ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1556/KH-UBND
|
Bình Dương,
ngày 15 tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC THEO CHƯƠNG V NGHỊ ĐỊNH SỐ
145/2020/NĐ-CP NGÀY 14/12/2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI
HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Thực hiện Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều kiện lao động và quan hệ lao động, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi
làm việc theo quy định tại Chương V Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quán triệt sâu rộng việc thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo Chương V Nghị định số
145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều kiện lao động và quan hệ lao động (sau
đây gọi tắt Chương V Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ) đến các cấp
các ngành có liên quan, người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của
người sử dụng lao động trong việc đảm bảo thực hiện các nội dung phải công khai
cho người lao động biết. Qua đó, người lao động được tham gia
ý kiến, được quyết định và được kiểm tra, giám sát...những vấn đề có liên quan
đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của
người lao động. Góp phần hạn chế các mâu thuẫn, tranh chấp
phát sinh trong quan hệ lao động, xây dựng quan hệ lao động hài
hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.
- Tăng cường phát huy dân chủ, mối
quan hệ đoàn kết nội bộ, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng
tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; nâng cao ý thức của người
sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cũng như
nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo Chương V Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày
14/12/2020 của Chính phủ phải được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, thường
xuyên, thiết thực và có hiệu quả đến người sử dụng lao động và người lao động
trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa
các cấp các ngành trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm
xây dựng và ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các
nội dung về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm
việc theo quy định tại Chương V Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
II. NỘI DUNG
1. Trách nhiệm của các ngành có liên
quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các nội dung tại Chương V Nghị
định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan việc
thực hiện Đối thoại và Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc đến người sử dụng
lao động và người lao động.
2. Các doanh nghiệp, đơn vị có trách
nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại Chương V Nghị định số
145/2020/NĐ-CP của Chính phủ trong doanh nghiệp.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, đơn vị trong việc
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
- Chủ trì phối hợp với Liên đoàn Lao
động tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn việc thực
hiện nội dung tại Chương V Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến người
sử dụng lao động, người lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; thực hiện lồng ghép với công tác tuyên truyền theo Đề án
tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động
trong các loại hình doanh nghiệp (Đề án 31) trên địa bàn tỉnh; Phối hợp các
ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý
những trường hợp cố tình không thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở
theo quy định; đồng thời, đề xuất khen thưởng những trường hợp thực hiện tốt
Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Đôn đốc UBND các huyện, thị xã,
thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nội dung của Chương V Nghị định số
145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến người sử dụng lao động, người lao động và báo
cáo kết quả tình hình thực hiện theo quy định.
- Định kỳ 06 tháng và hàng năm tổng hợp
tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo Chương V Nghị định số
145/2020/NĐ-CP của Chính phủ, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Tỉnh
về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh
- Tổ chức tuyên truyền và xây dựng Kế
hoạch tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chương V Nghị định 145/2020/NĐ-CP
của Chính phủ đến các cấp công đoàn, người lao động và người sử dụng lao động
trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi và kiểm
tra Liên đoàn Lao động các huyện, thị xã, thành phố; Công đoàn ngành; Công đoàn
các Khu công nghiệp Bình Dương; Công đoàn Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
và công đoàn cơ sở các doanh nghiệp trong việc tổ chức triển khai thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo Chương V Nghị định 145/2020/NĐ-CP của
Chính phủ.
- Tham gia phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm
tra pháp luật lao động cũng như việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi
làm việc trong các doanh nghiệp. Định kỳ 06 tháng và hàng năm gửi báo cáo tình
hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để
tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Tỉnh về thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở.
3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp
Bình Dương
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và các ngành có liên quan tổ chức
triển khai thực hiện các nội dung tại Chương V Nghị định 145/2020/NĐ-CP của
Chính phủ cũng như các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng lao động,
người lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi
làm việc của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Định kỳ 06 tháng và hàng
năm gửi báo cáo tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở về Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo
Tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa
bàn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại Chương V Nghị định
145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến người lao động trong doanh nghiệp đảm bảo
nghiêm túc, đạt hiệu quả.
- Phối hợp trong công tác tổ chức kiểm
tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong các doanh nghiệp.
4. Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương
Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và các ngành có liên quan xây dựng các
chuyên trang, chuyên mục cũng như tăng cường số lượng tin, bài viết về thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhằm tuyên truyền các nội dung của
Chương V Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến người lao động và người sử
dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể ở địa
phương phối hợp xây dựng Kế hoạch triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung của
Chương V Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn quản lý; hướng dẫn
các doanh nghiệp xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc phù hợp với
các quy định của Pháp luật lao động.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm
việc của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Định kỳ 06 tháng và hàng năm gửi
báo cáo tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở về Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Tỉnh về
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
6. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Các doanh nghiệp có trách nhiệm ban
hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định
về đối thoại và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định
145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
- Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy
chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý
kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối
thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp
ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại
diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động
không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
- Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm
việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.
- Định kỳ 06 tháng và hàng năm gửi
báo cáo tình hình thực hiện đối thoại, Quy chế dân chủ ở
cơ sở trong doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo Chương V Nghị định
145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban,
ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp, tổ
chức, đơn vị có sử dụng lao động triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả./.
Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND
tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- Ban Dân vận TU;
- Các Sở, Ban, ngành tỉnh(20); LĐTBXH
- UBND các huyện, thị xã, thành
phố;
- Các doanh nghiệp;
- LĐVP, TH;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Lộc Hà
|