Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 81 Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 11/07/1947 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CÔNG ƯỚC SỐ 81

CÔNG ƯỚC

VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI, 1947

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 19 tháng 6 năm 1947, trong kỳ họp thứ ba mươi, và

Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về việc tổ chức thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại, là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự kỳ họp, và

Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày 11 tháng 7 năm 1947, Công ước dưới đây gọi là Công ước về Thanh tra lao động, 1947.

Phần I.

THANH TRA LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆP

Điều 1

Mỗi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế mà tại đó Công ước này có hiệu lực, phải duy trì một hệ thống thanh tra lao động trong các cơ sở công nghiệp.

Điều 2

1. Hệ thống thanh tra lao động trong các cơ sở công nghiệp sẽ được áp dụng cho tất cả các cơ sở mà các thanh tra viên lao động có trách nhiệm phải bảo đảm việc thi hành các quy định pháp luật về điều kiện lao động và bảo vệ người lao động trong khi họ làm việc.

2. Pháp luật hoặc quy định quốc gia có thể miễn quy định việc áp dụng Công ước này cho các cơ sở mỏ và vận tải và những bộ phận của các cơ sở đó.

Điều 3

1. Hệ thống thanh tra lao động có chức năng:

a). Bảo đảm việc thi hành các quy định pháp luật về điều kiện lao động và về người lao động trong khi làm việc, như các quy định về thời giờ làm việc, tiền lương, an toàn, y tế và phúc lợi, việc sử dụng trẻ em và thiếu niên, và các mặt khác có liên quan, trong giới hạn trách nhiệm mà các thanh tra viên lao động được giao về việc áp dụng những quy định đó;

b). Cung cấp thông tin và góp ý kiến về kỹ thuật cho người sử dụng lao động và người lao động về cách thức hữu hiệu nhất để tuân thủ các quy định pháp luật;

c). Lưu ý cơ quan có thẩm quyền về những khiếm khuyết hay những sự lạm dụng mà các quy định pháp luật hiện hành chưa đề cập cụ thể.

2. Mọi nhiệm vụ khác có thể được giao cho các thanh tra viên lao động không được làm cản trở việc thực thi các nhiệm vụ chính của họ hoặc phương hại một cách nào đó đến uy tín hay sự vô tư mà họ cần phải có trong quan hệ với người sử dụng lao động và người lao động.

Điều 4

1. Trong chừng mực phù hợp với thực tiễn hành chính của Nước thành viên, cơ quan thanh tra lao động sẽ được đặt dưới sự giám sát và kiểm soát của một cơ quan trung ương.

2. Nếu là một nước liên bang, thuật ngữ “trung ương” có thể chỉ hoặc một cơ quan trung ương cấp liên bang, hoặc một cơ quan trung ương của một thành viên liên bang.

Điều 5

Cơ quan có thẩm quyền phải có các biện pháp thích hợp để xúc tiến:

a). Việc hợp tác hữu hiệu giữa các cơ quan thanh tra với các cơ quan khác của chính phủ và các cơ quan công cộng và tư nhân có những hoạt động tương tự;

b). Sự cộng tác giữa những viên chức của cơ quan thanh tra lao động với người sử dụng lao động và người lao động và các tổ chức của họ.

Điều 6

Nhân sự của thanh tra phải gồm những viên chức nhà nước, có quy chế và điều kiện công tác bảo đảm cho họ được ổn định việc làm, khiến họ không phải phụ thuộc bất cứ sự thay đổi nào trong chính phủ và mọi ảnh hưởng không đúng đắn từ bên ngoài.

Điều 7

1. Ngoại trừ những điều kiện mà pháp luật hoặc quy định đặt ra đối với việc tuyển dụng nhân viên vào các công sở, việc tuyển dụng các thanh tra viên lao động chỉ được xét theo năng lực của họ để thi hành các nhiệm vụ sẽ đảm đương.

2. Những cách thức để kiểm tra năng lực đó phải do cơ quan có thẩm quyền quy định.

3. Các thanh tra viên lao động phải được đào tạo thích ứng để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Điều 8

Nữ giới cũng như nam giới đều có thể được tuyển vào thành viên của bộ máy thanh tra; nếu cần, những nhiệm vụ đặc biệt có thể được phân công riêng cho nam thanh tra viên hoặc nữ thanh tra viên.

Điều 9

Mỗi Nước thành viên phải có những biện pháp cần thiết để bảo đảm cho hoạt động thanh tra có sự cộng tác của các chuyên gia và kỹ thuật viên lành nghề, bao gồm các kỹ thuật viên về y học, cơ học, điện học và hoá học, cho hoạt động thanh tra, theo các biện pháp được coi là thích hợp nhất với điều kiện quốc gia, nhằm bảo đảm việc áp dụng quy định pháp luật về vệ sinh và an toàn cho người lao động trong khi làm việc, và nhằm nghiên cứu hiệu quả của các cách thức đã dùng, các chất đã sử dụng và các phương pháp làm việc đối với vấn đề vệ sinh an toàn của người lao động.

Điều 10

Số lượng thanh tra viên lao động phải đủ để cho phép bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, và được ấn định theo:

a). Tầm quan trọng của các nhiệm vụ mà các thanh tra viên phải thực hiện, nhất là:

i). Số lượng, loại, tầm quan trọng và tình hình của các cơ sở đặt dưới sự kiểm soát của thanh tra;

ii). Số lượng và các loại lao động làm việc trong các cơ sở đó;

iii) iii). Số lượng và mức phức tạp của các quy định pháp luật phải thi hành.

b). Những phương tiện vật chất đặt dưới quyền sử dụng của thanh tra viên;

c). Những điều kiện thực tế để tiến hành các cuộc thanh tra nhằm đạt được kết quả.

Điều 11

1. Cơ quan có thẩm quyền sẽ có biện pháp cần thiết nhằm cung cấp cho các thanh tra viên lao động:

a). Những phòng làm việc ở địa phương được bố trí một cách thích hợp với nhu cầu công việc và để mọi đương sự dễ tìm đến;

b). Những phương tiện giao thông cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, khi không có những phương tiện vận chuyển công cộng thích hợp.

2. Cơ quan có thẩm quyền sẽ có các biện pháp cần thiết nhằm cung cấp cho các thanh tra viên lao động mọi phí tổn đi lại và mọi khoản phụ phí cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ của họ.

Điều 12

1). Các thanh tra viên lao động mang theo những giấy tờ chứng minh về chức vụ của mình sẽ được quyền:

a). Tự do vào không phải báo trước, bất kể giờ nào, ngày cũng như đêm, bất cứ cơ sở nào dưới quyền kiểm soát của thanh tra;

b) Vào ban ngày tất cả các phòng ban mà họ có thể có lý do hợp lệ để cho rằng các phòng ban đó thuộc quyền kiểm soát của thanh tra;

c)Tiến hành mọi cuộc xét nghiệm, kiểm tra hoặc điều tra xét thấy cần thiết để bảo đảm rằng các quy định pháp luật được thi hành chặt chẽ, nhất là:

i)Hỏi riêng rẽ hoặc trước mặt các nhân chứng, người sử dụng lao động hoặc các nhân viên của cơ sở, về tất cả các vấn đề có liên quan đến việc thi hành những quy định của pháp luật;

ii)Yêu cầu cho xem mọi sổ sách, tài liệu mà trong pháp luật hoặc pháp quy về điều kiện làm việc có quy định phải lập, để kiểm tra xem có phù hợp với những quy định pháp luật không, để sao chép, làm trích lục các sổ sách, tài liệu đó;

iii)Đòi niêm yết thông báo mà pháp luật đã quy định phải niêm yết;

iv)Lấy và mang đi để phân tích các mẫu của các vật liệu và các chất đã sử dụng hoặc thao tác, miễn là người sử dụng lao động hoặc đại diện của người đó được báo cho biết rằng các vật liệu, các chất đã được lấy mang đi vì mục đích đó.

2. Khi đến thanh tra, các thanh tra viên phải thông báo cho người sử dụng lao động hoặc đại diện của người đó biết sự có mặt của mình, trừ khi thanh tra viên cho là việc báo như vậy có thể phương hại đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ

Điều 13

1. Các thanh tra viên lao động được quyền đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những hư hỏng phát hiện thấy trong một thiết bị, một nhà xưởng hoặc những phương pháp làm việc mà thanh tra viên có thể có lý do hợp lệ để coi là một mối đe doạ cho sức khoẻ hoặc an toàn của người lao động.

2. Để có thể dẫn đến việc thực hiện các biện pháp đó, các thanh tra viên có quyền, trừ phi có sự kháng cáo về tư pháp hay hành chính mà pháp luật quốc gia có thể cho phép, ra lệnh hay đề nghị ra lệnh:

a). Phải thực hiện trong một thời gian quy định, những sửa đổi cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ những quy định pháp luật về vệ sinh và an toàn lao động;

b). Phải có các biện pháp có hiệu lực tức thời trong các trường hợp có nguy cơ khẩn cấp đối với sức khoẻ hoặc an toàn của người lao động

3. Nếu thủ tục định ra ở Đoạn 2 không thích hợp với thực tiễn hành chính và tư pháp của các Nước thành viên, các thanh tra viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra lệnh hoặc ban hành những biện pháp có hiệu lực tức thời.

Điều 14

Cơ quan thanh tra lao động phải được thông báo về các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các trường hợp và theo cách thức mà pháp luật hoặc quy định quốc gia quy định.

Điều 15

Trừ phi có những ngoại lệ do pháp luật hoặc quy định quốc gia quy định, các thanh tra viên lao động:

a). Không được phép có một lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp nào trong các cơ sở đặt dưới sự kiểm soát của mình;

b). Buộc không được tiết lộ, dù là đã thôi việc, những bí mật về chế tạo hay về thương mại hoặc về cách thức khai thác mà mình được biết trong khi thi hành nhiệm vụ; nếu không thì sẽ phải chịu các chế tài hoặc bị thi hành kỷ luật thích đáng;

c). Phải tuyệt đối giữ kín nguồn gốc của mọi khiếu nại báo cho biết một khuyết điểm của thiết bị hay một sự vi phạm những quy định pháp luật, và phải tránh không cho người sử dụng lao động hoặc đại diện của người đó được biết là mình đến thanh tra do có khiếu nại.

Điều 16

Các cơ sở phải được thanh tra thường xuyên và kỹ càng theo mức cần thiết để bảo đảm việc thi hành có hiệu quả các quy định pháp luật hữu quan.

Điều 17

1.Những người vi phạm hay lơ là việc tuân thủ các quy định pháp luật mà việc thi hành thuộc trách nhiệm của các thanh tra viên lao động thì sẽ bị truy cứu ngay, không báo trước. Tuy nhiên, pháp luật hoặc quy định quốc gia có thể quy định những ngoại lệ đối với trường hợp cần báo trước để có thể sửa chữa ngay hoặc có những biện pháp phòng ngừa.

2.Các thanh tra viên lao động được tự mình quyết định việc khuyến cáo hay cảnh cáo, thay cho việc khởi kiện hoặc đề nghị truy tố.

Điều 18

Những chế tài thích đáng đối với việc vi phạm các quy định pháp luật mà việc áp dụng được đặt dưới sự kiểm soát của các thanh tra viên lao động và đối với việc gây trở ngại cho các thanh tra viên lao động trong khi thi hành nhiệm vụ, sẽ do pháp luật hoặc quy định quốc gia quy định và được chấp hành một cách hữu hiệu.

Điều 19

1. Các thanh tra viên lao động hoặc các phòng thanh tra địa phương, tuỳ trường hợp, phải gửi tới cơ quan thanh tra trung ương những báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động của mình.

2. Các báo cáo đó được lập ra theo cách thức do cơ quan trung ương quy định và tập trung vào những vấn đề mà cơ quan trung ương nêu ra trong từng thời gian; những báo cáo đó được gửi lên ít nhất cũng thường xuyên theo quy định của cơ quan trung ương, và trong mọi trường hợp, ít nhất cũng phải mỗi năm một lần.

Điều 20

1. Cơ quan thanh tra trung ương sẽ công bố báo cáo tổng quát hàng năm có tính chất chung về công việc của các cơ quan thanh tra thuộc quyền kiểm soát của mình.

2. Các báo cáo đó sẽ được công bố trong một thời gian hợp lệ và bất kỳ trường hợp nào cũng không được quá 12 tháng, kể từ cuối năm phải làm báo cáo.

3. Bản sao báo cáo hàng năm sẽ được gửi cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế trong một thời hạn hợp lệ, sau khi được công bố, thời hạn đó không được quá 3 tháng.

Điều 21

Báo cáo hàng năm do cơ quan thanh tra trung ương công bố sẽ gồm những vấn đề sau:

a). Các đạo luật và các quy định thuộc thẩm quyền của cơ quan thanh tra lao lao động;

b). Nhân viên của cơ quan thanh tra lao động;

c). Bản thống kê các cơ sở thuộc quyền kiểm soát của thanh tra và số lượng người lao động làm tại các cơ sở đó;

d). Bản thống kê các cuộc thanh tra;

e). Bản thống kê về các vụ vi phạm và các chế tài đã thi hành;

f). Bản thống kê về tai nạn lao động;

g). bản thống kê về bệnh nghề nghiệp.

Phần II.

THANH TRA LAO ĐỘNG TRONG THƯƠNG MẠI

Điều 22

Mỗi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế mà tại đó, Phần này của Công ước có hiệu lực, phải có hệ thống thanh tra lao động tại các cơ sở thương mại.

Điều 23

Hệ thống thanh tra lao động tại các cơ sở thương mại áp dụng cho các cơ sở mà thanh tra viên lao động có trách nhiệm bảo đảm việc thi hành các quy định pháp luật về điều kiện lao động và về bảo vệ người lao động trong khi làm việc.

Điều 24

Hệ thống thanh tra lao động tại các cơ sở thương mại phải thoả mãn những quy định từ Điều 3 đến Điều 21, Công ước này, trong chừng mực mà các quy định đó có thể áp dụng được.

Phần III.

 NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 25

1. Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế phê chuẩn Công ước này có thể, bằng một bản tuyên bố kèm theo văn bản phê chuẩn, loại trừ Phần II ra khỏi việc chấp thuận Công ước.

2. Nước thành viên đã có bản tuyên bố đó có thể huỷ bỏ tuyên bố đó bằng một bản tuyên bố sau vào bất cứ lúc nào.

3. Nước thành viên đã có bản tuyên bố theo Đoạn 1, Điều này thì trong báo cáo hàng năm về việc thi hành Công ước này, phải cho biết tình hình pháp luật và việc thực hiện có liên quan đến Phần II, Công ước này, ghi rõ mức độ đã làm hay dự định làm để thực hiện các quy định đó.

Điều 26

Trong các trường hợp không chắc chắn rằng một cơ sở, một bộ phận hay một tổ chức của cơ sở nào đó có thuộc phạm vi áp dụng Công ước này hay không, thì vấn đề đó sẽ do cơ quan có thẩm quyền xác định.

Điều 27

Trong Công ước này, thuật ngữ “các quy định pháp luật” không chỉ bao gồm pháp luật và pháp quy, mà cả những phán quyết của trọng tài và các thoả ước tập thể có hiệu lực như pháp luật mà các thanh tra viên lao động có trách nhiệm phải bảo đảm việc thi hành.

Điều 28

Những thông tin chi tiết về pháp luật hoặc quy định quốc gia nhằm thực hiện các quy định của Công ước này sẽ được đưa vào các báo cáo hàng năm theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế.

Điều 29

1. Trong trường hợp lãnh thổ của một Nước thành viên bao gồm những vùng rộng lớn, và do tính chất thưa thớt của dân cư hay vì trình độ phát triển của các vùng đó, mà cơ quan có thẩm quyền cho là không tiện áp dụng các quy định của Công ước này, thì cơ quan có thẩm quyền có thể miễn cho các vùng đó việc áp dụng Công ước nói chung, hoặc với những ngoại lệ xét thấy thích hợp đối với một số cơ sở hay một số công việc.

2. Trong báo cáo hàng năm đầu tiên về việc áp dụng Công ước này theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, các Nước thành viên phải chỉ rõ vùng nào dự định sẽ phải áp dụng các quy định của Điều này, và nêu ra các lý do vì sao phải áp dụng như vậy. Sau đó, không một Nước thành viên nào được áp dụng các quy định của Điều này nữa, trừ những vùng đã chỉ rõ như trên.

3. Trong các báo cáo hàng năm tiếp theo, Nước thành viên nào đã áp dụng các quy định của Điều này, phải chỉ rõ những vùng nào nước đó từ bỏ quyền áp dụng những quy định trên.

Các Điều 30 và 31

Tuyên bố áp dụng cho các lãnh thổ phi chính quốc.

Phần IV.

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

Các Điều từ 32 đến 39 

Những quy định cuối cùng mẫu.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công ước 81 ngày 11/07/1947 về thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.076

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.19.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!