Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 674-TLĐ Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Hoàng Minh Chúc
Ngày ban hành: 09/06/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 674-TLĐ

Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 1997

 

HƯỚNG DẪN

CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 674-TLĐNGÀY 9 THÁNG 6 NĂM 1997 CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Cùng với các văn bản do cơ quan Nhà nước đã ban hành, Đoàn Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam đã có Chỉ thị số 04/CT-TLĐ ngày 18-11-1996 và Chỉ thị số 09/CT-TLĐ ngày 14-12-1996 nêu rõ những yêu cầu , nguyên tắc, biện pháp mà các cấp công đoàn cần thực hiện để tham gia giải quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động. Căn cứ vào các Chỉ thị đó, nay hướng dẫn chi tiết thêm một số vấn đề sau đây:

Phần thứ nhất

:HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

A/ CHỦ ĐỘNG TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

I- BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC QUYỀN DÂN CHỦ THAM GIA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦANGƯỜI LAO ĐỘNG (NLĐ), TRONG ĐÓ CÓ CHÚ TRỌNG CÁC BIỆN PHÁP:

1- Ký kết, thực hiện hợp đồng lao động thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT), tham gia xây dựng mới hoặc bổ sung sửa đổi kịp thời nội quy lao động các quy chế nội bộ và các thoả thuận khác (nếu có) với người sử dụng lao động (NSDLĐ).

2- Thực hiện tốt quá trình chuẩn bị và tổ chức Đại hội CNVC theo quy định tại điều 41, 42 của Luật DNNN và Hướng dẫn số 147/TLD, ngày 3/2/1996 của Đoàn Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam về tổ chức và hoạt động của Đại hội Công nhân viên chức ở các DNNN. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, BCHCĐ thương lượng với người sử dụng lao động để mở hội nghị dân chủ thảo luận về thoả ước lao động tập thể, về những biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trên cơ sở bảo đảm các quyền, lợi ích của tập thể lao động, về quan hệ giữa tập thể lao động, công đoàn với người sử dụng lao động và những vấn đề cần thiết khác của doanh nghiệp.

3- Củng cố và tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động có hiệu quả, thiết thực.

4- Thường xuyên sử dụng các hình thức tuyên truyền để giúp Người lao động hiểu rõ các quyền, trách nhiệm của mình theo các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định nội bộ, các thoả thuận với NSDLĐ, trong đó có nội dung liên quan đến tranh chấp lao động.

II- ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP THÍCH HỢP ĐỂ NẮM BẮT KỊP THỜI TÌNH HÌNH VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NLĐ.

1. Lập hòm thư góp ý kiến xây dựng doanh nghiệp do công đoàn quản lý để tập hợp ý kiến phản ánh của người lao động.

2- Phân công cho các uỷ viên BCH nhiệm vụ trực (theo lịch) để tiếp CNLĐ (có thể bố trí trong hoặc ngoài giờ sản xuất).

3- Đại diện BCH thường xuyên hoặc định kỳ gặp gỡ NSDLĐ trao đổi tình hình bàn thống nhất biện pháp để giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh và nguyện vọng kiến nghị của CNLĐ; thông báo kết quả cho CNLĐ biết.

4- Tăng cường giám sát thực hiện các chế độ lao động (tiền lương, điều kiện lao động, thời giờ làm việc, định mức lao động...) và các chế độ phúc lợi khác (nhất là dịp lễ, tết) bảo đảm công khai, công bằng, không trái pháp luật và những thoả thuận đã cam kết.

III- CHỦ ĐỘNG PHỐI HỢP VỚI NSDLĐ ĐỂ THÀNH LẬP VÀ ĐƯA HỘI ĐỒNG HOÀ GIẢI LAO ĐỘNG (HĐHGLĐ) VÀO HOẠT ĐỘNG.

1- Chủ động chuẩn bị nội dung, thảo luận với NSDLĐ để thành lập HĐHGLĐ theo đúng yêu cầu được quy định tại Thông tư số 10-LĐTBXH-TT ngày 25-3-1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2- Cử đại diện BCHCĐ tham gia vào HĐHGLĐ (ít nhất là 2 người), trong đó một đại diện bắt buộc phải là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch. Những đại diện khác phải là người có kiến thức, năng lực và uy tín cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

3- Thảo luận để nhất trí với NSDLĐ về cơ cầu, thành phần, các nguyên tắc quan hệ và hoạt động cụ thể của Hội đồng; quyền, trách nhiệm của mỗi bên và của các thành viên, trong đó xác định rõ trách nhiệm bảo đảm điều kiện cho Hội đồng làm việc (địa điểm, thông tin, phương tiện, chế độ bồi dưỡng ...) phù hợp với khả năng của DN và quy định chung. Những nội dung này có thể đưa vào một quy chế nội bộ về HĐHGLĐ hoặc bổ sung thành một bộ phận của TƯLĐTT.

4- Hoàn thành các thủ tục thành lập HĐHGLĐ, thông báo cho CNLĐ của doanh nghiệp biết và cho Sở, Phòng LĐTBXH, LĐLĐ tỉnh, thành phố, quận, huyện (nếu có) để thiết lập quan hệ phối hợp công tác.

5- Thường xuyên kiểm tra, trợ giúp về nội dung, phương pháp công tác, các tài liệu cần thiết và nâng cao trình độ, năng lực cho các đại diện của công đoàn trong HĐHGLĐ.

B/ THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP.

I- THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN:

1- Khi có tranh chấp lao động (TCLĐ) giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ, đại diện BCHCĐ cần gặp gỡ trực tiếp cả hai bên để tìm hiểu vụ việc, giải thích, hướng dẫn cho NLĐ, tạo điều kiện để cho hai bên tự hoà giải trước khi đưa ra HĐHGLĐ xem xét.

2- Giúp đỡ đại diện của Ban chấp hành, là thành viên của HĐHGLĐ trong việc chuẩn bị phương án hoà giải, tham gia các hoạt động của Hội đồng hoà giải, nhất là trong giai đoạn mà đại diện của BCHCĐ là Chủ tịch hoặc thư ký theo chế độ luân phiên.

3- Giám sát thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mỗi bên theo những thoả thuận đã được ghi nhận trong biên bản hoà giải thành.

4- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu cần thiết và tham gia các bước giải quyết TCLĐ tiếp theo tại Toà án, nếu hoà giải không thành.

5- Giúp đỡ việc chuẩn bị đơn, văn bản và hỗ trợ về phương tiện, vật chất, giới thiệu Luật sư v.v.. cho người lao động khi họ khởi kiện hoặc bị kiện trong vụ án lao động.

6- Đề nghị Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu xét thấy có lợi cho người lao động, theo các quy định tại Điều 43, 44, 46 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.

7- Nếu được người lao động uỷ quyền thay mặt họ trước Toà án hoặc BCHCĐ sử dụng quyền khởi kiện thì phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 20 và một số điều khoản khác tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.

8- Giúp người lao động thực hiện quyền kháng cáo (hoặc rút đơn kháng cáo) đối với bản án hoặc quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm, để yêu cầu Toà án cấp trên một cấp xét xử phúc thẩm.

9- Giám sát việc bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mỗi bên theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án.

II- THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ.

1- Khi có tranh chấp lao động tập thể hoặc có biểu hiện phản ứng tập thể (nghỉ việc, lãn công), đại diện Ban chấp hành công đoàn cần gặp gỡ tập thể lao động (hoặc đại diện), để tìm hiểu tình hình, vận động CNLĐ trở lại làm việc.

2- chuẩn bị điều kiện để đối thoại với người sử dụng lao động. Có thể thông báo, mời đại diện công đoàn cấp trên nếu thấy cần thiết. Hướng dẫn cho tập thể lao động theo trình tự, thủ tục quy định.

3- Giúp cho đại diện công đoàn là thành viên Hội đồng hoà giải lao động chuẩn bị phương án hoà giải, tham gia phiên họp của Hội đồng nếu vụ tranh chấp chưa giải quyết được qua bước tự hoà giải, đối thoại.

4- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia các hoạt động theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài lao động.

5- Thông báo tình hình, kết quả giải quyết tại Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, giải thích cho tập thể lao động về căn cứ, nội dung quyết định của Hội đồng trọng tài lao động tỉnh.

6-Nếu tập thể lao động không tán thành với quyết định của Hội dồng trọng tài lao động tỉnh thì trước hết Ban chấp hành công đoàn phải hướng cho tập thể lao động yêu cầu toà án giải quyết. Đại diện Ban chấp hành công đoàn thực hiện các quyền, nghĩa vụ nguyên đơn trong quá trình tố tụng.

7- Nếu tập thể lao động không tán thành với quyết định của Hội đồng trọng tài, không yêu cầu Toà án giải quyết vụ tranh chấp mà quyết định sử dụng quyền đình công thì Ban chấp hành công đoàn có trách nhiệm tổ chức đình công theo quy định của pháp luật.

8- Trong quá trình tham gia giải quyết các tranh chấp lao động, trước hết là với tranh chấp lao động tập thẻ, BCHCĐ cần duy trì mối quan hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp, đặc biệt LĐLĐ tỉnh, thành phố để được sự chỉ đạo, giúp đỡ và cung cấp cho đại diện công đoàn là thành viên Hội đồng trọng tài lao động, Hội thẩm nhân dân những tài liệu, chứng cứ cần thiết, giúp việc giải quyết TCLĐ được nhanh chóng, đúng pháp luật.

9- Sau mỗi vụ việc, Ban chấp hành công đoàn cần tổ chức các hình thức trao đổi thông tin, toạ đàm, rút kinh nghiệm trong tập thể lao động, tạo sự thống nhất trong đánh giá tình hình, kết quả, hậu quả và những biện pháp phòng ngừa tái diễn, tạo sự đồng cảm giữa các bên liên quan .

10 Kiểm tra, giám sát thực hiện các thoả thuận giữa hai bên, các quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án nhằm góp phần bảo đảm thực hiện các quyền, lợi ích cho cá nhân, tập thể lao động và sự ổn định của doanh nghiệp. Đặc biệt quan tâm việc bảo đảm quyền lơị và bảo vệ cho những người có vai trò tích cực trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

C/ THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP CÓ NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG.

I- ĐỐI VỚI NHỮNG DOANH NGHIỆP THUỘC DIỆN KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG THEO NGHỊ ĐỊNH 51/C P NGÀY 29-8-1996 CỦA CHÍNH PHỦ.

1- Chú trọng các biện pháp phòng ngừa nêu tại Điều 5 của Nghị định 51/C P và điểm I, A của bản hướng dẫn này.

2- Tham gia giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân theo những nội dung hướng dẫn tại điểm I,B của bản hướng dẫn này.

3- Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể thì thực hiện theo điều 6 của Nghị định 51/C P và tham gia giải quyết các tranh chấp lao động tập thể theo điểm II,B (1,2,3, 4, 5) của bản hướng dẫn này.

II- ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC DIỆN KHÔNG THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG HOÀ GIẢI LAO ĐỘNG THEO ĐIỂM 2.1 CỦA THÔNG TƯ SỐ 10-LĐTBXH/TT NGÀY 25-3-1997 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1- Đối với những doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở:

1.1- áp dụng những biện pháp phòng ngừa nêu tại điểm I.II.A của bản hướng dẫn này căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

1.2- Tham gia giải quyết các TCLĐ cá nhân:

- Giúp đỡ NLĐ trong bước tự hoà giải với NSDLĐ.

- Giúp đỡ NLĐ khi họ đưa vụ TCLĐ đến hoà giải viên lao động cấp huyện hoặc đưa thẳng ra toà án căn cứ vào những nội dung tại điểm I.B của bản hướng dẫn này.

1.3- Tham gia giải quyết các tranh chấp lao động tập thể:

- Giúp đỡ tập thể lao động trong bước tự hoà giải với NSDLĐ.

- Tổ chức đối thoại giữa NSDLĐ với đại diện BCHCĐ hoặc với tập thể lao động để tìm biện pháp sớm giải quyết vụ tranh chấp.

- Báo cáo với công đoàn cấp trên và Hoà giải viên lao động. Chủ động chuẩn bị điều kiện để tham gia các giai đoạn sau giải quyết tranh chấp nếu các bên chưa thoả thuận được với nhau.

1.4- Thực hiện quyền kiểm tra, giám sát thi hành những thoả thuận giữa các bên hoặc các quyết định của cơ quan, tổ chức hữu quan, bản án của toà án.

2- Đối với những doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập HĐHGLĐ thì mọi TCLĐ đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Hoà giải viên lao động cấp huyện hoặc Toà án.

NLĐ hoặc tập thể lao động đều có thể tìm các văn phòng tư vấn pháp luật của công đoàn (nếu có ở địa phương) hoặc đến tổ chức công đoàn các cấp từ quận, huyện trở lên để tìm hiểu những vấn đề liên quan, yêu cầu được giúp đỡ, hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động, nhất là với tranh chấp lao động tập thể.

D/ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC ĐÌNH CÔNG.

I- NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN KHI TỔ CHỨC ĐÌNH CÔNG:

1- Tuân theo các quy định về đình công tại Bộ luật lao động. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động và những văn bản liên quan khác.

2- Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng (nếu có) và sự chỉ đạo của công đoàn cấp trên (trước hết là công đoàn cấp trên trực tiếp).

3- Vận động CNLĐ trở lại làm việc sau khi đã có quyết định của Toà án, (sau khi đình công). Thực hiện quyền kiểm tra, giám sát thi hành các quyết định của Toà án.

4- Bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ công đoàn và những người tham gia đình công.

II- CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC ĐÌNH CÔNG:

1- Tổ chức lấy ý kiến khi có đủ các điều kiện sử dụng quyền đình công.

Khi tập thể lao động hoặc Ban chấp hành công đoàn không tán thành với Quyết định của HĐTTLĐ về giải quyết tranh chấp lao động tập thể, không yêu cầu toà án giải quyết mà muốn sử dụng quyền đình công thì cần tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động (bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký). BCHCĐ chỉ được quyết định tổ chức đình công khi có quá 1/2 số thành viên của tập thể lao động.

2- Thành lập Ban lãnh đạo đình công.

Cơ cấu của Ban lãnh đạo đình công:

Trong quá trình đình công, Ban chấp hành công đoàn đồng thời làm nhiệm vụ của Ban lãnh đạo đình công. Ban chấp hành công đoàn cử bộ phận thường trực gồm ít nhất là 3 người, trong đó có Chủ tịch Cống đoàn và một Uỷ viên Ban chấp hành, ngưòi thứ ba có thể là một uỷ viên BCHCĐ bộ phận hoặc một người do tập thê lao động tín nhiệm chọn cử và được BCHCĐ chấp thuận.

3- Nhiệm vụ chủ yếu của Ban lãnh đạo đình công trong các giai đoạn đình công.

3.1- Chuẩn bị các văn bản, chứng cứ và tiến hành thủ tục theo luật định như việc gặp gỡ và trao bản yêu cầu cho NSDLĐ, đồng thời gửi bản thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh còn lại một bản thông báo cho LĐLĐ cấp tỉnh, và gửi 1 bản thông báo cho công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở.

3.2- Thông báo quyết định đình công cho CNLĐ trong doanh nghiệp biết và giải thích rõ lý do, mục tiêu, kế hoạch, thời gian quy mô tổ chức của cuộc đình công. Nêu rõ những yêu cầu đối với CNLĐ (kể cả những người không tham gia đình công) nhằm tránh những hành vi quá khích, trái pháp luật và tạo sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ. Thường xuyên thông báo tình hình, diễn biến cho công nhân lao động được biết.

3.3- Chuẩn bị và bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết cho đình công.

3.4- Sẵn sàng tham gia thương lượng, hoà giải theo yêu cầu của các bên hữu quan. Tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động về phương án mới giải quyết cuộc tranh chấp do NSDLĐ đưa ra theo yêu cầu của Thẩm phán Toà lao động.

3.5- Tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và thực hiện quyền khiếu nại đối với quyết định của Toà án cấp tỉnh lên Toà án nhân dân tối cao.

3.6- Thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án cấm tạm thời hoặc buộc tập thể lao động thực hiện một số hành vi nhất định, đồng thời thực hiện quyền khiếu nại đối với quyết định ấy.

3.7- Tham gia giải quyết các việc liên quan ở doanh nghiệp sau đình công để góp phần ổn định sản xuất của doanh nghiệp:

- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm trong BCHCĐ, tập thể lao động và với NSDLĐ để thống nhất biện pháp phòng ngừa tái diễn đình công; bổ sung ngay những thoả thuận còn hiệu lực thi hành những nội dung mới đạt được sau đình công; vận động CNLĐ thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất.

- Triển khai những hoạt động có liên quan đến trách nhiệm của BCHCĐ và của tập thể lao động theo quyết định của cơ quan hữu quan.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của NSDLĐ theo quyết định của cơ quan hữu quan để đảm bảo quyền lợi của tập thể lao động.

- Có ý thức và biện pháp phòng ngừa những hành vi trù dập của NSDLĐ đối với những người lãnh đạo, tham gia đình công.

Phần thứ hai

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN CƠ SỞ

1- Thường xuyên nắm tình hình quan hệ lao động của cơ sở, có phân loại doanh nghiệp theo khu vực kinh tế, địa bàn, thời điểm thường phát sinh TCLĐ để phân công cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, tham gia giải quyết các tranh chấp lao động và các biện pháp phòng ngừa.

2- Cung cấp các loại văn bản, tài liệu tham khảo, tổ chức các cuộc tập huấn, trao đổi kinh nghiệm phòng ngừa và giải quyết TCLĐ cho cán bộ công đoàn cơ sở và những người được cử vào HĐHGLĐ.

3- Chăm lo việc phát triển công đoàn cơ sở tại những doanh nghiệp có đủ điều kiện, tạo cơ sở để hình thành HĐHGLĐ trước hết là ở các doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, kể cả việc chuẩn bị cử cán bộ chuyên trách để giúp tổ chức và hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.

4- Khi nhận được thông báo đình công của Ban chấp hành công đoàn cơ sở (BCHCĐCS), công đoàn cấp trên trước hết là công đoàn cấp trên trực tiếp phải cử đại diện đến doanh nghiệp để kiểm tra, hướng dẫn, nắm tình hình trong cả quá trình đình công, giúp cho BCHCĐCS sử dụng quyền đình công đúng pháp luật góp phần bảo vệ những người lãnh đạo và tham gia đình công.

5- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố và cấp huyện, quận cần tổ chức việc theo dõi các vụ án lao động thuộc địa phương mình và kịp thời giúp cho các cấp công đoàn thực hiện quyền bảo vệ, lợi ích hợp pháp của CNLĐ và công đoàn trước Toà án.

Đồng thời tổ chức việc trao đổi rút kinh nghiệm kịp thời về hoạt động của các Hội thẩm nhân dân là đại diện của công đoàn ở các cấp Toà nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội thẩm nhân dân trong các hoạt động xét xử ở các phiên toà ( trước hết là ở Toà lao động).

6- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố cần duy trì mối quan hệ với Sở LĐ-TBXH, Sở Tư pháp, Toà án, Thanh tra, Sở Kế hoạch và đầu tư trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thi hành xử lý hành chính các vi phạm BLLĐ ở doanh nghiệp; có những hình thức phù hợp để đình kỳ thông tin trao đổi với các chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động.

7- Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, ngành nghề để tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật lao động theo Điều 156 của Bộ luật lao động và Quy định tạm thời số 01/QĐ-TLĐ ngày 28/4/1992 và Công văn số 97/PL-TLĐ ngày 10/2/1995 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về phát triển tư vấn pháp luật của công đoàn.

Giải quyết tranh chấp lao động trong đó có vấn đề đình công là một công việc mới mà các cấp công đoàn còn thiếu kinh nghiệm. Những hướng dẫn bổ sung trên đây là những cơ sở ban đầu, giúp cho công đoàn cơ sở chủ động hơn trong tham gia giải quyết tranh chấp lao động một cách có hiệu quả tuân theo pháp luật, thực hiện tốt chức năng của mình.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần báo cáo kịp thời để TLĐLĐ Việt Nam biết, hướng dẫn, giúp đỡ hoặc nghiên cứu bổ sung.

 

Hoàng Minh Chúc

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn số 674-TLĐ ngày 09/06/1997 về việc các cấp công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động số 674/TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.619

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.78.185
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!