ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 42/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 02 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
ĐẨY
MẠNH ĐƯA LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG NĂM 2020
Thực hiện Nghị quyết số
18/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh và Quyết định
số 64/2017/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của
UBND tỉnh ban hành Quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn
2017-2020, Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 09/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất khẩu lao động; UBND tỉnh
ban hành Kế hoạch đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
năm 2020 với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
Phấn đấu đưa từ 1.800 - 2.000 lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có ít nhất 150 lao động thuộc
diện chính sách được hỗ trợ.
II. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Đẩy mạnh công
tác thông tin, tuyên truyền về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng:
Tăng cường tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại
chúng, kết nối các chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng nhằm truyền tải các thông tin đến với xã hội, người lao động, gia đình người
lao động về các chế độ, chính sách, các thông tin, hình ảnh
về điều kiện sinh hoạt, môi trường
làm việc, thu nhập của người lao động đang làm việc ở nước ngoài; đồng thời vận động hạn chế tình trạng người lao
động vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài.
2. Khai thác thị
trường lao động nước ngoài:
- Tiếp tục kết nối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng có năng lực, uy tín để khai thác và đưa lao động đi làm việc
ở các thị trường có thu nhập cao, tình hình an ninh chính trị và kinh tế - xã hội ổn định
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Rumani, Cộng hòa liên
bang Đức,...
- Đẩy nhanh xúc tiến Chương trình đưa
lao động sang làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong lĩnh vực
nông nghiệp; chương trình đưa lao động ngành chăm sóc sức khỏe sang Nhật Bản
làm việc theo thỏa thuận hợp tác.
- Thu hút doanh nghiệp tổ chức phỏng
vấn đơn hàng, mở các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng tại địa bàn
nhằm giảm chi phí khi đi làm việc ở nước ngoài.
3. Tạo nguồn lao
động để đưa đi lao động ở nước ngoài
- Tổ chức thu thập,
cập nhật, quản lý và phân tích, dự báo thị trường lao động (cập nhật cơ sở dữ liệu cung lao động; khảo sát nhu cầu lao động
có nguyện vọng đi làm việc ở nước
ngoài,...) để định hướng đào tạo nghề, ngoại ngữ, kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện để các
doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp
đồng liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm để
tổ chức đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho học
sinh, sinh viên và người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng, đáp ứng yêu cầu của nước tiếp
nhận lao động.
- Thường xuyên tổ chức các sàn giao dịch
việc làm ngoài nước, hội nghị, hội thảo để thông tin về những quy định của pháp luật, chính sách hỗ trợ đưa người
lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng và các đơn hàng tuyển chọn lao động
với sự tham gia của các cấp chính quyền, các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người lao động.
4. Tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành có liên quan với chính quyền
các cấp và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước
ngoài theo hợp đồng. Định kỳ hàng quý, tổ chức đánh giá kết
quả công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng của địa
phương; thường xuyên có chế độ trao đổi thông tin giữa địa phương và doanh nghiệp
để phối hợp quản lý người lao động
trong thời gian làm việc ở nước ngoài; tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Các cấp chính quyền địa phương thường
xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi hoạt động tư vấn, tuyển chọn, đào tạo và tổ
chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để giải quyết kịp thời
các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương cho người
lao động; ngăn ngừa, đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi lừa
đảo, tổ chức đưa lao động ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp đồng thời khen thưởng, động viên các địa phương, đơn vị và doanh nghiệp thực hiện
tốt công tác này.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn Ngân sách nhà nước, được bố trí
trong dự toán ngân sách của các đơn vị theo quy định hiện hành về phân cấp ngân
sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội:
- Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ
chức triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh,
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện,
thị xã và thành phố Huế tổng hợp lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng; kiểm tra rà soát các doanh nghiệp có đủ hồ
sơ pháp lý và năng lực hoạt động dịch vụ đưa lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thông báo cho các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp biết để phối hợp tổ
chức thông tin, tuyên truyền.
- Phối hợp với các cơ quan truyền
thông thường xuyên thông tin về điều kiện tuyển chọn, quy trình đào tạo, các chi
phí liên quan theo từng thị trường tiếp nhận lao động; xây dựng các phóng sự về hiệu quả của chương trình đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát công tác tư vấn, tuyển chọn, đào tạo và tổ chức đưa
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi lừa đảo, tiêu cực để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
- Tiếp nhận hồ sơ và chi trả kịp thời
kinh phí hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Sở Tài chính:
- Hướng dẫn, chỉ đạo triển khai và
tăng cường công tác giám sát việc sử dụng kinh phí đảm bảo đúng mục đích, tiết
kiệm, hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Chính sách Xã hội
tham mưu UBND tỉnh phân bổ ngân sách địa phương ủy thác để cho vay đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng.
3. Công an tỉnh:
- Hướng dẫn, tạo
điều kiện cho người lao động hoàn thiện các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất
cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng.
- Đấu tranh ngăn chặn và điều tra xử
lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc.
4. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh thực hiện kịp
thời việc cấp lý lịch tư pháp cho người lao động đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Báo Thừa Thiên Huế
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương tăng cường thông tin, tuyên
truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và hiệu quả của công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Hỗ trợ thông
báo các đơn hàng tuyển chọn lao động theo chương trình phi lợi nhuận do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội thực hiện cũng như hợp đồng cung ứng lao động do các doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ đưa lao động đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện.
6. UBND các huyện, thị xã và thành
phố Huế
- Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh đưa lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 của địa
phương; giao cụ thể chỉ tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho từng xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp với Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tổ chức các hoạt động tư vấn,
kết nối đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp
đồng cung ứng lao động phù hợp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát công tác tư vấn, tuyển chọn, đào tạo và tổ chức đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn;
thông báo và niêm yết công khai thông tin về doanh nghiệp,
cán bộ tuyển chọn lao động có đầy đủ thông tin theo qui định
để người lao động chủ động tìm hiểu, đăng ký; kiên quyết xử
lý những trường hợp đến tuyển lao động
tại địa phương khi chưa nhận được thông báo hoạt động theo quy định của pháp luật.
7. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh: Hướng dẫn, hỗ
trợ người lao động hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục vay vốn và kịp thời giải ngân nguồn vốn cho người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng; thu hồi nợ, xử lý nợ vay đảm bảo quy định.
8. Các sở, ngành có liên quan: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của sở, ngành, chỉ đạo hướng dẫn các
đơn vị đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động người lao động tham gia đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tạo điều kiện
cho người lao động được sớm hoàn thành các thủ tục để đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
9. Đề nghị Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh
- Triển khai Kế hoạch
này cho đoàn viên, hội viên của mình, đồng thời triển khai thực hiện các nội
dung của Kế hoạch phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ của đơn vị góp phần hoàn thành chỉ tiêu đưa
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh.
- Chỉ đạo các Trung tâm dịch vụ việc
làm, Trung tâm dạy nghề thuộc quyền quản lý chủ động liên
kết với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng để tư vấn, tuyển chọn lao động
đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
10. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
Trung tâm dịch vụ việc làm:
Chủ động liên kết
với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để
tổ chức tư vấn, tuyển chọn, đào tạo nguồn
lao động về tay nghề, ngoại ngữ theo
yêu cầu của các thị trường tiếp nhận lao động trước khi
đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó tập trung vào các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức,...
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Căn cứ
nội dung nêu tại Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể
cấp tỉnh, các địa phương chủ động triển khai thực hiện; báo cáo UBND tỉnh định kỳ (báo cáo 06 tháng
trước ngày 20/6/2020; báo cáo tổng kết năm trước
ngày 30/11/2020) kết quả thực hiện thông qua Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
2. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, tổng
hợp tình hình thực hiện Kế hoạch của các ngành, các địa phương. Định kỳ, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (báo cáo 06 tháng
trước ngày 25/6/2020; báo cáo tổng kết năm trước ngày 05/12/2020).
3. Trong
quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa
phương kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TB và XH;
- CT, PCT Nguyễn Dung;
- Các đơn vị nêu tại mục IV;
- CVP, PCVP KGVX;
- Lưu VT, XH.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Dung
|