Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 1099/KH-UBND thực hiện chương trình việc làm xuất khẩu lao động Cao Bằng 2016

Số hiệu: 1099/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Trịnh Hữu Khang
Ngày ban hành: 13/05/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1099/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 13 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NĂM 2016

Đthực hiện có hiệu quả Chương trình Việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2016, y ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Hỗ trợ tạo việc làm mới và đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng.

- Nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

- Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, thu thập thông tin cung - cầu lao động, kết nối thông tin việc làm trong tỉnh và trong nước, nhằm thúc đy chuyn dịch cơ cấu lao động phù hp với tình hình phát trin kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tư vấn việc làm, học nghề và chính sách pháp luật lao động cho 20.000 lượt người.

b) Tạo việc làm mới cho 10.300 lao động, trong đó:

- Tạo việc làm tại chỗ thông qua dự án vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm: 1.200 lao động.

- Giới thiệu việc làm trong nước: 3.900 lao động

- Xuất khẩu lao động: 200 người (cụ thể: 80 lao động thuộc huyện nghèo theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020; 80 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng, lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; 40 lao động thuộc các đối tượng khác).

- Tạo việc làm thông qua các chương trình, dự án tại địa phương: 5.000 lao động.

(có biểu chi tiết phụ lục 01 và 02 kèm theo)

c) Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống 4,4%.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tạo việc làm từ phát triển kinh tế - xã hội

- Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp; Phát triển nhanh chăn nuôi theo hướng hiệu quả, an toàn dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh phát triển có hiệu quả kinh tế rừng, tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, khoán rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn. Tiếp tục đầu tư phát trin các hệ thống thủy lợi đa mục tiêu, ưu tiên đầu tư các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường nông thôn.

- Về phát triển công nghiệp: thực hiện tái cơ cấu công nghiệp, tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện những giải pháp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đy mạnh đầu tư hoàn thành các công trình dự án trọng điểm có hiệu quả; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là đối với các dự án mới hoàn thành đưa vào sản xuất kinh doanh ổn định. Tiếp tục phát triển sản xuất công nghiệp có lợi thế của tỉnh trên cơ sở đổi mới công nghệ, giảm giá thành phẩm như các nhà máy chế biến khoáng sản, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản,...

- Về phát triển dịch vụ: Phát triển hệ thống phân phối trên thị trường bán lẻ. Bảo đảm cung cấp các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là các mặt hàng chính sách, không đxảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Đẩy mạnh giao lưu hợp tác với tỉnh Quảng Tây và một số địa phương khác thuộc Trung Quốc; tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, kết hợp với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm độc đáo, đặc trưng của du lịch địa phương; Phát trin vận tải theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách. Khai thác tốt và nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn, khoa học công nghệ,... đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân tiêu thụ sản phm. Tăng cường quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi gian lận thương mại như: hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế, lậu thuế, thao túng thị trường, buôn lậu qua biên giới; đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

2. Tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm

- Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hp tác xã, tổ hp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

- Cho vay với lãi suất ưu tiên đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.

- Cho vay ưu đãi đối với các dự án khởi sự doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh của thanh niên; lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nữ nông thôn.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay hỗ trợ việc làm: cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích, có hiệu quả; thủ tục cho vay đơn giản, công khai, minh bạch.

- Thực hiện kế hoạch cho vay và giải quyết việc làm, kiểm tra giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Ququốc gia về việc làm theo quy định.

3. Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nưc ngoài theo hợp đồng

- Tiếp tục thực hiện Đề án htrợ huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg, ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động để đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ đáp ng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng, lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.

- Phối hp với các doanh nghiệp tư vấn tuyên truyền, tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hp đồng; khảo sát nhu cầu xuất khẩu lao động, nhu cầu việc làm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi hoàn thành hp đồng trở về nước, để tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm phù hp với khả năng, nguyện vọng của người lao động; rà soát lại số lao động đang thực hiện hp đồng làm việc ở nước ngoài, số lao động hết hạn hợp đồng làm việc và đang cư trú bất hp pháp tại các nước.

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người lao động làm việc ở nước ngoài hoàn thành hợp đồng về nước đúng thời hạn; giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc và các nước.

4. Phát triển thị trường lao động, thúc đẩy cung ứng lao động, gii thiệu việc làm

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động: thu thập, lưu trữ, tổng hp thông tin thị trường lao động; tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội và giải pháp tạo việc làm cho người lao động.

- Khảo sát, nắm tình hình nhu cầu việc làm, thu nhập các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong nước; định hướng tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong nước có việc làm và thu nhập ổn định; đánh giá tình hình thực hiện Biên bản ghi nhớ về giới thiệu việc làm và cung ứng lao động của tỉnh Cao Bằng với các tỉnh bạn.

- Đầu tư nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động dịch vụ việc làm và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động cho Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh; tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm phù hp với từng địa bàn, tạo điều kiện cho người lao động, đặc biệt là lao động ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận nắm bắt thông tin về việc làm, thị trường lao động để từ đó định hướng được nghề nghiệp và lựa chọn ngành nghề phù hp với khả năng và nguyện vọng.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác giải quyết việc làm, gắn công tác đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực; nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách việc làm; xác định giải quyết việc làm cho người lao động là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và bản thân người lao động.

2. Xây dựng, triển khai các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với chỉ tiêu tạo việc làm, đặc biệt ưu tiên sử dụng lao động của địa phương, lao động là người dân tộc thiu số, lao động hộ nghèo, hộ cận nghèo...; lồng ghép công tác giải quyết việc làm với các chương trình, dự án tại địa phương. Thực hiện tốt chính sách việc làm công theo quy định của Luật Việc làm, chính quyền cấp xã làm chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí nguồn nhân lực địa phương trực tiếp tham gia triển khai thực hiện.

3. Chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến chính sách việc làm, xuất khẩu lao động, thông tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm phù hp với người lao động từng địa bàn; thường xuyên trao đổi thông tin, nắm tình trạng việc làm và thu nhập của người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trong nước và người lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của người sử dụng lao động, nhu cầu nhân lực của các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động.

5. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hp tác, hộ kinh doanh và người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đđầu tư phát trin, mở rộng sản xuất, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện các nội dung hoạt động của chương trình việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Ngân sách cấp tỉnh: bố trí kinh phí thực hiện các nội dung chương trình việc làm và xuất khẩu lao động của tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động chung và các nhiệm vụ phát sinh của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Ngân sách cấp huyện, thành phố: bố trí kinh phí thực hiện các nội dung chương trình việc làm và xuất khẩu lao động để đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu tạo việc làm của địa phương.

V. TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch Chương trình Việc làm và Xuất khẩu lao động năm 2016; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đoàn đi làm việc với các tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ về cung ứng lao động, giới thiệu việc làm; tchức gặp gỡ giao lưu, động viên người lao động của tỉnh Cao Bằng đang làm việc tại khu công nghiệp.

- Bố trí kinh phí thực hiện chương trình việc làm và xuất khẩu lao động đúng mục đích, có hiệu quả.

2. SKế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo có chỉ tiêu tạo việc làm; phối hợp với các ngành hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh với Chương trình Việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định.

4. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh: Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm, hướng dẫn các tchức, cá nhân vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm theo đúng quy định của pháp luật.

5. Các sở, ban ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị có trách nhiệm thực hiện nội dung của kế hoạch; phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan của tỉnh và các địa phương trong tổ chức thực hiện kế hoạch.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội: Chủ động, phối hợp các ngành tham gia triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch; hướng dẫn y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị các huyện, thành phố vận động nhân dân, hội viên tích cực tham gia thực hiện kế hoạch có hiệu quả tại địa phương.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Việc làm và Xut khu lao động của địa phương phù hợp với kế hoạch này, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các sở, ngành có liên quan trin khai thực hiện; b trí kinh phí thực hiện có hiệu quả các nội dung để đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu giải quyết việc làm của địa phương.

8. Chế độ thông tin báo cáo

- Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội tỉnh; UBND các huyện, thành phố, định kỳ báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện Kế hoạch; báo cáo 06 tháng yêu cầu gửi trước ngày 20/6/2016, báo cáo năm yêu cầu gửi trước ngày 20/12/2016.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hp báo cáo chung về kết quả thực hiện Kế hoạch và gửi UBND tỉnh theo định kỳ, báo cáo 06 tháng trước ngày 30/6/2016, báo cáo năm trước ngày 31/12/2016.

Căn cứ kế hoạch này, thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị-xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch Chương trình việc làm và xuất khẩu lao động năm 2016./.

 

 

 

 

Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các Ban: KT-NS, VH-XH (HĐND tỉnh);
- Hội LHPN, Tỉnh Đoàn TN, Hội
Nông dân;
- Các sở, ngành thành viên BCĐ Ch.trình VL&XKLĐ tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP UBND tỉnh;
- TTTT, VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX (G).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Trịnh Hữu Khang

 

PHỤ LỤC 01

CHỈ TIÊU TẠO VIỆC LÀM MỚI NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch số 1099/KH-UBND ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng)

Đơn vị tính: người

STT

Tên huyện, Thành phố

Chỉ tiêu tạo việc làm mi năm 2016

Trong đó

LĐ đi làm việc tại các DN, KCN trong nước (trong tỉnh và ngoài tỉnh)

Xuất khẩu lao động

Tạo việc làm thông qua vốn vay từ quỹ quốc gia về việc làm

Tạo việc làm thông qua các chương trình, dự án tại địa phương

1

Huyện Hạ Lang

560

280

10

20

250

2

Huyện Bảo Lạc

505

120

10

15

360

3

Huyện Phục Hòa

545

260

10

25

250

4

Huyện Hà Quảng

685

250

15

20

400

5

TP. Cao Bằng

1.665

400

20

645

600

6

Huyện Thông Nông

420

160

10

20

230

7

Huyện Thạch An

620

220

20

20

360

8

Huyện Hòa An

1.620

800

45

75

700

9

Huyện Quảng Uyên

980

400

10

170

400

10

Huyện Nguyên Bình

655

200

15

40

400

11

Huyện Bảo Lâm

565

130

15

20

400

12

Huyện Trùng Khánh

930

400

10

70

450

13

Huyện Trà Lĩnh

550

280

10

60

200

 

Toàn tỉnh

10.300

3.900

200

1.200

5.000

 

PHỤ LỤC 02

NGUỒN VỐN CHO VAY TỪ QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐẾN HẠN THU HỒI NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch số 1099/KH-UBND ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng)

STT

Tên huyện, Thành phố

Số lao động được tạo việc làm (người)

Vốn đến hạn thu hồi trong năm 2016 (triệu đồng)

1

Huyện Hạ Lang

20

439

2

Huyện Bảo Lạc

15

318

3

Huyện Phục Hòa

25

475

4

Huyện Hà Quảng

20

418

5

Thành phố Cao Bằng

645

13.246

6

Huyện Thông Nông

20

384

7

Huyện Thạch An

20

384

8

Huyện Hòa An

75

1.580

9

Huyện Quảng Uyên

170

3.410

10

Huyện Nguyên Bình

40

865

11

Huyện Bảo Lâm

20

377

12

Huyện Trùng Khánh

70

1.473

13

Huyện Trà Lĩnh

60

1.299

Cộng

1.200

24.668

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1099/KH-UBND ngày 13/05/2016 về thực hiện Chương trình việc làm và xuất khẩu lao động tỉnh Cao Bằng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.892

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.67.87
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!