TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 05/HD-LĐLĐ
|
Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 3 năm 2023
|
HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN,
VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2023 TRONG HỆ THỐNG CÔNG ĐOÀN THÀNH PHỐ
Thực hiện Hướng dẫn số 75/HD-TLĐ
ngày 09/01/2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn Tổ chức Tháng
hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023 trong các cấp công đoàn. Liên
đoàn Lao động Thành phố hướng dẫn các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an
toàn vệ sinh lao động năm 2023 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU
CẦU:
1. Mục Đích:
- Nâng cao nhận thức và sự tuân thủ
pháp luật về ATVSLĐ cho người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ)
thông qua các hoạt động thông tin, tuyên truyền, chương trình hành động cụ thể
về ATVSLĐ; đẩy mạnh thực hiện kiểm soát các nguy cơ, rủi ro và biện pháp cải
thiện điều kiện làm việc; chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN).
- Thúc đẩy công tác phối hợp giữa
công đoàn các cấp với các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp và NSDLĐ
trong việc triển khai các chương trình, hành động cụ thể để phòng ngừa tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; cải thiện điều kiện lao động, phát động thi đua, đẩy
mạnh phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, góp phần xây dựng văn hóa an
toàn tại nơi làm việc.
- Thông qua các hoạt động của Tháng
hành động về ATVSLĐ, làm tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động, tạo sự quan tâm hơn
nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp và
toàn xã hội đối với người lao động.
2. Yêu cầu:
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng
Tháng hành động về ATVSLĐ đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm,
phù hợp với điều kiện lao động, sản xuất của địa phương, đơn vị, doanh nghiệp,
thu hút sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan truyền
thông, doanh nghiệp và đoàn viên, người lao động
- Gắn hoạt động Tháng hành động về
ATVSLĐ với Tháng Công nhân; kỷ niệm 137 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và các hoạt
động chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội công đoàn thành phố lần
thứ XII nhiệm kỳ 2023-2028.
II. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG:
1. Chủ đề Tháng
hành động về ATVSLĐ năm 2023:
“Tăng cường xây dựng quy
trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng
tại nơi làm việc”
2. Thời gian và
phạm vi triển khai:
- Thời gian tổ chức: Tháng hành động
về ATVSLĐ năm 2023 được tổ chức từ ngày 01/5/2023 đến ngày 31/5/2023.
- Phạm vi triển khai: Triển khai đến
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao
động Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Tổ chức Lễ
phát động cấp thành phố:
Kết hợp cùng Lỗ khai mạc “Tháng
công nhân lần thứ 15”.
4. Các nội dung
trọng tâm:
4.1. Các hoạt động truyền thông
về ATVSLĐ:
Đổi mới và tăng cường các hoạt động
truyền thông về ATVSLĐ cả trực tiếp và trực tuyến tới các cấp công đoàn, đoàn
viên, người lao động; tổ chức các hội thi, tìm hiểu, tọa đàm, xây dựng, phát
hành các ấn phẩm, tài liệu, cảnh báo, sổ tay, tờ rơi, hướng dẫn về chủ đề, nội
dung triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023; đa dạng hóa nhiều hình thức
thông tin, truyền thông phù hợp trên nhiều kênh, phương tiện truyền thông đại
chúng, nhất là các trang thông tin điện tử, các fanpage, facebook của công đoàn
các cấp, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, điện thoại thông minh, hệ
thống các đài phát thanh quận, huyện, xã, phường, doanh nghiệp.
4.2. Đẩy mạnh các phong trào thi
đua và nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ
- Phát động phong trào thi đua về
ATVSLĐ, phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ; xây dựng các mô hình sáng kiến
tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt,
kiểm soát hiệu quả, phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19, trọng tâm về
văn hóa an toàn và tăng trưởng xanh; triển khai có hiệu quả việc thực hiện Chỉ
thị số 04/CT-TLĐ ngày 03/3/2017 về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch
- Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” trong tình hình mới, cụ thể hóa thành
các phong trào thi đua phù hợp với điều kiện của địa phương, ngành, doanh nghiệp
qua đó thúc đẩy sự tham gia của NSDLĐ và NLĐ trong việc bảo đảm ATVSLĐ.
- Đẩy mạnh việc phát triển về số lượng,
đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ
sinh viên ở các cơ sở sản xuất. Tổ chức tập huấn kiến thức về ATVSLĐ và kỹ
năng, phương pháp hoạt động cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
- Tổ chức động viên, khen thưởng kịp
thời đoàn viên, NLĐ có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều
kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo dám ATVSLĐ đề nghị Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo.
- Tuyên dương, khen thưởng các tập
thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp,
bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ an toàn vệ
sinh viên tại cơ sở.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết số 10c/NQ-BCH ngày 12/01/2017 về “Nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ của tổ
chức công đoàn trong tình hình mới” và đưa các chỉ tiêu của Nghị quyết thành chỉ
tiêu phấn đấu hàng năm để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực.
4.3. Các hoạt động giám sát, phối
hợp kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ
- Hướng dẫn các công đoàn cơ sở
tăng cường phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động tự kiểm
tra, rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội theo quy định.
- Phối hợp Sở Lao động Thương binh
và xã hội thành phố và các ngành chức năng địa phương, tham gia công tác kiểm
tra, thanh tra, giám sát ATVSLĐ tập trung vào một số ngành, nghề, lĩnh vực có
nguy cơ TNLĐ, BNN như xây dựng, điện, hóa chất, cơ khí, làm việc trong không
gian hạn chế; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động, đo kiểm môi trường lao động, công tác huấn luyện về
ATVSLĐ; công tác khám sức khỏe định kỳ, bồi dưỡng bằng hiện vật, đảm bảo dinh
dưỡng bữa ăn ca, an toàn vệ sinh thực phẩm cho NLĐ; tăng cường kiểm tra, giám
sát doanh nghiệp trong việc đánh giá nguy cơ rủi ro mất ATVSLĐ và phương án
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
4.4. Tổ chức các hoạt động
chuyên đề về ATVSLĐ
- Hướng dẫn Công đoàn cơ sở tăng cường
đối thoại, thương lượng về điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động trong
Thỏa ước lao động tập thể, nhất là nội dung về nâng cao chất lượng bữa ăn ca của
người lao động theo Kết luận số 03/KL-BCH ngày 18/01/2022 của Ban Chấp hành Tổng
Liên đoàn; Chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động
hướng dẫn, tư vấn cụ thể về kỹ năng, quy trình làm việc an toàn, các quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của Công đoàn, NSDLĐ và NLĐ trong công tác ATVSLĐ; chế
độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
doanh nghiệp, người lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp;
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ công
đoàn, an toàn vệ sinh viên, người lao động khu vực phi kết cấu nhận diện, đánh
giá nguy cơ rủi ro, cải thiện điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh trong các
doanh nghiệp, cơ sở, tổ, đội, phân xưởng, nhà máy, các công trình xây dựng, các
bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh... về đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất;
chủ động trong công tác phòng ngừa, huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn cho người
lao động; tăng cường tổ chức các hoạt động tập huấn, huấn luyện chuyên đề về
ATVSLĐ gan với huấn luyện thực hành, nâng cao kỹ năng.
- Tổ chức các hoạt động có sự tham
gia phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia, người sử dụng lao động,
người lao động, an toàn vệ sinh viên như: Tọa đàm, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm,
mô hình điển hình về ATVSLĐ; tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về ATVSLĐ như
nghiên cứu xây dựng văn hóa an toàn và phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm
an toàn vệ sinh lao động”. Tổ chức hội thi, tìm hiểu về ATVSLĐ, An toàn vệ sinh
viên giỏi, đa dạng hóa các hình thức thi như: Thi viết, thi online tìm hiểu về
ATVSLĐ...
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ,
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.
- Thực hiện rà soát, thống kê danh
sách công nhân bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố phục vụ cho công tác
thăm hỏi, động viên, chia sẻ đối với các công nhân bị TNLĐ, BNN có hoàn cảnh
khó khăn, triển khai các chế độ phúc lợi cho người lao động.
- Trao tặng “Sổ tiết kiệm” dài hạn
cho công nhân bị TNLĐ có tỷ lệ thương tật từ 61%, là đoàn viên công đoàn, hiện
đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, có hoàn cảnh khó khăn.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Liên đoàn
Lao động Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1. Ban Chính sách Pháp luật
LĐLĐ Thành phố.
- Tham mưu xây dựng hướng dẫn trong
hệ thống công đoàn về các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm
2023, chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thực hiện các nội dung
thực hiện Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động.
- Tham mưu tổ chức triển khai thực
hiện các mục 4.2, 4.3, 4.4.
- Lập dự trù kinh phí các nội dung
do Ban phụ trách.
1.2. Ban Tuyên giáo LĐLĐ Thành
phố.
- Triển khai các hoạt động truyền
thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là hệ thống báo chí công
đoàn, các trang thông tin điện tử, các fanpage, facebook của công đoàn các cấp,
ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, truyền thanh nội bộ để thông tin,
tuyên truyền các chế độ, chính sách và kiến thức về ATVSLĐ, các nguyên nhân,
nguy cơ, rủi ro gây TNLĐ, BNN tới các doanh nghiệp, người lao động, tuyên truyền
các hoạt động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023. (mục 4.1).
- Xây dựng và hướng dẫn các cấp
công đoàn đa dạng các hình thức tuyên truyền trực quan sinh động: video clip,
infographic, pano, áp phích, băng rôn, tuyên truyền về các quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn
vệ sinh lao động hướng tới cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động.
1.3. Trung tâm công tác xã hội
Công đoàn thành phố.
Phối hợp với Ban chính sách pháp luật
và Tổ chức tài chính vi mô CKP tiến hành thẩm tra xác minh các trường hợp công
nhân bị TNLĐ nặng, bệnh nghề nghiệp (BNN) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để
tham mưu trình Thường trực tặng sổ tiết kiệm.
1.4. Ban Tài chính LĐLĐ Thành phố.
Tổng hợp dự trù và chuẩn bị kinh
phí các hoạt động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động.
2. Nội dung
hoạt động của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
Căn cứ các chương trình hoạt động
chung của thành phố, cần chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để
xây dựng chương trình tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn đáp
ứng được yêu cầu, thiết thực và hiệu quả của “Tháng hành động về an toàn vệ
sinh lao động” năm 2023 cụ thể như sau:
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng
“Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động”, “Tháng công nhân” lần thứ 15 năm
2023, trong đó cần lồng ghép các hoạt động như “ngày hội vì sức khỏe người lao
động”, thông tin tuyên truyền phát tài liệu, ấn phẩm, tập huấn, tọa đàm, hội
thi tìm hiểu, triển lãm tranh ảnh, phát động vệ sinh máy móc, thiết bị và các
hoạt động gắn với việc xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, từ đó tạo sự
lan tỏa rộng khắp.
- Phát động phong trào thi đua xây
dựng, tuyên truyền và nhân rộng các mô hình, sáng kiến cải thiện điều kiện lao
động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức
của người lao động, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội trong việc chấp
hành pháp luật về ATVSLĐ, phòng ngừa tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, sự cố mất
an toàn lao động.
- Phối hợp với Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp
luật về an toàn vệ sinh lao động, công tác huấn luyện, bữa ăn ca và các chế độ
chính sách liên quan đến người lao động tại các doanh nghiệp.
- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền,
phổ biến về chính sách, pháp luật và kiến thức về ATVSLĐ; giáo dục nâng cao nhận
thức, ý thức, trách nhiệm của NSDLĐ, NLĐ trong việc thực hiện các quy định về
ATVSLĐ và thực hiện có hiệu quả phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an
toàn vệ sinh lao động”, kịp thời khen thưởng và xem xét đề xuất khen thưởng
cấp Thành phố đối với đoàn viên, NLĐ có các sáng kiến, giải pháp cải thiện kỹ
thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm
ATVSLĐ.
- Thực hiện công tác rà soát, nắm
tình hình để hỗ trợ cho các công nhân bị tai nạn lao động đang sinh sống trên địa
bàn quận, huyện, tiếp tục thực hiện chương trình “Mái ấm công đoàn” và đề xuất
những trường hợp bị TNLĐ nặng, bệnh nghề nghiệp (BNN) có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn; đề nghị thành phố trao tặng “Sổ tiết kiệm” dài hạn.
- Tổ chức họp mặt, thăm hỏi, tặng
quà cho công nhân bị tai nạn lao động nhân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5,
có tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 50% được thực hiện từ nguồn kinh phí của
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, đối tượng từ 51% trở lên từ nguồn kinh phí
của Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn,
bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn, kỹ năng phòng ngừa
TNLĐ, BNN, kỹ năng phương pháp hoạt động của đội ngũ ATVSV, đoàn viên và người
lao động.
- Phối hợp Ủy ban nhân dân các phường
tổ chức tập huấn kỹ năng về công tác an toàn vệ sinh lao động cho lực lượng lao
động phi chính thức, các nghiệp đoàn phù hợp theo từng ngành nghề trên địa bàn.
- Đẩy mạnh việc thương lượng ký kết
Thỏa ước lao động tập thể đối với các CĐCS có đưa nội dung về chất lượng bữa ăn
ca, chế độ phụ cấp an toàn vệ sinh viên, chế độ nặng nhọc độc hại... nhằm bảo vệ
sức khỏe, ổn định sản xuất bền vững cho người lao động.
3. Công đoàn
cơ sở trực thuộc.
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở phối
hợp với NSDLĐ duy trì các hoạt động thường xuyên về ATVSLĐ theo quy định pháp
luật, trong đó tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực để hưởng ứng Tháng
hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2023 như: Tổ chức họp mặt, thăm hỏi,
tặng quà cho công nhân bị tai nạn lao động nhân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động
1/5; tập huấn cho NLĐ và mạng lưới an toàn vệ sinh viên về các kỹ năng nhận diện,
đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc; khám sức khỏe định kỳ, khám
bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Phối hợp cùng doanh nghiệp tổ chức các hoạt
động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội
theo quy định; tổ chức các hoạt động thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật
về ATVSLĐ...
- Phát động các cuộc thi phát huy
sáng kiến cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc, ngày
hội vì người lao động và thực hiện có hiệu quả phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp,
Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại
nơi làm việc.
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động
thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình tại địa phương, đơn vị
tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả Tháng hành động về an toàn, vệ
sinh lao động năm 2023 về Liên đoàn Lao động Thành phố (thông qua Ban Chính
sách Pháp luật, đ/c Phạm Thị Kim Hoàng, số điện thoại - 0908154749) trước ngày 06/6/2023
để tổng hợp báo cáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam./.
Nơi nhận:
- TLĐLĐVN (Ban QHLĐ);
- Thường trực LĐLĐ.TP;
- Các ban chuyên đề, VP, VP UBKT;
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
- CĐCS trực thuộc toàn diện;
- Lưu VP, CSPL.
|
TM. BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Chí Tâm
|
PHỤ LỤC 1
KHẨU HIỆU HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ ATVSLĐ NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 số
05/HD-LĐLĐ ngày 02 tháng 3 năm 2023)
- Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động
về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2023.
- Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động
về ATVSLĐ năm 2023.
- Tích cực hưởng ứng phong trào
“Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”.
- Cải thiện điều kiện làm việc,
chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống TNLĐ, BNN
- Thực hiện nghiêm các nội qui, qui
trình, giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Tuân thủ nghiêm việc trang cấp, sử
dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, sản xuất đề phòng ngừa
TNLĐ, BNN
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công
tác huấn luyện về ATVSLĐ.
- Doanh nghiệp và người lao động chủ
động thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động.
- Hãy nghĩ về an toàn trước khi
hành động.
- Chủ động rà soát, đánh giá các
nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ tại nơi làm việc.
- Môi trường làm việc an toàn - Tốt
cho bạn, cho doanh nghiệp.
- Tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN vì an
toàn và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và người lao động.
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2023
(Kèm theo Hướng dẫn số 05/HD-LĐLĐ ngày 02/3/2023 của LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh)
TT
|
Các
hoạt động
|
Đơn
vị
|
Số
lượng
|
Ghi
chú
|
1
|
Xây dựng chương trình, kế hoạch
triển khai thực hiện
|
|
|
|
2
|
Ban hành các văn bản chỉ đạo các
cấp Công đoàn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động
|
|
|
|
3
|
Tư vấn trực tuyến về chế độ chính
sách ATVSLĐ cho NLĐ
|
Cuộc
|
|
|
Số người
|
người
|
|
|
4
|
Các tin bài, phóng sự trên truyền
hình
|
Tin,
phóng sự
|
|
|
5
|
Các bài viết trên báo, tạp chí,
fanpage, fabook của công đoàn
|
bài
|
|
|
6
|
Băng rôn, khẩu hiệu, áp phích
|
chiếc
|
|
|
7
|
Tờ rơi, tranh đã phát hành
|
tờ
|
|
|
8
|
Ấn phẩm thông tin khác (sách,
báo, bản tin, …)
|
quyển
|
|
|
9
|
Triển khai các phong trào thi đua
về ATVSLĐ
|
phong
trào
|
|
|
Số tập thể tham gia
|
Tập
thể
|
|
|
Cá nhân tham gia
|
cá
nhân
|
|
|
10
|
Số sáng kiến cải thiện điều kiện
lao động về ATVSLĐ
|
Sáng
kiến
|
|
|
11
|
Số đoàn viên, NLĐ đề nghị TLĐ tặng
Bằng Lao động sáng tạo
|
người
|
|
|
12
|
Tổ chức Hội thi ATVSV giỏi
|
|
|
|
Công đoàn cấp trên trực tiếp
cơ sở
|
cuộc
|
|
|
Số người tham gia
|
người
|
|
|
Công đoàn cơ sở
|
cuộc
|
|
|
Số người tham gia
|
người
|
|
|
13
|
Tổ chức tập huấn công tác
ATVSLĐ cho cán bộ công đoàn, an toàn vệ sinh viên
|
|
|
|
Công đoàn cấp trên trực tiếp
cơ sở
|
|
|
|
Số lớp
|
lớp
|
|
|
Số người tham gia
|
người
|
|
|
Công đoàn cơ sở
|
|
|
|
Số lớp
|
lớp
|
|
|
Số người tham gia
|
người
|
|
|
14
|
Tổ chức giám sát, kiểm tra
liên ngành về ATVSLĐ được tổ chức trong 6 tháng/2023
|
|
|
|
Số DN công đoàn phối hợp giám
sát, kiểm tra liên ngành
|
DN
|
|
|
Số vi phạm được phát hiện
|
Vi
phạm
|
|
|
15
|
CĐCS phối hợp với người SDLĐ tự
kiểm tra về ATVSLĐ
|
|
|
|
Số cuộc
|
Cuộc
|
|
|
Các nguy cơ, rủi ro được phát hiện
|
Nguy
cơ
|
|
|
Các nội quy, quy trình làm việc
an toàn được xây dựng, bổ sung
|
Nội
quy, quy trình
|
|
|
16
|
An toàn vệ sinh viên
|
|
|
|
Số doanh nghiệp thành lập mạng lưới
an toàn vệ sinh viên
|
DN
|
|
|
Số lượng an toàn vệ sinh viên
|
người
|
|
|
17
|
Tổ chức bữa ăn ca cho NLĐ
|
|
|
|
Số DN có tổ chức bữa ăn ca
|
DN
|
|
|
Số doanh nghiệp đảm bảo mức ăn ca
theo Kết luận số 03/KL-BCH ngày 18/01/2022 của BCH Tổng Liên đoàn
|
DN
|
|
|
18
|
Số CNLĐ bị TNLĐ, BNN Công đoàn
tổ chức thăm, tặng quà
|
Người/gia
đình
|
|
|
Số tiền thăm hỏi
|
đồng
|
|
|
19
|
Khen thưởng phong trào “Xanh -
Sạch - Đẹp, ATVSLĐ”
|
|
|
|
Tập thể
|
|
|
|
- Cờ
|
chiếc
|
|
|
- Bằng khen
|
chiếc
|
|
|
- Giấy khen
|
chiếc
|
|
|
Cá nhân
|
|
|
|
- Bằng khen
|
chiếc
|
|
|
- Giấy khen
|
chiếc
|
|
|
20
|
Số vụ TNLĐ xảy ra trong 6
tháng đầu năm 2023
|
vụ
|
|
|
Trong đó:
|
Tổng số người bị TNLĐ
|
người
|
|
|
|
Số vụ chết người
|
vụ
|
|
|
|
Số người chế
|
người
|
|
|
|
Số người bị thương nặng
|
người
|
|
|
21
|
Số vụ TNLĐ xảy ra trong tháng
5/2023
|
vụ
|
|
|
Trong đó:
|
Tổng số người bị TNLĐ
|
người
|
|
|
|
Số vụ chết người
|
vụ
|
|
|
|
Số người chế
|
người
|
|
|
|
Số người bị thương nặng
|
người
|
|
|
22
|
Khám sức khỏe định kỳ
|
|
|
|
Số đơn vị, doanh nghiệp tổ chức
khám sức khỏe cho NLĐ
|
đơn
vị
|
|
|
Số người lao động được khám
|
người
|
|
|
23
|
Kinh phí chi tổ chức Tháng
hành động về an toàn vệ sinh lao động:
|
|
|
|
Ngân sách nhà nước hoặc kinh phí
của đơn vị
|
đồng
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ, huy động từ các
nguồn hợp pháp khác (nếu có)
|
đồng
|
|
|
Ngân sách công đoàn
|
đồng
|
|
|
24
|
Các hoạt động khác (Nếu có)
|
|
|
|