to work abroad.

2. To protect the lawful rights and interests of guest workers, enterprises and non-business organizations sending workers abroad.

3. To support investment in opening new labor markets, high-income markets and markets receiving large numbers of workers; support administrator training, job training and foreign-language teaching for workers.

4. To adopt preferential credit policies for social policy beneficiaries to work abroad.

5. To encourage the sending of many workers with professional and technical skills abroad, the sending of workers to high-income markets, to foreign-based constructions, projects, production or business establishments set up or invested by contract-winning or -receiving enterprises, organizations or individuals.

Article 6.- Forms of work overseas

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Under contracts signed with enterprises providing guest worker services or with non-business organizations licensed to send workers abroad;

2. Under guest worker contracts signed with contract-winning or -receiving enterprises or with offshore-investing organizations or individuals that send workers abroad.

3. Under guest worker contracts in the form of skill-improvement internship contracts, signed with enterprises sending workers abroad for internship to improve their skills;

4. Under individual contracts.

Article 7.- Prohibited acts

1. Granting guest worker service provision licenses (below referred to as licenses) to unqualified enterprises as prescribed by this Law.

2. Using licenses of other enterprises or letting others use ones' own licenses to send workers abroad.

3. Assigning the task of administering activities of sending workers abroad to persons who managed enterprises with revoked licenses or to persons who are serving a caution or a severer discipline due to their violations of the guest worker law.

4. Working in or sending workers to areas, sectors, occupations or jobs banned under government regulations or not permitted by the host country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Abusing activities of sending workers abroad in order to organize the recruitment and training of workers for the collection of charges.

7. Sending workers abroad without registering contracts with competent state agencies in accordance with this Law.

8. Failing to go to workplaces or fleeing from workplaces stated in contracts after entering the receiving country.

9. Illegally staying abroad after the expiration of labor contracts.

10. Enticing, seducing or tricking Vietnamese guest workers to stay in foreign countries in contravention of law.

11. Troubling, obstructing, harassing workers or enterprises, non-business organizations, offshore-investing organizations or individuals in the sending of workers abroad.

Chapter II

ENTERPRISES AND NON-BUSINESS ORGANIZATIONS SENDING WORKERS ABROAD

Section 1. ENTERPRISES PROVIDING GUEST WORKER SERVICES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The provision of guest worker services is a conditional business line.

2. Enterprises providing guest worker services (below called service enterprises) must have legal capital under government regulations and guest worker service-provision licenses granted by a competent state agency.

3. Licensed enterprises shall directly organize the provision of guest worker services.

4. The Government shall specify types of enterprises allowed to provide guest worker services based on the domestic socio-economic development situation in each period and the international economic integration roadmap.

Article 9.- Licensing conditions

An enterprise may be granted a license if it has the legal capital defined in Clause 2, Article 8 of this Law and meets all the following conditions:

1. Having a scheme on sending workers abroad.

2. Having a specialized section to provide necessary knowledge for workers before sending them abroad and to provide guest worker services in accordance with regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. For an enterprise participating in the sending of workers abroad for the first time, a plan on organization of the specialized section in charge of providing necessary knowledge for workers and sending them abroad is required.

3. The leader in charge of administering activities of sending workers abroad having a university or higher degree, at least three-year experience in the sending of workers abroad or in international cooperation and relations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10.- Licensing dossiers, procedures and fees

1. A licensing dossier comprises:

a/ The enterprise's application for a license;

b/ A copy of its business registration certificate;

c/ Papers evidencing the satisfaction of the legal capital condition prescribed in Clause 2 of Article 8 and the conditions in Article 9 of this Law.

2. Within 30 days after receiving a complete and valid dossier prescribed in Clause 1 of this Article, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall consider to grant a license to the enterprise after consulting one of the following competent persons:

a/ The head of the agency having issued the establishment decision of the enterprise or proposed the Prime Minister to establish the enterprise;

b/ The person having issued the establishment decision of the enterprise of a political, socio-political, social or socio-professional organization;

c/ The president of the People's Committee of the province or centrally run city where the enterprise is headquartered, for enterprises other than those defined at Points a and b of this Clause.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The licensed enterprise shall pay a licensing fee. Licensing fee levels are set by the Government.

Article 11.- Renewal of licenses

1. If meeting the legal capital condition in Clause 2, Article 8 and the conditions in Article 9 of this Law, a service enterprise may have its license renewed when it is re-granted a business registration certificate because of a change in the contents of its business registration.

2. A dossier for renewal of a license comprises:

a/ The service enterprise's application for renewal of its license;

b/ The granted license;

c/ A copy of the re-granted business registration certificate;

d/ Papers evidencing the satisfaction of the legal capital condition in Clause 2, Article 8 and the conditions in Article 9 of this Law.

3. Procedures for renewal of a license are as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Within 15 days after receiving a complete and valid dossier prescribed in Clause 2 of this Article, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall consider renewal of the license of the service enterprise or give a written reply stating the reasons for refusal to renew the license.

4. After being re-granted a business registration certificate and pending the renewal of its license or receipt of a written notice on the refusal to renew its license, an enterprise may continue providing guest worker services.

5. When its license cannot be renewed, an enterprise shall stop signing labor supply contracts and recruiting workers on the date of receiving a written notice on the refusal to renew its license.

Within 90 days after receiving a written notice on the refusal to renew its license, a service enterprise shall stop activities specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 4 of this Law.

6. An enterprise having its license renewed under the provisions of Clause 1 of this Article shall pay a fee equal to 50% of the licensing fee specified in Clause 4, Article 10 of this Law.

Article 12.- Re-grant of licenses

1. When its license is lost, burnt or damaged, a service enterprise may be re-granted a license.

2. A dossier for the re-grant of a license comprises:

a/ The service enterprise's application for the re-grant of a license;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Within 15 days after receiving a valid dossier prescribed in Clause 2 of this Article, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall re-grant a license to the service enterprise.

4. An enterprise having its license re-granted under Clause 1 of this Article shall pay a fee equal to 50% of the licensing fee prescribed in Clause 4, Article 10 of this Law.

Article 13.- Announcement of licenses

1. Within 10 days after being licensed or having its license renewed, an enterprise shall send a written notice enclosed with a copy of the license to the People's Committee of the province or centrally run city where it is headquartered, and post up a copy of the license at its head office.

2. Within 30 days after being licensed or having its licensed renewed, an enterprise shall publicize the contents of its license in three consecutive issues of a central or electronic newspaper.

Article 14.- Suspension of activities of sending workers abroad for a given term

1. A service enterprise falling in one of the following cases shall be suspended from sending workers abroad for a given term as below:

a/ Between 3 and 6 months, for failing to manage and use deposits in strict accordance with the provisions of Articles 22 and 23 of this Law;

b/ Six months for being administratively sanctioned twice or more in 12 months for violating this Law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. While being suspended from sending workers abroad, a service enterprise may not sign or register labor supply contracts and recruit workers.

Article 15.- Turning in, revocation of licenses

1. A service enterprise shall turn in its license to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in one of the following cases:

a/ It terminates its operation;

b/ It terminates the provision of guest worker services.

2. A service enterprise shall have its licensed revoked in one of the following cases:

a/ Failing to fill in procedures for renewal of its license or being not allowed to renew its license;

b/ Failing to observe the provisions of Clauses 2 and 3 of Article 8, Clauses 3 and 4 of Article 9 of this Law or failing to implement the plan on its organizational apparatus under the provisions of Clause 2, Article 9 of this Law;

c/ Failing to send workers abroad within 12 months after being licensed;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall decide on the revocation of a license; announce the revocation of a license in three consecutive issues of a central or electronic newspaper; and notify such to the People's Committee of the province or centrally run city where the concerned enterprise is headquartered.

4. If it meets the legal capital condition in Clause 2 of Article 8 and the conditions in Article 9 of this Law, a service enterprise having its license revoked under the provisions of Point a, b or c, Clause 2 of this Article may be considered and granted another license after two years from the date the revocation decision takes effect.

5. If it meets the legal capital condition in Clause 2 of Article 8 and the conditions in Article 9 of this Law, has paid all debts and settled other asset liabilities prescribed by law, a service enterprise having its license revoked under the provisions of Point d, Clause 2 of this Article may be considered and granted another license after five years from the date the revocation decision takes effect.

Article 16.- Branches of an enterprise providing guest worker services

1. When meeting the conditions prescribed in Clause 2 of this Article, a service enterprise may assign not more than 3 of its branches in provinces or centrally run cities to provide some of its guest worker services.

2. A branch assigned to provide guest worker services must meet all the following conditions:

a/ Having a decision on task assignment to it by the service enterprise;

b/ Posting up its address, telephone number, fax number and email address at its office;

c/ Assigning duties to each of its employees in charge of guest worker services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Signing labor supply contracts or guest worker contracts;

b/ Collecting service or brokerage charges and deposits from workers, unless authorized by the enterprise.

4. Within 15 days after assigning tasks to a branch, a service enterprise shall notify such to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Labor, War Invalids and Social Affairs Service of the province or city where the branch is located.

5. Branches shall send regular and extraordinary reports to and submit to the inspection and supervision by the Labor, War Invalids and Social Affairs Services of the provinces or cities where they are based.

6. Branches shall post up at their offices the task-assignment decisions and copies of the licenses of their service enterprises.

Article 17.- Labor supply contracts, guest worker contracts and labor contracts

1. A labor supply contract must accord with the laws of Vietnam and the host country, and have the following principal contents:

a/ The term of the contract;

b/ The number of workers to work overseas; occupations and jobs they are expected to do;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ The working conditions and environment;

e/ The work time and rest time;

f/ The labor safety and protection conditions;

g/ Wages, remuneration, other benefits and bonuses (if any); overtime pays;

h/ The living conditions;

i/ The medical examination and treatment regime;

j/ The social insurance regime;

k/ The conditions for termination of contracts ahead of time and compensation liability;

l/ The responsibility for payment of travel fares from Vietnam to the workplace and vice versa;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

n/ Responsibilities of concerned parties for the death of a worker working overseas;

o/ The settlement of disputes;

p/ Responsibility for assisting workers in remitting money to Vietnam.

2. Guest worker contracts and labor contracts must have specific contents conformable with the contents of labor supply contracts. The agreements on brokerage commissions, service charges and deposits of laborers must be recorded in the guest workers contract.

3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide the forms and contents of labor supply contract and guest worker contract suitable to each labor market.

Article 18.- Registration of labor supply contracts

1. Labor supply contracts must be registered with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Labor supply contracts take effect after they are approved by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

3. Within 10 days after receiving a complete and valid dossier prescribed in Article 19 of this Law, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall reply the enterprise in writing. In case of disapproval, it shall state the reasons therefor.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A dossier of registration of a labor supply contract consists of:

1. A written registration of the labor supply contract of the service enterprise.

2. A copy of the labor supply contract, enclosed with its Vietnamese translation.

3. A document proving that the sending of workers abroad accords with the law of the host country.

4. The plan on the performance of the labor supply contract.

5. Relevant documents specified by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for each labor market.

Article 20.- Brokerage commission

1. Brokerage commission means an amount a service enterprise shall pay to the broker in order to sign and perform a labor supply contract.

Workers shall refund to the service enterprise a part or the whole of brokerage commission under regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, defining the ceiling brokerage commission rate and the management and use of brokerage commission.

Article 21.- Service charge

1. Service charge means an amount payable by a worker to a service enterprise for the performance of a guest worker contract.

2. Service enterprises shall reach agreement with workers on the one-off collection of service charges before the workers leave Vietnam or on multiple collections during the time the workers work overseas.

3. A worker who has paid the service charge for the whole working time under the contract but has to return home ahead of time not due to his/her fault shall be refunded by the concerned service enterprise a service charge amount corresponding to the remaining duration of the guest worker contract.

4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, setting the ceiling service charge rate.

Article 22.- Deposits of service enterprises

1. Deposits of service enterprises defined in Clause 4, Article 9 of this Law shall be used by competent state agencies to deal with problems arising from the enterprises' failure to perform or fulfill their obligations in the sending of workers abroad.

2. For the case specified at Point b, Clause 3, Article 26 of this Law, deposits of service enterprises shall be used by competent state agencies for the settlement of liabilities arising in relation to workers up to the time of transfer; enterprises may use remaining deposit amounts to pay other debts in accordance with the bankruptcy law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23.- Deposits of workers

1. Workers shall reach agreement with a service enterprise on their deposits according to Clauses 2 and 4 of this Article in order to ensure the performance of guest worker contracts.

2. Workers shall directly or through a service enterprise pay deposits into a separate account opened by the enterprise at a commercial bank for the purpose of keeping workers’ deposits.

3. Both principals and interests of deposits of workers shall be refunded to them upon the liquidation of guest worker contracts.

When workers breach guest worker contracts, their deposits shall be used by the service enterprise to pay compensation for damage caused by the workers to it; in this case, if the deposit amount is insufficient, workers shall make additional payment; if the deposit amount is not used up, the remaining amount shall be returned to workers.

4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall specify labor markets in which service enterprises may reach agreement with workers on the payment of deposits; set a uniform level of deposit payable by workers nationwide, which is suitable to each labor market for which service enterprises may reach agreement with workers on the payment of deposits; and assume the prime responsibility for, and coordinate with the State Bank of Vietnam in, specifying the management and use of workers' deposits.

Article 24.- Responsibilities of service enterprises that turn in their licenses or having them revoked

1. A service enterprise turning in its license or having it revoked under the provisions of Clauses 1 and 2, Article 15 of this Law shall continue performing its obligations stated in labor supply contracts or guest worker contracts which remain effective.

2. The management and use of deposits of a service enterprise which turns in its license or has it revoked are as defined in Article 22 of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 25.- Responsibilities of service enterprises in case of dissolution

1. A service enterprise may dissolve only after having fulfilled all obligations in labor supply contracts and guest worker contracts which remain effective and ensure that it can settle all debts and other asset liabilities in accordance with law.

2. Within 10 days after approving the dissolution decision, a service enterprise shall report the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the situation of workers it has sent abroad and the plan on the performance of its obligations stated in labor supply contracts and guest worker contracts which remain effective.

3. A service enterprise may reach agreement with another licensed one on the transfer of its rights and obligations in the effective labor supply contracts and guest worker contracts, provided that the transfer plan is approved by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

A service enterprise shall transfer its rights and obligations to another one together with the workers' deposits and assets used to secure the guarantee obligation. After completing the transfer, the service enterprise shall notify such completion to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the foreign party.

4. After fulfilling its obligations in guest worker contracts, the service enterprise may use their remaining deposits to pay other debts.

Article 26.- Responsibilities of service enterprises in case of bankruptcy

1. Within 10 days after the court issues a decision on opening bankruptcy procedures, the concerned service enterprise shall report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the situation of workers it has sent abroad and the plan on the performance of its obligations in labor supply contracts and guest worker contracts which remain effective.

2. A service enterprise shall stop signing contracts, recruiting and sending workers abroad on the date the court issues the decision to open bankruptcy procedures till the court issues a decision to suspend the procedures and allow the enterprise to restore its business activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ A service enterprise may reach agreement with another licensed one on the transfer of its rights and obligations in the effective labor supply contracts and guest worker contracts, provided that the transfer plan is approved by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

A service enterprise shall transfer its rights and obligations to another one together with the workers' deposits and assets used to secure the guarantee obligation. After completing the transfer, the service enterprise shall notify such completion to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the foreign party.

b/ When a service enterprise cannot reach agreement on the transfer of its rights and obligations to another one, it shall hand over to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs all dossiers of guest workers it has sent to work overseas, their deposits and assets used to secure the performance of the guarantee obligation, and the service charges collected in advance from workers so that the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs can settle the interests and obligations of these guest workers in accordance with this Law.

Article 27.- Rights and obligations of service enterprises

1. A service enterprise has the following rights:

a/ To provide services of sending workers abroad; to recruit workers in localities;

b/ To sign labor supply contracts with foreign parties, guest worker contracts with workers, and guarantee contracts with guarantors before workers go to work abroad;

c/ To reach agreement with workers on deposits and the introduction of guarantors;

d/ To request workers or guarantors to pay compensation in accordance with law for damage caused by workers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ To lodge complaints about or initiate lawsuits against illegal decisions or acts in the sending of workers abroad.

2. A service enterprise has the following obligations:

a/ The obligations defined in Articles 13, 16, 18, 23, 24, 25 and 26 of this Law;

b/ To directly recruit workers without collecting recruitment fees. When recruiting workers in localities, to notify the provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs thereof; biannually and annually, to report the provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs on the recruitment results and the number of local workers who have been sent abroad;

c/ To coordinate with local administrations in publicizing and supplying workers with adequate information on the number of workers to be recruited, recruitment criteria and terms of guest worker contracts;

d/ To organize the provision of necessary knowledge or associate with vocational training establishments or training institutions in teaching jobs and foreign languages for workers in accordance with the requirements of each labor market before sending them abroad;

e/ To organize the management of workers it sends abroad and protect their lawful rights and interests;

f/ To coordinate with foreign parties in dealing with matters arising when workers die, meet with labor accidents or risks, are infected with occupational diseases, or have their life, health, honor or dignity or property infringed upon, and to settle disputes related to workers;

g/ To report to and coordinate with foreign-based Vietnamese diplomatic missions or consulates in managing and protecting the lawful rights and interests of workers working in foreign countries;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i/ To liquidate guest worker contracts with workers in accordance with law;

j/ To make contributions to the overseas employment support fund in accordance with this Law;

k/ To send to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs annual and extraordinary reports on the situation of sending of workers abroad.

Section 2. CONTRACT-WINNING OR -RECEIVING ENTERPRISES SENDING WORKERS ABROAD

Article 28.- Conditions for sending workers abroad to work at construction sites or for projects for which Vietnamese enterprises win or receive contracts

An enterprise winning or receiving contracts for overseas constructions or projects may send workers abroad when meeting all the following conditions:

1. Obtaining permission from the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Having labor contracts with workers sent abroad under the provisions of labor law.

3. Sending workers to only those foreign-based constructions or projects for which it wins or receives contracts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Assuring the rights and obligations of its guest workers in accordance with the laws of Vietnam and the country where they work.

Article 29.- Reporting on the sending of workers abroad

1. Within 20 days before sending workers abroad, a contract- winning or -receiving enterprise shall send the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs a report on the sending of workers abroad, enclosed with copies of the won or received contract and a list of workers who have signed guest worker contracts.

2. A report on the sending of workers abroad has the following contents:

a/ The plan on guest worker employment and management, which clearly states the number of guest workers, their expected jobs, working time and rest time, salaries, living conditions, medical care conditions, social insurance and other conditions related to them;

b/ The financial plan for sending guest workers back to Vietnam in force majeure circumstances.

3. Within 10 days after receiving a report on the sending of workers abroad, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall consider it and reply the enterprise in writing. If disapproving the report, it shall state the reason for disapproval.

Article 30.- Rights and obligations of contract-winning or -receiving enterprises

A contract-winning or -receiving enterprise has the following rights and obligations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To directly organize the sending of workers abroad and the management of guest workers.

3. To sign and liquidate guest worker contracts with workers. Guest worker contracts must have contents as specified in Clause 3, Article 17 of this Law.

4. To ensure that salaries for workers are not lower than the minimum salary level prescribed by the laws of Vietnam and the country where they work.

5. To ensure working conditions, living conditions and social insurance for workers under the laws of Vietnam and the country where they work.

6. To ensure that workers have regular health checks and medical examination and treatment when they are sick or meet with accidents. When workers are no longer capable of working overseas, the enterprise shall organize the sending of those workers back to Vietnam and bear related expenses.

7. To organize the bringing of the remains or corpses of workers who die while working overseas and bear all related expenses; to implement other compensation and subsidy mechanisms in accordance with Vietnamese law.

8. To report and coordinate with foreign-based Vietnamese diplomatic missions and consulates in managing workers working overseas and protecting their legitimate rights and interests.

9. Annually, extraordinarily and upon completion of the won or received contracts, to report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the situation of sending of workers abroad.

Section 3. OFFSHORE-INVESTING ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS SENDING WORKERS ABROAD

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

An organization or individual having offshore investment projects may send workers abroad when meeting all the following conditions:

1. Obtaining permission from the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

2. Sending workers to only production or business establishments it/he/she has invested and set up abroad.

3. Having a plan on guest worker employment and management; having a financial plan for sending workers back to Vietnam in force majeure circumstances.

4. Assuring the rights and obligations of workers at production and business establishments it/he/she has set up abroad in accordance with the law of the country where guest workers work and the Vietnamese law.

Article 32.- Reporting on the sending of workers abroad

1. At least 20 days before sending workers abroad, an offshore-investing organization or individual shall send to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs a report on the sending of workers abroad, enclosed with a copy of the investment certificate, a brief content of the offshore investment project and a list of workers who have signed guest worker contracts.

2. A report on the sending of workers abroad has the following contents:

a/ The plan on guest worker employment and management, which clearly states the number of guest workers, their expected jobs, working time and rest time, salaries, living conditions, medical care conditions, social insurance and other benefits for them;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Within 10 days after receiving a report on the sending of workers abroad, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall consider it and reply the enterprise in writing. In case of disapproval, it shall clearly state the reasons therefor.

Article 33.- Rights and obligations of offshore-investing organizations and individuals sending workers abroad

An offshore-investing organization or individual has the following rights and obligations:

1. To organize the provision of necessary knowledge for workers before sending them abroad.

2. To directly organize the sending of workers abroad and manage guest workers.

3. To sign and liquidate guest worker contracts with workers. Guest worker contracts must have contents as specified in Clause 3, Article 17 of this Law.

4. To ensure workers' benefits, solve problems arising under guest worker contracts.

5. To ensure working conditions, living conditions and social insurance for workers in accordance with the law of the country where they work and the Vietnamese law.

6. To ensure that workers have regular health checks and medical examination and treatment when they get sick or meet with accidents. When workers are no longer capable of working overseas, to send them back to Vietnam and bear related expenses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. To report to and coordinate with foreign-based Vietnamese diplomatic missions and consulates in managing workers working overseas and protecting their lawful rights and interests.

9. To report annually and extraordinarily on the situation of sending workers abroad to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Section 4. ENTERPRISES SENDING WORKERS ABROAD TO WORK IN THE FORM OF SKILL IMPROVEMENT INTERNSHIP

Article 34.- Conditions for sending workers abroad to work in the form of skill improvement internship

An enterprise may send workers abroad to work in the form of skill improvement internship when meeting all the following conditions:

1. Having contracts with foreign institutions on sending workers abroad to work in the form of skill-improvement internship (below referred to as intern acceptance contracts) as prescribed in Clauses 1 and 2, Article 35 of this Law, which have been registered with competent state agencies.

2. Having contracts on sending workers abroad to work in the form of skill improvement internship (below called guest worker-intern contracts) as prescribed in Clause 3, Article 35 of this Law; workers sent abroad must have labor contracts with the enterprise under the provisions of the labor law.

3. The occupations and jobs to be done by guest worker-interns must be relevant to the production and business line of the enterprise.

4. Paying deposits for the performance of intern acceptance contracts under government regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. An intern acceptance contract is a written agreement between an enterprise and an intern-accepting institution overseas on the rights and obligations of the concerned parties in the supply and acceptance of workers working in the form of skill improvement internship.

2. An intern acceptance contract must be conformable with the laws of Vietnam and the intern receiving country, and have the following major contents:

a/ The internship duration;

b/ The number of interns and occupations and jobs for internship;

c/ The place of internship;

d/ The internship conditions and environment;

e/ The internship time and rest time;

f/ Labor safety and protection;

g/ Salaries and incomes;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i/ Medical examination and treatment;

j/ Social insurance conditions;

k/ Conditions for termination of contracts ahead of time and compensation liability;

l/ Responsibilities for payment of expenses for travel from Vietnam to the place of internship and vice versa.

m/ Responsibilities of the parties in case a worker dies while working overseas;

n/ Settlement of disputes;

o/ Responsibilities for assisting workers in remitting money to Vietnam.

3. A guest worker-intern contract is a written agreement between an enterprise and a guest worker-intern on the rights and obligations of the two parties.

4. A skill improvement internship contract (below referred to as internship contract) is a written agreement between a guest worker-intern and an intern-accepting institution on the rights and obligations of the two parties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 36.- Registration of intern acceptance contracts

1. Intern acceptance contracts must be registered in accordance with the following provisions:

a/ The enterprise sending workers abroad to work in the form of skill improvement internship for a duration of less than 90 days shall register with the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province or city where it is headquartered.

b/ The enterprise sending workers abroad to work in the form of skill improvement internship for a duration of 90 days or more shall register with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Within 10 days after receiving a complete and valid dossier, the competent state agency defined in Clause 1 of this Article shall reply the enterprise in writing. In case of disapproval, it shall clearly state the reason therefor.

Article 37.- Dossiers of registration of intern acceptance contracts

A dossier of registration of an intern acceptance contract comprises:

1. A written registration of the inter acceptance contract.

2. A copy of the intern acceptance contract, enclosed with its Vietnamese translation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. A copy of the business registration certificate and papers proving the deposits of the enterprise as prescribed in Clause 4, Article 34 of this Law.

Article 38.- Rights and obligations of enterprises sending workers abroad to work in the form of skill improvement internship

1. An enterprise has the following rights:

a/ To sign intern acceptance contracts with intern-accepting institutions; to sign guest worker-intern contracts with workers before they go abroad to work in the form of skill improvement internship;

b/ To request workers to pay compensation in accordance with law for damage caused by those workers.

c/ To complain and initiate lawsuits against illegal decisions or acts in the sending of workers abroad.

2. An enterprise has the following obligations:

a/ To disclose and supply workers with information on conditions for guest workers-interns;

b/ To organize the provision of necessary knowledge, to teach or associate with training institutions to teach foreign languages for guest workers-interns in accordance with requirements of the host country before sending them abroad;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To coordinate with intern-accepting institutions in dealing with matters arising when workers die, meet with labor accidents or risks, have occupational diseases, have their life, healthy, honor, dignity or property infringed upon and to settle disputes related to workers;

e/ To report to and coordinate with foreign-based Vietnamese diplomatic missions and consulates in managing guest workers-interns and protecting their lawful rights and interests;

f/ To pay compensation in accordance with law to workers for damage caused by the enterprise;

g/ To liquidate guest worker-intern contracts in accordance with law;

h/ To settle benefits for guest workers-interns in case the enterprise is dissolved or bankrupt;

i/ To report periodically and extraordinarily to competent state agencies in accordance with law.

Section 5. NON-BUSINESS STATE ORGANIZATIONS SENDING WORKERS ABROAD

Article 39.- Conditions for non-business state organizations to send workers abroad

A non-business state organization may send workers abroad when fully meeting the following conditions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Being assigned the task of sending workers abroad by the minister, the head of the ministerial-level agency or the head of the government-attached agency.

3. Its leader has a university or higher degree, at least 3-year experience in the domain of sending workers abroad or in the domain of international cooperation and relations.

4. Its activities of sending workers abroad are not for profits.

Article 40.- Cases where non-business organizations may send workers abroad

A non-business organization may send workers abroad in the following cases:

1. To implement a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

2. To implement an agreement signed by the ministry, ministerial-level agency or government-attached agency with the foreign party.

3. Other cases as decided by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 41.- Rights and obligations of non-business organizations sending workers abroad

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To recruit and train workers and send them abroad;

b/ To sign labor supply contracts with foreign parties and sign guest worker contracts with workers under the provisions of Article 17 of this Law;

c/ To request workers to introduce their guarantors;

d/ To be entitled to collect a sum of money from each worker to cover expenses for sending them abroad in accordance with the treaty or agreement stated in Clause 1 or 2, Article 40 of this Law or regulations of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

e/ To request workers to pay compensation in accordance with law for damage caused by those workers;

f/ To lodge complaints about or initiate lawsuits against decisions or acts in violation of the guest worker law;

g/ To unilaterally liquidate guest worker contracts with workers who breach contracts by not returning home or who or whose representatives fail to show up to liquidate contracts after the non-business organization has thrice sent them written notices by registered mail in a period of 180 days.

2. A non-business organization has the following obligations:

a/ To work out a scheme on organization of the sending of workers abroad to be submitted to a competent state agency for approval;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To report periodically and extraordinarily on the situation of sending workers abroad to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the ministry, ministerial-level agency and government-attached agency which has assigned it the task of sending workers abroad;

d/ To organize the provision of necessary knowledge, to teach or associate with vocational training institutions or training establishments to teach foreign language, professional, technical and operational skills for workers before sending them abroad in accordance with the treaty or agreement defined in Clause 1 or 2, Article 40 of this Law;

e/ To report to and coordinate with foreign-based Vietnamese diplomatic missions and consulates in managing guest workers and protecting their lawful rights and interests, and solving their problems; to nominate representatives to coordinate with foreign parties in managing guest workers in accordance with the requirements of each labor market.

f/ To liquidate guest worker contracts with workers in accordance with law.

Chapter III

GUEST WORKERS

Section 1. GUEST WORKERS UNDER CONTRACTS WITH ENTERPRISES, NON-BUSINESS ORGANIZATIONS, ORGANIZATIONS OR INDIVIDUALS MAKING OFFSHORE INVESTMENT

Article 42.- Conditions for workers to work abroad under contracts with enterprises, non-business organizations, organizations or individuals making offshore investment

Workers may work abroad when they fully meet the following conditions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Willing to work abroad.

3. Observing law and having good moral qualities.

4. Having good health as provided for by Vietnamese law and required by the host country.

5. Meeting requirements on foreign language skills, technical and professional qualifications and other conditions of the workers-receiving country.

6. Having a certificate of possession of necessary knowledge.

7. Being not banned from exiting Vietnam under Vietnamese law.

Article 43.- Guest worker dossiers

1. Workers willing to work abroad shall submit relevant dossiers to enterprises, non-business organizations, offshore-investing organizations or individuals that send them abroad.

2. A guest worker dossier comprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ A curriculum vitae certified by the People's Committee of the commune, ward or township where he/she resides or by the agency, organization or unit managing him/her with its comments on his/her sense of observing law and morality;

c/ A health certificate granted by a competent medical establishment;

d/ Diplomas or certificates of foreign language, expertise and job skills and a certificate of possession of necessary knowledge;

e/ Other papers as required by the worker-receiving party.

Article 44.- Rights of guest workers

A guest worker has the following rights:

1. To request the enterprise, non-business organization, offshore-investing organization or individual to supply information on Vietnamese policies and law on guest workers; information on relevant policies and laws as well as customs and practice of the host country; and on rights and obligations of related parties while he/she works abroad.

2. To enjoy salaries, remunerations and other incomes, medical examination and treatment, social insurance and other benefits provided for in contracts as well as the treaty or agreement defined in Clause 1 or 2, Article 40 of this Law.

3. To have his/her lawful rights and interests protected while working abroad by the enterprise, non-business organization, offshore-investing organization or individual and by the foreign-based Vietnamese diplomatic mission or consulate in accordance with the Vietnamese law, the law of the host country as well as the international law and practice; to be advised on and supported in the exercise of their rights and enjoyment of benefits stated in the labor contract or internship contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To enjoy the benefits from the overseas employment support fund under the provisions of law.

6. To lodge complaints or denunciations or initiate lawsuits against illegal acts in the sending of workers abroad.

Article 45.- Obligations of guest workers

A guest worker has the following obligations:

1. To follow and promote fine traditions of the Vietnamese nation; to respect the customs and practice of the host country; to unite with workers of the host country and other countries.

2. To take the initiative in learning the job, foreign language and inquiring into relevant laws.

3. To participate in a training course to acquire necessary knowledge before going abroad.

4. To observe the laws of Vietnam and the host country.

5. To work at the proper workplace; to observe working rules and return home after terminating the labor contract or internship contract in accordance with regulations of the host country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. To participate in social insurance in accordance with Vietnamese law and other types of insurance according to the law of the host country.

8. To pay income tax in accordance with the laws of Vietnam and the host country.

9. To contribute to the overseas employment support fund in accordance with this Law.

Article 46.- Rights and obligations of guest workers under guest worker contracts with service enterprises

Apart from the rights and obligations provided in Articles 44 and 45 of this Law, a guest worker under a guest worker contract with a service enterprise has the following rights and obligations:

1. To sign a guest worker contract with the service enterprise.

2. To receive training in job and foreign language skills to meet the requirements of the labor contract.

3. To be entitled to borrow capital from a credit institution in accordance with law in order to work abroad.

4. To enjoy compensation in case the service enterprise breaches the guest worker contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. To pay service charges and refund brokerage commissions (if any) to the service enterprise.

7. To pay a deposit or introduce a guarantor according to the agreement with the service enterprise in order to secure the performance of the guest worker contract.

8. To liquidate the guest worker contract with the service enterprise within 180 days from the date of termination of the labor contract.

Article 47.- Rights and obligations of guest workers working under guest worker contracts with contract-winning or -receiving enterprises or offshore-investing organizations or individuals

Apart from the rights and obligations provided in Articles 44 and 45 of this Law, a guest worker working under a guest worker contract with a contract-winning or -receiving enterprise or offshore-investing organization or individual has the following rights and obligations:

1. To sign a guest worker contract with the contract-winning or -receiving enterprise or offshore-investing organization or individual;

2. To receive training in job and foreign language skills to meet the requirements of the guest worker contract.

3. To enjoy compensation in case the contract-winning or -receiving enterprise or offshore-investing organization or individual breaches the guest worker contract.

4. To liquidate the guest worker contract with the contract-winning or -receiving enterprise or offshore-investing organization or individual.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Apart from the rights and obligations provided for in Articles 44 and 45 of this Law, a guest worker working under a skill improvement internship contract has the following rights and obligations:

1. To sign an internship contract with the enterprise which sends him/her abroad to work in the form of skill improvement internship;

2. To enjoy compensation in case the enterprise sending him/her abroad to work in the form of skill improvement internship breaches the guest worker contract.

3. To liquidate the guest worker contract with the enterprise which sends him/her abroad under a skill improvement internship contract.

Article 49.- Rights and obligations of guest workers working under guest worker contracts with non-business organizations

Apart from the rights and obligations provided for in Articles 44 and 45 of this Law, a guest worker working under a guest worker contract with a non-business organization has the following rights and obligations:

1. To sign a guest worker contract with the non-business organization;

2. To introduce a guarantor to the non-business organization.

3. To enjoy compensation in case the non-business organization breaches the guest worker contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To liquidate the guest worker contract with the non-business organization within 180 days from the date of termination of the labor contract.

6. To have other rights and obligations provided for in Clauses 2, 3 and 5, Article 46 of this Law.

Section 2. GUEST WORKERS WORKING UNDER INDIVIDUAL CONTRACTS

Article 50.- Conditions for guest workers working under individual contracts

A worker may work abroad under an individual contract when fully meeting the following conditions:

1. The conditions prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 7, Article 42 of this Law.

2. Having an individual contract as prescribed in Article 51 of this Law.

3. Having a certificate of registration of the individual contract issued by the provincial/municipal Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the locality where he/she resides.

Article 51.- Individual contracts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. An individual contract has the following principal contents:

a/ The job to be done;

b/ The term of the contract;

c/ The workplace;

d/ The working time and rest time;

e/ The salary, remuneration and extra work pays;

f/ Medical examination and treatment conditions;

g/ Social insurance conditions;

h/ Responsibilities of the employer in case the worker dies while working abroad;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 52.- Dossiers and procedures for registration of individual contracts

1. A dossier of registration of an individual contract with the provincial/municipal Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the locality where the concerned worker resides comprises:

a/ A registration application, enclosed with a copy of the individual contract and its Vietnamese translation;

b/ A copy of the personal identity card or passport;

c/ A curriculum vitae of the worker, certified by the People's Committee of the commune, ward or township where the worker resides or of the agency, organization or unit managing him/her, with its comments on his/her sense of observing law and morality.

2. Within 5 working days after receiving a complete and valid dossier, the provincial/municipal Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue a written certification of registration of the individual contract to the worker or reply in writing. In case of disapproval, it shall clearly state the reason therefor.

The certificate of registration of the individual contract must be produced when the worker fills in the exit procedures to go to work abroad.

Article 53.- Rights and obligations of guest workers working under individual contracts

1. A guest worker working under an individual contract has the following rights:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To have his/her lawful rights and interests protected while working overseas by the foreign-based Vietnamese diplomatic mission or consulate in accordance with Vietnamese law, the law of the country where he/she works and international practice; to be advised on and supported in the exercise of his/her rights and the enjoyment of his/her benefits provided for in the individual contract;

c/ To enjoy benefits from the overseas employment support fund in accordance with law;

d/ To transfer home his/her salary, remuneration, income and other personal properties in accordance with the laws of Vietnam and the country where he/she works;

e/ To extend the contract or sign a new labor contract in accordance with the law of the country where he/she works.

2. A guest worker working under an individual contract has the following obligations:

a/ To register his/her individual contract under the provisions of Clause 1, Article 52 of this Law;

b/ To learn about relevant provisions of law;

c/ To observe the laws of Vietnam and the country where he/she works;

d/ To strictly observe his/her individual contract and rules of the workplace;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ To participate in social insurance in accordance with Vietnamese law and other types of insurance in accordance with the law of the country where he/she works;

g/ To pay income tax in accordance with the laws of Vietnam and the country where he/she works;

h/ To contribute to the overseas employment support fund in accordance with this Law;

i/ To register his/her citizenship at the Vietnamese diplomatic mission or consulate in the country where he/she works.

Section 3. GUARANTEE FOR GUEST WORKERS

Article 54.- Conditions for guarantors

A guarantor must meet the following conditions:

1. Having full civil act capacity.

2. Having financial capability to meet the conditions in the guarantee contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Guarantee shall be provided in the following cases:

a/ Guest workers working under guest worker contracts with service enterprises fail to make deposits or have not enough money to make deposits under the provisions of Article 23 of this Law;

b/ Guest workers working under guest worker contracts with a non-business organization which requests them to have guarantee.

2. Guarantors shall reach agreement with service enterprises or non-business organizations on their responsibilities to provide partial or whole guarantee for the liabilities of their guest workers.

3. When a worker breaches the guest worker contract and causes damage to a service enterprise or non-business organization but fails to perform or fulfill his/her compensation obligation, the guarantor shall use his/her/its property to pay compensation for damage caused by the worker to the service enterprise or non-business organization. The remaining property of the guarantor after paying compensation shall be returned to the guarantor.

Article 56.- Time limit for performance of the guarantee obligation

The time limit for performance of the guarantee obligation shall be agreed between the guarantor and the service enterprise or non-business organization; if they cannot reach agreement, the guarantor shall perform the guarantee obligation within a reasonable time limit to be fixed by the service enterprise or non-business organization, which shall be counted from the time the guarantor receives the service enterprise or non-business organization's notice on the performance of the worker's obligations.

Article 57.- Guarantee contracts

1. Guarantee contracts must be made in writing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ The scope of guarantee;

b/ The rights and obligations of the parties to the contract;

c/ The time limit for performance of the guarantee obligation;

d/ The handling of the guarantor's property.

3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, specifying the contents of a guarantee contract and the liquidation of a guarantee contract.

Article 58.- Measures to ensure the performance of the guarantee obligation

1. Service enterprises and non-business organizations may reach agreement with guarantors on the application of pledge, mortgage or deposit to ensure the performance of the guarantee obligation.

2. The pledge, mortgage or deposit shall be stated in a separate document or in the guarantee contract.

3. The determination and application of pledge, mortgage or deposit to ensure the performance of the guarantee obligation shall comply with the provisions of law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 59.- Employment support

1. Provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall notify guest workers who return home of domestic employment opportunities; guide and introduce them to make registration to find appropriate jobs.

2. The State encourages enterprises to receive and recruit former guest workers or send them to work abroad.

Article 60.- Encouragement of job creation

1. The State creates favorable conditions and encourages former guest workers to invest in production or business activities and create jobs for themselves and for others.

2. Workers who meet with difficulties may borrow preferential capital for the creation of jobs in accordance with law.

Chapter IV

TEACHING OF JOBS AND FOREIGN LANGUAGES AND PROVISION OF NECESSARY KNOWLEDGE

Article 61.- Purposes of teaching jobs and foreign languages and providing necessary knowledge

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 62.- Responsibilities of workers in learning jobs, foreign languages and acquiring necessary knowledge

1. Workers wishing to work abroad must take the initiative in learning jobs and foreign languages, learn about relevant laws and participate in necessary knowledge training courses organized by enterprises, non-business organizations, or offshore-investing organizations or individuals that send them abroad.

2. The State shall adopt policies to support workers who are social policy beneficiaries to learn jobs and foreign languages and acquire necessary knowledge.

Article 63.- Teaching jobs and foreign languages for guest workers

Enterprises, non-business organizations and offshore-investing organizations or individuals that send workers abroad shall conduct or associate with vocational training institutions or training establishments in conducting job and foreign language skills training courses for workers to work abroad.

Article 64.- Policies applicable to vocational training institutions

The State shall adopt investment policies for vocational training institutions to train guest workers; set up vocational training schools with adequate training equipment, facilities, programs, curricula and staff in order to train workers with high job and technical, and foreign language skills as required by the labor markets.

Article 65.- Provision of necessary knowledge

1. Enterprises, non-business organizations and offshore-investing organizations or individuals that send workers abroad shall provide workers with necessary knowledge, test and grant certificates before sending them abroad.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Vietnam's traditions and cultural identity;

b/ Basic contents of the labor, criminal, civil and administrative laws of Vietnam and the host country;

c/ Contents of the contract signed between the enterprise, non-business organization, offshore-investing organization or individual and the worker;

d/ Labor discipline, safety and hygiene;

e/ Customs, practice and culture of the host country;

f/ Working and living behaviors;

g/ Use of means of transport, purchase and use of tools and equipment for daily-life needs;

h/ Problems to be avoided while workers live and work abroad.

3. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall specify the program and duration for the provision of necessary knowledge.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

OVERSEAS EMPLOYMENT SUPPORT FUND

Article 66.- Overseas employment support fund

The overseas employment support fund is aimed at developing and expanding foreign labor markets, raising the quality of workforce, and supporting workers and enterprises in handling risks.

Article 67.- Sources of the overseas employment support fund

1. Contributions of enterprises.

2. Contributions of workers.

3. State budget support.

4. Other lawful sources.

Article 68.- Setting up, management and use of the overseas employment support fund

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Prime Minister shall decide on the setting up of the fund; provide for its management and use; levels of contribution by enterprises and guest workers and state budget support; and levels of benefits for target beneficiaries.

Chapter VI

STATE MANAGEMENT OF GUEST WORKERS

Article 69.- Contents of state management of overseas workers

1. Elaborating, and organizing the implementation of, strategies, plans and policies on guest workers.

2. Formulating, promulgating, organizing the implementation, propagation, dissemination of, and education about, the guest worker law.

3. Defining contents of programs and documents to provide necessary knowledge for guest workers.

4. Managing, and directing and guiding the management of, guest workers; organizing the apparatus to manage guest workers; providing professional training for personnel in charge of sending workers abroad; studying the code-based management of guest workers.

5. Effecting international cooperation on sending workers abroad; negotiating and signing treaties or agreements on guest workers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Granting, renewing, withdrawing licenses, terminating activities of sending workers abroad; managing the registration and guiding the performance of contracts under the provisions of this Law.

8. Inspecting, supervising and handling violations of the guest worker law; settling disputes, complaints and denunciations in the sending of workers abroad.

Article 70.- Responsibilities for state management of guest workers

1. The Government shall perform the state management of guest workers.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take responsibility before the Government for performing the state management of guest workers.

3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in performing the state management of guest workers under the Government's assignment.

4. People's Committees at all levels shall perform the state management of guest workers under the Government's decentralization.

Article 71.- Responsibilities of foreign-based Vietnamese diplomatic missions and consulates

1. To protect the lawful rights and interests of guest workers; to handle violations of guest workers in accordance with this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To supply information and guide enterprises in approaching markets in order to sign labor supply contracts in accordance with the laws of Vietnam and concerned foreign countries.

4. To support competent Vietnamese state agencies in appraising conditions and feasibility of contracts in activities of sending workers abroad as well as the legal status of foreign parties.

5. To guide and inspect activities of foreign-based representatives of Vietnamese enterprises and the non-business organizations in the management of guest workers and the settlement of problems related to them.

6. To report to and propose competent Vietnamese state agencies to handle cases showing signs of serious violations of Vietnamese law.

7. To coordinate with Vietnamese agencies, enterprises, non-business organizations, offshore-investing organizations and individuals as well as agencies and organizations of concerned foreign countries in repatriating guest workers who commit violations.

Article 72.- Inspection of activities of sending workers abroad

1. The Labor, War Invalids and Social Affairs Inspectorate shall conduct specialized inspection of activities of sending workers abroad.

2. The organization, tasks and powers of the inspectorates in charge of activities of sending workers abroad shall comply with legal provisions on inspection.

Chapter VII

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 73.- Settlement of disputes

1. Disputes between workers and enterprises or non-business organizations sending workers abroad shall be settled on the basis of contracts signed between the parties and the provisions of Vietnamese law.

2. Disputes between guest workers and foreign employers shall be settled on the basis of agreements signed between the parties and the legal provisions of host countries, treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and international agreements concluded between Vietnamese ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies and foreign parties.

3. Disputes between enterprises or non-business organizations sending workers abroad and foreign employers or brokers shall be settled on the basis of agreements signed between the parties and the provisions of Vietnamese law, the laws of host countries, treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and international agreements concluded between Vietnamese ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies and foreign parties.

Article 74.- Handling of violations

Any persons who commit violations of this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation in accordance with law.

Article 75.- Handling of administrative violations

1. Enterprises or non-business organizations sending workers abroad, organizations or individuals involved in the sending of workers abroad or guest workers who commit administrative violations prescribed in this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned.

2. For each administrative violation, enterprises or non-business organizations sending workers abroad, organizations or individuals involved in the sending of workers abroad shall be subject to one of the following principal sanctions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Fine.

3. Apart from the principal sanctions, subjects defined in Clause 2 of this Article may also be subject to one or both of the following additional sanctions:

a/ Revocation of licenses;

b/ Confiscation of material evidences and means of commission of administrative violations.

4. Apart from the principal and additional sanctions, subjects defined in Clause 2 of this Article may also be ordered to take one or several remedies as follows:

a/ Suspending for a given period of time activities of sending workers abroad according to the provisions of Article 14 of this Law;

b/ Suspending or terminating the performance of labor supply contracts;

c/ Sending workers back to Vietnam at the request of host countries or competent Vietnamese state agencies;

d/ Paying compensations and bearing all expenses arising due to administrative violations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. For each administrative violation, guest workers are subject to one of the following principal sanctions:

a/ Caution;

b/ Fine.

6. Apart from the principal sanctions defined in Clause 5 of this Article, depending on the nature and severity of their violations, guest workers may also be subject to the additional sanction of forced repatriation.

7. The Government shall specify administrative violations, sanctioning forms and remedies for each administrative violation in the sending of workers abroad, and procedures for sanctioning administrative violations in foreign countries in case the violators' residences are unidentified.

Article 76.- Competence to sanction administrative violations

1. Presidents of provincial/municipal People's Committees, the chief inspector of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, chief inspectors of provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs and specialized independent inspectors and the director of the Department for Management of Guest Workers have the power to sanction of organizations and individuals who commit administrative violations in activities of sending workers abroad.

2. Heads of foreign-based Vietnamese diplomatic missions and consulates have the power to sanction Vietnamese guest workers who commit administrative violations in foreign countries in the forms defined in Clauses 5 and 6, Article 75 of this Law.

Chapter VIII

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 77.- Provisions applicable to enterprises that were granted labor export permits before the effective date of this Law

Enterprises that were granted labor export permits before the effective date of this Law may continue using those permits for 180 days from the date this Law takes effect.

An enterprise that wishes to continue providing guest worker services shall reorganize its apparatus and satisfy the conditions prescribed in this Law and send a dossier for renewal of its permit to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 78.- Dossiers, procedures for renewal of labor export permits granted before the effective date of this Law

1. A dossier for permit renewal comprises:

a/ A written request of the enterprise;

b/ The granted labor export permit;

c/ A document proving that the enterprise satisfies the legal capital condition in Clause 2, Article 8 and other conditions prescribed in Article 9 of this Law.

2. The permit renewal procedures are as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Pending the renewal of its permit, the enterprise may continue providing their guest worker services.

3. An enterprise shall terminate the provision of guest worker services in one of the following cases:

a/ It fails to submit a full dossier prescribed in Clause 1 of this Article for renewal of its permit within 180 days after this Law takes effect;

b/ It receives a written notice from the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the Ministry's refusal to renew its permit. In this case, the enterprise shall terminate the provision of guest worker services on the date it receives the notice.

4. When an enterprise is required to terminate the provision of guest worker services under the provisions of Clause 3 of this Article, it shall comply with the provisions of Clause 5 of Article 11 and Clause 1 of Article 24 of this Law.

5. Enterprises applying for renewal of their permits in accordance with this Article need not pay any fees.

Article 79.- Implementation effect

This Law takes effect on July 1, 2007.

All previous regulations contrary to this Law are annulled.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Government shall detail and guide the implementation of this Law.

This Law was passed on November 29, 2006, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 10th session.

 

 

THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN




Nguyen Phu Trong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Law No. 72/2006/QH11 of November 29, 2006, on Vietnamese guest workers

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.964

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.195.57
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!