TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 1699/TLĐ
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 08 năm 2005
|
KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN,
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 5A/2005/NQ BAN CHẤP HÀNH NGÀY 07/7/2005 CỦA BAN
CHẤP HÀNH TỔNG LIÊN ĐOÀN VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÁP LUẬT CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG
TÌNH HÌNH MỚI
Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam (khoá IX) họp từ ngày 29-30/7/2005 đã thông qua Nghị quyết số
5a/NQ-BCH về: “Đẩy mạnh công tác pháp luật của Công đoàn trong tình hình mới”.
Để Nghị quyết được phổ biến sâu rộng tới các cấp Công đoàn và tổ chức thực hiện
có hiệu qủa trong thực tế, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn Kế hoạch phổ
biến, triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Phổ biến, triển khai Nghị quyết phải tạo được
sự chuyển biến nhận thức về sự cần thiết đẩy mạnh công tác pháp của Công đoàn
trong tình hình mới.
2. Hình thức, phương pháp phổ biến, triển khai
Nghị quyết phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ của ngành, địa phương, đơn
vị và đối tượng phổ biến; trong đó tập trung vào một số hình thức sau: In ấn,
phát hành tài liệu; tổ chức Hội nghị tập huấn; đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng như báo, đài, Internet…
3. Cùng với việc học tập nghiên cứu Nghị quyết,
các cấp Công đoàn phải xây dựng được chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện
Nghị quyết; tạo sự chuyển biến rõ nét về công tác pháp luật.
II. TRÁCH NHIỆM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
1. Cấp Tổng Liên đoàn
- Phổ biến Nghị quyết tới cán bộ chủ chốt, cán bộ
làm công tác pháp luật của Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn
ngành TW, Công đoàn TCty trực thuộc Tổng Liên đoàn;
- Xúc tiến nghiên cứu việc thành lập Trung tâm
thông tin pháp lý và bồi dưỡng kiến thức pháp luật của Tổng Liên đoàn; giao cho
Ban Pháp luật xây dựng đề án trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xây dựng cơ chế,
giải pháp nâng cao chất lượng tham gia xây dựng pháp luật, chính sách với Nhà
nước.
Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành quy định về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn với các cơ quan
liên quan trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp lao động và đình công
trái pháp luật; phối hợp với Toà án nhân dân tối cao ban hành quy định về sự
tham gia của Công đoàn trong các vụ án về lao động.
- Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn chủ trì, phối hợp với
Ban Pháp luật nghiên cứu, tham mưu trình Đoàn Chủ tịch ban hành văn bản hướng dẫn
các Liên đoàn lao động địa phương, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty
thuộc Tổng Liên đoàn về tổ chức, biên chế cán bộ, nội dung và điều kiện hoạt động
của Ban Pháp luật, Trung tâm, Văn phòng tư vấn pháp luật thuộc các cấp công
đoàn.
- Ban Pháp luật Tổng Liên đoàn chủ trì, phối hợp
với Ban Chính sách kinh tế-xã hội tham mưu trình Đoàn Chủ tịch ban hành quy định
hướng dẫn về việc Công đoàn kiểm tra, tham gia kiểm tra việc thực hiện pháp luật,
chính sách có liên quan tới người lao động và tổ chức Công đoàn ở các cấp (tập
trung vào các nội dung: lao động, việc làm, quyền công đoàn).
- Trường Đại học Công đoàn có trách nhiệm xây dựng
phương án, kế hoạch tăng thời lượng học phần về pháp luật lao động, pháp luật
công đoàn trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; xây dựng đề
án thành lập Bộ môn pháp luật trong Trường Đại học Công đoàn.
- Các Ban, đơn vị, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của
mình có kế hoạch tham mưu với Đoàn Chủ tịch để triển khai cụ thể Nghị quyết
này.
- Đoàn Chủ tịch định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết
công tác pháp luật trong toàn hệ thống Công đoàn.
2. Trách nhiệm của Liên đoàn lao động tỉnh,
thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng
Liên đoàn
- Phổ biến, triển khai Nghị quyết cho cán bộ
công đoàn cấp mình, cán bộ chủ chốt của công đoàn cấp quận, huyện, ngành địa
phương và cơ sở trực thuộc (hoàn thành trong quý IV/2005).
- Có chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai
thực hiện các nội dung Nghị quyết phù hợp với tình hình, đặc điểm và yêu cầu của
từng nơi.
- Trong triển khai tổ chức thực hiện, cần chú trọng
thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của các Trung tâm,
Văn phòng, Tổ tư vấn pháp luật trong hệ thống Công đoàn theo những quy định và
chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Tổ chức bộ phận pháp luật hoặc bố trí
cán bộ chuyên trách công tác pháp luật. Những nơi có công nghiệp phát triển,
đông công nhân lao động, quan hệ lao động phức tạp nghiên cứu, xây dựng đề án
thành lập Ban Pháp luật, trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
Tăng cường biện pháp chỉ đạo có hiệu quả việc
thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể ở các đơn vị cơ sở; đẩy mạnh
công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật lao động, công đoàn; giải
quyết tốt những vấn đề về quan hệ lao động tại cơ sở và bảo vệ quyền lợi hợp
pháp, chính đáng của người lao động trước người sử dụng lao động và các cơ quan
có thẩm quyền.
- Chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch phối hợp với
chính quyền địa phương, lãnh đạo các Bộ ngành, các Tổng công ty trong các hoạt
động liên quan đến công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật của
Công đoàn, giải quyết tranh chấp lao động và đình công…
- Hướng dẫn Công đoàn cơ sở thực hiện nội dung
công tác pháp luật theo quy định tại Nghị quyết của Ban chấp hành Tổng Liên
đoàn.
Phân công một đồng chí lãnh đạo chỉ đạo công tác
pháp luật ở cấp mình. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, cần phải
định kỳ kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tại cấp mình; đồng thời báo cáo kết
quả về Tổng Liên đoàn.
Trên đây là kế hoạch phổ biến, triển khai thực
hiện Nghị quyết 5a/NQ-BCH ngày 07/7/2005 của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, yêu cầu các Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành
TW, Công đàon Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn triển khai thực hiện, đảm
bảo đúng tiến độ và đạt được những yêu cầu đẫ đề ra.
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoà Bình
|