TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
187/HD-TLĐ
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2011
|
HƯỚNG DẪN
XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
Căn cứ quy
định của Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam; để tiếp tục đổi mới, nâng
cao chất lượng hoạt động của công đoàn cấp cơ sở, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam hướng dẫn xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và đánh giá chất
lượng hoạt động công đoàn cơ sở như sau:
Phần thứ nhất
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích, yêu cầu.
- Xây dựng
công đoàn cơ sở vững mạnh và đánh giá chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở
nhằm giúp các cấp công đoàn có căn cứ đề ra kế hoạch, giải pháp xây dựng và củng
cố thường xuyên đối với hoạt động của công đoàn cơ sở (CĐCS), nghiệp đoàn (NĐ);
tạo điều kiện cho CĐCS, NĐ nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm
vụ.
- Mỗi năm một
lần thực hiện đánh giá chất lượng hoạt động của CĐCS, NĐ.
- Các cấp
công đoàn cần quán triệt nội dung tiêu chuẩn xây dựng CĐCS vững mạnh và phương
pháp đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động CĐCS, NĐ; tăng cường chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra, thẩm định việc đánh giá, xếp loại; bảo đảm dân chủ, khách quan,
công khai, đúng thực chất, khắc phục tính hình thức, thành tích trong đánh giá
chất lượng hoạt động của công đoàn cấp cơ sở.
2. Đối tượng, căn cứ để đánh giá.
- Công đoàn
cơ sở, NĐ được thành lập theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt
Nam, hàng năm đều được đánh giá, xếp loại. Những CĐCS, NĐ thành lập mới hoặc được
chia tách, sáp nhập, hợp nhất có thời gian hoạt động chưa đủ 8 tháng trong một
năm thì không thực hiện đánh giá, xếp loại.
- Đánh giá chất
lượng hoạt động của CĐCS, NĐ phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và các
nội dung của từng tiêu chuẩn để làm cơ sở chấm điểm xếp loại.
Phần thứ hai
TIÊU CHUẨN CÔNG ĐOÀN CƠ
SỞ, NGHIỆP ĐOÀN VỮNG MẠNH
I. ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
1. Tiêu
chuẩn 1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công
nhân, lao động (CNLĐ); tham gia quản lý, xây dựng quan hệ lao động hài hoà
trong doanh nghiệp gồm các nội dung sau:
1.1. Có thoả
ước lao động tập thể (TƯLĐTT). Nội dung TƯLĐTT thiết thực, có những điều khoản
về lợi ích của người lao động (NLĐ) có lợi hơn so với quy định của Bộ luật Lao
động; thực hiện tốt những nội dung của TƯLĐTT đã ký. Hàng năm tập hợp ý kiến
NLĐ, cùng với đại diện người sử dụng lao động (NSDLĐ) đánh giá việc thực hiện
và sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT khi cần thiết.
1.2. Cùng với
đại diện NSDLĐ tổ chức đại hội công nhân, viên chức.
1.3. Tham gia
xây dựng các nội quy, quy định, quy chế về tiền lương, tiền thưởng, định mức
lao động, đơn giá tiền lương, khen thưởng, kỷ luật của doanh nghiệp.
1.4. Tham gia
giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc; nâng cao thu nhập và đời sống
vật chất, tinh thần cho CNLĐ.
1.5. Xây dựng
và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động giữa ban chấp hành (BCH) công đoàn
và người đứng đầu doanh nghiệp.
1.6. Giám
sát, hướng dẫn NLĐ giao kết và chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với NSDLĐ đúng
quy định của pháp luật.
1.7. Giám sát
việc thực hiện các chế độ, chính sách và tham gia các hội đồng có liên quan đến
quyền, lợi ích của đoàn viên và CNLĐ theo quy định của pháp luật. Phối hợp với
NSDLĐ thực hiện và giám sát việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, không có
tai nạn lao động nặng trong lúc làm việc.
1.8. Tham gia
với NSDLĐ về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay
nghề cho CNLĐ.
1.9. Có hội đồng
hoà giải lao động cơ sở; giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, không có
đơn thư vượt cấp; không để xảy ra đình công trái pháp luật.
2. Tiêu
chuẩn 2. Xây dựng tổ chức công đoàn gồm các nội dung sau:
2.1. Có trên
95% tổng số CNLĐ gia nhập công đoàn.
2.2. Có trên
70% số tổ công đoàn, công đoàn bộ phận đạt vững mạnh.
2.3. Có 100%
cán bộ công đoàn được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công đoàn.
2.4. Ban chấp
hành, ban thường vụ (BTV), uỷ ban kiểm tra (UBKT) công đoàn có quy chế hoạt động.
2.5. Tổ chức
sinh hoạt BCH, sinh hoạt UBKT công đoàn theo định kỳ, có xây dựng và thực hiện chương
trình công tác hàng năm của BCH và UBKT công đoàn.
2.6. Quản lý
đoàn viên theo sổ hoặc trên máy vi tính.
2.7. Có sổ
ghi chép các cuộc họp của công đoàn, BCH, BTV, UBKT, ban nữ công.
2.8. Thường
xuyên thông tin những hoạt động công đoàn đến đoàn viên và tổ chức tốt các hoạt
động nữ công.
2.9. Dự toán,
quyết toán tài chính CĐCS hàng năm phải được công đoàn cấp trên phê duyệt theo
đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
2.10. Thực hiện
đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo với công đoàn cấp trên.
3. Tiêu
chuẩn 3. Tuyên truyền vận động đoàn viên, CNLĐ và tổ chức các hoạt động
khác gồm các nội dung sau:
3.1. Có tổ chức
tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, nghị quyết của công đoàn có liên quan đến đoàn viên và CNLĐ.
3.2. Vận động
đoàn viên và CNLĐ chấp hành chính sách, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế,
quy định của doanh nghiệp.
3.3. Phối hợp
với NSDLĐ tổ chức, phát động các phong trào thi đua có hiệu quả.
3.4. Vận động
đoàn viên và CNLĐ tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ nhau trong công việc,
giúp đỡ nhau khi khó khăn.
3.5. Không có
đoàn viên tham nhũng, tiêu cực, bị cơ quan pháp luật phát hiện và xử lý; không
có đoàn viên vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) và mắc
các tệ nạn xã hội.
3.6. Có tổ chức
hoặc tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ...
3.7. Giới thiệu
được đoàn viên ưu tú cho cấp uỷ đảng bồi dưỡng kết nạp vào đảng.
II. ĐỐI VỚI CĐCS TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP.
1. Tiêu
chuẩn 1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của viên
chức, lao động (VCLĐ); tham gia quản lý đơn vị gồm các nội dung sau:
1.1. Phối hợp
với người đứng đầu đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị
cán bộ, công chức.
1.2. Giám
sát, hướng dẫn viên chức, lao động (VCLĐ) ký và chấm dứt hợp đồng làm việc với
người đứng đầu đơn vị đúng quy định của pháp luật.
1.3. Giám sát
việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật Nhà nước có liên quan đến quyền,
lợi ích của VCLĐ; không có đơn thư vượt cấp.
1.4. Xây dựng
và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH công đoàn và người đứng đầu
đơn vị.
1.5. Tham gia
với người đứng đầu đơn vị về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho VCLĐ.
1.6. Phối hợp
với người đứng đầu đơn vị tổ chức, phát động các phong trào thi đua có hiệu quả.
1.7. Tham gia
xây dựng các nội quy, quy định, quy chế về tiền lương, tiền thưởng, quy chế chi
tiêu nội bộ, khen thưởng, kỷ luật, cải thiện điều kiện làm việc; nâng cao thu
nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho VCLĐ.
1.8. Tham gia
các hội đồng có liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên và VCLĐ theo quy định
của pháp luật.
2. Tiêu
chuẩn 2. Xây dựng tổ chức công đoàn gồm các nội dung sau:
2.1. Có trên
95% tổng số VCLĐ gia nhập công đoàn.
2.2. Có trên
70% số tổ công đoàn, công đoàn bộ phận đạt vững mạnh.
2.3. Có 100%
cán bộ công đoàn được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công đoàn.
2.4. Ban chấp
hành, BTV, UBKT công đoàn có quy chế hoạt động.
2.5. Tổ chức
sinh hoạt BCH, sinh hoạt UBKT công đoàn theo định kỳ, có xây dựng và thực hiện chương
trình công tác hàng năm của BCH và UBKT.
2.6. Quản lý
đoàn viên theo sổ hoặc trên máy vi tính.
2.7. Có sổ
ghi chép các cuộc họp của công đoàn, BCH, BTV, UBKT, ban nữ công.
2.8. Thường
xuyên thông tin những hoạt động công đoàn đến đoàn viên và tổ chức tốt các hoạt
động nữ công.
2.9. Dự toán,
quyết toán tài chính CĐCS hàng năm phải được công đoàn cấp trên phê duyệt theo
đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
2.10. Thực hiện
đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo với công đoàn cấp trên.
3. Tiêu
chuẩn 3. Tuyên truyền vận động đoàn viên, VCLĐ và tổ chức các hoạt động
khác gồm các nội dung sau:
3.1. Có tổ chức
tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, nghị quyết của công đoàn có liên quan đến đoàn viên và VCLĐ.
3.2. Vận động
đoàn viên và VCLĐ chấp hành chính sách, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế,
quy định của đơn vị.
3.3. Vận động
đoàn viên và VCLĐ tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ nhau trong công việc,
giúp đỡ nhau khi khó khăn.
3.4. Không có
đoàn viên tham nhũng, tiêu cực bị cơ quan pháp luật phát hiện và xử lý; không
có đoàn viên vi phạm chính sách dân số - KHHGĐ và mắc các tệ nạn xã hội.
3.5. Có tổ chức
hoặc tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ...
3.6. Giới thiệu
được đoàn viên ưu tú cho cấp uỷ đảng bồi dưỡng kết nạp vào đảng.
III. ĐỐI VỚI CĐCS TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHU VỰC NGOÀI NHÀ NƯỚC,
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP.
1. Tiêu
chuẩn 1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ,
xây dựng quan hệ lao động hài hoà trong doanh nghiệp, đơn vị gồm các nội dung
sau:
1.1. Có
TƯLĐTT. Nội dung TƯLĐTT thiết thực, có những điều khoản về lợi ích của NLĐ có lợi
hơn so với quy định của Bộ luật Lao động; thực hiện tốt những nội dung của
TƯLĐTT đã ký. Hàng năm tập hợp ý kiến NLĐ, cùng với đại diện NSDLĐ đánh giá việc
thực hiện, sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT khi cần thiết.
1.2. Cùng với
NSDLĐ, thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị NLĐ.
1.3. Tham gia
xây dựng các nội quy, quy định, quy chế về tiền lương, tiền thưởng, định mức
lao động, đơn giá tiền lương, khen thưởng, kỷ luật của doanh nghiệp, đơn vị.
1.4. Tham gia
giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc; nâng cao thu nhập, đời sống
vật chất, tinh thần cho NLĐ.
1.5. Xây dựng
và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH công đoàn và người đứng đầu
doanh nghiệp, đơn vị.
1.6. Giám
sát, hướng dẫn NLĐ giao kết và chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc với NSDLĐ, người
đứng đầu đơn vị đúng quy định của pháp luật.
1.7. Giám sát
việc thực hiện các chế độ, chính sách và tham gia các hội đồng có liên quan đến
quyền, lợi ích của đoàn viên và NLĐ theo quy định của pháp luật. Phối hợp với
NSDLĐ, người đứng đầu đơn vị thực hiện và giám sát việc thực hiện công tác bảo
hộ lao động, không có tai nạn lao động nặng trong lúc làm việc.
1.8. Tham gia
với NSDLĐ, người đứng đầu đơn vị về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, tay nghề cho NLĐ.
1.9. Có hội đồng
hoà giải lao động cơ sở; giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, không có
đơn thư vượt cấp; không để xảy ra đình công trái pháp luật.
2. Tiêu
chuẩn 2. Xây dựng tổ chức công đoàn gồm các nội dung sau:
2.1. Có trên
70% tổng số NLĐ gia nhập công đoàn.
2.2. Có trên
60% số tổ công đoàn, công đoàn bộ phận đạt vững mạnh.
2.3. Có trên
95% cán bộ công đoàn được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ CĐ.
2.4. Ban chấp
hành, BTV, UBKT công đoàn có quy chế hoạt động.
2.5. Tổ chức
sinh hoạt BCH, sinh hoạt UBKT công đoàn theo định kỳ, có xây dựng và thực hiện chương
trình công tác hàng năm của BCH và UBKT.
2.6. Quản lý
đoàn viên theo sổ hoặc trên máy vi tính.
2.7. Có sổ
ghi chép các cuộc họp của công đoàn, BCH, BTV, UBKT, ban nữ công.
2.8. Thường
xuyên thông tin những hoạt động công đoàn đến đoàn viên và tổ chức tốt các hoạt
động nữ công.
2.9. Dự toán,
quyết toán tài chính CĐCS hàng năm phải được công đoàn cấp trên phê duyệt theo
đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
2.10.Thực hiện
đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo với CĐ cấp trên.
3. Tiêu
chuẩn 3. Tuyên truyền vận động đoàn viên, NLĐ và tổ chức các hoạt động
khác gồm các nội dung sau:
3.1. Có tổ chức
tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, nghị quyết của công đoàn có liên quan đến đoàn viên và NLĐ.
3.2. Vận động
đoàn viên và NLĐ chấp hành chính sách, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế,
quy định của doanh nghiệp, đơn vị.
3.3. Phối hợp
với NSDLĐ, người đứng đầu đơn vị tổ chức, phát động các phong trào thi đua có
hiệu quả.
3.4. Vận động
đoàn viên và NLĐ tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ nhau trong công việc,
giúp đỡ nhau khi khó khăn.
3.5. Không có
đoàn viên tham nhũng, tiêu cực bị các cơ quan pháp luật phát hiện và xử lý;
không có đoàn viên vi phạm chính sách dân số- KHHGĐ và mắc các tệ nạn xã hội.
3.6. Có tổ chức
hoặc tham gia tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ...
3.7. Giới thiệu
được đoàn viên ưu tú cho cấp uỷ đảng bồi dưỡng kết nạp vào đảng.
IV. ĐỐI VỚI CĐCS TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN TỔ CHỨC
CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP.
1. Tiêu chuẩn
1. Đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức,
lao động (CBCCLĐ); tham gia quản lý cơ quan gồm các nội dung sau:
1.1. Phối hợp
với thủ trưởng cơ quan tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán
bộ, công chức.
1.2. Giám sát
việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật Nhà nước có liên quan đến quyền,
lợi ích của CBCCLĐ.
1.3. Có quy
chế phối hợp công tác giữa BCH công đoàn và thủ trưởng cơ quan; cử đại diện
tham gia vào các hội đồng được thành lập theo quy định của pháp luật.
1.4. Tham gia
với thủ trưởng cơ quan xây dựng nội quy, quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan. Tham
gia xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
và chăm lo cải thiện điều kiện làm việc của CBCCLĐ.
1.5. Phối hợp
với thủ trưởng cơ quan tổ chức và phát động các phong trào thi đua có hiệu quả.
1.6. Vận động
CBCCLĐ tham gia cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác.
1.7. Vận động
CBCCLĐ phát hiện, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Không có đơn thư vượt
cấp.
1.8. Phối hợp
tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với đoàn viên,
CBCCLĐ.
2. Tiêu
chuẩn 2. Xây dựng tổ chức công đoàn gồm các nội dung sau:
2.1. Có trên
95% CBCCLĐ gia nhập công đoàn.
2.2. Có trên
80% số tổ công đoàn, công đoàn bộ phận đạt vững mạnh.
2.3. Có 100%
cán bộ công đoàn được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ CĐ.
2.4. Ban chấp
hành, BTV, UBKT công đoàn có quy chế hoạt động.
2.5.Triển
khai đầy đủ các nội dung công tác công đoàn. Tổ chức sinh hoạt BCH, sinh hoạt
UBKT công đoàn theo định kỳ, có xây dựng và thực hiện chương trình công tác
hàng năm của BCH và UBKT.
2.6. Quản lý
đoàn viên theo sổ hoặc trên máy vi tính.
2.7. Có sổ
ghi chép các cuộc họp của công đoàn, BCH, BTV, UBKT, ban nữ công.
2.8. Thường
xuyên thông tin những hoạt động CĐ đến đoàn viên và tổ chức tốt các hoạt động nữ
công.
2.9. Dự toán,
quyết toán tài chính CĐCS hàng năm phải được công đoàn cấp trên phê duyệt theo
đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
2.10. Thực hiện
đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo với công đoàn cấp trên.
3. Tiêu
chuẩn 3. Tuyên truyền vận động đoàn viên, CBCCLĐ và tổ chức các hoạt động
khác gồm các nội dung sau:
3.1. Thực hiện
tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn có liên quan đến đoàn viên
và CBCCLĐ.
3.2. Vận động
đoàn viên, CBCCLĐ chấp hành tốt chính sách, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy định
của cơ quan.
3.3. Vận động
đoàn viên và CBCCLĐ tham gia các hoạt động xã hội, tương trợ nhau trong công việc,
giúp đỡ nhau khi khó khăn.
3.4. Không có
đoàn viên tham nhũng, tiêu cực bị các cơ quan pháp luật phát hiện và xử lý;
không có đoàn viên vi phạm chính sách dân số - KHHGĐ và mắc các tệ nạn xã hội.
3.5. Tổ chức
hoặc tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ…
3.6. Giới thiệu
được đoàn viên ưu tú cho cấp uỷ đảng bồi dưỡng kết nạp vào đảng.
V. ĐỐI VỚI CĐCS TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP, DỊCH VỤ, GIAO THÔNG VẬN TẢI.
1. Tiêu
chuẩn 1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn
viên, xã viên và NLĐ gồm các nội dung sau:
1.1. Có
TƯLĐTT. Nội dung TƯLĐTT thiết thực, có những điều khoản về lợi ích của NLĐ có lợi
hơn so với quy định của Bộ luật Lao động; thực hiện tốt những nội dung của
TƯLĐTT đã ký. Hàng năm tập hợp ý kiến NLĐ, cùng với đại diện NSDLĐ động đánh
giá việc thực hiện, sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT khi cần thiết.
1.2. Cùng với
với ban quản trị hợp tác xã (HTX) mở hội nghị NLĐ.
1.3. Tham gia
xây dựng các nội quy, quy định, quy chế về tiền lương, tiền thưởng, định mức
lao động, đơn giá tiền lương, khen thưởng, kỷ luật của HTX.
1.4. Tham gia
giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần đối với đoàn viên, NLĐ.
1.5. Xây dựng
và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH công đoàn và người đứng đầu
HTX.
1.6. Giám
sát, hướng dẫn NLĐ không phải là xã viên giao kết và chấm dứt HĐLĐ đúng quy định
của pháp luật.
1.7. Giám sát
thực hiện các chế độ, chính sách và tham gia các hội đồng có liên quan đến quyền,
lợi ích của đoàn viên và NLĐ theo quy định của pháp luật. Phối hợp với ban quản
trị HTX tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện công tác bảo hộ lao động,
không có tai nạn lao động nặng trong lúc làm việc.
1.8. Tham gia
với ban quản trị HTX về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, tay nghề cho NLĐ.
1.9. Có hội đồng
hoà giải lao động cơ sở; giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, không có
đơn thư vượt cấp; không để xảy ra đình công trái pháp luật.
2. Tiêu
chuẩn 2. Xây dựng tổ chức công đoàn gồm các nội dung sau:
2.1. Có trên
60% tổng số NLĐ gia nhập công đoàn.
2.2. Có trên
60% số tổ công đoàn, công đoàn bộ phận đạt vững mạnh.
2.3. Có trên
95% cán bộ công đoàn được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công đoàn.
2.4. Ban chấp
hành, BTV, UBKT công đoàn có quy chế hoạt động.
2.5. Tổ chức
sinh hoạt BCH, sinh hoạt UBKT công đoàn theo định kỳ, có xây dựng và thực hiện chương
trình công tác hàng năm của BCH và UBKT.
2.6. Quản lý
đoàn viên theo sổ hoặc trên máy vi tính
2.7. Có sổ
ghi chép các cuộc họp của công đoàn, BCH, BTV, UBKT, ban nữ công.
2.8. Thường
xuyên thông tin những hoạt động công đoàn đến đoàn viên và tổ chức tốt các hoạt
động nữ công.
2.9. Dự toán,
quyết toán tài chính CĐCS hàng năm phải được công đoàn cấp trên phê duyệt theo
đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
2.10. Thực hiện
đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo với CĐ cấp trên.
3. Tiêu
chuẩn 3. Tuyên truyền vận động đoàn viên, NLĐ và tổ chức các hoạt động
khác gồm các nội dung sau:
3.1. Có tổ chức
tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chế độ chính sách pháp
luật của Nhà nước, nghị quyết của công đoàn có liên quan đến đoàn viên và NLĐ.
3.2. Vận động
đoàn viên, NLĐ chấp hành chính sách, pháp luật Nhà nước, nghị quyết đại hội xã
viên, điều lệ HTX và nội quy, quy định của HTX.
3.3. Phối hợp
với ban quản trị HTX tổ chức, phát động các phong trào thi đua có hiệu quả.
3.4. Vận động
đoàn viên, NLĐ tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ nhau trong công việc, giúp
đỡ nhau khi khó khăn.
3.5. Không có
đoàn viên tham nhũng, tiêu cực bị các cơ quan pháp luật phát hiện và xử lý;
không có đoàn viên vi phạm chính sách dân số - KHHGĐ và mắc các tệ nạn xã hội.
3.6. Có tổ chức
hoặc tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ…
3.7. Giới thiệu
được đoàn viên ưu tú cho cấp uỷ đảng bồi dưỡng kết nạp vào đảng.
VI. ĐỐI VỚI NGHIỆP ĐOÀN.
1. Tiêu
chuẩn 1. Đại diện, chăm lo đảm bảo việc làm và đời sống đoàn viên gồm
các nội dung sau:
1.1. Đảm bảo
việc làm và cải thiện điều kiện làm việc cho đoàn viên.
1.2. Thực hiện
phân phối kết quả lao động công khai, dân chủ, công bằng.
1.3. Tổ chức
các phong trào thi đua có hiệu quả.
1.4. Phối hợp
với công đoàn cấp trên và cơ quan chức năng giải quyết kịp thời các kiến nghị về
quyền lợi của đoàn viên.
1.5. Thực hiện
tốt công tác bảo hộ lao động, không có tại nạn lao động nặng trong lúc làm việc.
2. Tiêu
chuẩn 2. Xây dựng nghiệp đoàn gồm các nội dung sau:
2.1. Có trên
60% số tổ nghiệp đoàn, nghiệp đoàn bộ phận đạt vững mạnh.
2.2. Có trên
90% cán bộ công đoàn được bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn.
2.3. Ban chấp
hành, BTV, UBKT nghiệp đoàn có quy chế hoạt động.
2.4. Tổ chức
sinh hoạt BCH, sinh hoạt UBKT nghiệp đoàn theo định kỳ, có xây dựng và thực hiện
chương trình công tác hàng năm. Tổ chức tốt các hoạt động nữ công.
2.5. Quản lý đoàn
viên theo sổ hoặc trên máy vi tính
2.6. Có sổ
ghi chép các cuộc họp của nghiệp đoàn, BCH, BTV, UBKT, ban nữ công.
2.7. Dự toán,
quyết toán tài chính NĐ hàng năm phải được công đoàn cấp trên phê duyệt theo
đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
2.8. Thực hiện
đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo với công đoàn cấp trên.
3. Tiêu
chuẩn 3. Tuyên truyền, vận động đoàn viên và tổ chức các hoạt động khác
gồm các nội dung sau:
3.1. Có tổ chức
tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của đảng, pháp luật của Nhà nước,
nghị quyết của công đoàn có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của đoàn viên.
3.2. Vận động
đoàn viên chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia giữ gìn trật tự
an ninh trên địa bàn.
3.3. Xây dựng
quỹ đoàn kết tương trợ, hỗ trợ nghề nghiệp, thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau khi khó
khăn.
3.4. Không có
đoàn viên vi phạm pháp luật, vi phạm chính sách dân số - KHHGĐ và mắc các tệ nạn
xã hội.
3.5. Có tổ chức
hoặc tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ…
3.6. Giới thiệu
được đoàn viên ưu tú cho cấp uỷ đảng bồi dưỡng kết nạp vào đảng.
Phần thứ ba
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ, NGHIỆP ĐOÀN
I. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.
Thống nhất thực
hiện phương pháp chấm điểm để xếp loại CĐCS, NĐ. Căn cứ nội dung 03 tiêu chuẩn
xây dựng CĐCS, NĐ vững mạnh để xây dựng thang điểm với tổng số điểm là 100. Mỗi
tiêu chuẩn có số điểm tối đa như sau:
- Tiêu chuẩn
1 xây dựng 45 điểm.
- Tiêu chuẩn
2 xây dựng 40 điểm.
- Tiêu chuẩn
3 xây dựng 15 điểm.
II. XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CĐCS, NĐ.
Chất lượng
CĐCS, NĐ xếp thành 05 loại sau:
1. Công đoàn
cơ sở, nghiệp đoàn vững mạnh xuất sắc.
- Là những
CĐCS vững mạnh đạt từ 95 điểm trở lên đối với CĐCS trong các cơ quan nhà nước,
cơ quan tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề
nghiệp.
- Là những
CĐCS vững mạnh đạt từ 90 điểm trở lên đối với CĐCS trong doanh nghiệp nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập và CĐCS trong doanh nghiệp, đơn vị khu vực ngoài nhà
nước (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong
nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, hợp tác xã, nghiệp đoàn). CĐCS, NĐ có số
lượng từ 500 đoàn viên trở lên, hoặc hoạt động phân tán, lưu động đạt từ 85 điểm
trở lên.
- Không có chỉ
tiêu nào của Tiêu chuẩn 1 và Tiêu chuẩn 2 đạt 0 điểm.
2. Công đoàn
cơ sở, nghiệp đoàn đạt vững mạnh.
- Là những
CĐCS đạt từ 90 điểm trở lên đối với CĐCS trong các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, chính trị-xã hội, xã hội nghề nghiệp.
- Là những
CĐCS đạt từ 85 điểm trở lên đối với CĐCS trong doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập và CĐCS doanh nghiệp, đơn vị khu vực ngoài nhà nước. CĐCS, NĐ
có số lượng từ 500 đoàn viên trở lên, hoặc hoạt động phân tán, lưu động, đạt từ
80 điểm trở lên.
- Ngoài đạt số
điểm trên còn phải bảo đảm các điều kiện sau: Có TƯLĐTT với nhiều nội dung có lợi
hơn cho NLĐ, không có đình công trái pháp luật (đối với nơi có quan hệ lao động);
không có tai nạn lao động chết người tại nơi làm việc; thực hiện tốt công tác
thu, chi tài chính công đoàn, nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên theo quy định
của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
3. Công đoàn
cơ sở , nghiệp đoàn đạt khá.
Là những
CĐCS, NĐ đạt từ 70 điểm trở lên.
4. Công đoàn
cơ sở, nghiệp đoàn đạt trung bình.
Là những
CĐCS, NĐ đạt từ 50 điểm trở lên.
5. Công đoàn
cơ sở, nghiệp đoàn hoạt động yếu.
Là những
CĐCS, NĐ đạt dưới 50 điểm.
Phần thứ tư
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ, NGHIỆP ĐOÀN.
- Đầu năm xây
dựng kế hoạch thực hiện đồng bộ các tiêu chuẩn và đề ra các giải pháp phấn đấu đạt
vững mạnh. Những nơi có điều kiện, cần đăng ký phấn đấu đạt CĐCS, NĐ vững mạnh
với công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý.
- Phân
công uỷ viên BCH theo dõi, hướng dẫn CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận, tổ
công đoàn tự đánh giá, xếp loại.
- Cuối năm ban
chấp hành CĐCS, NĐ thẩm định việc đánh giá, phân loại và xem xét công nhận kết
quả phân loại của CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn (CĐCS trường
học theo năm học).
- Trên cơ sở
kết quả phân loại chất lượng của CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công
đoàn và kết quả hoạt động trong năm của CĐCS, NĐ, ban chấp hành CĐCS, NĐ tự
đánh giá, chấm điểm đồng thời công khai kết quả đánh giá, xếp loại cho đoàn
viên biết và tham gia ý kiến trước khi gửi hồ sơ đề nghị lên công đoàn cấp trên
trực tiếp.
- Báo cáo
công đoàn cấp trên trực tiếp kết quả tự đánh giá, xếp loại.
II. ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ.
- Lập kế hoạch
xây dựng CĐCS, NĐ vững mạnh hàng năm, khuyến khích các CĐCS, NĐ đăng ký phấn đấu
xây dựng CĐCS vững mạnh từ đầu năm, trong đó tập trung quan tâm đầu tư nâng cao
chất lượng hoạt động đối với những CĐCS, NĐ xếp loại trung bình, yếu của năm
trước.
- Hướng dẫn
các CĐCS, NĐ tự đánh giá, xếp loại; tổ chức kiểm tra, thẩm định, đánh giá và xếp
loại CĐCS, NĐ. Trường hợp CĐCS, NĐ bị phát hiện không đủ điều kiện như đã xếp
loại thì phải chỉ đạo kiểm điểm và kết luận, nếu đủ cơ sở thì ra quyết định huỷ
bỏ kết quả đã công nhận.
- Tổ chức
đánh giá rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng CĐCS và cá nhân tiêu biểu gắn
với tổng kết công tác năm.
- Báo cáo kết
quả đánh giá chất lượng hoạt động CĐCS, NĐ với công đoàn cấp trên.
III. ĐỐI VỚI LĐLĐ TỈNH, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TW, CÔNG
ĐOÀN TỔNG CÔNG TY TRỰC THUỘC TỔNG LIÊN ĐOÀN.
- Căn cứ vào
nội dung tiêu chuẩn xây dựng CĐCS, NĐ vững mạnh và thang điểm, các mức xếp loại
tại Hướng dẫn này, xây dựng bảng chấm điểm chi tiết cho từng loại hình CĐCS,
NĐ.
- Xây dựng
tiêu chuẩn CĐCS thành viên, CĐ bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, tổ công đoàn, tổ
nghiệp đoàn vững mạnh để CĐCS, NĐ làm căn cứ đánh giá, xếp loại.
- Chỉ đạo và
hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai thực hiện nội dung tiêu chuẩn CĐCS, NĐ vững
mạnh và đánh giá, xếp loại. Định kỳ tổ chức kiểm tra, thẩm định việc đánh giá,
xếp loại chất lượng hoạt động CĐCS, NĐ của các công đoàn cấp trên trực tiếp. Trực
tiếp đánh giá, xếp loại đối với những CĐCS, NĐ trực thuộc.
- Tổ chức
đánh giá rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu.
- Báo cáo kết
quả đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động CĐCS, NĐ hàng năm với Tổng Liên
đoàn (qua Ban Tổ chức TLĐ) trước ngày 20 tháng 01 của năm sau.
IV. ĐỐI VỚI TỔNG LIÊN ĐOÀN.
- Nghiên cứu,
hướng dẫn, chỉ đạo công tác xây dựng CĐCS, NĐ vững mạnh; hoàn thiện mô hình, nội
dung, phương pháp hoạt động CĐCS; nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, tổng kết
đánh giá chất lượng hoạt động CĐCS .
- Hàng năm kiểm
tra các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực
thuộc Tổng Liên đoàn trong việc chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng CĐCS, NĐ vững mạnh
và đánh giá chất lượng hoạt động CĐCS, NĐ. Động viên khen thưởng kịp thời những
CĐCS, NĐ và công đoàn cấp trên có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng
CĐCS, NĐ vững mạnh.
- Theo dõi, tập
hợp, đánh giá kết quả xếp loại chất lượng hoạt động CĐCS, NĐ hàng năm.
Ban Tổ chức
TLĐ có trách nhiệm tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn trong việc triển
khai và tổ chức thực hiện. Các Ban Tổng Liên đoàn có trách nhiệm nghiên cứu, tổng
kết, phát hiện, đề xuất những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng CĐCS, NĐ vững
mạnh và đánh giá chất lượng hoạt động CĐCS, NĐ báo cáo Đoàn Chủ tịch xem xét và
kịp thời chỉ đạo.
Hướng dẫn này
thay thế Thông tri số 01/TTr-TLĐ ngày 27/10/2006, có hiệu lực từ ngày ký và được
phổ biến đến công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn./.
Nơi nhận:
- Các đ/c Uỷ viên ĐCT
- Các CĐ ngành TW, CĐ TCty trực thuộc TLĐ;
- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố;
- Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ;
* Đồng kính gửi:
- Ban Tổ chức TW;
- Ban Dân vận TW;
- Lưu ToC, VT- TLĐ.
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Ngàng
|