Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Hướng dẫn 1271/HD-TLĐ 2017 công đoàn hoạt động Ban Thanh tra nhân dân 159/2016/NĐ-CP

Số hiệu: 1271/HD-TLĐ Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Mai Đức Chính
Ngày ban hành: 07/08/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1271/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2017

HƯỚNG DẪN

CÔNG ĐOÀN VỚI VIỆC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 159/2016/NĐ-CP

Căn cứ quyền hạn, trách nhiệm của Công đoàn quy định tại Luật Công đoàn năm 2012, Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (Nghị định số 159/2016/NĐ-CP). Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng Liên đoàn) hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân như sau:

I. TỔ CHỨC BAN THANH TRA NHÂN DÂN

1. Phạm vi, đối tượng thực hiện

Cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan nhà nước ở cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố; cơ quan xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (sau đây viết tắt là cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) có tổ chức công đoàn cơ sở thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở (BCH công đoàn cơ sở) phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thành lập Ban Thanh tra nhân dân (Ban TTND) của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo quy định tại Điều 72 Luật Thanh tra năm 2010khoản 2, 3 và 4 Điều 22 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP.

2. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP, Ban TTND ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có từ 3 đến 9 thành viên. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, BCH công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên Ban TTND để trình Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức (Hội nghị CBCCVC) hoặc Hội nghị người lao động (Hội nghị NLĐ) quyết định.

Trường hợp cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tính đặc thù hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh phân tán thì BCH công đoàn cơ sở quyết định số lượng thành viên Ban TTND phù hợp nhiều hơn số lượng nêu trên, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

3. Bầu thành viên Ban TTND

3.1. Chuẩn bị nhân sự bu thành viên Ban TTND:

- Căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và địa bàn hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, BCH công đoàn cơ sở trao đổi thống nhất với người đứng đu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về dự kiến số lượng và cơ cấu người đề cử bầu thành viên Ban TTND

- Chủ động gặp gỡ, vận động người trong dự kiến đề cử. Người được vận động tự nguyện tham gia thì đưa vào danh sách dự kiến do BCH công đoàn cơ sở đề cử bu thành viên Ban TTND.

3.2. Bầu cử thành viên Ban TTND:

Đoàn Chủ tịch Hội nghị CBCCVC hoặc Hội nghị NLĐ

- Lấy ý kiến Hội nghị và biểu quyết số lượng thành viên Ban TTND; mời BCH công đoàn cơ sở giới thiệu danh sách đề cử bầu vào Ban TTND đã dự kiến; mời đại biểu dự Hội nghị ứng cử, đề cử; chốt và thông qua danh sách bầu cử. Danh sách đề cử bầu thành viên Ban TTND phải có số dư ít nhất từ 10 đến 20% so với số thành viên được bầu.

- Giới thiệu Ban kiểm phiếu dự kiến và lấy biểu quyết của Hội nghị.

- Ban kiểm phiếu thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

- Hội nghị bầu thành viên Ban TTND phải đảm bảo có mặt trên 50% số đại biểu được triệu tập; việc bầu thành viên Ban TTND được Hội nghị tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín; người được trúng cử làm thành viên Ban TTND phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu tín nhiệm từ cao xuống thấp.

- Mời thành viên Ban TTND ra mắt.

3.3. BCH công đoàn cơ sở tổ chức họp Ban TTND lần thứ nhất:

- Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban TTND phải tổ chức cuộc họp với Ban TTND để bầu Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có); ra quyết định công nhận Ban TTND và thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp biết.

- Hướng dẫn bàn giao giữa Ban TTND cũ và mới;

- Hướng dẫn Ban TTND mới xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động.

3.4. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, kiện toàn thành viên Ban TTND:

-Trong nhiệm kỳ, nếu có thành viên Ban TTND vì lý do sức khỏe, vì hoàn cảnh gia đình, hay lý do chính đáng khác mà có đơn xin thôi tham gia Ban TTND; hoặc thành viên Ban TTND được bổ nhiệm vào chức danh người đứng đầu, hay cấp phó của người đứng đầu, hoặc chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khác thì BCH công đoàn cơ sở ra thông báo cho thôi nhiệm vụ và công khai cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động biết; báo cáo với Hội nghị CBCC hoặc Hội nghị NLĐ gần nhất để quyết định miễn nhiệm thành viên đó với hình thức biểu quyết.

- Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban TTND không hoàn thành nhiệm vụ được phân công, hoặc không còn được tín nhiệm thì BCH công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị CBCC hoặc Hội nghị NLĐ gn nhất quyết định bãi nhiệm thành viên đó với hình thức bỏ phiếu kín.

- Trong nhiệm kỳ nếu thành viên Ban TTND thiếu từ 1/3 trở lên thì tiến hành kiện toàn, bầu bổ sung số thành viên khuyết tại Hội nghị CBCCVC, hoặc Hội nghị NLĐ gần nhất (trường hợp đặc biệt có thể tổ chức Hội nghị bất thường để bầu bổ sung Ban TTND).

II. HOẠT ĐỘNG BAN THANH TRA NHÂN DÂN.

Theo quy định tại Điều 75 Luật Thanh traĐiều 34 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP, BCH công đoàn cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động của Ban TTND theo các nội dung sau:

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động:

- Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn Ban TTND quy định tại Điều 66, Điều 67 Luật Thanh tra; Điều 27 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP; Nghị quyết Hội nghị CBCC hoặc Hội nghị NLĐ và Nghị quyết BCH công đoàn cơ sở, Ban TTND xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cả nhiệm kỳ và từng năm.

- Khi xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động năm, đồng thời xây dựng dự toán kinh phí hoạt động. Căn cứ để xây dựng dự toán kinh phí theo quy định tại Thông tư số 63/2017/TT-BTC này 19/6/2017 “Quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban TTND”.

- Chương trình, kế hoạch hoạt động phải được tập thể Ban TTND thảo luận, thống nhất và phải được BCH công đoàn cơ sở thông qua. Sau đó, gửi một bản cho BCH công đoàn cơ sở, một bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp biết để hỗ trợ, tạo điều kiện thực hiện.

2. Hoạt động giám sát

BCH công đoàn cơ sở hướng dẫn Ban TTND xác định phạm vi giám sát và tổ chức giám sát theo quy định tại Điều 29 và Điều 31 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP, trọng tâm hướng vào các việc sau đây:

2.1. Xác định phạm vi giám sát:

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP phạm vi giám sát của Ban TTND rất rộng có nhiều nội dung. Đthực hiện nhiệm vụ giám sát có chất lượng, hiệu quả phù hợp trong điều kiện Ban TTND hoạt động kiêm nhiệm, phạm vi giám sát trước hết tập trung vào những nội dung sau đây:

- Những nội dung đã được Nghị quyết Hội nghị CBCC, hoặc Hội nghị NLĐ thông qua;

- Những vụ việc gây bức xúc trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc các hành vi vi phạm quyền, lợi ích của công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Những vụ việc liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động qua theo dõi, phản ánh phát hiện có vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2.2. Tổ chức hoạt động giám sát:

Ban TTND thực hiện thông qua các hình thức, gồm:

- Tổ chức thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin phản ánh từ các nguồn: Do cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phản ánh trực tiếp; qua hòm thư góp ý về các nội dung trong phạm vi giám sát; qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung giám sát do người đứng đầu cung cấp. Ban TTND tổng hợp, phân tích đối chiếu với các quy định pháp luật, quy định, quy chế nội bộ để đánh giá việc thực hiện; đề xuất kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xem xét giải quyết theo đúng trình tự quy định pháp luật.

- Tiến hành cuộc giám sát theo chương trình, kế hoạch:

+ Xây dựng kế hoạch cuộc giám sát, gồm: Xác định rõ phạm vi, đối tượng, nội dung giám sát; thời gian, địa điểm giám sát; Trưởng đoàn và thành viên tham gia giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việc giám sát.

+ Ít nhất trước 5 ngày tiến hành cuộc giám sát, phải gửi kế hoạch cuộc giám sát đến BCH công đoàn cơ sở, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chỉ đạo đối tượng được giám sát tạo điều kiện cho Ban TTND thực hiện nhiệm vụ.

+ Gặp gỡ người phụ trách, điều hành bộ phận được giám sát trao đổi về phạm vi nội dung giám sát; đề nghị cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; phân công thành viên đọc, nghiên cứu tài liệu, đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến nội dung giám sát; tiến hành trao đổi, đối thoại với người có trách nhiệm tại địa điểm giám sát để làm rõ vấn đề còn thiếu thông tin.

+ Lập báo cáo giám sát: Đánh giá mức độ việc chấp hành quy định pháp luật, quy định nội bộ; xác định mặt được, mặt tn tại, thiếu sót về công tác quản lý, điều hành của bộ phận được giám sát; đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục thiếu sót, tồn tại. Nội dung báo cáo cuộc giám sát phải được ít nhất trên 70% thành viên tham gia cuộc giám sát tán thành. Báo cáo cuộc giám sát kèm bản kiến nghị phải được BCH công đoàn cơ sở xác nhận trước khi gửi người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xem xét, giải quyết.

2.3. Giám sát người đứng đầu xem xét, giải quyết các kiến nghị của Ban TTND:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban TTND.

Khi nhận được kết quả giải quyết kiến nghị của của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp gửi tới, Ban TTND thông báo công khai kết quả giải quyết kiến nghị theo hình thức quy định tại quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban TTND có quyền kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên không xem xét, giải quyết thì Ban TTND có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

3. Hoạt động xác minh.

BCH công đoàn cơ sở hướng dẫn Ban TTND thực hiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP, trọng tâm vào các việc sau đây:

3.1. Tiếp nhận nhiệm vụ xác minh do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giao:

- Phải nghiên cứu và xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung và phạm vi xác minh; địa điểm, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc xác minh.

- Phân công thành viên nghiên cứu nội dung xác minh, các quy định hiện hành của Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến nội dung xác minh.

2. Tiếp cận bộ phận liên quan:

- Đề nghị cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung xác minh; trao đổi, đối thoại với người có trách nhiệm liên quan đến nội dung xác minh để làm rõ nội dung xác minh.

- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị người đứng đầu hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm giải quyết.

3.3. Lập báo cáo xác minh:

- Căn cứ các quy định pháp luật của Nhà nước, quy định nội bộ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến nội dung xác minh, các tài liệu, chứng cứ và thông tin thu thập được; tổng hợp, phân tích xác định rõ nội dung xác minh đã thực hiện các quy định đến mức nào, vấn đề nào thực hiện đúng, vấn đề nào thực hiện chưa đúng, vấn đề nào thực hiện trái quy định; nguyên nhân vi phạm; đề xuất kiến nghị biện pháp giải quyết.

- Lập báo cáo xác minh và bản kiến nghị biện pháp giải quyết, đề nghị BCH công đoàn cơ sở xác nhận bản kiến nghị và gửi cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xem xét, giải quyết.

3.4. Giám sát người đứng đầu giải quyết nội dung kiến nghị:

Thực hiện theo quy định tại tiết 2.3 Điểm 2 Mục II của Hướng dẫn này.

4. Tham gia cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi vào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình thanh tra, kiểm tra có đề nghị Ban TTND cử thành viên tham gia việc thanh tra, kiểm tra thì Chủ tịch công đoàn cơ sở, đại diện BCH công đoàn cơ sở mời Trưởng ban TTND quán triệt và giao thực hiện các việc sau:

- Lựa chọn, cử thành viên Ban TTND có năng lực chuyên môn phù hợp với nội dung thanh tra, kiểm tra để tham gia cuộc thanh tra, kiểm tra của cấp trên tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình.

- Quán triệt cho thành viên Ban TTND được cử tham gia cuộc thanh tra, kiểm tra của Đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên:

+ Chấp hành nhiệm vụ do Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra giao cho với trách nhiệm cao nhất.

+ Chuẩn bị tài liệu, thông tin Ban TTND đang quản lý cung cấp cho đoàn thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu.

+ Báo cáo với Ban TTND về kết quả việc tham gia cuộc thanh tra, kiểm tra của mình; những vấn đề học tập, thu hoạch được từ việc tổ chức cuộc thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra, kiểm tra cấp trên tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để phổ biến cho các thành viên còn lại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban TTND.

5. Chế độ làm việc của Ban TTND

5.1. BCH công đoàn cơ sở hướng dẫn Ban TTND thực hiện quy định tại Điều 33 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP.

5.2. Để hoạt động của Ban TTND có nền nếp, trách nhiệm, thiết thực, hiệu quả, Ban TTND phải xây dựng, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, gồm những nội dung chính sau:

- Nguyên tắc hoạt động.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban TTND;

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban, Phó ban (nếu có) và các thành viên Ban TTND trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Mối quan hgiữa Ban TTND với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Mỗi quan hệ giữa Ban TTND với BCH công đoàn cơ sở.

- Mối quan hệ giữa Ban TTND với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp v.v..

III. TRÁCH NHIỆM BCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ XEM XÉT GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA BAN TTND

1. Đối với kiến nghị liên quan đến nội dung giải quyết việc xâm phạm quyền, lợi ích hp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích chi, thu ngân sách và các khoản đóng góp, quỹ phúc lợi của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi giám sát của Ban TTND thì BCH công đoàn yêu cầu Ban TTND cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến từng nội dung của kiến nghị, đồng thời nghiên cứu, xem xét kiến nghị của Ban TTND:

- Khi thấy đủ cơ sở theo quy định pháp luật và quy định của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình thì làm văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị mình xem xét, giải quyết và theo dõi việc xem xét, giải quyết.

- Khi có nội dung kiến nghị chưa đủ cơ sở để kiến nghị thì đề nghị Ban TTND bổ sung tài liệu, chứng cứ để củng cố lập luận cho nội dung kiến nghị đó, nếu không có tài liệu, chứng cứ bổ sung thì thống nhất với Ban TTND loại nội dung đó ra khỏi bản kiến nghị.

2. Đối với kiến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách, tổ chức hoạt động Ban TTND và những vấn đề khác, BCH công đoàn cơ sở cần kịp thời giải quyết, hoặc kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết đtạo điều kiện, kp thời động viên, biểu dương, khích lệ hoạt động của Ban TTND.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn.

- Xây dựng, ban hành Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban TTND.

- Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về hoạt động của Ban TTND cho cán bộ LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

- Kiểm tra, giám sát các cấp công đoàn về tham gia thực hiện quy chế dân chủ nói chung, trong đó có hoạt động Ban TTND.

- Báo cáo với các cơ quan hữu quan về tổ chức và hoạt động của Ban TTND theo quy định.

2. Trách nhiệm của các LĐLĐ tỉnh, thành phố; các Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; các Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn

- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt về tổ chức và hoạt động Ban TTND ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 159/2016/NĐ-CP và Hướng dẫn này đến công đoàn các cấp, đoàn viên công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong phạm vi quản lý

- Chủ trì và phối hợp với cơ quan Thanh tra nhà nước đồng cấp tổ chức tập huấn về tổ chức và hoạt động Ban TTND cho cán bộ công đoàn và các thành viên mới bầu tham gia Ban TTND ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp quản lý.

- Hàng năm kết hợp với việc kiểm tra, giám sát công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nói chung và việc thực hiện Hướng dẫn này.

- Báo cáo đánh giá tình hình, kết quả tổ chức và hoạt động Ban TTND trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý cùng với báo cáo về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Tổ chức tổng kết đánh giá tình hình kết quả tổ chức và hoạt động Ban TTND theo chỉ đạo của Tổng Liên đoàn.

3. Trách nhiệm của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

Thực hiện các nội dung quy định tại Điểm 2 Mục IV của Hướng dẫn này và các nội dung sau đây:

- Tư vấn, hỗ trợ BCH công đoàn cơ sở về tổ chức và hoạt động Ban TTND ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

- Tham mưu cho cấp ủy đảng đồng cấp chỉ đạo cơ quan thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan thẩm quyền đồng cấp kịp thời xem xét giải quyết kiến nghị của Ban TTND; giám sát cơ quan thẩm quyền, người đứng đu cơ quan thẩm quyền xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban TTND gửi đến.

Hướng dẫn này phổ biến tới Công đoàn cơ sở./.


Nơi nhận:
- Ban chỉ đạo TW thực hiện QCDCCS (báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ; (báo cáo)
- Thanh tra Chính phủ (phối hợp chỉ đạo);
- Thường trực ĐCT (chỉ đạo);
- Các LĐLĐ tỉnh, TP; CĐ ngành TƯ (thực hiện);
- Các Công đoàn TCT trực thuộc TLĐ (thực hiện);
- Các Ban thuộc Tổng Liên đoàn (thực hiện);
- Cổng Thông tin điện tử CĐVN (tuyên truyền);
- Lưu: Văn thư; CSKTXH&TĐKT.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Đức Chính

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 1271/HD-TLĐ ngày 07/08/2017 về công đoàn với việc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân theo quy định tại Nghị định 159/2016/NĐ-CP do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


121.269

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.95.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!