TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
23/HD-LĐLĐ
|
Hà
Nội, ngày 06
tháng 02 năm 2023
|
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 6696/QĐ-TLĐ NGÀY 16/01/2023 CỦA TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN, NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ GIẢM THỜI GIAN LÀM VIỆC, CHẤM DỨT
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG DO DOANH NGHIỆP BỊ CẮT, GIẢM ĐƠN HÀNG
Căn cứ Quyết định số
6696/QĐ-TLĐ ngày 16/01/2023 của Tổng LĐLĐ Việt
Nam về việc ban hành Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên
công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động
do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.
Ban Thường vụ Liên
đoàn Lao động thành phố Hà Nội hướng dẫn triển khai thực hiện trong các cấp
Công đoàn, cụ thể như sau.
I.
QUY ĐỊNH CHUNG
1.
Phạm vi điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn (đoàn viên), người lao động bị giảm
thời gian làm việc, bị ngừng việc, phải tạm hoãn hợp đồng lao động, phải nghỉ
việc không hưởng lương, bị chấm dứt hợp đồng
lao động do doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) bị cắt,
giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31
tháng 3 năm 2023.
2.
Đối tượng áp dụng
- Đoàn viên, người
lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công
đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022.
- Các doanh nghiệp có
đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022 bị cắt, giảm đơn hàng
trong thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
- Công đoàn cơ sở,
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
- Văn phòng, Văn
phòng Ủy ban kiểm tra, các ban của Liên đoàn Lao động Thành phố.
3.
Nguyên tắc hỗ trợ
3.1. Với mỗi trường hợp,
người lao động được chi trả hỗ trợ một lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
3.2. Trường hợp đoàn
viên, người lao động đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau theo
Hướng dẫn này thì chỉ được hưởng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
3.3 Trường hợp đoàn
viên, người lao động đã được hưởng chính sách hỗ trợ ở mức thấp, sau đó chuyển
thành đối tượng được hỗ trợ ở mức cao hơn theo Hướng dẫn này thì được hưởng tiếp
phần chênh lệch giữa 2 mức hỗ trợ.
3.4. Tổng số tiền mà
đoàn viên, người lao động hưởng hỗ trợ theo Hướng dẫn này tối đa bằng mức hỗ trợ
của chính sách cao nhất.
3.5. Nghiêm cấm các tổ
chức, cá nhân có các hành vi lợi dụng việc hỗ trợ theo Hướng dẫn này để trục lợi.
Nếu có hành vi vi phạm, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ phải bồi thường và
xem xét xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật.
4.
Kinh phí hỗ trợ
Kinh phí thực hiện hỗ
trợ đoàn viên, người lao động được chi từ nguồn tài chính của công đoàn cấp
trên trực tiếp cơ sở chi từ nguồn kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động
thường xuyên hiện có; trường hợp công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không cân đối
được nguồn, có số dư quỹ hoạt động thường xuyên tính đến 31/12/2022 dưới 01 tỷ
đồng báo cáo Liên đoàn Lao động Thành phố (qua Ban Chính sách Pháp luật và
Quan hệ Lao động, Ban Tài chính) xem xét cấp hỗ trợ.
II.
HỖ TRỢ ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ GIẢM THỜI GIAN LÀM VIỆC, NGỪNG VIỆC
1.
Đối tượng hỗ trợ
Đoàn viên, người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công
đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022 bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do
doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.
2.
Điều kiện hỗ trợ
Đoàn viên, người lao
động quy định tại khoản 1 (Mục II) được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
2.1. Bị giảm thời
gian làm việc hàng ngày hoặc giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng
(trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc theo khoản 3 Điều
99 Bộ luật Lao động từ 14 ngày trở lên.
2.2. Thu nhập của một
tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị
định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định mức lương
tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp
đồng lao động (Vùng I: 4.680.000đ/tháng; vùng II: 4.160.000đ/tháng).
2.3. Thời gian bị giảm
giờ làm việc, ngừng việc từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3
năm 2023.
3. Mức
hỗ trợ và phương thức chi trả
3.1. Mức hỗ trợ
a) Người lao động là
đoàn viên; người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ đủ 35 tuổi
trở lên, là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc
chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha
hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em): 1.000.000 đồng/người.
b) Người lao động
không là đoàn viên: 700.000 đồng/người.
3.2. Phương thức chi
trả: Trả 01 lần, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
4. Hồ
sơ đề nghị
4.1.
Danh sách đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do
doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử
dụng lao động (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này).
4.2. Bản sao các văn
bản, phương án, quyết định sắp xếp lại thời gian làm việc, sản xuất kinh doanh,
giảm giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng do doanh nghiệp bị cắt, giảm
đơn hàng.
4.3. Trường hợp người
lao động không là đoàn viên nhưng là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi
con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì bổ sung
thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang
mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi
con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm
quyền.
5. Trình
tự, thủ tục thực hiện
5.1.
Trước ngày 15 hằng tháng, công đoàn cơ sở rà soát, đề nghị người sử dụng lao động
phối hợp tổng hợp danh sách đoàn viên, người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ,
gửi hồ sơ đề nghị tới công đoàn cấp trên trực tiếp. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm
nhất đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Đối với doanh nghiệp
chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đề nghị, phối
hợp với người sử dụng lao động lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng
hỗ trợ và thu thập hồ sơ theo khoản 4 (Mục II) Hướng dẫn này.
5.2. Trong 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ,
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thẩm định, trình Liên đoàn Lao động Thành phố
(Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ Lao động).
5.3. Trong 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Liên đoàn Lao động Thành phố ban hành
quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Hướng dẫn này); chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
ban hành quyết định hỗ trợ và chuyển kinh phí hỗ trợ hoặc trực tiếp chuyển kinh
phí hỗ trợ về tài khoản của công đoàn cơ sở hoặc phối hợp với doanh nghiệp (nơi
chưa thành lập công đoàn cơ sở) để chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động.
5.4. Trong 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp
trên trực tiếp cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện chi hỗ trợ
cho đoàn viên, người lao động.
5.5. Trong 07 ngày
làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động,
công đoàn cơ sở gửi danh sách ký nhận hỗ trợ của đoàn viên, người lao động
(theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này) hoặc chứng từ chứng
minh đã chuyển khoản tiền hỗ trợ cho đoàn viên, người
lao động (trường
hợp đoàn viên, người lao động không trực tiếp nhận tiền mặt) và gửi công đoàn cấp
trên trực tiếp.
Đối với doanh nghiệp
chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở lập danh
sách ký nhận hỗ trợ của người lao động hoặc chứng từ chứng minh đã chuyển khoản
tiền hỗ trợ cho người lao động (trường hợp người lao động không trực tiếp nhận
tiền mặt) và lưu chứng từ theo quy định.
III.
HỖ TRỢ ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC
KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
1.
Đối tượng hỗ trợ
Đoàn viên, người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động tại
doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022 phải tạm
hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do doanh nghiệp bị
cắt, giảm đơn hàng.
2. Điều
kiện hỗ trợ
Đoàn viên, người lao
động quy định tại khoản 1 (Mục III) được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
2.1. Tạm hoãn thực hiện
hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao
động từ 30 ngày liên tục trở lên do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng (trừ trường hợp đoàn viên, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động,
nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân).
2.2.
Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ
ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
2.3.
Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng
lương từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
2.
Mức hỗ trợ và phương thức chi trả
2.1. Mức hỗ trợ
a) Người lao động là
đoàn viên; người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ đủ 35 tuổi trở lên,
là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm
sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc
người chăm sóc thay thế trẻ em): 2.000.000 đồng/người.
b) Người lao động
không là đoàn viên: 1.400.000 đồng/người.
2.2. Phương thức chi
trả: Trả 01 lần, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
3.
Hồ sơ đề nghị
3.1.
Danh sách đoàn viên, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ
việc không hưởng lương do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng (theo Mẫu số 04 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này).
3.2. Bản sao văn bản
thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng
lương của đoàn viên, người lao động.
3.3. Bản sao các văn
bản, phương án, quyết định sắp xếp việc làm, sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp
bị cắt, giảm đơn hàng dẫn đến phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc
nghỉ việc không hưởng lương với đoàn viên, người lao động.
3.4. Trường hợp người
lao động không là đoàn viên nhưng là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi
con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì bổ sung
thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang
mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi
con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm
quyền.
4.
Trình tự, thủ tục thực hiện
4.1.
Trước ngày 15 hằng tháng, công đoàn cơ sở rà soát, đề nghị người sử dụng lao động
phối hợp tổng hợp danh sách đoàn viên, người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ,
gửi hồ sơ đề nghị tới công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Thời hạn tiếp nhận hồ
sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Đối với doanh nghiệp
chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đề nghị, phối
hợp với người sử dụng lao động tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện
hưởng hỗ trợ và thu thập hồ sơ theo khoản 3 (Mục III) Hướng dẫn này.
4.2. Trong 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thẩm
định, trình Liên đoàn Lao động Thành phố (Qua Ban Chính sách pháp luật và Quan
hệ Lao động).
4.3. Trong 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Liên đoàn Lao động Thành phố phê duyệt
danh sách và kinh phí hỗ trợ (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng
dẫn này); công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ban hành Quyết định hỗ trợ và chuyển
kinh phí hỗ trợ hoặc trực tiếp chuyển kinh phí hỗ trợ về tài khoản của công
đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phối hợp với doanh nghiệp
(nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở) để chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động.
4.4. Trong 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp
trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động Thành phố phối hợp với người sử dụng
lao động thực hiện chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động.
4.5. Trong 07 ngày
làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động,
công đoàn cơ sở gửi danh sách ký nhận hỗ trợ của đoàn viên, người lao động
(theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này) hoặc chứng từ chứng
minh đã chuyển khoản tiền hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động (trường hợp đoàn
viên, người lao động không trực tiếp nhận tiền mặt) và gửi công đoàn cấp trên
trực tiếp cơ sở.
Đối với doanh nghiệp
chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở lập danh
sách ký nhận hỗ trợ của người lao động hoặc chứng từ chứng minh đã chuyển khoản
tiền hỗ trợ cho người lao động (trường hợp người lao động không trực tiếp nhận
tiền mặt) và lưu chứng từ theo quy định.
IV.
HỖ TRỢ ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NHƯNG KHÔNG ĐỦ
ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
1.
Đối tượng hỗ trợ
Đoàn viên, người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công
đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022 bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp
bị cắt, giảm đơn hàng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ
cấp thất nghiệp.
2.
Điều kiện hỗ trợ
Đoàn viên, người lao
động quy định tại khoản 1 (Mục IV) được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
2.1.
Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết
ngày 31 tháng 3 năm 2023, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trái pháp luật; bị xử lý kỷ luật sa thải; thỏa thuận nội dung thử
việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy
bỏ thỏa thuận thử việc; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
2.2. Không đủ điều kiện
hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3.
Mức hỗ trợ và phương thức chi trả
3.1. Mức hỗ trợ
a) Người lao động là
đoàn viên; người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ đủ 35 tuổi
trở lên, là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc
chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi
(chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em):
3.000.000 đồng/người.
b) Người lao động
không là đoàn viên: 2.100.000 đồng/người.
3.2. Phương thức chi
trả: Trả 01 lần, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
4.
Hồ sơ đề nghị
4.1. Đề nghị hỗ trợ của
đoàn viên, người lao động (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn
này).
4.2. Bản sao một
trong các giấy tờ sau:
a) Hợp đồng lao động
đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
b) Quyết định thôi việc.
c) Thông báo hoặc thỏa
thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4.3. Bản sao sổ bảo
hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.
4.4. Bản sao các văn
bản, phương án, quyết định sắp xếp việc làm, sản xuất kinh doanh của người sử dụng
lao động dẫn đến chấm dứt hợp đồng lao động với đoàn viên, người lao động (nếu
có).
4.5. Trường hợp người
lao động không là đoàn viên nhưng là nữ đang mang thai, người lao động đang
nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi
thì bổ sung thêm bản sao một trong các giấy tờ
sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy
chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận
chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.
5.
Trình tự, thủ tục thực hiện
5.1.
Đoàn viên, người lao động có nhu cầu hưởng hỗ trợ gửi hồ sơ đến công đoàn cấp
trên trực tiếp cơ sở hoặc Liên đoàn Lao động Thành phố nơi đoàn viên, người lao
động cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc nơi đoàn viên, người lao động chấm dứt
hợp đồng lao động.
Công đoàn nơi tiếp nhận
hồ sơ của đoàn viên, người lao động kiểm tra, hướng dẫn đoàn viên, người lao động
nộp hồ sơ theo khoản 4 (Mục IV) Hướng dẫn này; lập biên bản nhận hồ sơ của đoàn
viên, người lao động (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn
này).
Thời hạn tiếp nhận hồ
sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
5.2. Trong 05 ngày
làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của đoàn viên, người
lao động, công đoàn tiếp nhận hồ sơ gửi hồ sơ tới Liên đoàn Lao động Thành phố
qua Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ Lao động (Nơi đoàn viên, người lao động
chấm dứt hợp đồng lao động).
5.3. Trong 07 ngày
làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động
Thành phố thu thập các văn bản, tài liệu cần thiết liên quan đến đoàn viên, người
lao động (nếu có thể), thẩm định phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ (theo Mẫu
số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này); công đoàn cấp trên trực
tiếp cơ sở nơi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động căn cứ phê duyệt của
LĐLĐ Thành phố Ban hành Quyết định hỗ trợ và chuyển kinh phí hỗ trợ hoặc trực
tiếp chuyển kinh phí hỗ trợ tới đoàn viên, người lao động trong 05 ngày làm việc
kể từ ngày phê duyệt. Trường hợp không phê duyệt, Liên đoàn Lao động Thành phố
sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do với đoàn viên, người lao động.
5.4. Trong 07 ngày
làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động,
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chi hỗ trợ lập danh sách ký nhận hỗ trợ của
đoàn viên, người lao động (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn
này) hoặc tập hợp chứng từ chứng minh đã chuyển tiền hỗ trợ cho đoàn viên, người
lao động (trường hợp đoàn viên, người lao động không trực tiếp nhận tiền mặt)
và lưu theo quy định.
V. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Các ban, Văn
phòng, VP UBKT Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
căn cứ chức năng, nhiệm vụ tham mưu hướng dẫn, hỗ trợ các cấp công đoàn tổ chức
triển khai thực hiện Hướng dẫn này.
2. Giao Ban Chính
sách Pháp luật và Quan hệ Lao động Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội là đầu mối
tham mưu, theo dõi, hướng dẫn, tổng hợp, cập nhật báo
cáo Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố kết quả thực hiện hỗ trợ đoàn
viên, người lao động theo Hướng dẫn này.
3. Giao Ủy ban Kiểm
tra Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội hướng dẫn Ủy ban kiểm tra công đoàn các
cấp kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Hướng dẫn này.
4. Ban Thường vụ Liên
đoàn Lao động Quận, Huyện, Thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng Công ty,
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chịu trách nhiệm
tổ chức triển khai thực hiện Hướng dẫn này.
Lưu ý:
Trường hợp đoàn viên, người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ theo Hướng dẫn
này nhưng đã được hưởng hỗ trợ theo kế hoạch
69/KH-LĐLĐ ngày 14/12/2022 của Liên đoàn Lao động Thành phố với mức thấp
hơn theo Hướng dẫn này thì lập danh sách đề nghị LĐLĐ Thành phố cấp bổ sung phần
chênh lệch giữa 02 chính sách hỗ trợ (Hồ sơ,
trình tự thủ tục đề nghị theo Hướng dẫn này).
Ban Thường vụ LĐLĐ
Thành phố yêu cầu LĐLĐ các quận, huyện, thị xã; CĐ ngành; CĐ cấp trên cơ sở khẩn
trương triển khai thực hiện. Ngày 17 hằng tháng gửi báo cáo kết quả thực hiện về
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội (qua Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ
Lao động) để tổng hợp (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn
này). Mọi thông tin, vướng mắc phản
ánh về LĐLĐ Thành phố (Qua Ban Chính sách - Pháp luật và Quan hệ Lao động) để
được hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết kịp thời/.
Nơi nhận:
-
Thường trực TLĐ; TT Thành ủy HN (để báo cáo)
- Ban QHLĐ TLĐ (Để p/h)
- Ban Dân vận TU (Để p/h)
- Thường trực LĐLĐ TP (Để chỉ đạo);
- CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở (Để thực hiện)
- Lưu VT, CSPL&QHLĐ.
|
TM. BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đình Hùng
|