Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 32/KH-UBND 2020 thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW quan hệ lao động tiến bộ Vũng Tàu

Số hiệu: 32/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Trần Văn Tuấn
Ngày ban hành: 06/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 06 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 37-CT/TW NGÀY 3/9/2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Kế hoạch số 293-KH/TU ngày 2/12/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 3/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động, giảm thiểu vi phạm pháp luật lao động, phản bác các thông tin sai sự thật, ảnh hưởng xấu đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp, môi trường đầu tư và trật tự an toàn xã hội.

3. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; thực hiện dân chủ cơ sở và cơ chế đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp; giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất của người lao động và các tranh chấp lao động phát sinh; bảo đảm các quyền hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Để kịp thời triển khai, thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch 293-KH/TU của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề nghị các cấp Chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tăng cường sự chỉ đạo, quản lý của các sở, ngành, UBND các cấp, các tổ chức đoàn thể trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

- Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường việc chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; xem đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, có vai trò quan trọng trong ổn định chính trị, xã hội; thúc đẩy môi trường đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh; bảo đảm các quyền của người lao động và người sử dụng lao động.

- Tập trung triển khai, tuyên truyền Bộ luật Lao động năm 2019 và các quy định pháp luật lao động trong các doanh nghiệp và người lao động, kết hợp với tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, để tạo sự đồng thuận, nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật trong doanh nghiệp; ngăn chặn và phản bác các thông tin sai sự thật, ảnh hưởng xấu đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp và an ninh chính trị, trật tự xã hội.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động.

- Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về quan hệ lao động cấp tỉnh, cấp huyện theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức đại diện người lao động và quản lý, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện phải bố trí cán bộ quản lý quan hệ lao động.

- Củng cố, thành lập Hội đồng trọng tài lao động và bổ nhiệm hòa giải viên lao động bảo đảm số lượng và tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp; kết hợp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lao động và quyền lợi hợp pháp của người lao động.

- Quản lý chặt chẽ việc thành lập, hoạt động của tổ chức đại diện người lao động theo đúng quy định pháp luật lao động; bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của tổ chức đại diện người lao động.

- Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ lao động; quản lý kết nối thông tin, dữ liệu cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh; đầu tư và quản lý hiệu quả cơ sở dữ liệu ngân hàng lao động tỉnh, phát triển thị trường lao động.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi, thiết chế công đoàn và cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần cho người lao động.

- Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động trong các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh”.

- Phối hợp với tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động thúc đẩy các hoạt động thương lượng, đối thoại, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động phát sinh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

- Tổng kết, đánh giá tình hình phối hợp giải quyết tranh chấp lao động, đình công; phối hợp giải quyết quyền lợi người lao động khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động, khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc lâm vào tình trạng phá sản.

3. Thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể và giải quyết tốt tranh chấp lao động, đình công.

- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động và UBND các cấp phối hợp với tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp tổ chức đối thoại, thương lượng về các chính sách về lao động, tiền lương, thu nhập, phúc lợi, tiền thưởng, điều kiện làm việc... của người lao động trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, quy chế doanh nghiệp.

- Tổ chức giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động phát sinh, không để đình công tự phát xảy ra, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội; không để xảy ra biểu tình, đình công bạo lực, bạo loạn. Củng cố, kiện toàn đội ngũ trọng tài viên lao động, hòa giải viên lao động; tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động cho trọng tài viên lao động, hòa giải viên lao động.

4. Phối hợp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn, Mặt trận, các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng quan hệ lao động.

- Phối hợp với tổ chức công đoàn trong xây dựng và thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên công đoàn; phối hợp tổ chức tuyên truyền pháp luật, đối thoại, thương lượng tập thể tại doanh nghiệp. Phối hợp thực hiện cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp.

- Tham gia, phối hợp và tạo điều kiện cho Mặt trận và các tổ chức thành viên tổ chức hoạt động trong doanh nghiệp và thực hiện cơ chế giám sát, phản biện trong doanh nghiệp nhằm tham gia xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trên, UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tổ chức thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 293-KH/TU của Tỉnh ủy, như sau:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh củng cố, kiện toàn Hội đồng trọng tài lao động, Ban Chỉ đạo quan hệ lao động tỉnh, phê chuẩn hòa giải viên lao động; sắp xếp, bố trí cán bộ chuyên trách quản lý tổ chức đại diện người lao động và quan hệ lao động.

- Đề xuất các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, các giải pháp giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội và các chế độ lao động khác.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương, cơ quan thông tin truyền thông tổ chức triển khai, tuyên truyền pháp luật lao động đến các doanh nghiệp và người lao động. Hỗ trợ, hướng dẫn các bên tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể về các chính sách về lao động, tiền lương, thu nhập, phúc lợi, tiền thưởng, điều kiện làm việc... của người lao động. Hướng dẫn người lao động thành lập tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp.

- Kịp thời phối hợp các ngành, địa phương trong việc giải quyết tranh chấp lao động, đình công xảy ra theo quy định pháp luật lao động.

- Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, xử lý vi phạm pháp luật lao động. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.

- Đề xuất xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ lao động; quản lý kết nối thông tin, dữ liệu cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh; quản lý hiệu quả cơ sở dữ liệu ngân hàng lao động tỉnh, phát triển thị trường lao động.

2. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động theo ủy quyền của UBND tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Chủ động tham gia với các ngành trong việc giải quyết các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trong khu công nghiệp. Thường xuyên nắm bắt tình hình chấp hành pháp luật lao động, quan hệ lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Tham gia giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động của người lao động làm việc trong khu công nghiệp. Hỗ trợ tổ chức đại diện người lao động và doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển trong doanh nghiệp; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu công nghiệp.

3. Công an tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các ngành, địa phương trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp lao động, đình công xảy ra trên địa bàn. Kịp thời thông tin, phối hợp các ngành, địa phương phát hiện và giải quyết các tranh chấp lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và môi trường đầu tư.

4. Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp và các sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp và người lao động; tham gia giải quyết quyền lợi người lao động khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc lâm vào tình trạng phá sản không thể giải quyết quyền lợi người lao động đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Phối hợp, cung cấp hồ sơ cho tổ chức công đoàn khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Chủ động thực hiện chức năng thanh tra đóng bảo hiểm xã hội; kiên quyết xử lý hành vi vi pháp pháp luật bảo hiểm xã hội; kịp thời chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra hình sự khi có dấu hiệu vi pháp luật hình sự tổ chức, cá nhân.

5. Các sở, ngành, UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Công an tỉnh, tổ chức công đoàn trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; tham gia giải quyết các tranh chấp lao động, đình công theo thẩm quyền và sự phân công.

Sở Xây dựng, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Tài nguyên - Môi trường, UBND huyện, thành phố, thị xã, phối hợp tổ chức công đoàn có trách nhiệm đề xuất UBND tỉnh xây dựng cơ chế hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi, thiết chế công đoàn và cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần cho người lao động.

6. Sở Thông tin - Truyền thông, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lao động và các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Vũng Tàu, Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp với UBND tỉnh và các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc tăng cường chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, phát triển tại doanh nghiệp và thực hiện kế hoạch này.

8. Các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật lao động. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2019. Phối hợp và tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn, tổ chức đại diện người lao động hoạt động; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể; kịp thời giải quyết tranh chấp lao động, đình công xảy ra tại doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển.

Căn cứ kế hoạch này và nhiệm vụ được phân công, UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể hàng năm của cơ quan mình để chủ động thực hiện và gửi kế hoạch thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này.

Đề nghị các Sở, ban, ngành, các địa phương, doanh nghiệp định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp, báo cáo việc thực hiện kế hoạch này. Báo cáo gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TBXH (để b/c);
- TTr.TU; TTr.HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Sở Lao động - TB&XH;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- LĐLĐ tỉnh, VCCI VT;
- UBND các huyện, TX, TP;
- CVP.UBND tỉnh;
- Lưu VT, VX5

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tuấn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 32/KH-UBND ngày 06/03/2020 thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


683

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.28.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!