TOÀ
ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
260/TCCB
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2010
|
HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN NGHỀ ĐỐI VỚI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC NGÀNH TÒA ÁN NHÂN DÂN
Căn cứ Nghị định số
76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế
độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ vào Thông tư liên tịch
số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương
theo ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra,
thi hành án dân sự và kiểm lâm;
Toà án nhân dân tối cao hướng
dẫn việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức
ngành Tòa án nhân dân như sau:
1. Đối tượng
được hưởng phụ cấp thâm niên nghề
1.1. Cán bộ, công chức Tòa án
nhân dân các cấp hiện đang được xếp lương theo ngạch Thẩm phán, Thư ký Tòa án
và Thẩm tra viên (Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên) .
1.2. Cán bộ, công chức Tòa án
nhân dân các cấp thuộc đối tượng nêu tại Khoản 1.1, Điểm 1 Hướng dẫn này đã nghỉ
hưu, nghỉ thôi việc, chuyển công tác…sau ngày 31/12/2008.
2. Cách tính
phụ cấp thâm niên nghề
2.1. Nguyên tắc chung
- Chế độ phụ cấp thâm niên nghề
được tính hưởng kể từ ngày 01/01/2009 và được dùng để tính đóng hưởng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế.
- Cán bộ, công chức Tòa án nhân
dân các cấp thuộc đối tượng theo quy định tại Điểm 1 Hướng dẫn này có thời gian
làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng
phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12
tháng) được tính thêm 1%.
- Mức phụ cấp và cách tính phụ cấp
thâm niên nghề được thực hiện theo các quy định chung tại Thông tư liên tịch số
04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo
ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi
hành án dân sự và kiểm lâm và Hướng dẫn này.
2.2. Cách tính hưởng phụ cấp
thâm niên nghề và số tiền tính trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với một số
trường hợp cụ thể.
2.2.1. Trường
hợp đang được xếp ngạch Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên thì thời gian
làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề kể từ khi hết thời gian tập sự
cho đến nay.
Ví dụ 1: Ông A được tuyển dụng
vào làm Thư ký Tòa án ngày 01/03/1990, khi hết thời gian tập sự được bổ nhiệm
vào ngạch Thư ký Tòa án từ ngày 01/03/1992; ngày 01/05/1997 được bổ nhiệm làm
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện cho đến nay; ngày 1/5/2007 được bổ nhiệm giữ
chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện (hệ số phụ cấp chức vụ 0.40) và
ngày 01/06/2009 được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện (hệ
số phụ cấp chức vụ 0.55); ông A có hệ số mức lương 4.98 từ ngày 01/02/2007 và
4.98 vượt khung 5% từ ngày 01/2/2010.
A. Thời gian và mức phụ cấp thâm
niên nghề của ông A được tính như sau:
- Tính đến ngày 01/01/2009 (từ
ngày 01/03/1992 đến 01/01/2009), thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp
thâm niên nghề của ông A là 16 năm 10 tháng. Ông A được hưởng mức phụ cấp thâm
niên nghề là 16 %.
- Tính đến ngày 01/3/2009 (từ
ngày 01/03/1992 đến 01/03/2009), thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp
thâm niên nghề của ông A là 17 năm. Ông A được hưởng mức phụ cấp thâm niên nghề
là 17 %.
- Tính đến ngày 01/6/2010 (từ
ngày 01/03/1992 đến 01/06/2010), thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp
thâm niên nghề của ông A là 18 năm 3 tháng. Ông A được hưởng mức phụ cấp thâm
niên nghề là 18 %.
B. Số tiền phụ cấp thâm niên nghề
hàng tháng của ông A được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp
thâm niên nghề
|
=
|
Hệ số lương chức vụ
hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo
và % (quy hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng
|
x
|
Mức lương tối thiểu
do Chính phủ quy định từng thời kỳ
|
x
|
Mức % phụ cấp thâm
niên nghề được hưởng
|
Theo công thức trên thì số tiền
phụ cấp thâm niên nghề ông A được truy lĩnh là:
+ Năm 2009
- Từ ngày 01/01/2009 đến
28/2/2009:
(4.98 + 0.40) x 540 000 đ x 16 %
x 2 tháng = 929 664 đ.
- Từ ngày 01/03/2009 đến
30/4/2009:
(4.98 + 0.40) x 540 000 đ x 17 %
x 2 tháng = 987 768 đ.
- Từ ngày 01/5/2009 đến
31/5/2009:
(4.98 + 0.40) x 650 000 đ x 17 %
x 1 tháng = 594 490 đ.
- Từ ngày 01/6/2009 đến
31/12/2009:
(4.98 + 0.55) x 650 000 đ x 17 %
x 7 tháng = 4 277 455 đ.
Tổng số tiền phụ cấp thâm niên
nghề ông A được truy lĩnh năm 2009 là:
929 664 đ + 987 768 đ + 594 490
đ + 4 277 455 đ = 6 789 377 đ
+ Năm 2010 (tính đến hết tháng
5/2010)
- Từ ngày 01/01/2010 đến
31/01/2010:
(4.98 + 0.55) x 650 000 đ x 17 %
x 1 tháng = 611065 đ.
- Từ ngày 01/02/2010 đến
28/02/2010:
4.98 + [(4.98 x 5%) + 0.55 x 650
000 đ] x 17 % x 1 tháng = 638 580 đ.
- Từ ngày 01/03/2010 đến
30/4/2010:
4.98 + [(4.98 x 5%) + 0.55 x 650
000 đ] x 18 % x 2 tháng = 1 352 286 đ.
- Từ ngày 01/05/2010 đến
31/5/2010:
4.98 + [(4.98 x 5%) + 0.55 x 730
000 đ] x 18 % x 1 tháng = 759 601 đ.
Tổng số tiền phụ cấp thâm niên
nghề ông A được truy lĩnh năm 2010 (đến hết tháng 5/2010) là:
611065 đ + 638 580 đ + 1 352 286
đ + 759 601 đ = 3 361 291 đ
Như vậy, tổng số tiền phụ cấp
thâm niên nghề ông A được truy lĩnh từ ngày 1/1/2009 đến ngày 31/5/2010 là:
6 789 377 đ + 3 361 291 đ = 10
150 668 đ
Ông A phải trích nộp tiền bảo hiểm
xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định.
C. Số tiền cơ quan Tòa án phải
trả cho cơ quan Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế.
a) Số tiền cơ quan Tòa án phải
trả cho cơ quan Bảo hiểm xã hội là:
- Năm 2009: 6 789 377 đ x 15 % =
1 018 407 đ
- Năm 2010: 3 361 291 đ x 16 % =
537 807 đ
+ Tổng cộng số tiền cơ quan Tòa
án phải trả cho cơ quan Bảo hiểm xã hội tính từ ngày 1/1/2009 đến ngày
31/5/2010 là:
1 018 407 đ + 537 807 đ = 1 556
214 đ
b) Số tiền cơ quan Tòa án phải
trả cho cơ quan Bảo hiểm y tế là:
- Năm 2009: 6 789 377 đ x 2 % =
135 788 đ
- Năm 2010: 3 361 291 đ x 3 % =
100 839 đ
+ Tổng cộng số tiền cơ quan Tòa
án phải trả cho cơ quan Bảo hiểm y tế tính từ ngày 1/1/2009 đến ngày 31/5/2010
là:
135 788 đ + 100 839 đ = 236 627
đ
2.2.2. Trường hợp đã được xếp ngạch
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, Thẩm phán, sau đó được chuyển công tác đến cơ
quan khác, bộ phận khác và đã được chuyển sang các ngạch không phải là ngạch Thẩm
phán, Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên, nay lại được xếp lại ngạch Thẩm phán,
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên thì thời gian chuyển công tác đến cơ quan khác, bộ
phận khác không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Ví dụ 2: Bà B tốt nghiệp đại học
luật được tuyển dụng vào làm Thư ký Tòa án nhân dân ngày 01/03/1994, khi hết thời
gian tập sự được bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án từ ngày 01/03/1996; ngày
01/05/2000 được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, đến ngày
01/12/2005 được chuyển công tác về UBND tỉnh; ngày 01/5/2009 được chuyển công
tác về Tòa án nhân dân cấp tỉnh và được xếp ngạch chuyên viên. Ngày 01/9/2009
được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh cho tới nay. Bà B có hệ số
mức lương 4,40 kể từ ngày 01/09/2009.
A. Thời gian và mức phụ cấp thâm
niên nghề của bà B được tính như sau:
- Từ ngày 01/03/1996 đến
01/12/2005 bà B có thời gian làm Thư ký Tòa án và Thẩm phán là 9 năm 9 tháng.
- Từ ngày 01/9/2009 đến
31/5/2010 bà B có thời gian làm Thẩm phán là 9 tháng.
- Cộng cả hai thời gian trên thì
bà B có thời gian làm Thư ký Tòa án và Thẩm phán là 10 năm 6 tháng. Như vậy,
tính đến ngày 31/10/2009 bà B có thời gian làm Thư ký Tòa án và Thẩm phán là 9
năm 11 tháng nên bà B được hưởng mức phụ cấp thâm niên nghề là 9 %. Từ ngày
01/11/2009 đến 01/06/2010 bà B được hưởng phụ cấp thâm niên nghề là 10 %.
B. Số tiền phụ cấp thâm niên nghề
hàng tháng của bà B được tính theo công thức chung (như ví dụ 1)
Số tiền phụ cấp thâm niên nghề
bà B được truy lĩnh được tính như sau:
+ Năm 2009
- Từ ngày 01/9/2009 đến
31/10/2009:
4,40 x 650 000 đ x 9 % x 2 tháng
= 514 800 đ.
- Từ ngày 01/11/2009 đến
31/12/2009:
4,40 x 650 000 đ x 10 % x 2
tháng = 572 000 đ.
Tổng số tiền phụ cấp thâm niên
nghề bà B được truy lĩnh năm 2009 là:
514 800 đ + 572 000 đ = 1 086
800 đ
+ Năm 2010 (tính đến hết tháng
5/2010)
- Từ ngày 01/01/2010 đến
31/5/2010:
4.40 x 650 000 đ x 10 % x 5
tháng = 1 430 000 đ.
- Từ ngày 01/05/2010 đến
31/5/2010:
4.40 x 730 000 đ x 10 % x 1
tháng = 321 200 đ.
Tổng số tiền phụ cấp thâm niên
nghề bà B được truy lĩnh năm 2010 (đến hết tháng 5/2010) là:
1 430 000 đ+ 321 200 đ = 1 751
200 đ
Như vậy, tổng số tiền phụ cấp
thâm niên nghề bà B được truy lĩnh từ ngày 1/9/2009 đến ngày 31/5/2010 là:
1 086 800 đ + 1 751 200 đ = 2
838 000 đ
Bà B phải trích nộp tiền bảo hiểm
xã hội và bảo hiểm Y tế theo quy định.
C. Số tiền cơ quan Tòa án phải
trả cho cơ quan Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế
a) Số tiền cơ quan Tòa án phải
trả cho cơ quan Bảo hiểm xã hội là:
- Năm 2009: 1 086 800 đ x 15 % =
163 020 đ
- Năm 2010: 1 751 200 đ x 16 % =
280 192 đ
+ Tổng cộng số tiền cơ quan Tòa
án phải trả cho cơ quan Bảo hiểm xã hội tính từ ngày 1/1/2009 đến ngày
31/5/2010 là:
163 020 đ + 280 192 đ = 443 212
đ
b) Số tiền cơ quan Tòa án phải
trả cho cơ quan Bảo hiểm y tế là:
- Năm 2009: 1 086 800 đ x 2 % =
21 736 đ
- Năm 2010: 1 751 200 đ x 3 % =
52 536 đ
+ Tổng cộng số tiền cơ quan Tòa
án phải trả cho cơ quan Bảo hiểm y tế tính từ ngày 1/1/2009 đến ngày 31/5/2010
là:
21 736 đ + 52 536 đ = 74 272 đ
2.2.3. Trường hợp được xếp ngạch
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, Thẩm phán đã nghỉ hưu, nghỉ thôi việc, chuyển
công tác…, sau ngày 31/12/2008 thì được truy lĩnh phụ cấp thâm niên nghề kể từ
ngày 01/01/2009 cho đến khi nghỉ hưu, nghỉ thôi việc, chuyển công tác…
Ví dụ 3: Ông C được công nhận hết
thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án từ ngày 01/03/1976;
ngày 01/05/1987 được bầu làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh và năm 1993 được
bổ nhiệm lại làm Thẩm phán cho đến ngày 01/08/2009 được nghỉ hưu. Ông C có hệ số
mức lương 6,78 từ ngày 01/07/2008.
A. Thời gian và mức phụ cấp thâm
niên nghề của ông C được tính như sau:
- Từ ngày 01/03/1976 đến
01/08/2009 ông C có thời gian làm Thư ký Tòa án và Thẩm phán là 33 năm 5 tháng.
Như vậy, tính đến ngày 28/2/2009 ông C có thời gian làm Thư ký Tòa án và Thẩm
phán là 32 năm 11 tháng nên ông C được hưởng mức phụ cấp thâm niên nghề là 32
%. Từ ngày 01/3/2009 đến 01/08/2009 ông C được hưởng phụ cấp thâm niên nghề là
33 %.
B. Số tiền phụ cấp thâm niên nghề
hàng tháng của ông C được tính theo công thức chung (như ví dụ 1)
Số tiền phụ cấp thâm niên nghề
ông C được truy lĩnh từ ngày 01/01/2009 đến 01/08/2009 như sau:
- Từ ngày 01/01/2009 đến
28/02/2009:
6,78 x 540 000 đ x 32 % x 2
tháng = 2 343 168 đ.
- Từ ngày 01/3/2009 đến
30/4/2009:
6,78 x 540 000 đ x 33 % x 2
tháng = 2 416 392 đ.
- Từ ngày 01/5/2009 đến
31/7/2009:
6,78 x 650 000 đ x 33 % x 3
tháng = 4 362 930 đ.
Như vậy, tổng số tiền phụ cấp
thâm niên nghề ông C được truy lĩnh từ ngày 01/01/2009 đến 01/08/2009 là:
2 343 168 đ + 2 416 392 đ + 4
362 930 đ= 9 122 490 đ
Ông C phải trích nộp tiền bảo hiểm
xã hội và bảo hiểm Y tế theo quy định.
C. Số tiền cơ quan Tòa án phải
trả cho cơ quan Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế
a) Số tiền cơ quan Tòa án phải
trả cho cơ quan Bảo hiểm xã hội là:
- Năm 2009: 9 122 490 đ x 15 % =
1 368 374 đ
b) Số tiền cơ quan Tòa án phải
trả cho cơ quan Bảo hiểm y tế là:
- Năm 2009: 9 122 490 đ x 2 % =
182 450 đ
2.2.4. Trường hợp có thời gian
làm việc và đã được xếp lương theo ngạch hoặc chức danh chuyên ngành kiểm sát,
kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, thanh tra Đảng, sau đó được
chuyển công tác về ngành Tòa án nhân dân và được xếp ngạch Thẩm phán, Thư ký
Tòa án, Thẩm tra viên thì thời gian làm việc được xếp lương theo ngạch hoặc chức
danh chuyên ngành kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm,
thanh tra Đảng cộng với thời gian được xếp ngạch Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm
tra viên được tính là thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Ví dụ 4: Bà D được bổ nhiệm làm
Kiểm sát viên từ 01/02/1997 đến ngày 01/11/2007 được chuyển về ngành Tòa án
nhân dân được bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh văn phòng và xếp ngạch chuyên viên;
ngày 01/12/2008 được bổ nhiệm làm Thẩm phán cho đến nay.
Như vậy, mức phụ cấp và thời
gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề của bà D được tính từ ngày 01/02/1997 đến
ngày 01/11/2007 cộng với thời gian từ ngày 01/12/2008 đến nay. Cách tính phụ cấp
thâm niên nghề và số tiền cơ quan Tòa án phải trả cho cơ quan Bảo hiểm xã hội
và Bảo hiểm y tế tương tự cách tính như các ví dụ trên.
2.2.5. Những trường hợp trước
đây công tác tại cơ quan Trọng tài kinh tế (Trọng tài viên) chuyển sang ngành
Tòa án nhân dân và được xếp ngạch Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên thì
thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề chỉ được tính từ thời gian chuyển
sang ngành Tòa án nhân dân và được xếp ngạch Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra
viên.
Ví dụ 5: Ông Đ là Trọng tài viên
được bổ nhiệm làm Thẩm phán từ ngày 1/7/1994 đến nay.
Như vậy, mức phụ cấp và thời
gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề của ông Đ được tính từ ngày 01/7/1994 đến
nay. Cách tính phụ cấp thâm niên nghề và số tiền cơ quan Tòa án phải trả cho cơ
quan Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế tương tự cách tính như các ví dụ trên.
2.2.6. Cán bộ, công chức hiện là
Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên, nếu thời gian trước đây đã được hưởng
phụ cấp thâm niên nghề trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội, Công an, Cơ yếu,
Hải quan, sau đó được chuyển sang công tác tại ngành Tòa án nhân dân và được bổ
nhiệm làm Thẩm phán, Thư ký Tòa án. Thẩm tra viên, thì được cộng dồn thời gian
đã hưởng phụ cấp thâm niên nghề trước đó vào thời gian tính hưởng mức phụ cấp
thâm niên nghề Tòa án theo quy định tại hướng dẫn này.
Ví dụ 6: Ông H, Đại úy quân đội,
tính đến ngày 01/12/1991 đã được hưởng 11% phụ cấp thâm niên nghề, đến ngày
01/01/1992 ông H được chuyển ngành sang công tác tại ngành Tòa án nhân dân và bổ
nhiệm làm Thẩm phán cho đến nay.
Như vậy, mức phụ cấp và thời
gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề của ông H được tính từ ngày 01/01/1992 đến
nay cộng với 11%. Cách tính phụ cấp thâm niên nghề và số tiền cơ quan Tòa án phải
trả cho cơ quan Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế tương tự cách tính như các ví
dụ trên.
2.2.7. Trường hợp được tuyển dụng
vào ngành Tòa án nhân dân, sau đó đi nghĩa vụ quân sự, khi hết nghĩa vụ quân sự
được tiếp nhận trở lại công tác tại ngành Tòa án thì thời gian đi nghĩa vụ quân
sự cũng được tính là thời gian hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề.
Ví dụ 7: Ông K được tuyển dụng
vào làm Thư ký Tòa án ngày 01/04/1999. Ngày 01/02/2000, ông K đi nghĩa vụ quân
sự. Ngày 01/08/2001, ông K hoàn thành nghĩa vụ quân sự và được tiếp nhận trở lại
ngành Tòa án nhân dân và được xếp ngạch Thư ký Tòa án. Ngày 01/08/2007 được bổ
nhiệm làm Thẩm phán cho tới nay.
Như vậy, mức phụ cấp và thời
gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề của ông K được tính từ ngày 01/4/1999 đến
nay. Cách tính phụ cấp thâm niên nghề và số tiền cơ quan Tòa án phải trả cho cơ
quan Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế tương tự cách tính như các ví dụ trên.
2.2.8. Trường hợp trước đây khi
được tuyển dụng, tiếp nhận vào ngành Tòa án nhân dân nhưng quyết định tuyển dụng,
tiếp nhận và sổ bảo hiểm xã hội chỉ ghi là cán bộ thì chỉ tính thời gian hưởng
phụ cấp thâm niên nghề từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng đối với trường hợp có
bằng tốt nghiệp đại học luật hoặc trung cấp pháp lý hoặc sơ cấp pháp lý hoặc đã
qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thư ký Tòa án và phải được phân công về các đơn vị
Tòa hoặc Phòng Giám đốc kiểm tra.
Các trường hợp khác không được
tính hưởng phụ cấp thâm nghề kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng.
3. Cách chi
trả phụ cấp và nguồn kinh phí
3.1. Phụ cấp thâm niên nghề được
chi trả cùng kỳ lương hàng tháng.
3.2. Kinh phí thực hiện chế độ
phụ cấp thâm niên nghề (bao gồm cả việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) do
ngân sách nhà nước chi trả trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho Tòa
án nhân dân các cấp.
4. Tổ chức
thực hiện
4.1. Thời gian truy lĩnh hưởng
phụ cấp thâm niên nghề được tính từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2010. Từ
ngày 01/6/2010 trở đi phụ cấp thâm niên nghề được chi trả cùng kỳ lương hàng
tháng.
4.2. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thực hiện chế độ phụ cấp thâm
niên nghề đối với cán bộ, công chức thuộc ngành Tòa án nhân dân địa phương mình
(kể cả Chánh án và Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh), cụ thể:
a) Căn cứ vào hồ sơ cán bộ, sổ bảo
hiểm xã hội để tính thời gian và mức phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ,
công chức thuộc ngành Tòa án nhân dân địa phương mình theo đúng quy định tại Hướng
dẫn này và ra quyết định về việc hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo mẫu gửi kèm
Hướng dẫn này .
b) Phối hợp với cơ quan bảo hiểm
xã hội để thực hiện trích nộp bổ sung phần đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
về tiền phụ cấp thâm niên nghề và thực hiện các chế độ chính sách theo quy định
đối với cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
c) Báo cáo danh sách cán bộ,
công chức được hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo mẫu gửi kèm Hướng dẫn này và gửi
về Vụ Kế hoạch - Tài chính Tòa án nhân dân tối cao để kiểm tra và tổng hợp.
4.3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài
chính có trách nhiệm tổng hợp danh sách cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân
được hưởng phụ cấp thâm niên nghề báo cáo cấp có thẩm quyền cấp bổ sung kinh
phí, đồng thời đảm bảo kinh phí chi trả và kiểm tra, quyết toán kinh phí phụ cấp
thâm niên nghề theo quy định.
4.4. Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán
bộ có trách nhiệm phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối
cao thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức thuộc Tòa
án nhân dân tối cao và kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm
niên nghề trong toàn ngành Tòa án nhân dân.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phản ánh về Tòa án nhân dân tối
cao (thông qua Vụ Tổ chức - Cán bộ và Vụ Kế hoạch - Tài chính) để được xem xét,
giải quyết.
Nơi nhận:
- Các đơn vị thuộc TANDTC;
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
- Đ/c Chánh án TAND tối cao (để báo cáo);
- Các đ/c Phó Chánh án TAND tối cao (để phối hợp chỉ đạo);
- Ban Tổ chức TW, Văn phòng TW Đảng;
- Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (để biết) ;
- Lưu: Vụ TCCB.
|
KT,CHÁNH
ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN
Trần Văn Tú
|