TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 182/KH-TLĐ
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 3 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
NGHIÊN
CỨU, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRÌNH ĐẠI HỘI XIII CÔNG ĐOÀN
VIỆT NAM, NHIỆM KỲ 2023-2028
Thực hiện Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 03/3//2022 của
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028; Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn ban hành Kế hoạch nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam
trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Điều lệ
Công đoàn Việt Nam xác định những khó khăn, vướng mắc chủ yếu và những vấn đề mới
phát sinh trong thực tiễn để nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công
đoàn Việt Nam phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Nghiên cứu các chủ trương, Nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những quy định mới trong Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ chính trị về “Đổi mới tổ chức
và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, tiếp thu những quy định mới
của Bộ luật Lao động (năm 2019), để lựa chọn, cụ thể hóa vào Điều lệ Công đoàn
Việt Nam.
2. Yêu cầu
- Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam
phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quy định của pháp luật, phù hợp với các công
ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết tham gia đã được nội luật hóa, các
nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam.
- Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam
phải phù hợp điều kiện phát triển đất nước, kế thừa những nội dung đã ổn định
và đang phát huy hiệu quả; chỉ xem xét những vấn đề còn vướng mắc, bất cập, vấn
đề mới để tổ chức nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp đáp ứng yêu cầu thực
tiễn.
- Nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ được lấy ý kiến
rộng rãi ở các cấp công đoàn, cán bộ, đoàn viên, các chuyên gia, cán bộ công
đoàn qua các thời kỳ; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, các
báo, tạp chí công đoàn, Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam; đảm bảo chất
lượng, các bước và thời gian đề ra.
II. NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Bước 1: Công tác chuẩn bị
1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch nghiên cứu, sửa đổi,
bổ sung Điều lệ.
2. Thành lập Tiểu ban nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Nhóm nghiên cứu, Tổ giúp việc Tiểu ban sửa đổi, bổ
sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam XII để trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
3. Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thi hành Điều
lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII, định hướng sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn
Việt Nam.
Thời gian thực hiện từ tháng 02/2022 đến tháng
6/2022.
Bước 2: Xây dựng Dự thảo Điều lệ CĐVN (sửa đổi,
bổ sung)
1. Dự thảo 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ
sung).
2. Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đại diện cán bộ công
đoàn các cấp, các nhà khoa học, các chuyên gia; các đồng chí là chủ tịch và phó
chủ tịch Tổng Liên đoàn các thời kỳ vào Dự thảo 1 Điều lệ CĐVN khóa XIII (sửa đổi,
bổ sung).
3. Hướng dẫn các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố,
công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng
Liên đoàn tổ chức lấy ý kiến cán bộ, đoàn viên vào Dự thảo 1 Điều lệ Công đoàn
Việt Nam (những vấn đề sửa đổi, bổ sung).
4. Trình Ban Chấp hành TLĐ Dự thảo 1 Điều lệ CĐVN
(sửa đổi, bổ sung); Báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ CĐVN.
Thời gian thực hiện từ tháng 7/2022 đến tháng
11/2022.
Bước 3: Lấy ý kiến tham gia sửa đổi, bổ sung
Điều lệ CĐVN tại đại hội công đoàn các cấp và các phương tiện thông tin đại
chúng. Tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo Điều lệ CĐVN (sửa đổi, bổ sung); Dự thảo
Báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ CĐVN, trình Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn tại kỳ
họp lần cuối nhiệm kỳ 2018-2023.
Thời gian thực hiện từ tháng 12/2022 đến
30/11/2023.
Bước 4: Thông qua Điều lệ CĐVN khóa XIII và
phát hành Điều lệ.
- Trình Dự thảo Báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ và
toàn văn Điều lệ CĐVN khóa XIII (sửa đổi, bổ sung) tại Đại hội XIII Công đoàn
Việt Nam. Tháng 12/2023.
- Hoàn thiện và phát hành Điều lệ Công đoàn Việt
Nam khóa XIII, sau khi Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam kết thúc và được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
III. KINH PHÍ
Công tác nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công
đoàn Việt Nam được sử dụng từ nguồn tài chính công đoàn và quyết toán vào kinh
phí tổ chức đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm
kỳ 2023-2028.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn thành lập Tiểu ban
sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam, thành lập Nhóm nghiên cứu, Tổ giúp
việc Tiểu ban để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo đánh giá tình hình thi
hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ qua và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ
sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; xây dựng Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa
đổi, bổ sung); tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, các chuyên gia,
cán bộ công đoàn qua các thời kỳ, công đoàn các cấp; tập hợp ý kiến, nghiên cứu,
tiếp thu, hoàn thiện trình Thường trực Đoàn Chủ tịch, Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp
hành Tổng Liên đoàn, báo cáo tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam theo quy định.
2. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn
ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên
đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có thể thành lập nhóm hoặc tổ nghiên cứu,
sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi cán bộ,
đoàn viên, các cấp công đoàn trực thuộc và tập hợp ý kiến báo cáo về Tổng Liên
đoàn theo quy định.
3. Đối với công đoàn cấp cơ sở: ban thường vụ, ban
chấp hành (nơi không có ban thường vụ) căn cứ tình hình thực tế tại cơ sở tổ chức
lấy ý kiến cán bộ, đoàn viên vào Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ
sung) và tập hợp báo cáo công đoàn cấp trên.
4. Giao cho Ban Tổ chức chủ trì, phối hợp với các
ban, đơn vị cơ quan Tổng Liên đoàn theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện
kế hoạch này.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị báo
cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn để xem xét, chỉ đạo kịp thời.
Nơi nhận:
- Ủy viên ĐCT, BCH TLĐ (để chỉ đạo);
- Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; (th/hiện)
- Công đoàn ngành TW và tương đương; (th/hiện);
- Công đoàn TCty trực thuộc TLĐ; (th/hiện);
- Các thành viên Tiểu ban SĐBS Điều lệ (th/hiện);
- Lưu: VT, ToC.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Khang
|