ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 135/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 07 tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
ĐẨY
MẠNH CÔNG TÁC ĐƯA LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ NĂM 2021
Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2016; Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày
01/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2021; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Đẩy mạnh công tác
đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tỉnh Thừa Thiên Huế năm
2021, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đẩy mạnh
các hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập đời sống của người lao động, góp phần giảm nghèo
nhanh, bền vững; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nâng cao
chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa
phương.
2. Việc
triển khai thực hiện Kế hoạch phải nghiêm túc, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, xác định
đây là nhiệm vụ trọng tâm, là chủ trương lớn của tỉnh. Tạo bước chuyển biến
tích cực trong công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, nhằm
hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Quá trình thực hiện luôn chú trọng
thực hiện đầy đủ đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
II. CHỈ TIÊU GIAO
NĂM 2021
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày
01/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Năm 2021 phấn đấu đưa từ
1.800 - 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài; căn cứ vào lực lượng lao động
trong độ tuổi, phân bổ chỉ tiêu cho các huyện, thị xã,
thành phố Huế như sau:
Đơn vị
tính: Lao động
STT
|
Huyện,
thị xã, thành phố Huế
|
Lực
lượng lao động trong độ tuổi
|
Chỉ
tiêu xuất cảnh năm 2021
|
01
|
Thị xã Hương Trà
|
54.861
|
213
|
02
|
Huyện Phú Vang
|
77.530
|
301
|
03
|
Huyện A Lưới
|
24.667
|
96
|
04
|
Huyện Phú Lộc
|
68.820
|
268
|
05
|
Huyện Nam Đông
|
13.813
|
54
|
06
|
Huyện Phong Điền
|
50.122
|
195
|
07
|
Thị xã Hương Thủy
|
47.735
|
186
|
08
|
Thành phố Huế
|
132.122
|
337
|
09
|
Huyện Quảng Điền
|
44.625
|
150
|
Tổng cộng
|
514.295
|
1.800
|
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP
1. Tăng cường sự
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở: Cấp ủy Đảng, UBND các cấp tăng cường chỉ đạo việc thực hiện đưa lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn với sự tham gia đồng bộ của
các ngành chức năng và các tổ chức đoàn thể.
2. Đẩy mạnh công
tác thông tin, tuyên truyền
a) Đổi mới và tăng cường công tác
thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội
(facebook, zalo, viber...) nhằm tạo chuyển biến về nhận thức
và tích cực tham gia của người dân trong việc đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng.
b) Nội dung tuyên truyền phải đầy đủ,
cụ thể, rõ ràng về chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về điều kiện, tiêu
chuẩn khi tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tuyên truyền vận động
người dân bằng hình ảnh người thật, việc thật, điều kiện sinh hoạt, môi trường
làm việc, thu nhập của người lao động đang làm việc ở nước ngoài để người lao động nhận thức đầy đủ và tích cực tham gia đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng; đồng thời vận động hạn chế tình trạng người lao động vi phạm
hợp đồng, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài.
3. Khai thác có
hiệu quả thị trường lao động nước ngoài
a) Tiếp tục kết nối với các doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có
năng lực, uy tín để khai thác và đưa lao động đi làm việc ở các thị trường có
thu nhập cao, tình hình an ninh chính trị và kinh tế - xã hội ổn định như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Rumani, Cộng hòa liên bang Đức,...
b) Xúc tiến Chương trình đưa lao động
sang làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp; chương trình đưa
lao động ngành chăm sóc sức khỏe sang Nhật Bản làm việc theo thỏa thuận hợp
tác.
c) Thu hút doanh nghiệp tổ chức phỏng
vấn các đơn hàng, mở các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng tại địa
bàn nhằm giảm chi phí khi đi làm việc ở nước ngoài.
4. Tạo nguồn lao
động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
a) Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, bồi
dưỡng nâng cao tay nghề, giáo dục ý thức kỷ luật lao động nhằm tạo nguồn lao động
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ngoài nước.
b) Hướng dẫn, tạo điều kiện để các
doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài liên kết
với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm để tổ chức đào tạo
nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho học sinh, sinh viên và người lao động
có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao
động.
c) Thường xuyên tổ chức các sàn giao
dịch việc làm ngoài nước, hội nghị, hội thảo để thông tin về những uy định của
pháp luật, chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc
nước ngoài theo hợp đồng và các đơn hàng tuyển chọn lao động với sự tham gia của
các cấp chính quyền, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động
đi làm việc ở nước ngoài và người lao động.
5. Tiếp tục hoàn
thiện hệ thống thông tin thị trường lao động phục vụ công tác điều hành, quản
lý
Tổ chức thu thập, cập nhật, quản lý
và phân tích, dự báo thị trường lao động (cập nhật cơ sở dữ liệu cung lao động;
khảo sát nhu cầu lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài,...) để phục
vụ công tác điều hành, quản lý và định hướng đào tạo nghề, ngoại ngữ, kỹ năng,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động.
6. Tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Tăng cường phối hợp giữa các sở,
ngành liên quan với chính quyền các cấp và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa
người lao động đi làm việc nước ngoài. Định kỳ hàng quý, tổ chức đánh giá kết
quả công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng của địa
phương; thường xuyên trao đổi thông tin giữa địa phương và doanh nghiệp để phối
hợp quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; tháo gỡ những
vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
b) Các cấp chính quyền địa phương thường
xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi hoạt động tư vấn, tuyển chọn, đào tạo và tổ
chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để giải quyết kịp thời
các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương cho người lao động; ngăn ngừa,
đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, tổ chức đưa lao động ra nước ngoài
làm việc bất hợp pháp, đồng thời khen thưởng, động viên các địa phương, đơn vị
và doanh nghiệp thực hiện tốt công tác này.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố Huế chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các Doanh nghiệp đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Trung tâm Dịch vụ Việc làm tuyển chọn,
theo dõi số lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài, số lao động đang làm việc ở
nước ngoài, số lao động về nước trên địa bàn quản lý.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Nguồn
Ngân sách nhà nước, được bố trí trong dự toán ngân sách của các đơn vị theo quy
định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước.
2. Hỗ
trợ từ các tổ chức, cá nhân hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai thực hiện Kế
hoạch này trên địa bàn tỉnh,
b) Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện,
thị xã và thành phố Huế tổng hợp lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng; kiểm tra rà soát các doanh nghiệp có đủ hồ sơ pháp lý và năng lực
hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để thông báo cho các địa
phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp biết để phối hợp tổ chức thông tin,
tuyên truyền.
c) Phối hợp với các cơ quan truyền
thông thường xuyên thông tin về điều kiện tuyển chọn, quy trình đào tạo, các
chi phí liên quan theo từng thị trường tiếp nhận lao động; xây dựng các phóng sự
về hiệu quả của chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát công tác tư vấn, tuyển chọn, đào tạo và tổ chức đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng; ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi lừa đảo,
tiêu cực để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
e) Tiếp nhận hồ sơ và chi trả kịp thời
kinh phí hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo
quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Sở Tài chính
a) Hướng dẫn và tăng cường công tác
giám sát việc sử dụng kinh phí đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội và Ngân hàng Chính sách Xã hội tham mưu UBND tỉnh phân bổ ngân
sách địa phương ủy thác để cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Công an tỉnh
a) Hướng dẫn, tạo điều kiện cho người
lao động hoàn thiện các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất cảnh đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng.
b) Đấu tranh ngăn chặn và điều tra
xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc.
4. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan để thực hiện kịp thời việc cấp lý lịch tư pháp cho người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Sở Thông tin
và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương tăng cường thông tin, tuyên
truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hiệu quả của
công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
b) Hỗ trợ thông báo các đơn hàng tuyển
chọn lao động theo chương trình phi lợi nhuận do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội thực hiện cũng như hợp đồng cung ứng lao động do các doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện.
6. UBND thành
phố Huế, các thị xã và các huyện:
a) Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh đưa lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2021 của địa phương; giao cụ thể
chỉ tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho
từng xã, phường, thị trấn.
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tổng hợp lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
để tổ chức các hoạt động tư vấn, kết nối đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo các hợp đồng cung ứng lao động phù hợp; kiên quyết xử lý những trường hợp
đến tuyển lao động tại địa phương khi chưa nhận được thông báo hoạt động theo
quy định của pháp luật.
7. Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh: Hỗ trợ người lao động
hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục vay vốn và kịp thời giải ngân cho người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; thu hồi nợ, xử lý nợ vay đảm bảo quy định.
8. Đề nghị Tỉnh
đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh
a) Triển khai Kế hoạch này cho đoàn
viên, hội viên của mình, đồng thời triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị góp phần hoàn thành chỉ tiêu đưa lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh.
b) Chỉ đạo các Trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc quyền quản lý chủ động liên kết với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa
lao động đi làm việc ở nước ngoài để tư vấn, tuyển chọn
lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
9. Các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm: Chủ
động liên kết với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng để tổ chức tư vấn, tuyển chọn, đào tạo nguồn lao động về tay nghề, ngoại ngữ theo yêu cầu
của các thị trường tiếp nhận lao động trước khi đưa đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng, trong đó tập trung vào các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc,
CHLB Đức,...
VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Căn cứ
nội dung nêu tại Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các địa
phương chủ động triển khai thực hiện; báo cáo UBND tỉnh định kỳ (báo cáo 06
tháng trước ngày 20/6/2021; báo cáo tổng kết năm trước ngày 30/11/2021) kết
quả thực hiện thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
2. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực
hiện Kế hoạch của các ngành, các địa phương. Định kỳ, tổng
hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(báo cáo 06 tháng trước ngày 30/6/2021; báo cáo tổng kết năm trước ngày 05/12/2021).
3. Trong
quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để chỉ đạo giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TBXH;
- CT, PCT Nguyễn Thanh Bình;
- Các đơn vị nêu tại mục V;
- CVP, PCVP Phan Lê Hiến;
- Lưu VT, XH.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|